1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG của NHẬT bản

10 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 361,73 KB

Nội dung

Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG CỦA NHẬT BẢN 1. Phần giới thiệu 1.1 Mô hình ngoại thương Nhật Bản Từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh hưởng trên thế giới và vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản là:  Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.  Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.  Duy trì phát triển kinh tế thế giới.  Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế.  Giải quyết các vấn đề toàn cầu. Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật - Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần đây Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát huy vai trò người đại diện cho châu Á trong Khối G8, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc, thực hiện mục tiêu trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất, còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các cường quốc khác. Chính quyền mới của Koizumi đang thăm dò khả năng sửa đổi hiến pháp, cho phép Nhật có quân đội và quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên điều này sẽ gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc,… Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 2 Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện hơn, vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực như WTO, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ARF, ASEM, UNHCR, G8, Ủy ban sông Mê Kông, ADB, PKO, . Dư luận chứng tỏ đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính. 1.2 Các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chính của Nhật Bản Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc. 1.3 Những đối tác chính trong mậu dịch của Nhật Bản Những đối tác mậu dịch chính của Nhật là Hoa Kỳ , Trung Quốc , Hàn Quốc, Nga , Đài Loan, và Hồng Kông, Nhật Bản-ASEAN, Nhật Bản -EU. 1.4 Cán cân ngoại thương Cán cân thương mại luôn trong tình trạng dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Chính nhờ chính sách ngoại thương như vậy, Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 3 Table 2: Trade Balance of Japan (hundred million yen) Year Export Import Balance Year Export Import Balance 1945 0.4 1.0 -0.6 1975 16,545 17,170 -625 1946 2.3 4.1 -1.8 1976 19,935 19,229 706 1947 10.1 20.3 -10.2 1977 21,648 19,132 2,516 1948 52.0 60.3 -8.3 1978 20,556 16,728 3,828 1949 170 284 -114 1979 22,532 24,245 -1,713 1950 298 348 -50 1980 29,383 31,995 -2,612 1951 489 737 -248 1981 33,469 31,464 2,005 1952 458 730 -272 1982 34,433 32,656 1,777 1953 459 867 -408 1983 34,909 30,015 4,894 1954 587 864 -277 1984 40,325 32,321 8,004 1955 734 890 -156 1985 41,956 31,085 10,871 1956 900 1,163 -263 1986 35,290 21,551 13,739 1957 1,029 1,542 -513 1987 33,315 21,737 11,578 1958 1,036 1,092 -56 1988 33,939 24,006 9,933 1959 1,244 1,296 -52 1989 37,828 28,979 8,849 1960 1,460 1,617 -157 1990 41,457 3,385 38,072 1961 1,525 2,092 -567 1991 42,360 31,900 10,460 1962 1,770 2,029 -259 1992 43,012 29,527 13,485 1963 1,963 2,425 -462 1993 40,202 26,826 13,376 1964 2,402 2,858 -456 1994 40,498 28,104 12,394 1965 3,043 2,941 102 1995 41,531 31,549 9,982 1966 3,520 3,428 92 1996 44,731 37,993 6,738 1967 3,759 4,199 -440 1997 50,938 40,956 9,982 1968 4,670 4,675 -5 1998 50,625 36,654 13,971 1969 5,756 5,408 348 1999 47,548 35,268 12,280 1970 6,954 6,797 157 2000 51,654 40,938 10,716 1971 8,393 6,910 1,483 2001 48,979 42,416 6,563 1972 8,806 7,229 1,577 2002 52,109 42,228 9,881 1973 10,031 10,404 -373 2003 54,549 44,319 10,230 1974 16,208 18,076 -1,868 (Source) Ministry of Finance, Japan Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 4 2. Các lý thuyết ngoại thươngNhật Bản áp dụng trong ngoại thươngNhật Bản dùng chính sách hoàn thuế nhập khẩu để giảm chi phí sản xuất chio các nhà máy xí nghiệp khi phải nhập nguyên vật liệu từ bên ngoài.  Dùng chính sách chiết khấu hóa đơn (tái chiết khấu hóa đơn bằng những khoản vay với lãi suất thấp).  Thành lập các ngân hàng chuyên môn tài trợ xuất nhập khẩu.  Tỷ lệ trao đổi ngoại hối được chính phủ Nhật áp dụng hạ đồng yên yếu hơn so với đồng đôla Mỹ. Điều này làm cho giá cả hàng hóa Nhật Bản rẽ hơn kích thích được sức cầu của người tiêu dùng các nước nhập khẩu hàng hóa Nhật Bản. Nó giúp cho các công ty Nhật Bản xây dựng thương hiệu nổi tiếng như Honda, Toyota, Sony. Panasonic, Toshiba, Mitsubish, Canon…  Chính phủ Nhật còn mở ra các cuộc thi xuất khẩu khích thích khả năng xấut khẩu các mặt hàng của mình ra nước ngoài.  Ngoài ra chính phủ Nhật còn đưa ra các chính sách nhằm kích thich xuất khẩu như thủ tục hải quan…  Trong sản xuất công nghiệp, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tăng về khối lượng (chính sách lợi thế tăng theo qui mô) nhưng phải tăng về số lượng sản phẩm mới như cao su tổng hợp, hàng điện tử, hoá dầu .Với hướng đi đó, vào những năm đầu thập kỷ 70 Nhật Bản đã trở thành một nước công nghiệp trên thế giới. Một ví dụ Nhất bản áp dụng lý thuyết ngoại thương lợ thế tăng theo qui mô: Nhật Bản đặt trọng tâm vào xuất khẩu hàng hóa sản xuất, đặc biệt là xe ô tô và hàng hóa máy móc thiết bị khác. Khi sản xuất hàng hóa, máy móc, công ty đã đưa vào một lượng tiền lớn để xây dựng nhà máy. Ví dụ, để sản xuất một đơn vị của chiếc xe, Toyota đã đưa vào trong, nói rằng hàng triệu đô la, để xây dựng một nhà máy lắp ráp. Tuy nhiên, để sản xuất chiếc xe tiếp theo, cần thiết đầu vào có thể được chỉ thép và nhựa và do đó lực lượng, có thể chi phí chỉ, nói, Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 5 vài trăm đô la. Nếu đây là trường hợp, chiếc xe Toyota sản xuất nhiều hơn, ít hơn là chi phí trung bình của mỗi đơn vị của xe. Trong thuật ngữ kinh tế, nó được gọi là nền kinh tế quy mô vì quy mô sản xuất lớn kiệm chi phí sản xuất.Trong các nền kinh tế quy mô, sản xuất có động cơ để sản xuất nhiều hơn. Nói cách khác, Toyota không phải đối mặt với một sự lựa chọn cho dù nó sản xuất xe cho thị trường nội địa hoặc thị trường nước ngoài. Toyota cũng có thể sản xuất xe ô tô cho cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để tăng số lượng xe sản xuất (hoặc, để giảm chi phí trung bình của sản xuất tự động). Vì mục chính của xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản là máy móc, được sản xuất theo công nghệ của nền kinh tế quy mô, sản xuất không bị phạt bằng cách tăng sản xuất hàng xuất khẩu hàng đầu của sản xuất cho thị trường trong nước. 3. Chính sách ngoại thương Nhật Bản. 3.1 Lịch sử ngoại thương của Nhật Bản Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản đã tiến hành những chính sách ngoại giao tương đối năng động, khôn khéo và thận trọng. Cùng với sự phát triển thành công về kinh tế, chính sách đối ngoại đã góp phần đáng kể nâng cao vị trí của Nhật Bản trong khu vực cũng như trên thương trường quốc tế. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chính sách đối ngoại của Nhật Bản được bắt đầu với Học thuyết Yoshida theo đó Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ để phòng thủ đất nước và tập trung phát triển kinh tế. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn thập kỷ 60 được đặc trưng bởi chính sách ngoại giao kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu đuổi kịp và vượt các nước phát triển khác. Mục tiêu này đã đạt được vào cuối những năm 60 khi Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai trong các nước tư bản chủ nghĩa. Đầu thập kỷ 70, tình hình quốc tế có những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ vừa tạo điều kiện vừa thúc đẩy Nhật Bản đóng một vai trò quốc tế quan trọng hơn. Trong bối cảnh đó, học thuyết Fukuda ra đời năm 1977 đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật, trước hết là đối với khu vực Đông Nam Á. Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 80 tiếp tục mang tính chủ động hơn, nhất là dưới thời kỳ Thủ tướng Nakasone nắm quyền. Từ năm 1985, với việc nâng giá đồng yên, Nhật Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 6 Bản tăng cường ảnh hưởng kinh tế trong khu vực châu Á với mô hình đàn sếu bay với ý đồ trở thành đầu tàu trong việc phát triển kinh tế ở đây. Chính sách đối ngoại của Nhật trong thập kỷ 90 được đặc trưng bởi việc củng cố quan hệ với Mỹ qua việc ký Tuyên bố chung về “An ninh Nhật- Mỹ trong thế kỷ 21” năm 1996 và đưa ra phương châm phòng thủ mới Nhật-Mỹ vào năm 1997. Bước vào thế kỷ 21, với những diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh chống khủng bố và tình hình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Nhật Bản tiếp tục chính sách ủng hộ mạnh mẽ Mỹ và tăng cường khả năng tự vệ của mình. Figure 3: Share of Japan in World Export 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 year percent 3.2 Những cam kết quốc tế của Nhật Bản thông qua các hiệp định. Do sự thay đổi của thương mại thế giới, cũng như do những khó khăn của quá trình thỏa thuận các hiệp định mậu dịch buộc Nhật Bản phải điều chỉnh chiến lược buôn bán của mình theo hướng tăng cường ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) (Free trade agreement) với các nước trong khu vực, tính đến tháng 2/2009, Nhật Bản đã ký kết được 11 FTA với các quốc gia châu Á, châu Âu . Để ký kết những hiệp định mậu dịch tự do khu vực, Nhật Bản đã áp dụng các tiêu chuẩn về nhân tố kinh tế, địa lý, chính trị. Thông qua các hiệp định thương mại đó, Nhật sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 7 tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do và buộc nước ký hiệp định cũng đồng thời làm ngược lại với Nhật Bản. 3.3. Những rào cản ngoại thương của Nhật Bản trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Nhật Bản cũng như các nước đang sử dụng rất nhiều công cụ làm rào cản hoạt động ngoại thương, nhưng tập trung lại có hai nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế quan  Hàng rào Thuế quan Nhật Bản dùng thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của nước mình. Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì Nhật cũng như các quốc gia khác đang tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và tập trung sang hàng rào phi thuế quan để có thể bảo hộ mậu dịch cho một số ngành hàng trong nước trước sự cạnh tranh bên ngoài. Các loại thuế quan mà chính phủ đang áp dụng: Nhật Bản sử dụng Hệ thống phân loại HS. Ở Nhật Bản có hai loại mức thuế quan là mức thuế tự định (còn gọi là thuế quốc định) và thuế hiệp định.  Mức thuế tự định: được quy định trong luật thuế và chia làm ba loại: mức thuế cơ bản, mức thuế tạm thời và mức thuế ưu đãi.  Mức thuế cơ bản: được quy định trong luật thuế hải quan. Đây là mức được áp dụng trong thời gian dài.  Mức thuế tạm thời: được quy định theo luật thuế tạm thời. Đây là mức thuế mang tính tạm thời được áp dụng thay cho mức thuế cơ bản trong một thời gian nhất định trong trường hợp khó áp dụng mức thuế cơ bản.  Mức thuế ưu đãi: là mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.  Mức thuế hiệp định: là mức thuế được thoả thuận trong các hiệp định ký với nước ngoài. Trong đó qui định chỉ đánh thuế vào mặt hàng nào đó theo một mức thuế thấp. Mức thuế hiệp định cũng được áp dụng với những nước có thoả thuận cho nhau hưởng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) đối với các nước có quan hệ ngoại thương với Nhật Bản. Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 8  Hàng rào phi thuế quan Nhật Bản dùng hàng rào phi thuế quan bằng những biện pháp phi thuế mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng. Hàng rào phi thuế quan mà Nhật Bản thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu rất phong phú, gồm: Các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. Chúng ta có thể thấy chi tiết qua các rào cản mà Nhật Bản lập ra như sau: Nhật đưa quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chất lượng trên bao bì. Họ coi đó như là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hoá được mua. Nhật Bản đưa ra các giấy chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm này có được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật. Các tiêu chuẩn mang tính hành chính - kỹ thuật do Nhật Bản đề ra nhìn chung là khá cao. Nhiều nhà sản xuất hay xuất khẩu nước ngoài muốn đưa hàng vào Nhật Bản cho rằng những tiêu chuẩn mà người Nhật đề ra là quá cao, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn đó là rất khó khăn và quá tốn kém, chính vì thế mà Nhật Bản sẽ không phải coi là không tự do hóa thương mại. Họ coi đó là những rào cản hạn chế xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản nhằm bảo hộ cho nhành hàng trong nước và cũng nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài nhận thức được là phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn của hàng hoá đối với người tiêu dùng Nhật và họ đã đạt được thành công. 3.4 Những rủi ro từ thương mại quốc tế mang lại cho Nhật Bản. Nhật Bản đặt ra các rào cản thương mại chủ yếu đánh vào tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà Nhật xuất đi hay các nhà xuất khẩu xuất vào thị trường Nhật Bản có nhiều điểm lợi và tổn thất. Thứ nhất chúng ta sẽ đề cập đến một số điểm lợi từ việc lập ra các rào cản thương mại.:  Nhật Bản dùng rào cản thương mại nhằm để bảo hộ các mặt hàng sản xuất trong nước, các mặt hàng này vẫn phải được bảo hộ mặc dù chi phí sản xuất nó cao hơn hẳn các quốc gia khác nhưng vẫn phải bào hộ vì bảo hộ nó là bảo hộ cho một số quyền lợi kéo theo của một số thế lực chính trị trong nước. Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 9  Các ngành hàng được hưởng các rào cản mậu dịch sẽ tiếp tục phát triển, và nó sẽ tồn tại và kéo theo các ngành hàng bổ trợ tiếp tục tồn tại.  Người tiêu dùng Nhật Bản sẽ được hưởng các mặt hàng có chất lượng cao, đảm bào sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại.  Chính phủ điều phối tốt được nền kinh tế tránh hiện tượng nhập siêu, cán cân thanh toán cân bằng hơn tránh thặng dư hay thâm hụt, và điều quan trọng hơn nữa là chính phủ dung hòa được các thế lực chính trị, các thế lực chính trị của các mặt hàng được bảo hộ.  Chính các rào cản phi thuế quan này, chủ yếu đặc ra các rào cản kỹ thuật, không gây tranh cãi trong quá trình tháo bỏ và tiến đến tự do hóa thương mại. Thứ hai các rào cản thương mại Nhật Bản đề ra cũng gặp các bất lợi:  Các rào cản làm cho người tiêu dùng khi chi tiêu phải tra một mức giá cao hơn và không có nhiều sự chọn lựa trong tiêu dùng, làm hạn chế sự đa dạng hàng hóa trong khi đó ai cũng biết là tư do mậu dịch như mô hình Ricardo và mô hình Heckscher-Ohlin đều có lợi cho mỗi quốc gia.  Chính phủ Nhật Bản phải chịu áp lực bên ngoài, sẽ bị sự trả đũa của các quốc gia mà hàng hóa của họ không vào được thị trường Nhật Bản. Hàng hóa Nhật Bản sẽ phải chịu áp lực lớn khi thâm nhập vào thị trường này.  Các nhà sản xuất Nhật Bản lại có tâm lý ỷ lại vào chính sách bảo hộ mậu dịch của chính phủ Nhật Bản dụng lên. 4 Ý nghĩa chính sách Nhật Bản đươc đánh giá là một quốc gia tự do hóa thương mại. Tuy bên cạnh Nhật Bản là quốc gia hướng đến xuất khẩu, tự do hóa thương mại nhưng ần đằng sau các tiêu chuẩn qui định kỷ thuật hàng hóa xuất – nhập khẩu vào quốc gia mình sẽ là những rào cản vô hình nhằm bảo hộ.Một hành động rất tinh vi mà Nhật Bản vận dụng khá thành công, buộc các quốc gia ký kết các hiệp định gặp bắt lợi vì hàng hóa Nhật từ xưa giờ nổi tiếng chất lượng nên người Nhật tận dùng ưu thế đó dùng làm rào cản bảo hộ cho hàng hóa Nhật khẩu vào thị trường của mình. Nhật Tiểu Luận Môn Học: GVHD: Trương Quang Hùng Kinh Tế và Các Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế SVTH: Nguyễn Minh Tuấn Page 10 Bản mang tính chất tư do hóa thương mại nhưng đằng sau đó là các rào cản phi thuế quan song song nhằm bảo hộ hàng hóa của thị trường trong nước. Tóm lại: Nhật Bản là quốc gia có chính sách thương mại tự do hướng đến xuất khẩu, tận dụng tốt các lợi thế mình có để khai thác tốt các thế mạnh đó. Và từ đó Nhật Bản đưa nền kinh tế mình trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã lập nên các rào cản thương mại vô hình rất hay để bảo hộ tốt các ngành hàng của quốc gia mình. Chính điều đó làm nên thành công của Nhật Bản ngày nay và là bài học cho chúng ta học hỏi.

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w