Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 TìnhhìnhngoạithươngcủaPháp 1 Phần giới thiệu Pháp là quốc gia có lãnh thổ rộng nhất trong Liên minh Châu Âu và đứng thứ ba Châu Âu sau Nga và Ukraine. Pháp là một nước phát triển, có nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới tính theo GDP danh nghĩa và thứ 8 thế giới nếu tính theo phương pháp ngang bằng sức mua. Pháp là một trong những nước có khối lượng giao dịch thương mại lớn nhất thế giới. Pháp đứng thứ 6 thế giới về khối lượng xuất khẩu và thứ 5 thế giới về khối lượng nhập khẩu. Năm 2009, khối lượng xuất khẩu củaPháp là 456,8 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008 là 601,9 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chính là máy móc, thiết bị vận chuyển, máy bay, nhựa, hóa chất, sản phẩm dược, sắt và thép, thức uống. Đối tác xuất khẩu chính gồm Đức, Ý, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Bỉ, Mỹ và Hà Lan. Tổng khối lượng nhập khẩu củaPháp năm 2009 lên đến 532,2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008 là 692 tỷ USD. Hàng hóa nhập khẩu chính là máy móc và thiết bị, xe cộ, dầu thô, máy bay, nhựa, hóa chất. Đối tác nhập khẩu chính củaPháp là Đức, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Vương quốc Anh và Mỹ. Pháp là một quốc gia thương mại lớn thứ hai khu vực Tây Âu sau Đức. Năm 2009, Pháp tiếp tục thâm hụt 61,2 tỷ USD thương mại hàng hóa (dựa trên thuế nhập khẩu). Tổng khối lượng giao dịch thương mại hàng hóa và dịch vụ củaPháp năm 2009 là 1.276 nghìn tỷ USD. Pháp giao thương với các nước trong và ngoài khối EU. Năm 2009, tổng khối lượng hàng hóa thương mại giữa Pháp với các nước EU là 493,584 tỷ euro và với các nước ngoài EU là 255,288 tỷ euro. Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Pháp với các ngoài EU thặng dư 7,848 tỷ euro, trong khi cán cân thương mại với các nước EU lại thâm hụt 61,691 tỷ euro. Điều này cho thấy, mặc dù Pháp giao thương mạnh với các nước EU nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu hàng hóa. Do đó, để hạn chế tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, Pháp tăng cường xuất khẩu sang các quốc gia ngoài EU, chủ yếu là Mỹ, Thụy Sĩ, Trung Quốc. 2 Lý thuyết ngoạithương Sau Thế chiến I, Pháp áp dụng chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước để bảo đảm sự tồn tại của các ngành công nghiệp còn non trẻ trong nước trước sức ép cạnh tranh của nước ngoài. Khi thực hiện chính sách bảo hộ, đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp được bảo hộ do các doanh nghiệp này được tạo các điều kiện tốt nhất để tiếp cận vốn cũng như các ưu đãi khác, không lo lắng về đầu ra sản phẩm; còn các doanh nghiệp không được bảo hộ bị thiệt hại do hạn chế trong tiếp cận vốn cũng như những hỗ trợ khác của Chính phủ để khuyến khích doanh nghiệp phát triển dẫn đến thiếu vốn mở rộng thị trường; người tiêu dùng cũng là đối tượng bị thiệt hại do hàng hóa không đa dạng, không có nhiều lựa chọn tiêu dùng nhằm tối đa hóa hữu dụng của họ. Điều này làm cho có sự phân hóa thu nhập bên trong nền kinh tế, thu nhập tập trung vào một số nhóm lợi ích chi phối nền kinh tế. 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 Sau khi bỏ bảo hộ nền công nghiệp trong nước, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô cả bên trong và bên ngoài, Pháp gia nhập EC và cùng một số nước hình thành EU. Với quy định người dân được tự do đi lại, hàng hóa được tự do giao thương giữa các nước EU, sử dụng một đồng tiền chung, những ngành công nghiệp có lợi thế kinh tế theo quy mô củaPháp như may mặc, rượu vang, mỹ phẩm, hóa chất phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, Pháp có lợi thế so sánh trong lĩnh vực du lịch nên việc thành lập EU góp phần làm ngành du lịch củaPháp ngày càng phát triển mạnh. Việc áp dụng lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô giúp làm lợi cho người tiêu dùng và cả những doanh nghiệp, đồng thời giúp phân phối lại thu nhập bên trong nền kinh tế. Dưới sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có chiến lược đào tạo, thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, người lao động có tay nghề được trả lương cao hơn. Sản phẩm trong nước có tính cạnh tranh cao, chi phí trung bình giảm, quy mô thị trường được mở rộng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Người tiêu dùng trong nước cũng được hưởng lợi do sản phẩm đa dạng hơn với giá rẻ hơn. Ngoài ra, việc đánh thuế thu nhập cá nhân cao để tạo nguồn kinh phí thực hiện phúc lợi xã hội cũng góp phần phân phối lại thu nhập bên trong nền kinh tế vì ngoạithương không mang lại lợi ích cho tất cả các nước. Do đó, Pháp sẽ đối diện với những tổn thất do sức cạnh tranh yếu của một số ngành không có lợi thế so sánh. Vì vậy, việc áp dụng các chính sách đánh thuế thu nhập cũng góp phần cải thiện sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các thành phần kinh tế, tạo nguồn tài chính thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hiện nay, Pháp là một trong những quốc gia phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao và là một trong những quốc gia có chính sách an sinh xã hội tốt nhất thế giới. 3 Chính sách ngoạithươngcủaPháp 3.1 Lịch sử chính sách ngoạithương 1919-1928: Pháp tập trung xây dựng lại nền kinh tế sau Thế chiến thứ I. Chính sách thương mại lúc này hầu như là bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng xa sỉ phẩm. Do đồng tiền yếu nên Pháp không thể nhập khẩu nhiều hàng hóa. 1929-1935: Sau cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới, Pháp duy trì bản vị vàng. Khi các đồng tiền khác giảm giá trị so với đồng franc, hàng hóa xuất khẩu củaPháp trở nên mắc hơn làm xuất khẩu giảm 2/3 so với nhập khẩu. Việc miễn cưỡng vay tiền để hiện đại hóa trang thiết bị đồng nghĩa với khu vực nông nghiệp không hiệu quả và làm gia tăng nhập khẩu hàng nông nghiệp. 1936-1939: Pháp từ bỏ bản vị vàng. Việc phá giá đồng franc làm tăng xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và những sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu xuất khẩu qua Đông và Trung Âu. Pháp tăng cường giao thương với thuộc địa, nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành phẩm. 1940-1944: Thương mại sụp đổ dưới sự đô hộ của Đức. Đức trưng dụng hầu hết nguồn lực của Pháp. Sản xuất nông nghiệp bị rối loạn vì thanh niên phải đi chiến tranh và chiến đấu khắp đất nước. Thị trường Mỹ và Anh buộc phải đóng cửa. 2 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 1945-1948: Pháp buộc phải bỏ việc bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Mạng lưới giao thông và tàu phải được xây dựng lại. Mất mùa đã làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Pháp phải nhập khẩu than đá, ngũ cốc với chi phí vận chuyển cao và nhập khẩu tăng gấp 5 lần so với xuất khẩu. Pháp tài trợ cho thâm hụt thương mại bằng cách đi vay nợ. 1949-1957: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được thông qua vào năm 1948. Pháp bỏ hạn ngạch thương mại đối với ½ nước Châu Âu, mặc dù gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những nhóm mà lợi ích của họ có được từ việc bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Các khoản vay và việc giảm sự thiếu hụt than đá cũng như những bế tắc trong công nghiệp khác giúp tăng xuất khẩu bằng cách mở rộng tín dụng và trợ cấp. 1958-1961: Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập. Những quốc gia thành viên thành lập một hệ thống thuế quan thống nhất chung cho cả khối. Thuế này được áp dụng đối với những hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không phải thành viên của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Việc phá giá đồng franc làm cho xuất khẩu tăng nhanh. Pháp phải chuyển sang cung cấp dầu với giá cao khi Trung Đông từ chối cung cấp dầu sau nỗ lực lấy lại kênh đào Suez của Anh và Pháp. 1962-1969: Tất cả thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu và nhiều thuộc địa đã giành được độc lập thay đổi khuôn mẫu thương mại. Các quốc gia công nghiệp hóa thuộc Cộng đồng kinh tế châu Âu là một thị trường tiêu thụ lớn đối với hàng nông sản của Pháp. Vào năm 1969, Pháp chiếm 42% hàng nông sản xuất khẩu của Cộng đồng kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, Chính phủ duy trì là người mua chủ yếu các sản phẩm công nghệ cao như máy bay quân sự, vũ khí hạt nhân và năng lượng hạt nhân. 1970-1978: Hàng xuất khẩu công nghiệp, đặc biệt là xe hơi, hóa chất, dược phẩm và máy bay tăng. Pháp dự báo một sự bùng nổ trong nông nghiệp và trở thành nước xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Công ước Lomé năm 1975 chính thức hóa những thỏa thuận song phương, trong đó cho phép những quốc gia Cộng đồng châu Âu mở rộng xuất khẩu với giá ưu đãi cho những nước thuộc địa của họ trước đó. 1979-1982: Khủng hoảng kinh tế Pháp không làm ảnh hưởng đến khu vực thương mại. Giá dầu của khối OPEC tăng và sự chấm dứt triệt để thời kỳ của vua Iran đã làm Pháp giảm nhập khẩu dầu từ những khu vực này. Pháp tăng cường khả năng sản xuất năng lượng hạt nhân nhưng vẫn phải nhập khẩu dầu với giá cao từ những vùng khác. 1983-1992: Lạm phát liên tục làm giảm giá trị đồng franc so với những đồng tiền chủ yếu khác và làm cho giá nhập khẩu tăng. Thâm hụt thương mại tăng nhanh cho đến năm 1991. Nền kinh tế toàn cầu có tốc độ chậm lại làm cho Pháp phải giảm nhập khẩu và do đó làm cán cân thương mại trở nên thặng dư trở lại. Thặng dư thương mại tiếp tục vượt qua suy thoái toàn cầu. 1993-1997: Việc hình thành thị trường riêng châu Âu đem đến sự tự do di chuyển cho con người, hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn giữa các nước châu Âu và mở ra một khu vực với 376 triệu người tiêu dùng cho các công ty của Pháp. 3 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 1998-2003: Pháp chiếm 6% thương mại thế giới. Nhìn chung, chính sách thương mại được quyết định bởi những thỏa thuận của Liên minh châu Âu và thực tiễn. Chính phủ nghiên cứu cách để thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hơn, đặc biệt đến những thị trường Đông Á và Mỹ Latin. Pháp tiếp tục mở rộng đối xử thuế quan ưu đãi cho hàng nhập khẩu từ châu Phi, Caribbean và những nước đang phát triển thuộc khu vực Thái Bình Dương. 3.2 Các cam kết quốc tế mà Pháp tham gia Pháp là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh Châu Âu, do đó, chính sách thương mại của EU cũng chính là chính sách thương mại của Pháp. Theo Hiệp ước Roma, thay mặt cho các quốc gia thành viên, EU thương lượng và tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế. Hiệp định thương mại quốc tế quan trọng nhất là Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). EU cũng là bên ký kết đối với nhiều hiệp định thương mại khác có ảnh hưởng đến chính sách thương mại. Một số hiệp định quan trọng là: - Các liên minh thuế quan với Thổ Nhĩ Kỳ, Malta và Síp; - Các hiệp định thương mại tự do với bốn thành viên của khu vực kih tế Châu Âu; - Các hiệp định “Châu Âu” được ký kết với 9 quốc gia Trung và Đông Âu. Những hiệp định này nhằm hội nhập các nền kinh tế của các quốc gia này với Liên minh càng nhanh càng tốt; - Các hiệp định ưu đãi với các quốc gia khu vực Địa Trung Hải và thông qua Công ước Lomé với 69 quốc gia Châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương. Những hiệp định này cho phép hàng xuất khẩu của các nước này được ưu đãi tiếp cận EU cũng như sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính; - Các hiệp định hợp tác kinh tế và thương mại không ưu đãi với nhiều quốc gia của Châu Mỹ Latin và Châu Á; và - Các thỏa thuận theo lĩnh vực như dệt và quần áo bảo đảm cho các nhà sản xuất thuộc thế giới thứ ba tiếp cận được thị trường EU. 3.3 Những rào cản thương mại củaPhápPháp là một trong những thành viên sáng lập nên EU. Chính sách thương mại của EU được áp dụng chung cho cả khối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mỗi quốc gia thành viên có thể áp dụng khác nhau. Các rào cản thương mại EU iện đang áp dụng để hạn chế nhập khẩu hàng hóa ngoạithương từ các nước ngoài khối EU bao gồm: hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vì mức thuế quan được áp dụng theo quy định của WTO do EU là thành viên của WTO, nên chủ yếu EU sử dụng các rào cản phi thuế quan trong giao dịch với các nước ngoài khối EU. Một số rào cản phi thuế quan chủ yếu của EU gồm: - Thuế phân loại dành cho phụ kiện máy tính: áp dụng đối với một số loại thiết bị có liên quan đến máy tính với mức thuế 6% theo giá hàng. - Chiến tranh về chuối: áp dụng mức thuế nhập khẩu chuối ở mức 176 euro/tấn, riêng chuối được nhập khẩu từ những quốc gia vốn là thuộc địa trước đó củaPháp ở châu Phi, Thái Bình Dương và vùng Caribean được miễn thuế. 4 Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 - Những yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch thực vật như: cấm nhập khẩu thịt bò từ gia súc được chích hoocmôn tăng trưởng; cấm nhập khẩu thịt gia cầm từ Mỹ đã được ngâm nước khử trùng để hạn chế sự lan rộng của khuẩn salmonella; hàng rào kỹ thuật đối với việc sản xuất rượu vang: quy định tất cả rượu vang bán triong EU phải được sản xuất phù hợp với phương pháp rượu nho được chấp nhận; quy định về sản phẩm phụ của động vật. - Rào cản đầu tư: quy định chỉ những hãng do những quốc gia EU kiểm soát và chiếm phần lớn quyền sở hữu mới có thể cung cấp dịch vụ hàng không. Những hạn chế tương tự áp dụng đối với sự tham gia của nước ngoài trong giao dịch thương mại biển. Việc tham gia của nước ngoài trong dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư phụ thuộc vào những điều khoản đãi ngộ lãn nhau giữa các quốc gia. Những rào cản tương tự áp dụng cho việc thăm dò và khai thác dầu. - Các biện pháp bảo hộ như: chính sách chống bán phá giá (thuế chống bán phá giá đã được thanh toán phải được khấu trừ trong giá trên bờ của hàng hóa) - Quy định về tiêu chuẩn và kỹ thuật như: quy định về đăng ký, định giá, giấy phép và hạn chế của chất hóa học quy định những công ty bán hoặc sử dụng hóa chất trong phạm vi EU phải nói rõ hồ sơ hóa học cho sản phẩm của họ; tiêu chuẩn về phân bón; chỉ dẫn về việc sử dụng những chất nguy hiểm trong thiết bị điện và điện tử; chỉ dẫn về chất thải từ thiết bị điện và điện tử. - Quy định về dụng cụ y dược như: kiểm soát giá thuốc nghiêm ngặt được bán trong lãnh thổ quốc gia. - Quyền sở hữu trí tuệ như: bằng sáng chế công nghệ sinh học; thương hiệu và chỉ báo về địa lý; hạn chế thương mại trong dịch vụ truyền thông: ép buộc phải bảo đảm phần lớn thời gian phát hình trên tivi được dành riêng cho các chương trình của châu Âu. Ngoài ra, Pháp còn áp dụng các rào cản tiếp cận thị trường khác như hạn chế công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán; hạn chế khả năng các quốc gia nước ngoài cung tư vấn pháp luật trong nước. Những rào cản thương mại này chủ yếu hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ và Nhật. 4 Ý nghĩa chính sách Có thể khẳng định Pháp không phải là một nước tự do thương mại vì Pháp vẫn sử dụng nhiều rào cản thương mại phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia ngoài khối EU. Chính sách thương mại củaPháp nên tự do giao thương hơn với các quốc gia ngoài khối EU vì Pháp là một nước có nền kinh tế phát triển, có lợi thế trong nhiều ngành công nghiệp, đồng tiền mạnh, hơn nữa trong những năm gần đây, cán cân thương mại giữa Pháp và các nước khối EU thâm hụt có xu hướng ngày càng tăng. Do đó, việc mở cửa đối với hàng hóa ngoạithươngcủa các nước ngoài khối EU sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Pháp. 5 . sách ngoại thương của Pháp 3.1 Lịch sử chính sách ngoại thương 1919-1928: Pháp tập trung xây dựng lại nền kinh tế sau Thế chiến thứ I. Chính sách thương. Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Yến Lớp: KTPT khóa 19 Tình hình ngoại thương của Pháp 1 Phần giới thiệu Pháp là quốc gia có lãnh thổ rộng nhất trong Liên minh