1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình ngoại thương Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

25 5,7K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Tình hình ngoại thương Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thời kỳ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam Đất nước liên tiếp bị chia cắt bởi các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều kéo dài hơn nửa thế kỷ và sau đó là sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài với cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hơn 200 năm Tuy nhiên, thời kỳ Đại Việt bị chia cắt thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Trong - Đàng Ngoài cũng đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử dân tộc Cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía nam, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thiết lập được một nền ngoại thương phát triển cực kỳ rực rỡ, tạo nên một nền kinh tế phát triển ổn định trong một thời gian khá dài…

Thế kỷ XVI - XVIII đã chứng kiến một thời kì phát triển khá hưng thịnh của hoạt động thương nghiệp Một mặt do nhu cầu thoát khỏi sự gò bó của nông nghiệp cũng như sự phát triển tự thân của nó (chủ yếu là ở Đàng Trong), do điều kiện giao thông đi lại thuận lợi hơn trước, do nhu cầu của cuộc sống hàng ngày tăng lên, nên sự trao đổi hàng hóa ngày càng cần thiết…Mặt khác, sự hình thành của luồng giao lưu buôn bán quốc tế tác động mạnh mẽ đến các vùng lâu nay xa cách, đóng kín và làm cho nhu cầu hàng hoá đặc sản địa phương tăng lên không ngừng, bên cạnh đó một thời nhà Thanh đóng cửa buộc các thương nhân Trung Quốc cũng như nước ngoài phải dồn sang Việt Nam…Tất cả những điều đó vừa làm cho việc buôn bán với nước ngoài phát triển vừa làm cho nội thương thêm nhộn nhịp

Theo ghi chép của sử cũ, ở các thế kỷ từ XVI - thế kỷ XVIII việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn những thế kỷ trước Bên cạnh những thương nhân Châu Á: Trung Quốc, Giava, Xiêm…quen thuộc và ngày càng đông đảo, đã xuất hiện các thuyền buôn Nhật Bản và đặc biệt là các thuyền buôn phương Tây: Bồ Đào Nha, Hà

Trang 2

Lan, Anh, Pháp…Có thể nói đây là một bước phát triển cực kì quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Đại Việt nói chung và Đàng Trong nói riêng thời bấy giờ…

Trang 3

Ngay từ đầu, Nguyễn Hoàng đã nhận thức rõ vùng đất Thuận - Quảng

là một trung tâm kinh tế quan trọng của Đàng Trong, có tài nguyên là nguồn lâm thổ sản phong phú, có những cảng biển nổi tiếng đã từng thu hút thương khách nước ngoài nhiều thế kỷ trước đó Đối với Nguyễn Hoàng, việc tận dụng và phát huy những tiềm năng của xứ Thuận - Quảng để nó có khả năng đảm bảo cho một tương lai chính trị mà thuở ra đi ông đã bắt đầu toan tính là những việc làm tiên quyết

Nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, Nguyễn Hoàng và sau đó là các chúa Nguyễn kế vị ông đã xác lập một chiến lược phát triển kinh tế mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn với những bước chuyển chung của khu vực Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn đã ra công tạo dựng ở Đàng Trong

Trang 4

Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương ở Đàng

Trong “Vào thế kỉ XVI - XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á lẫn châu Âu đền đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền Đàng Trong” [9; tr 102]

Buôn bán với các nước phương ĐôngVới Trung Quốc: Thương nhân Trung Quốc là những người đến

buôn bán với nước ta từ rất xa xưa Hàng năm, thuyền buôn của họ từ Quảng Châu dong buồm xuống các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh) rồi vào Phố Hiến (Hưng Yên) hay Vị Hoàng (Nam Định) hoặc vào các cảng Đàng Trong như Hội An, Nước Mặn, Bến Nghé… Việc buôn bán giữa thương nhân Trung Quốc với Đại Việt (nhất là với Đàng Trong) ngày càng phát triển Đặc biệt từ khi nhà Thanh thực hiện chính sách tạm thời đóng cửa các cảng khẩu Trung Quốc Thời gian này ngoài các thuyền buôn xuất phát

từ các cảng phía nam Trung Quốc còn có một số lượng đáng kể thuyền của các thương nhân Hoa kiều đã bỏ Trung Quốc xuống định cư ở các nước Đông Nam Á sau khi nhà Minh bị người Mãn Thanh đánh bại Theo số liệu

thống kê; “Trong khoảng thời gian từ 1651 đến 1724 số lượt chuyến các tàu buôn lớn (loại tàu có trọng tải từ 150 - 200 tấn) của Trung Quốc chở hàng từ Đại Việt đến cảng Nagadaki của Nhật Bản là 251 chuyến, trong đó 52 chuyến từ các cảng Đàng Ngoài và 199 chuyến từ các cảng Đàng Trong…”[14; tr153] Hàng hóa do các thương nhân Trung Quốc chở đến bán

thường là các loại vải lụa cao cấp, giấy bút, các loại đồ đồng, gốm sứ, kẽm,

Trang 5

diêm sinh, khí giới… và mua đi hồ tiêu, đường, gỗ quý, các loại hương liệu, yến sào, sừng tê, ngà voi…

Cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, nhiều người Hoa đã ở hẳn các cảng thị

của Đại Việt Theo P Poavrơ, ở thế kỷ XVIII “Ở Hội An có đến 6000 Hoa Kiều mà phần lớn là các lái buôn giàu có, vừa mua bán hàng hóa, vừa làm môi giới cho khách phương Tây, giữ các chức vụ trong các tàu ti” [6; tr234]

Sự xuất hiện của phố người Hoa bên cạnh phố người Nhật tại Hội An đã nói lên sự phát triển quan hệ giao thương giữa hai nước Khác với người Nhật, người Hoa từ Trung Quốc được phép buôn bán với Đàng Trong không chỉ trong buổi đầu nền thống trị của chúa Nguyễn mà còn kéo dài suốt thời kì sau đó

Hoạt động ngoại thương giữa Đàng Trong với Trung Quốc có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển nền thương mại ở vùng đất mới mẻ này, nhất là nửa sau thế kỷ XVII và cả thế kỷ XVIII, khi chính phủ Nhật Bản đã thực hiện lệnh tỏa quốc (1636) làm cho hoạt động của Châu ấn thuyền giảm dần vai trò của nó tại Hội An

Vào cuối thế kỉ XVIII, khi các thương nhân ngoại quốc khác rút đi hầu hết thì thương nhân Trung Quốc hầu như làm chủ thị trường Đàng Trong nói riêng và thị trường Đại Việt nói chung

Buôn bán với người Nhật: Cùng với thương nhân Trung Quốc,

thương nhân Nhật Bản cũng có mặt khá sớm ở Đàng Trong Ngay từ thế kỷ XVI, người Nhật đã giong thuyền đến bờ biển Đàng Trong buôn bán rồi chuyển dần ra Đàng Ngoài Ở Đàng Trong, họ tập trung buôn bán ở vùng Quảng Nam, rồi sau đó xin chúa Nguyễn cho lập phố ở cảng Hội An…

Sang thế kỉ XVII (đặc biệt là 4 thập niên đầu), mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với Nhật Bản phát triển thịnh đạt hơn bao giờ hết Mặc dù thời đại Châu ấn thuyền ở Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán

Trang 6

của người Nhật tại vùng đất này để lại nhiều dấu ấn đậm nét Số lượng Châu ấn thuyền hàng năm đến Đàng Trong luôn đứng đầu danh sách các

nước có quan hệ mua bán với Nhật: “Trong 13 năm (từ 1604 đến 1616) có

186 thuyền buôn Nhật đã được cấp Châu ấn đến buôn bán với các nước Châu Á, trong đó đến Đàng Ngoài là 11 chiếc, Đàng Trong là 42 chiếc, Chăm pa 5 chiếc, Campuchia là 25 chiếc, Xiêm là 37 chiếc, Philippin là 34 chiếc, Nam Trung Quốc là 18 chiếc, các nước khác là 18 chiếc…” [20; tr9].

Lệ thuế của chúa Nguyễn đối với thuyền buôn Nhật là “đến nộp 4000 quan, đi nộp 4000 quan” [18; tr 375] Cũng như các lái buôn người Hoa,

người Nhật đến Việt Nam ngoài việc buôn bán còn làm phiên dịch, mối lái, phục dịch ở các tàu ti Đặc biệt từ sau khi chính phủ Nhật ra lệnh cấm người Nhật ra nước ngoài hoặc đã ở ngoại quốc lâu ngày thì không được về nước;

có nhà nghiên cứu cho rằng: Bấy giờ, người Nhật giữ vai trò chủ chốt trong buôn bán ở Việt Nam

Thông qua các lái buôn, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều có thư từ chính thức với Mạc phủ Tokugawa trao đổi về việc tăng cường buôn bán giũa hai nước Tuy nhiên đo chính sách cởi mở và ưu ái của chính quyền Đàng Trong, người Nhật chủ yếu buôn bán ở Hội An Tại đây người Nhật được phép lập phố buôn bán riêng của mình Sự ra đời của phố Nhật ở Hội

An bên cạnh phố của người Trung Quốc là do nhu cầu tất yếu của hoạt động ngoại thương, nhưng đồng thời nó cũng là kết quả phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Chưa có nơi nào trên đất Châu Á mà thương điếm của người Nhật có quy mô và năng lực hoạt động có hiệu quả như thương điếm của họ đặt tại Hội An Buôn bán với người Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền thương mại Đàng Trong Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVIII do lệnh cấm của chính phủ Nhật, việc buôn bán của người Nhật ở Đàng Trong thưa dần, mặc dù hàng tơ lụa của Việt vẫn được người Nhật ưa chuộng (mua lại

Trang 7

của thương nhân Hà Lan) Theo một nhà nghiên cứu Nhật Bản: “Thời gian

từ năm 1641 đến 1654, trong tổng số tơ mà các tàu Hà Lan chở từ các nước đến bán ở Nhật Bản có 51% nhập từ Đại Việt…” [14; tr153 - 154]

Buôn bán với các nước phương Tây

Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… là những nước phương Tây có tiềm lực kinh tế lớn và có hải thương mạnh thuộc vào loại bậc nhất thế giới Thương nhân Bồ Đào Nha là những người Châu Âu đầu tiên tiếp xúc với nước ta Họ đã đến Đàng Trong sớm hơn Hà Lan, Anh nửa thế kỷ, và sớm hơn Pháp một thế kỷ So với thương nhân các nước phương Tây khác, thương nhân Bồ Đào Nha gây được ảnh hưởng lớn trong nền thương mại Đàng Trong Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc và cả Hà Lan đang sung sức, lại không lập thương điếm ở Hội

An, người Bồ Đào Nha tỏ ra là những lái buôn kiên trì chịu khó Họ là những lái buôn phương Tây đến Đàng Trong sớm nhất và rời khỏi Đàng Trong muộn nhất Hà Lan là nước xông xáo trong quan hệ thương mại tại thị trường Châu Á Việc buôn bán của người Hà Lan xem ra thuận lợi hơn khi Nhật Bản thực hiện chính sách tỏa cảng nhưng lại tiếp tục buôn bán với người Hà Lan, xem đó là một cửa ngõ thông thương với nước ngoài Những

ưu ái trong quan hệ Nhật - Hà tạo điều kiện cho công ty Đông Ấn Hà Lan thay thế chỗ đứng của thương nhân Nhật tại Hội An Song trên thực tế Hà Lan không làm được điều đó, thương điếm của họ vừa mới mở lại không thể

đi vào hoạt động Tại Đàng Trong quan hệ giao thương giữa họ với chính quyền chúa Nguyễn tiến triển không tốt đẹp bởi sự liên minh của họ với chúa Trịnh trong cuộc chiến tranh chống lại chúa Nguyễn Do vậy với Hà Lan quan hệ thương mại của họ chủ yếu phát triển mạnh ở Đàng Ngoài

Trang 8

Công ty Đông Ấn Anh (thành lập năm 1600) cũng có nhu cầu thâm nhập thị trường Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII, đồng thời chính quyền chúa Nguyễn cũng muốn thiết lập quan hệ gia thương với công ty này Điều

đó thể hiện rõ nét qua sự cố gắng của cả hai bên trong suốt gần 200 năm đặt quan hệ buôn bán Nhưng cả hai bên chẳng đạt được kết quả như mong muốn với những chuyến buôn qua lại thưa thớt

Người Pháp đến Đại Việt có phần muộn màng hơn với chuyến buôn đầu tiên đến Đàng Ngoài vào năm 1669 Sau một thời gian hoạt động ở Phố Hiến, đến đầu thế kỷ XVIII mới thực sự đến buôn bán với Đàng Trong So với các nước phương Tây khác, trong quan hệ giao thương của Pháp tại đất Đàng Trong, Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Pari (MEP) gần như có mặt trong tất cả các hoạt động thương mại Ngoại thương mang mục đích quân

sự là một trong những cản trở chính trong việc thiết lập quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với Anh và Pháp

Như vậy, việc buôn bán của người phương tây trên đất Đàng Trong không mấy phát đạt Số lượng thuyền buôn của họ hàng năm đến Hội An không thực sự đều đặn, khối lượng hàng hóa được lưu thông chưa phải là nhiều Song sự có mặt của thương nhân phương Tây ở Đàng Trong đã góp phần làm cho thương mại Đàng Trong nhộn nhịp hẳn lên Hoạt động của các đội thương thuyền Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp… còn có ý nghĩa duy trì vai trò trung chuyển hàng hóa của cảng thị Hội An, cũng như thúc đẩy hoạt động thương mại của các thương cảng “vệ tinh” của nó

Buôn bán giữa Đàng Trong với một số nước trên thế giới trong các thế

kỷ từ XVI - XVIII có tầm quan trọng đặc biệt đến độ số tàu thuyền ngoại quốc đến Đàng Trong được xem là tiêu chuẩn để đánh giá thu nhập kinh tế hang năm cao hay thấp Trong một lần tiếp Thích Đại Sán, chúa Nguyễn

Phúc Chu nói: “Các năm trước thuyền ngoại dương đến buôn, một năm 6,7

Trang 9

chiếc, năm nay (1695) số thuyền lên đến 16,17 chiếc, trong nước nhờ đó tiêu dùng dư dật” [19; tr134] Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim thì:

“Trong lịch sử Việt Nam (đến thế kỷ XVII), chưa bao giờ nền kinh tế hải thương có quan hệ mở rộng, đa dạng và phát triển hưng thịnh như giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở Châu Á

và Châu Âu, đều đến và thiết lập quan hệ trao đổi, buôn bán với Đàng Trong” [11; tr23]

Xem xét thương mại ở các khía cạnh như có những đối tác mới trong quan hệ giao thương, mức độ nhộn nhịp của các tàu thuyền, bến cảng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ, lợi ích kinh tế thương mại mang lại cho chính quyền Đàng Trong…so với các thời kỳ lịch sử trước đó thì rõ ràng, thế kỷ XVI - XVIII được xem là thời kỳ phát triển khá thịnh đạt của của thương mại Đàng Trong

Như vậy, có thể thấy rằng trong lịch sử Đại Việt, chưa bao giờ nền kinh tế ngoại thương lại phát triển rực rỡ như trong thế kỉ XVI - XVIII Đặc biệt là sự phát triển thương mại Đàng Trong, với sự mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ cả ở châu Á và châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong

Trang 10

2 Những nhân tố tác động đến sự phát triển ngoại thương Đàng Trong

từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII.

Sự phát trển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII là do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, về mặt điều kiện tự nhiên: Đàng Trong có điều kiện tự

nhiên cực kì thuận lợi cho sự phát triển của nền ngoại thương Đặc biệt Đàng Trong là nơi giàu tài nguyên với nhiều loại lâm, thổ, hải sản quý hiếm…

Theo nhận xét của một lái buôn người Trung Quốc là Trần Duy thì: “Ở Sơn Nam khi vào chỉ mua được món củ nâu, ở Thuận Hóa khi về thì mua được hồ tiêu, còn xứ Quảng Nam thì đủ trăm thứ hóa vật, không có nơi nào sanh kịp…đến hang trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở một lúc cũng không hết ” [18; tr374] Bên cạnh đó Đàng Trong còn có tiềm năng phát triển kinh tế

biển, với nhiều sông ngòi, hải cảng thuận tiện cho việc lập cảng và ghe thuyền cập bến Thời kì này đã xuất hiện một số thương cảng lớn và nổi tiếng như : Hội An (Faifo), Nước Mặn, Hà Tiên…

Mặt khác, nếu như ở Đàng Trong có “vịnh Bắc Bộ” - Một trung tâm kinh tế lớn sớm có mối quan hệ mật thiết với các quốc gia Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản ) thì Đàng Trong cũng có “vịnh Thái Lan” từ lâu đã

có mối liên hệ mật thiết với các nước Đông Nam Á và cả những nền văn minh khác như Ấn Độ, Tây Á… “Vịnh Thái Lan” còn có tên gọi khác là

“Biển Tây”, “Biển Tây Nam” - Là một vùng biển giàu tiềm năng, đồng thời cũng là một trong những mạch nguồn giao lưu kinh tế, văn hóa trọng yếu đối với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới Do nằm ở một vị trí chiến lược đặc biệt, “vịnh Thái Lan” vừa là cửa ngõ giao lưu, vừa là một trong những luồng không gian hướng ra đại dương không chỉ của Đại Việt

mà của cả Xiêm, Mã Lai, Giava…

Trang 11

Về mặt địa lý tự nhiên, vịnh Thái Lan là một vùng biển tương đối khép kín Tuy nhiên, nó có một cử biển lớn thông với biển Đông và hai eo biển phía tây bắc đảo Sumatra và Malacca và phía đông nam là eo biển Sunda Các eo biển này là huyết mạch giao thông quan trọng nối liền thế giới phương Đông với thế giới phương Tây, đặc biệt là khi “con đường tơ lụa trên biển” hình thành vào thế kỉ thứ VII Nhờ vị trí địa lý hết sức đặc biệt: Nằm trên con đương thương mại quốc tế, chính vì vậy mà Đàng Trong

có những điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế ngoại thương: “Ngay

từ thế kỉ XIII - XIV, thuyền buôn của cư dân Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Hoa…đã tụ hội về xung quanh khu vực “vịnh Thaí Lan” để giao lưu buôn bán và không ít thuyền buôn trong số đó dã cập bến vào một số cảng biển của Đàng Trong” [19; tr134] Như vậy, có thể thấy rằng, với vị trí địa lý đặc

biệt, “vịnh Thái Lan” đã tạo nên khung cảnh và môi trường tự nhiên, xã hội cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương của Đàng Trong

Đến thế kỉ XVI - XVIII, trong thời đại hoàng kim của nền thương mại thế giới, vùng vịnh Thái Lan càng trở nên nổi tiếng về vị thế thương mại Nguồn sản vật phong phú như: hương liệu, trầm, da hươu, da cá sấu, sừng tê, ngà voi, đồi mồi… trở thành những nguồn thương phẩm có giá trị cao trên thương trường quốc tế… thu hút thương nhân từ khắp mọi nơi đến Đàng Trong trao đổi buôn bán… Tất cả đã tạo nên những cơ sở thiết yếu cho sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương cùng với sự ra đời của cảng thị và nhiều trung tâm kinh tế ở Đàng Trong

Thứ hai, về mặt con người: Có thể nói điều kiện tự nhiên thuận lợi đã

tạo dựng những cơ sở thuận lợi đầu tiên cho sự phát triển phồn thịnh của hoạt động ngoại thương của Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn Mặt

khác, “Chính truyền thống và sự lao động cần cù sáng tạo của con người đã

Trang 12

làm cho Đàng Trong trở nên nổi tiếng trong lịch sử thương mại Đông Nam Á

họ không bao giờ sợ bất kì một quốc gia nào trên thế giới Tâm lí này đối lập hoàn toàn với cư dân nông nghiệp ở Đàng Ngoài, vì họ sống trong các làng

xã khép kín nên tâm lý của họ cũng “khép kín” không muốn người lạ đặt chân lên lãnh thổ của họ vì những lý do liên quan đến an ninh quốc gia Điều này cũng giải thích phần nào câu hỏi tại sao thương nhân nước ngoài thích đến buôn bán ở Đàng Trong hơn

Tiêu biểu cho sự lao động sáng tạo cần cù của những cư dân Đàng Trong thời kì này phải kể đến những cư dân ở Hà Tiên Dưới sự lãnh đạo của họ Mạc, người Hà Tiên đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc khai phá, phát triển và trở thành một thương cảng, một trung tâm kinh tế lớn

của Đàng Trong Nguồn sử liệu Trung Quốc: Hoàng triều văn hiến thông khảo viết: “Cảng khẩu là một tiểu quốc ở miền Nam Hải…dân xứ này thích văn chương chữ nghĩa, sách vở thánh hiền Xứ này có cả đền thờ đức Khổng

Tử, có trường để dạy các thanh niên… Sản vật có: Hải sâm, cá, thịt, tôm khô…Vào năm Ung Chính thứ bảy (1729), một đường thương mại giữa xứ này với Quảng Đông đã được thiết lập dài cả 7.200 lý đương bể…” [19; tr

205]

Ngày đăng: 08/04/2013, 12:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aoyagi Yoji, Đồ gốm Việt Nam đào được ở quần đảo Đông Nam, Đô thị cổ Hội An,; Nxb KHXH, H…1991 Khác
2. Dương Văn An, Ô châu cân lục; Văn hóa Á Châu, Sài Gòn,; 1961 Khác
3. Đỗ Bang, Phố cảng Hội An - thời gian và không gian lịch sử, Hội thảo khoa học về đo thị cổ Hội An, 1985 Khác
4. Đỗ Bang, Thương cảng Hội An từ nhận thức đến thực tiễn nghiên cứu, Thông tin khoa học trường Đại Học Tổng Hợp Huế, Số 5; 1983 Khác
5. Chritophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb T.p Hồ Chí Minh, 1998 Khác
6. Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Nxb Khoa Học, Hà Nội, 1964 Khác
7. Vũ Minh Giang, Người Nhật, phố Nhật và di tích Nhật Bản ở Hội An, Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 2002 Khác
8. Hasebe Gakuju, Tìm hiểu mối quan hệ Nhật - Việt qua đồ gốm sứ, Đô thị cổ Hội An, Nxb KHXH, H…1991 Khác
10. Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong (1558 - 1777), Sài Gòn, 1972 Khác
11. Nguyễn Văn Kim, Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực, Nghiên cứu lịch sử, số 6 – 2006 Khác
12. Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á từ thế kỷ XV - XVII, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2003 Khác
13. Litana, Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Nxb Trẻ, 1999 Khác
14. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, 2007 Khác
15.Vũ Dương Ninh (chủ biên ), Đông Nam Á truyền thống và hội nhập, Nxb Thế Giới, 2007 Khác
16. Nhiều tác giả, Việt Nam trong hệ thống thương mại Châu Á, Nxb Thế giới, 2007 Khác
17. Quốc sủ quán triều Nguyễn (Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch), Đại Nam Thực Lục, Nxb Giáp Dục Đà Nẵng, tập 1, 2006 Khác
18. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giá Dục, 2005 Khác
19.Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, Nxb Trẻ, 1999 Khác
20. Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế Kỷ XIX, Nxb Sử học; 1961 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w