1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

36 65 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 155,96 KB

Nội dung

Nội dung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội  Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI



BÀI THẢO LUẬN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài : Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ với thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Nhóm thực hiện : Nhóm 7

Trang 2

Nguyễn Phương Nam Tìm dữ liệu A

Nguyễn Giang Nam Tìm dữ liệu B+

Vương Thị Lương Tìm dữ liệu B+

Lê Thị Nguyên

Lương

Tìm dữ liệu B+

Bùi Đức Mạnh Tìm dữ liệu B+

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5

1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5

1.2 Tính tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội 5

1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6

1.4 Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8

1.5 Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 9

2 Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 11

2.1 Tính tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội và điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam 11

2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại 18

2.3 Xây dựng nền văn hóa 20

2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo 21

2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ 21

2.6 Bảo vệ môi trường 23

2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn 23

2.8 Quốc phòng và an ninh 24

2.9 Về đối ngoại 24

3 Một số hạn chế, thành tựu và thách thức trong quá trình xây dựng lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 25

Trang 4

3.1 Thành tựu 25

3.2 Hạn chế 30

3.3 Thách thức 31

KẾT LUẬN 37

Trang 5

NỘI DUNG

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủnghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khixây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội

Đặc trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tếnhiều thành phần

Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy

đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chốngchủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

1.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lí giải từ các căn cứ:

nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệusản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột Còn chủ nghĩa xã hội xây dựng trên cơ sởcông hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng, không cònchế độ áp bức, bóc lột muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có một khoảngthời gian nhất định

trình độ cao Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật nhất định chochủ nghĩa xã hội Nhưng muốn tiền đề đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội thì chủnghĩa xã hội cần phải tổ chức, sắp xếp lại Đối với những nước chưa trải qua côngnghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên xã hội chủ nghĩa thì thời kỳ quá độ có thể phải kéodài với nhiệm vụ trọng tâm là là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Trang 6

chủ nghĩa Dù sự phát triển của chủ nghĩa tư bản có ở mức cao đến mấy thì cũngchỉ tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mới –

xã hội chủ nghĩa Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệđó

phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen vớinhững công việc đó Thời kỳ quá độ ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xãhội khác nhau thì khác nhau Nước đã phát triển lên trình độ cao thì tương đốingắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài hơn và gặp phảinhiều khó khăn phức tạp hơn

1.3 Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

a Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại đanxen lẫn nhau giữa những yếu tố, bộ phận của cả hai kết cấu kinh tế  xã hội cũ vàmới (chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội) Đặc điểm này thể hiện trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, văn hóa – tinh thần

Trên lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế nhiều

thành phần: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tưbản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngòai Nền kinh tếnày đồng thời bao gồm nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất Cácthành phần kinh tế vừa thống nhất, vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau rất phức tạp.Tùy theo từng thời điểm mà các thành phần kinh tế có thể thay đổi vai trò, tỉ trọng,nhưng nhìn chung, thành phần kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo

Trên lĩnh vực xã hội: Xã hội trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp,

tầng lớp xã hội khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích cơ bản Mối liên hệ giữacác giai cấp, tầng lớp không chỉ có liên minh, đoàn kết, hữu nghị, bình đẳng màcòn có đấu tranh, cạnh tranh, bất bình đẳng Còn có sự khác biệt cơ bản giữa thànhthị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, lao động trí óc và chân tay, vấn đề bìnhđẳng và công bằng xã hội cần phải được xác lập dần dần Ở nước ta hiện nay, mốiquan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trongnội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân vẫn luôn là giai cấp tiên

Trang 7

phong trong suốt quá trình biến đổi, quá độ lên chũ nghĩa xã hội Và nhìn chungvới tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì đặc điểm nổi trội nhất trên lĩnh vực

xã hội là tính thống nhất, hợp tác lâu dài của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội,

sự thống nhất đảm bảo cho quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, quyết địnhthành công trong sự nghiệp xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội

Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần:

Bên cạnh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa mới xã hội chủnghĩa đang xây dựng và ngày càng phát triển thì vẫn còn tồn tại những tàn dư cũcủa nền văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu, thậm chí phản động, gây cản trở khôngnhỏ cho con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của các dân tộc sau khi mới được giảiphóng

Trong thời điểm xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra ở khắp mọi nơi, sự du nhập,giao lưu giũa các luồng tư tưởng, văn hóa là điều tất yếu Điều này mang tính haimặt: Một là tạo điều kiện cho sự du nhập, thống nhất về văn hóa mang tính toàncầu, phản ánh rõ qui luật vận động và phát triển của xã hội, tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển đi lên của hình thái kinh tế – xã hội, đặc biệt là với những quốcgia đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nhưng mặt khác, sự du nhậpcác luồng tư tưởng gây tác động không nhỏ đến lối sống và sự phát triển địnhhướng xã hội, gây nhiều khó khăn và phức tạp đến sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xãhội Vì vậy cần phải nắm rõ những yêu cầu của xã hội nảy sinh trong thời kỳ quáđội đi lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa có chọn lọc trong khi tham gia hội nhập hóaquốc tế

Mác và Ăngghen đã hình dung tất yếu không chỉ của sự quá độ từ tư bản chủnghĩa lên chủ nghĩa xã hội mà các ông còn dự cảm thấy khả năng của cả sự quá độlên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Có 3 điều kiện để một nước

có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội:

 Chủ nghĩa tư bản bị lạc hậu, đánh bại tại quê hương của nó và xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội Các nước kém phát triển biết được tấm gương, nhìn vàocách thức đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tư bản mà học theo, đồng thời nhậnđược sự giúp đỡ của các nước ấy

 Thực hiện những bước quá độ, những bước đi trung gian mềm dẻo linh họat,

sử dụnh thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa như cây cầu nối

Trang 8

 Có đảng cộng sản vững mạnh cầm quyền lãnh đạo Đổi mới nền sản xuất xãhội đòi hỏi cần có thời gian mới thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội và phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt mới có thể cỏ thể gạt bỏ hếtnhững tàn dư, thói quen còn sót lại của chế độ xã hội trước đó

Trên lĩnh vực chính trị.

Các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấutranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống trong xã hooij lúc này tồn tại nhiềuthành phần với rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau

b Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ đấu tranh giữagiai cấp công nhân liên minh với các tầng lớp lao động khác đã giành được chínhquyền nhà nước đang thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, vớimột bên là các giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.Cuộc đấu tranh giai cấp với những điều kiện, nội dung mới trong các lĩnh vực củađời sống xã hội bằng tuyên truyền, vận động và cả bằng hành chính, pháp luật diễn

ra lâu dài, gian khổ

1.4 Nội dung của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản trên lĩnh vực kinh tế của thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện việc sáp xếp, bố trí lại các lực lượng sảnxuất hiện có của xã hội; cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mớitheo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo đảm phục vụ ngày càngtốt đời sống nhân dân lao động

Việc sắp xếp, bố trí lại các lực lượng sản xuất của xã hội nhất định không thểtheo ý muốn nóng vội chủ quan mà phải tuân theo tính tất yếu khách quan của cácquy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa,tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra được cơ sở vậtchất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đối với những nước này, nhiệm vụ trọng tâm

Trang 9

của thời kỳ quá độ phải là tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nướckhác nhau với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với nhữngnội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau Đó cũng là quán triệt quan điểmlịch sử  cụ thể trong việc xác định những nội dung, hình thức và bước đi trong tiếntrình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lựcthù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiến hành xây dựng, củng

cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, bảo đảmquvền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân laođộng: xây dựng các tổ chức chính trị  xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làmchủ của nhân dân lao động; xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vữngmạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử

Trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực tư tưởng 

văn hóa của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: thực hiện tuyên truyền phổ biếnnhững tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã hội;khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xâydựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trịtinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới

Trong lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội là phải thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xãhội cũ để lại; từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, cáctầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựngmối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng tự do của ngườinày là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

1.5 Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Trang 10

a Điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế

độ tư bản chủ nghĩa

Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ độc quyền, thấyđược quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủnghĩa xã hội có thể thắng lợi ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùngmột lúc ở tất cả cả nước Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Theo V.I.Lênin, điều kiện để mộtnước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:

Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính

quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điềukiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước

tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản

Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường giántiếp với những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới” “Chínhsách kinh tế mới” là con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội, được áp dụng

ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “chính sách cộng sản thời chiến” được ápdụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc

b Chính sách kinh tế mới của Lênin

 Dùng thuế lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sáchcộng sản thời chiến

 Thiết lập quan hệ hàng hóa, tiền tệ, phát triển thị trường, thương nghiệp…thay cho Chính sách cộng sản thời chiến

 Sử dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá dộ, khuyến khíchphát triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho chính sách cộng sản thờichiến, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế

độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát triển kinh tế với các nước phương Tây đểtranh thủ vốn, kỹ thuật…

“Chính sách kinh tế mới” của Lênin có ý nghĩa to lớn:

Trang 11

 Về thực tiễn, nhờ có chính sách đó nước Nga Xô viết đã làm khôi phục nhanhchóng nền kinh tế sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chínhtrị.

 Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng

ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “chính sách kinh tế mới” của Lênin phùhợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta

Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa là thời kì tất yếu trên con

đường phát triển của hình thái kinh tế  xã hội củ nghĩa cộng sản Đó là thời kỳ cónhững đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù

mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hoàn thành những nộidung đó

2 Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

2.1 Tính tất yếu tiến lên chủ nghĩa xã hội và điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam

a Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc

Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô (trước đây) và các nước xãhội chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa chophong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấutranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Chế độ xã hội chủnghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cáchmạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa vẫn kiên địnhmục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn,tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồiphục Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản

và cánh tả vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìmcách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội

Trang 12

Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn làmột chế độ áp bức, bóc lột và bất công Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủnghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lựclượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những khônggiải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xãhội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộcđấu tranh của nhân dân lao động các nước sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tưbản.

Các nước độc lập dân tộc và các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiếnhành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi

sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc

Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liênquan đến vận mệnh loài người Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạnchế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm caocủa tất cả các quốc gia, dân tộc

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ

xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh,cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân cácnước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặpnhiều khó khăn, thử thách, nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy luật tiếnhóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

b Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử

 Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền vớichủ nghĩa xã hội Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX.Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, đãtiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc.Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dântộc, mới thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân

ta, như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của

Trang 13

thời đại Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử.Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội bắt đầu từ 1954 ở miền bắc và từ 1975 trên phạm vi nhà nước, sau khicuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toànthống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan đối với mọiquốc gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù xuất phát ở trình độ cao hay thấp

Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật

khách quan của lịch sử Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế  xã hội: công

xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa Sự biến đổi củacác hình thái kinh tế  xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, hình thái kinh tế- xã hộisau cao hơn hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phùhợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, côngnghệ và thị trường nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó,đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính chất xã hội hóa ngày càng caocủalực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sảnxuất Sự phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm chocác tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa

tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản không phải

là tương lai của loài người Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định

sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội

Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu

thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cáchmạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa Cuộc cách mạngdân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ đồng thời nó là tiền đề để “làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm chomọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằmthực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgic cuộc cách mạngdân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để

Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa

ở Việt Nam

Trang 14

Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất

là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinhqua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Khi cả nước thống nhất cùng tiến lênchủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế,chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủnghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến,lực lượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả

để lại còn nặng nề Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều Các thế lực thùđịch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dânta”

Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản,

bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủnghĩa trước đây Vì vậy, báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản ViệtNam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thốngtrị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu,

kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựngnền kinh tế hiện đại”

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rútngắn” quá trình lên chủ nghĩa xã hội Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giaiđoạn, duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân vàcác thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa…Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện

cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường,hình thúc, bước đi thích hợp Phát triển theo con đường “rút ngắn” là phải biết kếthừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉ về lựclượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếplên chủ nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạtcác hình thức quá độ Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thứckinh tế quá độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhànước Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian vừa có tác

Trang 15

dụng phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ cácquan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật kinh

tế phù hợp với điều kiện cụ thể

Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước tatạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khókhăn, phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặngđường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản

Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu,nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa

Về khả năng khách quan

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão vàtoàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trởthành tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nướckém phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản líyếu kém… nhờ đó ta có thể thực hiện “con đường rút ngắn”

Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan củaloài người Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được

sự đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc gia độc lậpđang đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình

Về những tiền đề chủ quan

Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thôngminh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàngchục ngàn người… là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu khoahọc và công nghệ tiên tiến của thế giới Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị tríđịa lí thuận lợi và những cơ sở vật chất – kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tốhết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiệnthuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công

Trang 16

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhândân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộcsống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Quyết tâmcủa nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khăn, xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,một Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bóvới nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càngđược củng cố vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủquan vô cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

c Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tếphát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tưliệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người

có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộctrong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng pháttriển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dâncác nước trên thế giới

Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái

cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển,nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen Tuy nhiên, chúng ta có nhiều thuậnlợi cơ bản Đó là: có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủtịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, có bản lĩnh chính trị vững vàng và dày dạnkinh nghiệm lãnh đạo; dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, có ý chí vươn lên mãnhliệt; nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cần cù lao động và sáng tạo, luôn ủng

hộ và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta đã từng bước xây dựng đượcnhững cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng; cuộc cách mạng khoa học và công

Trang 17

nghệ hiện đại, sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức cùng với quá trình toàncầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế là một thời cơ để phát triển.

Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về

cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,

tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hộichủ nghĩa ngày càng phồn vinh

2.2 Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, khoa học, công nghệ, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

a Về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ

 Phát triển nhanh mạnh lực lượng sản xuất, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật của chủ nghĩa xã hội, muốn vậy phải phát triển cả lực lượng sản xuất và sứclao động, đặc biệt là sức lao động (nhân tố con người) phải thực hiện công nghiệphóa – hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, phải phát triển nhanh nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần ở nước ta

 Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa

 Kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo

 Kinh tế hợp tác xã bao gồm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ… Kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng củanền kinh tế quốc dân

 Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến

 Chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

 Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, kết hợp vớicải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thông, nâng cao trình độ công nghệ trongcác lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới về nǎng xuất, chất lượng,hiệu quả của sản xuất; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để có sứccạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới

 Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ côngbằng xã hội

Trang 18

 Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đạigắn liền với phát triển một nền móng nông nghiệp toàn diện, không ngừng nângcao năng suất lao động xã hội, cải thiện đời sống cá nhân.

 Thiết lập từng bước mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến caophù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, đa dạng về hình thức sở hữu vàphân phối phát triển thành phần hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo nền kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

 Nâng cao nǎng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và côngnghệ của nước nhà: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và côngnhân lành nghề, trẻ hoá và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủđức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tǎng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, mở rộngcác nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và côngnghệ hiện đại của Việt Nam có khả nǎng giải quyết phần lớn những vấn đề thenchốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 Xây dựng nền vǎn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngườitrong thời kỹ công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước, phát huy mạnh mẽ nhân tố conngười; đấu tranh chống những ảnh hưởng độc hại từ mặt trái của cơ chế thị trường

và mở cửa với bên ngoài

b Về quốc phòng, an ninh, đối ngoại

 Đảng khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làmnền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động

 Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

 Xây dựng nhà nước là của dân do dân và vì dân

 Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật

 Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

 Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa

 Phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân

 Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân vì dân, lấydân là nền tảng hoạt động, dựa trên cơ cấu thành phần chính là công nhân, nôngdân, thành phần tri thức, tất cả do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Ngày đăng: 07/10/2021, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Liên hệ với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w