1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng triết học của platon và sự ảnh hưởng của nó

28 3,9K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 131 KB

Nội dung

GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa MỤC LỤC Trang Lời mở đầu------------------------------------------------------------------------------2 Chương I: Giới thiệu chung về Platon---------------------------------------------3 I.1 Tiểu sự Platon-----------------------------------------------------------------------3 I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời------------------------------------------------------4 I.3 Các tác phẩm------------------------------------------------------------------------5 Chương II: tưởng của Platon---------------------------------------------------7 II.1 Học thuyết về ý niệm--------------------------------------------------------------7 II.2 Lý luận về nhận thức-------------------------------------------------------------12 II.3 Học thuyết về chính trị - xã hội-------------------------------------------------13 II.4 Những môn đệ của Platon-------------------------------------------------------15 Chương III: Ảnh hưởng của tưởng Platon đối với đời sống văn hóa tinh thần của thời đại----------------------------------------------------------------------16 III.1 Học thuyết về ý niệm-----------------------------------------------------------18 III.2 Lý luận về nhận thức------------------------------------------------------------20 III.3 Học thuyết về chính trị - xã hội------------------------------------------------21 Tài liệu tham khảo--------------------------------------------------------------------28 Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa1 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Lời mở đầu Một trong những triết gia vĩ đại nhất thời cổ đại là Platon. tưởng của ông đã ảnh hưởng rất nhiều tới các triết gia không chỉ của thời đại lúc bấy giờ mà cả các giai đoạn lịch sử về sau nữa. Hệ thống triết học của Platon đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là học thuyết ý niệm linh hồn, học thuyết “nhà nước lý tưởng” đạo đức học . Tất cả các học thuyết nói trên đều xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan, đại biểu cho tầng lớp chủ quý tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động. Platon phản đối chế độ dân chủ luận chứng cho sự bất bình đẳng trong xã hội. Với nhiều giác độ để nghiên cứu về tưởng của Platon, tôi chọn đề tài tưởng triết học của Platon sự ảnh hưởng của đến đời sống văn hóa tinh thần của thời đại để làm rõ phân tích. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh những thiếu sót vì vậy kính mong thầy góp ý đánh giá để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng “Tự chinh phục mình là chiến công vĩ đại nhất” Platon Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa2 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Chương I: Giới thiệu chung về Platon Trong triết học Hy Lạp trước Socrate thế giới quan duy vật nói chung chiếm ưu thế (trường phái Milet, Héraclite, Anaxagore, Empédocle…). Nhưng bắt đầu từ Socrate trở đi, cùng với những biến đổi đầy bi kịch của xã hội, chủ nghĩa duy tâm mở rộng dần ảnh hưởng của mình, phát triển thành hệ thống ở Platon. Triết học Platon thể hiện giai đoạn phát triển cực thịnh của triết học Hy Lạp, khai phá nhiều lĩnh lực nghiên cứu mới, những lĩnh vực mà trước đây, trong thời kỳ “triết học tự nhiên” còn thống trị, chưa được phân tích sâu sắc. Platon, Aristote được nhân loại biết đến không chỉ như những triết gia, mà còn là những nhà văn hoá lớn của thế giới cổ đại. Nhưng cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật (“đường lối Démocrite”) chủ nghĩa duy tâm (“đường lối Platon”) về bản chất ý nghĩa của tồn tại cũng trở nên quyết liệt, chi phối con đường vận động của triết học phương Tây suốt bao nhiêu thế kỷ qua. I.1 Tiểu sử Platon Platon là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông. Platon tên thật là Aristocles (427 – 347 TCN), sinh tại một hòn đảo không xa Athènes, đảo Egine, trong gia đình thuộc dòng dõi quý tộc. Thời trai trẻ Platon là con người vừa thông minh, vừa khoẻ mạnh, từng hai lần đoạt danh hiệu vô địch điền kinh của thị quốc, được người đời đặt cho cái tên Platon, tức “vạm vỡ”, “vai rộng”. Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa3 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Platon xuất thân trong một gia đình chủ quý tộc ở A-ten. Tên thật của ông là Aristôclơ. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật đặc biệt là triết học. Platon sinh ra lớn lên thời đại khủng hoảng sâu sắc của nền dân chủ chủ nô. Chiến tranh, nghèo đói, sự thay đổi đường lối cay trị tác động không ít đến sáng tác của ông. I.2 Các giai đoạn trong cuộc đời Thời thanh niên (409 – 400 TCN) ông chịu ảnh hưởng trực tiếp của Socrate, cả về tưởng lẫn lối sống, quan điểm chính trị - xã hôi. Thời viễn du (400 – 389 TCN) gắn với quá trình quan sát, thu thập, học hỏi những tri thức khoa học từ nhiều nơi, nhằm định hình một thế giới riêng. Khi Socrates chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong suốt phiên tòa xử thầy mình, ông ngồi dự ở phòng xử án. Toàn bộ chuỗi biến cố đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì ông đánh giá Socrates là người giỏi nhất, minh triết nhất chính trực nhất trong tất cả mọi người. Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó nhân vật chính luôn luôn là Socrates, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những khái niệm căn bản về đạo đức chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước những câu hỏi của ông. Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức tái khẳng định những lời giáo huấn của Socrates bất chấp chúng đã bị kết án một cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy yêu quí của mình, cho mọi người thấy ông không phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh giá nhất của họ. Sau đó, Platon rời Athènes. Trước tiên Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa4 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa ông ở Mégare, làm bạn với Euclide, người sáng lập ra trường phái Mégare, chủ trương dung hoà Socrate với trường phái Elée. Sau đó, ông sang Cryène, tiếp xúc với Aristippe các nhà toán học thuộc phái Pythagore. Ông sang cả Ai Cập, Phénicie, Ba Tư, Babylone. Năm 389 TCN, Platon tham gia cố vấn chính trị cho bạo chúa Denys, vua xứ Syracuse, nhưng sau một thời gian bị chính Denys bán làm lệ do mâu thuẫn cá nhân. Annikéris, môn đệ của Aristippe, chuộc ông, rồi giải phóng. Thời chín muồi về tưởng, hay thời viện hàn lâm, được đánh dấu bằng việc thành lập trường phái triết học riêng tại bắc Athènes, ông sáng lập ra Viện hàn lâm - (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở- trong khu vườn mang tên Akadèmos, là tên một nhân vật thần thoại). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa học triết học. Môn sinh ở đây được trang bị những kiến thức cao nhất, tương đương bậc đại học sau đại học, gồm toán học, chính trị, triết học. Suốt quãng đời còn lại Platon chỉ chú tâm vào việc truyền bá tri thức khoa học, song có lúc bị cầm suýt mất mạng dưới tay bạo chúa Denys con. I.3 Các tác phẩm Trong gần 50 năm sáng tác, Platon để lại một di sản đồ sộ, nhưng việc tập hợp sàng lọc thật khó khăn, vì ngoài những tác phẩm được thừa nhận do ông viết (chính văn), vẫn có một số là giả mạo (mạo văn). Số lượng tác phẩm gồm một độc thoại (lời bào chữa của Socrate), 34 đối thoại (kể cả chính văn mạo văn), 13 bức thư (mạo văn), chia đều ra những thời gian khác nhau. Tác phẩm "Nước cộng hoà" (République) có vị trí đặc biệt trong triết học của ông.Trong những đối thoại thời trẻ, Socrate thường là Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa5 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa nhân vật trung tâm, đóng vai trò hướng dẫn hoà giải các cuộc tranh luận, nên khó xác định đâu là quan điểm đích thực của Socrate, đâu là quan điểm của Platon mượn danh Socrate. Điều chắc chắn là thế giới quan của Socrate Platon thống nhất với nhau. Mấy năm cuối đời, Platon suy nghĩ nhiều về triển vọng của cuộc sống nhân loại, về thiết chế xã hội lý tưởng, được trình bày trong Atlantic, Luật pháp một số tác phẩm khác. Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật đương thời. Khi nói về hai đường lối, hai trường phái trong triết học, Lênin đã chỉ ra sự đối lập giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít đường lối duy tâm của Platon. tưởng triết học của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố duy tâm trong triết học của Pitago Xôcrát. Ngoài những cống hiến của ông về phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành nhân cách ý thức cá nhân, triết học của ông tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại. Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật. Theo ông, giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm. Chương II: tưởng của Platon Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa6 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Platon không những nâng tưởng duy tâm lên thành hệ thống, mà còn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật – duy tâm trong triết học. Trong Sophistes có đoạn: “Một số đưa mọi thứ từ trên trời từ lĩnh vực của cái cô hình xuống mặt đất…, dứt khoát rằng chỉ những gì tiếp cận được, sờ được thì mới tồn tại, xem vật thể tồn tại chỉ là một”, một số khác chủ trương “tồn tại đích thực là những idea (ý niệm) phi vật thể phi cảm tính nào đó” (A. N. Tranysev: Bài giảng về Triết học cổ đại, Moskva, 1980, tr. 247). Chủ nghĩa duy tâm, theo Platon, là một triết học “uyển chuyển”, vì thống nhất với thần minh luận, còn chủ nghĩa duy vật là một triết học thô thiển, xa lạ, không tin vào sự linh thiêng của đời sống con người, mà nếu tin thì cũng loại trừ vai trò của thần linh trong công việc của trần gian, mà nếu cực chẳng đã thừa nhận vai trò của thần linh, thì cũng từ chối mọi hành vi sùng bái. II.1 Học thuyết về ý niệm Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platonhọc thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết thế giới các ý niệm. Pla-tôn chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát). Vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của ý niệm (khái niệm). Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) thế giới của những sự vật cảm tính.Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra mất đi, thay đổi vận Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa7 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Theo ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, là cái bóng của ý niệm. Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platon đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Platon dùng phép phóng dụ trình bày sự khác nhau giữa tồn tại đích thực cái bóng của nó, giữa thế giới ý niệm thế giới vật chất, giữa cái được lý trí nhận thức cái được cảm giác lĩnh hội. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi. Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platon cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" "không tồn tại". Vấn đề tồn tại (bản thể) chiếm vị trí đặc biệt trong triết học Platon. Tồn tại đích thực phải là tồn tại như thế nào? Đâu là tồn tại khác, hay “cái bóng của tồn tại”? Cái gì là cơ sở, nền tảng Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa8 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa của mọi tồn tại? “ Theo tôi , - Platon viết , - trước tiên cần phải phân biệt cái gì luôn luôn tồn tại không giờ sinh thành cái gì luôn luôn sinh thành nhưng không bao giờ tồn tại”."Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Khác với trường phái Elée, trong quan niệm về tồn tại Platon thừa nhận tính thống nhất nhưng không phản bác tính đa dạng, muôn vẻ của thế giới các ý niệm. Ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa ý niệm sự vật, từ đó đi đến quá trình tiên đoán về vũ trụ nói chung. Theo Platon, có bao nhiêu ý niệm thì có bấy nhiêu phức hợp các sự vật, các hiện tượng, các quá trình, các quan hệ đồng nhất căn bản. Trong tác phẩm “Parménide”, Platon nêu ra ba phương án quan hệ giữa ý niệm sự vật: mô phỏng, thông dự hiện diện. Mô phỏng: Các sự vật hướng đến các ý niệm. Trong trường hợp đó ý niệm là khuôn mẫu, còn các sự vật là khả giác là các mô phỏng của chúng, chẳng hạn ý niệm “cái đẹp” như khuôn mẫu để xác định những sự vật cho là “đẹp”. Thông dự: sự vật nói chung phải thông dự vào một chủng loại ý niệm nhất định để được mang một tên gọi, chẳng hạn nếu thông dự vào ý niệm “đẹp” thì vật ấy là vật “đẹp”, tương tự như vậy với ý niệm “thiện”, “công bằng”,.v.v Hiện diện: các sự vật khả giác trở nên tương đồng với các ý niệm khi các ý niệm đi đến với chúng, bắt đầu hiện hữu nơi chúng. Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa9 GVHD: Thầy Bùi Văn Mưa Tóm lại, theo Platon, ý niệm đóng vai trò vừa là khuôn mẫu của các sự vật, vừa là đích mà các thực thể của thế giới khả giác hướng đến, lại vừa là khái niệm về cơ sở chung của sự vật thuộc từng chủng loại. Nhưng đến đây một vấn đề khác được đặt ra: đâu là nguyên nhân của tình trạng khả biến, nhất thời, phân tán, cố hữu nơi sự vật khả giác. Nguyên nhân ấy được Platon gán cho vật chất (chora) – bản nguyên thứ hai của vũ trụ. Thế nào là vật chất? Thuật ngữ materia (vật chất) bằng tiếng Latin mà ta thường dùng ngày nay ở một chừng mực nào đó có thể liên tưởng đến chora của Platon bằng tiếng Hy Lạp. Vật chất – chora là một không gian giả định, “một số tiểu loại, không nhận thấy, không có hình hài, không tìm được”. Theo cách ấy vật chất chẳng khác nào cái không tồn tại, hay không là gì cả, nhưng theo Platon, có thực, cũng có vai trò hết sức to lớn đối với thế giới các sự vật; là tồn tại khác, không đồng hạng đồng lực với ý niệm như tồn tại. mà đi sau ý niệm. Chora rõ ràng khác với vật chất vật lý, tức bốn dạng hành chất truyền thống trong triết học Hy Lạp cổ đại. Nếu Chora là cái phi tất định, thì có thể so sánh với apeiron của Anaximandre, nếu chora là cái “chứa đựng”, “mẹ nuôi”, “cái mà trong đó có cái gì đó”, thì lại tương tự như khoảng không (kenon) của Démocrite. Nhưng Platon lại xem như cái đối lập với “chuẩn mực”, bị đẩy xuống môi trường không – thời gian như điều kiện của sự sinh diệt, làm nguyên nhân của tính đa tạp, đơn nhất, tính vật, tính khả biến, khả tử, tính tất yếu tự nhiên, cái ác sự mất tự do. Thế giới khả giác – sự sinh thành – là kết quả của thế giới idea thế giới chora. Nếu thế giới các ý niệm là bản nguyên đàn ông tích cực, thế giới các chora – bản Học viên Nguyễn Ngọc Đăng Khoa10

Ngày đăng: 25/12/2013, 15:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w