1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình ngoại thương angieria

6 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 31,24 KB

Nội dung

Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NƯỚC CỘNG HÒA ALGIERIA DÂN CHỦ VÀ NHÂN DÂN 1. Phần giới thiệu : Nước cộng hòa Algieria dân chủ và nhân dân nằm ở Bắc Phi, bên bờ Nam Địa Trung Hải, có 1500 km bờ biển. Có biên giới chung với Morocco, Tunisia, Libya, Mauritania, Mali và Niger. Diện tích: 2.381.740 km2, là nước lớn thứ hai ở châu Phi (sau Sudan) và thứ mười trên thế giới (nhưng chỉ có 10% đất có thể trồng trọt). Algieria có trữ lượng khí tự nhiên đứng thứ bảy trên thế giới, đứng thứ hai về xuất khẩu khí tự nhiên và đứng thứ 14 về trữ lượng dầu mỏ. Nguồn khí tự nhiên đóng góp vào 60% nguồn thu ngân sách, 30% GDP và 95% giá trị xuất khẩu.Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm hơn tới nông nghiệp nhưng vẫn chưa đảm bảo tự túc được lương thực. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Algeria là lúa mì, lúa mạch, yến mạch, nho, ôliu, cam, quýt, gia súc. Những năm gần đây, nền kinh tế Algieria được hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao, dự trữ ngoại tệ tăng cao, trả được 10% nợ của Câu lạc bộ Paris và London,…. đời sống nhân dân được cải thiện. GDP năm 2007 tăng 4,6% và đạt khoảng 125,9 tỷ USD. Về ngoại thương, các mặt hàng xuất khẩu chính gồm dầu mỏ và khí tự nhiên (97%). Các bạn hàng xuất khẩu gồm có Italia, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm tư liệu sản xuất, lương thực, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng. Các bạn hàng nhập khẩu là Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Mỹ, Đức. Theo số liệu thống kê của hải quan An-giê-ri, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 08 tháng năm 2010 của An-giê-ri đạt gần 63 tỷ USD, tăng 14,84% so với cùng kỳ năm 2009, xuất siêu đạt 11,223 tỷ USD. Về Xuất khẩu của An-giê-ri đạt 37,10 tỷ đô la Mỹ, tăng 36,24% so với cùng kỳ năm 2009. Trị giá xuất siêu của An-giê-ri trong 08 tháng 2010 đạt 11,22 tỷ USD. Xuất khẩu khí hydrocarbone vẫn chiếm phần lớn kim ngạch xuất của An-giê-ri với 96,72% (đạt 35,88 tỷ USD). Kim ngạch xuất các mặt hàng ngoài khí đốt chỉ chiếm 3,28% (với 1,218 tỷ USD). Về nhập khẩu : Sau một năm thi hành nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu, An-giê-ri đã đạt được kết quả rõ nét. Kim ngạch nhập khẩu đã giảm 6,27% (giá trị thực tế giảm 1,73 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2009). Nhóm mặt hàng nhập giảm nhiều nhất là hàng tiêu dùng (giảm 29,18%); tiếp đến là nhóm hàng thực phẩm (giảm 7,62%). Chi tiết như sau : a/ Kim ngạch xuất nhập khẩu : Đơn vị : Triệu USD 08 tháng 2010 08 tháng 2009 Tăng/giảm 08t 2010/2009 Xuất khẩu 37.102 27.233 +36,24% Nhập khẩu 25.879 27.609 - 6,27% Cán cân + 11.223 -376 Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 1 Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Tổng kim ngạch 62.981 54.842 + 14,84% (Nguồn : Hải quan An-giê-ri ) b/ Cơ cấu hàng xuất : Đơn vị : Triệu USD Nhóm mặt hàng 08 tháng 2010 08 tháng 2009 Tăng/giảm 8t 2010/2009 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Khí hydrocarbon 35.884 96,72% 26.568 97,56% + 35,06% Sản phẩm khác 1.218 3,28% 665 2,44% + 83,16% Tổng cộng 37.102 100% 27.233 100% + 36,24% (Nguồn : Hải quan An-giê-ri ) c/ Cơ cấu hàng nhập : Đơn vị : Triệu USD Nhóm mặt hàng 08 tháng 2010 08tháng 2009 Tăng/giảm 8t 2010/2009 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Thực phẩm 3.892 15,04% 4.213 15,26% - 7,62% Năng lượng và dầu 415 1,60% 332 1,20% +25,00% Sản phẩm thô 906 3,50% 788 2,85% +14,97% Bán thành phẩm 6.615 25,56% 6.827 24,73% - 3,11% Máy móc nông nghiệp 211 0,82% 112 0,41% + 88,39% Máy móc công nghiệp 10.615 41,02% 10.783 39,06% - 1,56% Hàng tiêu dùng 3.225 12,46% 4.554 16,49% -29,18% Tổng cộng 25.879 100% 27.609 100% - 6,27% (Nguồn : Hải quan An-giê-ri ) 2. Lý thuyết: Theo mô hình Hecksher - Ohlin: Nước nào có nhiều yếu tố đầu vào nào hơn thì nước đó sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào đó và nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào kia. Là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt cao nên đây là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Angeria. Theo lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Ricardo: Một quốc gia có lợi thế so sánh trong việc sản xuất ra một hàng hoá nếu chi phí cơ hội của việc sản xuất ra hàng hoá đó thấp hơn so với chi phí cơ hội của việc sản xuất ra cùng hàng hoá đó ở quốc gia khác. Ở Angeria trình độ nhân lực khoa học kỹ thuật còn thấp nên đất nước nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như máy móc nông nghiệp, máy móc công nghiệp, các thiết bị tiện ích gia đình… từ những quốc gia khác có trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn. 3. Chính sách ngoại thương : Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 2 Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Algeria theo đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và Không Liên Kết tích cực, đa dạng hoá quan hệ với các nước để tranh thủ điều kiện có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Algeria ưu tiên cải cách kinh tế chú trọng phát triển quan hệ kinh tế với Mỹ, Pháp, EU (tháng 4/2002, Algerie đã ky Hiệp định hợp tác với EU) nhằm tranh thủ đầu tư và viện trợ của các nước này, giải quyết khủng hoảng kinh tế trong nước. Quan hệ với các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn duy trì mức bình thường. Algeria tích cực đóng góp vào việc thành lập Liên minh Maghreb và sự đoàn kết trong OUA, trong nội bộ các nước A-rập, cải thiện quan hệ với Maroc, ký Hiệp định hợp tác hữu nghị với Tunisie, Hiệp định biên giới với Mali, Niger . Hiện Algeria đang nỗ lực đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong chính sách ngoại thương của mình, để khuyến khích sản xuất nội địa nhằm tạo thêm việc làm, hạn chế nhập khẩu và chỉ nhập những sản phẩm thực sự cần thiết. Năm 2009, chính phủ Angiêri ban hành Luật tài chính bổ sung 2009 (LFC 2009) . Đây thực sự là những biện pháp cấp thiết sau khi thặng dư thương mại của nước này đã sụt giảm nhiêm trọng do giá dầu xuống ở mức thấp. Mặc dù LFC 2009 đã gây ra những tranh cãi gay gắt, nhất là trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, nhưng trên thực tế, đây mới chỉ là bước đi ban đầu của một “chính sách kinh tế quốc gia mới” được nhen nhóm cách đây hơn một năm. Các điều khoản trong chính sách của An-giê-ri mới ban hành có nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế, tài chính, đặc biệt có các biện pháp về đầu tư nước ngoàingoại thương đã được quy định. Ngày 22/07/2009, Luật Tài chính bổ sung 2009 của An- giê-ri đã được Hội đồng các bộ trưởng thông qua và đăng công báo. Luật có hiệu lực từ tháng 08/2009. Một số nội dung đáng quan tâm như sau : 1. Về đầu tư nước ngoài : Đầu tư nước ngoài chỉ có thể thực hiện nếu có đối tác nội địa (An-giê-ri) tham gia với tỷ lệ cổ phần tối thiểu 51% vốn điều lệ. « Đối tác nội địa » có thể hiểu là nhiều người khác nhau. 2. Ngoại thương : Các pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài chỉ được thực hiện hoạt động ngoại thương nếu đối tác An-giê-ri tham gia góp cổ phần tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty. Trước đây 2 nội dung nêu trên chỉ là chỉ thị của Thủ tướng nhưng nay đã được chính thức đưa vào luật. 3. Nhập khẩu : - Không được ủy quyền để làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa. Người đứng tên hoặc người quản lý doanh nghiệp ghi trong đăng ký trước bạ kinh doanh bắt buộc phải có mặt để làm thủ tục hải quan và kiểm tra hàng hóa tại biên giới. - Thông tư Nº 16/DGC/2009 qui định từ nay trở đi tất cả hàng hoá nhập khẩu vào An-giê-ri đều phải có giấy “Chứng nhận chất lượng đạt chuẩn” (Certificat de conformité), hay c.n gọi giấy “Chứng nhận kiểm tra chất lượng” (Certificat de contrôle qualité). Giấy Chứng nhận này phải do một tổ chức giám định trung gian cấp, nhằm xác nhận hàng hoá liên quan đạt các tiêu chuẩn chất lượng của An-giê-ri, cũng như các qui phạm kỹ thuật hiện hành. Không chấp nhận giấy Chứng nhận phẩm chất do nhà xuất khẩu cung cấp. Đây là Chứng từ bắt buộc đối với từng lô hàng nhập khẩu và phải được cấp tại nước xuất khẩu trước khi xếp hàng lên tàu. - Thiết lập một khoản thuế « ngân hàng thanh toán » đánh vào các hoạt động nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đối với hàng hóa nhâp khẩu, mức thuế là 10.000 DA cho mỗi bộ hồ sơ. Đối với dịch vụ, mức thuế 3% trên trị giá lô hàng. Miễn thuế đối với máy móc thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu, tuy nhiên người nhập phải làm cam kết không bán lại nguyên trạng. Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 3 Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng - Điều 69 quy định : Thanh toán hàng nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện bằng phương thức tín dụng chứng từ. 4. Về vay tín dụng : Ngân hàng chấm dứt việc cho vay tiêu dùng và mua sắm ô tô. Quy định này làm cho nhiều hộ gia đình gặp khó khăn và sức mua của người dân cũng giảm đi. 5. Biểu thuế nhập khẩu: An-giê-ri hiện vẫn chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện An- giê-ri vẫn chưa áp dụng một hiệp định riêng rẽ nào về ưu đãi thuế quan. Do đó, đến nay An-giê-ri chỉ áp dụng một biểu thuế duy nhất cho tất cả các nước, chưa có phân biệt đối xử với bất kỳ nước nào. Mức thuế nhập khẩu rất cao, được phân bổ đại cương như sau : + Nhóm nguyên liệu: 5 % + Nhóm bán thành phẩm: 15 % + Nhóm thành phẩm: 30 % Ngoài ra, để bảo hộ sản xuất trong nước, An-giê-ri còn áp dụng thuế phụ thu tạm thời 12 % hoặc 16 % đối với nhiều sản phẩm. - Biểu thuế nhập khẩu cụ thể một số sản phẩm chính năm 2005 được công bố như sau : STT Tên hàng Thuế nhập khẩu TVA Thuế phụ thu tạm thời Thuế phụ thu bổ sung 1Gạo 5 % 7 % 0 0 2Cà phê 30 % 17 % 0 10% 3Hạt tiêu 30 % 17 % 0 0 4Chè 30 % 17 % 0 0 5Quế 30 % 17 % 0 0 6Dầu thực vật 5 % 17 % 0 0 7Xăm lốp cao su 15 % 17 % 0 0 8Dày dép 30 % 17 % 12 % 0 9Đồ gỗ 30 % 17 % 0 0 10Vải may mặc 30 % 17 % 0 0 11May sẵn 30 % 17 % 0 0 12Lạc nhân 30 % 17 % 4 % 0 13Hạt điều 30 % 17 % 12 % 4 % 14Bàn ghế mây tre 30 % 17 % 12 % 4 % 15Mây tre nguyên liệu 5 % 7 % 0 0 16Đồ gốm 30 % 17 % 0 0 17Cơm dừa 30 % 17 % 12 % 4 % 18Xích xe máy, xe đạp 15 % 17 % 0 0 19Cao su nguyên liệu 5 % 17 % 0 0 20Điện máy 30 % 17 % 0 0 (Nguồn : Hải quan An-giê-ri) - Rào cản kỹ thuật: Chủ yếu để đảm bảo chất lượng hàng nhập, không có phân biệt đối xử về nước xuất xứ. 4. Ý nghĩa chính sách: Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 4 Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Các biện pháp kinh tế mới mà Chính phủ Angiêri đã phải khẩn trương tìm cách ban hành tế, trong đó có quy định các mức như 51/49% (liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Angiêri) và 70/30% (liên quan đến các công ty nhập khẩu). Xét về mọi khía cạnh, Chính phủ Angiêri chủ trương nắm hoàn toàn phần lớn các hoạt động kinh tế có yếu tố nước ngoài, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp nước ngoài sẽ phải rời bỏ thị trường mà họ đang “ăn nên làm ra” tại đây. Việc qui định giấy Chứng nhận kiểm định hàng hoá mục đích nhằm ngăn chặn hàng kém phẩm chất, hàng giả, không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, môi trường, an ninh… đồng thời giảm nguy cơ bị Hải quan An-giê-ri từ chối nhập khẩu khi hàng đến cảng nhập, nhờ đó thủ tục Hải quan sẽ được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Cũng từ giấy Chứng nhận này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu .: trên bao bì hàng hoá cần ghi đầy đủ tên hàng, qui cách phẩm chất…(bằng 2 thứ tiếng A-rập và Pháp) để thể hiện đó là hàng của L/C liên quan. Đối với quy định thanh toán bằng L/C đối với hầu hết hàng hoá nhập khẩu. Điều khoản này chỉ bắt buộc áp dụng đối với hàng nhập khẩu để về bán nguyên trạng. Còn hàng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm, Liên Bộ cho phép các Ngân hàng giao dịch xem xét, áp dụng phương thức thanh toán phù hợp. Mục đích của điều Luật 69 này nhằm tránh các rủi ro từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu (v. phải đặt cọc 100% trị giá trước khi mở L/C), hạn chế nhập các sản phẩm không thiết yếu, chống khai man đơn giá và đảm bảo công bằng lợi ích của nhà nhập khẩu cũng như nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh ưu điểm cơ bản hạn chế được rủi ro trong giao dịch, phương thức thanh toán L/C tại An-giê-ri thường xảy ra những hạn chế sau đây: - Việc mở L/C mất khá nhiều thời gian, thông thường phải 5 đến 7 ngày. Nếu phải qua Ngân hàng trung gian, lại mất thêm khoảng 7 ngày nữa. - Nội dung L/C thường xảy ra nhiều thiếu sót, kéo theo việc điều chỉnh nhiều lần, mất nhiều thời gian (mỗi lần điều chỉnh lại mất khoảng 7 đến 10 ngày), chi phí rất tốn kém. Để khắc phục nhược điểm này, mặc dù đã ký hợp đồng mua bán trước, các doanh nghiệp hai bên vẫn nên thống nhất dự thảo L/C trước khi mở chính thức. - Theo qui định của Ngân hàng Trung ương An-giê-ri, ngay cả L/C at sight, cũng chỉ có thể được thanh toán tiền hàng sau khi hàng đã đến cảng An-giê-ri và có giấy Chứng thực của Hải quan là hàng đã dỡ lên bờ. (Nhiều Ngân hàng chặt chẽ hơn, chỉ thanh toán sau khi đã có xác nhận hoàn thành mọi thủ tục nhập khẩu do Hải quan Angiê-ri cấp). Do đó, việc thu được tiền đối với một lô hàng xuất khẩu L/C at sight cũng phải mất tới 2,5 đến 3 tháng, thậm chí còn lâu hơn. Đó là đặc điểm khác biệt của An-giêri so với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có nguy cơ thua lỗ trong trường hợp phải chịu lãi suất vay Ngân hàng quá lâu. Nguyên nhân của qui định này là do đồng tiền Đi-na An-giê-ri chưa được chuyển đổi. Các Ngân hàng hợp pháp tại Angiêri phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước Angiê-ri trong việc xét duyệt mua bán ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ. Đảm bảo khi chi xuất ngoại tệ là phải có hàng về thực sự. Tỷ giá đồng Đi-na chuyển đổi trong Ngân hàng thường thấp hơn nhiều so với thị trường “chợ đen”. Với những biện pháp hà khắc mà Chính phủ An-giê-ri quyết tâm thực hiện nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của An-giê-ri đạt gần 40 tỷ đô la, tăng trên 41% so với 2007, năm 2009 có khả năng tăng lên 45 tỷ đô la. An-giê-ri luôn là nước xuất siêu từ nhiều năm qua nhưng cán cân thương mại ngày càng giảm do kim ngạch xuất khẩu khí đốt giảm mạnh. Chính phủ đang đặt các nhà nhập khẩu trong một khuôn phép bằng việc thông qua những chính sách mang nặng dấu ấn của một chủ nghĩa bảo hộ kinh tế, điều này dễ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi mà nước cộng hòa Angieria dân chủ và nhân dân được xem là nước thị trường tiềm năng tại vùng Bắc Phi này. Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 5 Tiểu luận môn học Kinh tế và Các TCTM QT GVHD: Thầy Trương Quang Hùng Học viên: Lê Thị Minh Tuyền Trang 6

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w