Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
898 KB
Nội dung
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Vận tải quốc tế nói chung và vận tải biển nói riêng là điều kiện tiên
quyết để buôn bán quốc tế phát triển. Vận tải biển đảm bảo chuyên chở khối
lượng xuất nhập khẩu lớn, làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và thị trường buôn
bán quốc tế. Vận tải biển được coi là lĩnh vực xuất khẩu vô hình, cải thiện
cán cân thanh toán của một quốc gia.
Việt Nam được coi là một trong số không nhiều quốc gia trên thế giới có
tiềm năng rất lớn về hoạt động kinh tế hàng hải. Bởi vì với bờ biển dài trên
3.260 km có nhiều vũng, vịnh, cửa sông gần kề với Thái Bình Dương rất
thuận tiện cho việc phát triển cảng biển, đội tàu, các cơ sở công nghiệp đóng
sửa chữa tàu biển và thực hiện các loại hình dịch vụ hàng hải- thương mại
khác. Ngoài ra, nước ta còn nằm gần tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nối
liền với các trung tâm kinh tế phát triển mạnh nhất và sôi động nhất của thế
giới hiện nay. Hơn nữa với vị thế về địa lý và nhân lực, Việt Nam còn có thể
đóng vai trò quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển của
một số quốc gia láng giềng không gần biển hoặc ven biển nhưng không đủ
điều kiện để phát triển ngành hàng hải của mình. Những yếu tố trên tạo
thành lợi thế của ngành hàng hải nước ta.
Là tập đoàn Tài chính- Bảohiểm hàng đầu tạiViệt Nam, qua gần 10
năm triển khai nghiệp vụ bảohiểmthân tàu, BảoViệtHàNội đã thu được
rất nhiều kết quả. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ bảo hiểm
thân tàu nên em đã chọn đề tài: “ Tìnhhìnhgiảiquyếtkhiếunại bồi
thường trongbảohiểmthântàutạiBảoViệtHà Nội” để nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận còn bao
gồm:
Nguyễn Vân Hạnh 1 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
Chương 1: Khái quát chung về bảohiểmthântàu và công tác giải
quyết khiếunạibồi thường.
Chương 2: Thực trạng công tác giảiquyếtkhiếunạibồithường trong
bảo hiểmthântàutạiBảoViệtHà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị đối với công tác giảiquyếtbồi thường
trong bảohiểmthântàutạiBảoViệtHà Nội.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo- Tiến sỹ Phạm
Thị Định đã giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Bảo hiểm,
các anh chị cán bộ tại Phòng Hàng Hải- Công ty bảohiểmHàNội đã nhiệt
tình giúp đỡ , tạo điều kiện cho em trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu
thực tế đối với nghiệp vụ bảohiểmthântàu nhưng luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy,
cô giáo và các bạn để luận văn tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Vân Hạnh 2 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢOHIỂMTHÂNTÀU VÀ CÔNG TÁC
GIẢI QUYẾTKHIẾUNẠIBỒITHƯỜNG
1.1 Sự cần thiết khách quan phải bảohiểmthân tàu
1.1.1 Vai trò của giao thông đường thuỷ
Từ xa xưa vận tải đường thuỷ trở thành ngành kinh tế quan trọng của
một quốc gia.Theo thống kê của tổ chức hàng hải Thế giới, mỗi năm có tới
90 % lượng hàng hóa được vận chuyển bằng con đường này. Điều đó cũng
dễ hiểu bởi trái đất của chúng ta với 2/3 diện tích là biển. Không ai có thể
phủ nhận được lợi ích kinh tế của giao thông đường thuỷ đem lại. Hàng năm
nó trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận khổng lồ chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội.
Giao thông đường thuỷ có rất nhiều những ưu điểm và nhược điểm
nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Giao thông đường thuỷ thông
suốt, đi du lịch, thưởng thức những sắc cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng.
Đồng thời thông qua phương tiện giao thông đường thuỷ cho phép chúng ta
vận chuyển được một khối lượng hàng rất lớn mà bất cứ phương tiện vận tải
nào khác không thể cạnh tranh được về giá cả.
Bên cạnh đó hoạt động buôn bán thương mại bằng đường thuỷ cho
phép thiết lập nhiều mối quan hệ ngoại giao cũng như trao đổi hàng hóa với
các nước khác. Song song với hoạt động buôn bán, giao thông đường thuỷ
còn giúp các chiến sỹ biên phòng, cảnh sát biển tăng cường kiểm tra, kiểm
soát để bảo vệ những người đi biển, lãnh hải Tổ quốc.
Với vai trò hết sức to lớn như vậy nên chúng ta luôn củng cố và phát
triển giao thông đường thuỷ. Theo định kỳ phải nạo vét đường sông, xây
dựng lại các hoa tiêu, đào tạo đội ngũ có trình độ và có năng lực xây dựng
Nguyễn Vân Hạnh 3 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
đèn báo hiệu để đề phòng và giảm thiểu tổn thất mà tai nạn giao thông
đường thuỷ có thể gây ra.
1.1.2 Sự cần thiết của bảohiểmthân tàu
1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của bảohiểmthân tàu
Nói đến bảohiểm hàng hải không thể không nói đến nước Anh và
Lloyd’s. Thế kỷ 17, nước Anh đã có ngành ngoại thương phát triển với đội
tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải
lớn nhất thế giới. Tàu chở hàng của các nước đều tập trung hai bên bờ sông
Times- Luân đôn và tàu buôn của Anh cũng có mặt ở hầu khắp cảng của các
nước trên thế giới lúc bấy giờ. Với sự phát triển sớm về thương mại và hàng
hải, nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc thể lệ hàng hải, bảo
hiểm hàng hải như mẫu hợp đồng bảo hiểm, luật bảohiểm hàng hải 1906
(Marine Insurance Act 1906). Những luật lệ này khá hoàn chỉnh và được
nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Khoảng thế kỷ 17, luồng buôn bán cà phê giữa Anh và các nước rất
phát đạt. Những người buôn bán cà phê đã thành lập một sở giao dịch cà phê
gọi là Lloyd’s coffee house ở phố Twoer Street London, đứng đầu là một
người Anh tên là Lloyd, thuyền trưởng về hưu.
Khoảng 1691-1692, Lloyd đặt chế độ thông báothương mại và phát
hành một bản tin về hàng hoá và tàu. Lúc đầu bản tin này chỉ được lưu hành
nội bộ trong Lloyd’s coffee house nhằm thu hút hội viên và khách hàng của
nó. Nhưng về sau ảnh hưởng của nó bành trướng một cách nhanh chóng
không chỉ đối với Lloyd, nước Anh mà cả ở Châu Âu và khắp thế giới.
Năm 1779, các hội viên của Lloyd đã thu thập tất cả các nguyên tắc
bảo hiểm hàng hải quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd.
Hợp đồng này được Quốc hội Anh thông qua. Cho đến trước năm 1982, nó
vẫn được nhiều nước áp dụng. Hiện nay Lloyd là một trong số ít các công ty
Nguyễn Vân Hạnh 4 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
bảo hiểm lớn nhất thế giới, với 400 nghiệp đoàn khai thác bảohiểm và chi
nhánh thế giới.
Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của hoạt động ngoại
thương, bảohiểm hàng hải cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Một trong
những loại hìnhbảohiểm hàng hải lớn nhất là bảohiểmthân tàu. Do đó, nói
đến lịch sử bảohiểm hàng hải thì cũng chính là nói đến sự ra đời và phát
triển của bảohiểmthân tàu.
TạiViệt Nam, hoạt động vận chuyển hàng hoá đã có từ rất lâu nhưng
bảo hiểmthântàu lại không phát triển tương xứng. Đến năm 1986, trong
Quyết định số 179TC/ QĐ-BH ngày 8/7/1986, bộ trưởng Bộ tài chính đã
cho phép Tổng công ty bảohiểmViệt Nam tiến hành bảohiểm theo nguyên
tắc tự nguyện đối với:
“- Thântàu thuyền đánh cá (gồm vỏ, máy tàu thuyền, máy móc khai
thác, chế biến, nghiên cứu khoa học và trang bị hàng hải),
- Ngư lưới cụ và trang bị đánh bắt thuỷ hải sản,
- Trách nhiệm dân sự của chủ thuyền đánh cá,
- Tai nạn thuyền viên,
- Rủi ro chiến tranh đối với tàu thuyền đánh cá.”
Cùng với Quyết định trên, Bộ tài chính cũng ban hành Quy tắc bảo
hiểm vật chất và trách nhiệm dân sự đối với tàu thuyền đánh cá. Còn đối với
tàu biển hoạt động trong và ngoài nước thì theo thông lệ quốc tế, Tổng công
ty bảohiểmViệt Nam cũng áp dụng quy tắc ITC.
Năm 1990, Bộ tài chính lại tiếp tục ban hành Quyết định số
254/TC/QĐBH về việc cho phép Tổng công ty bảohiểmViệt Nam tiến
hành bảohiểmtàu và thuyền viên.
Năm 1993, Nghị định 100/CP của Chính phủ đã bổ sung thêm một số
loại hình doanh nghiệp bảohiểm như công ty cổ phần bảo hiểm, công ty liên
Nguyễn Vân Hạnh 5 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
doanh bảo hiểm, công ty bảohiểm 100% vốn nước ngoài, công ty bảo hiểm
tương hỗ. Đồng thời, Bộ tài chính cũng ra Quyết định số 927/TC/QĐ/TCNH
ngày 18/8/1995 về việc sửa đổi phạm vi áp dụng các quy tắc, điều khoản,
biểu phí bảo hiểm.
Đến nay, nghiệp vụ bảohiểm hàng hải liên tục phát triển và đổi mới
không ngừng để cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
1.1.2.2 Sự cần thiết phải bảohiểmthân tàu
Tàu thuỷ là phương tiện vận tải thuỷ tiện lợi, giá thành vận chuyển rẻ
Nhưng tốc độ chậm, hành trình dài ngày trên biển nên thường chịu nhiều rủi
ro, gây tổn thất lớn cho các chủ tàu. Theo thống kê của các hãng sản xuất và
sửa chữa, hàng năm trên thế giới có khoảng 7.000 vụ tai nạn tàu biển làm
thiệt hại hàng tỷ đô la.
Đội tàu thuỷ Việt Nam tuy không lớn , nhưng những vụ tổn thất cũng
gây không ít khó khăn cho các chủ tàu. Chẳng hạn, tàu Vân Đồn mắc cạn tại
Nhật ngày 26/2/1987 làm thiệt hại 2,887 triệu USD (chưa kể hàng hoá); tàu
Hải Âu 2 bi đắm ở Trung Quốc tháng 7/1991 thiệt hại 2,812 triệu USD; tàu
Hà Thành mắc cạn và đắm ở Nhật Bản ngày 8/2/1998 thiệt hại 1,31 triệu
USD
Qua đây ta thấy, tổn thất đối với tàu hoặc do tàu gây ra thường rất lớn.
Việc triển khai bảohiểmthântàutạiViệt Nam là hết sức cần thiết.
1.1.3 Tác dụng của bảohiểmthân tàu
Ta thầy rằng, mỗi một nghiệp vụ bảohiểm được triển khai đều nhằm
bảo vệ khách hàng. Nghiệp vụ bảohiểmthântàu từ khi được triển khai ở
Việt Nam liên tục phát triển do nó có những tác dụng sau đây:
Thứ nhất, tác dụng rõ nét của bảohiểmthântàu là khắc phục hậu quả
rủi ro, đảm bảo ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh cho các
chủ tàu. Con tàu là tài sản lớn, nó đáng giá cả một gia sản. Vì vậy, khi xảy
Nguyễn Vân Hạnh 6 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
ra tổn thất, chủ tàu ngoài việc phải bỏ ra chi phí sửa chữa những bộ phận hư
hỏng trên con tàu của mình, những chi phí này có thể đã rẩt lớn, mà có khi
còn phải bỏ ra những chi phí nhằm bồithường cho những tổn thất do con
tàu của mình gây ra trong trách nhiệm đâm va. Không những thế, trong
trường hợp tổn thất toàn bộ, chủ tàu còn mất toàn bộ giá trị con tàu. Việc
này có thể sẽ khiến cho họ lâm vào cành khốn cùng. Bảohiểmthântàu ra
đời đã góp phần giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho chủ tàu, giúp họ có thể
tiếp tục công việc sản xuất kinh doanh của mình. Đôi khi con tàu có được
không phải hoàn toàn là vốn của chủ tàu mà có thể là vốn vay ngân hàng.
Khi rủi ro tai nạn bất ngờ xảy ra gây thiệt hại nặng nề đến con tàu được hình
thành từ vốn vay ấy, làm gián đoạn khả năng kinh doanh. Lúc đó, người chủ
tàu không những gặp khó khăn trong việc sửa chữa con tàu mà việc thực
hiện cam kết với người cho vay cũng khó được thực hiện. Một lần nữa nếu
người đi vay mua bảohiểm thì việc bồithường của bảohiểm lại giúp người
đi vay tiếp tục được hoạt động sản xuất kinh doanh, đủ khả năng thanh toán
lãi và gốc vay phải trả.
Thứ hai, bảohiểmthântàu giúp cho hành trình của con tàu được an
toàn hơn. Điều đó không có nghĩa là những người đi trên tàu không biết về
những qui định, qui tắc an toàn đường biển, đường sông mà có thể vì một lý
do nào đó họ sơ suất chưa kịp thực hiện những biện pháp đề phòng hạn chế
tổn thất. Nhưng một khi đã tham gia bảo hiểm, người bảohiểm sẽ yêu cầu
chủ tàu phải cam kết tàu đủ khả năng đi biển ngay khi thời hạn bảohiểm có
hiệu lực. Có nghĩa là con tàu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Tàu có đầy đủ trang thiết bị ở trongtình trạng hoạt động tốt để tàu có
thể đối phó với những tai nạn thông thường ở biển trong suốt hành trình,
ngay cả khi tàu bắt đầu khởi hành. Điều này buộc chủ tàu phải luôn luôn
quan tâm chăm sóc con tàu của mình ở mọi lúc mọi nơi.
Nguyễn Vân Hạnh 7 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
-Việc chất xếp hàng hóa trên tàu chuyên chở phải đảm bảotrọng tải,
đảm bảo cho tàu cân đối, sắp xếp hàng hoá thích hợp khôn gây ra tổn thất.
Bởi vì chất xếp thương mại sai quy cách có thể làm cho hàng hoá bị xô đẩy
sang một phía, chao đảo trên tàu, dẫn đến tàu lật nghiêng hoặc bị đắm. Việc
dỡ hàng không đồng đều có thể làm tàu lật úp gây tổn thất cho tàu.
- Tàu phải đảm bảo đầy đủ nhiên liệu, lương thực thực phẩm và trang
thiết bị thích ứng với từng đoạn trên suốt hành trình.
- Tàu phải biên chế đầy đủ người làm việc, có đội ngũ sỹ quan thuỷ
thủ thuyền viên thực sự giúp ích cho tàu.
- Người được bảohiểm phải có đầy đủ khả năng tài chính ngay cả khi
gặp thiên tai, tai nạn phát sinh thêm chi phí.
Tất cả những yêu cầu trên một mặt giúp cho công việc đề phòng và
hạn chế tổn thất của phía người được bảo hiểm, mặt khác giúp cho hành
trình của con tàu được an toàn hơn. Và như vậy, những tuyến đường biển
thông suốt, những chuyến tàu cập bến an toàn, những lô hàng giao đúng hẹn
đã góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy sự giao
lưu buôn bán toàn cầu.
1.2 Nội dung cơ bản của bảohiểmthân tàu
1.2.1 Một số khái niệm
Bảohiểmthântàu là một nghiệp vụ bảohiểm khó, nó có nhiều thuật
ngữ không chỉ liên quan đến lĩnh vực bảohiểm mà còn liên quan đến lĩnh
vực hàng hải. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu một số thuật ngữ sau:
Tàu thuỷ
Tàu thuỷ là một công trình kỹ thuật nổi, có thể dịch chuyển trên mặt
nước hoặc ngầm dưới nước, theo hướng đã định, với tốc độ cần thiết và
chuyên chở hàng hoá, hành khách hay thực hiện một số nhiệm vụ khác tuỳ
Nguyễn Vân Hạnh 8 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
theo đặc tính sử dụng của tàu. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, tàu,
thuyền được chia ra thành phương tiện thuỷ nội địa và tàu biển.
Theo khoản 8, điều 5, nghị định 40/CP ngày 07/07/1996 của Chính
phủ, thì phương tiện thuỷ nội địa bao gồm:
“ a. Tàu, thuyền có động cơ hoặc không có động cơ;
b. Bè mảng;
c. Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải
hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thủy nội địa.”
Thântàu và các trang thiết bị trên tàu
Thân tàu thông thường là vật thể có hình thon dài, bên ngoài được
giới hạn bởi các mặt cong ba chiều, có hình dáng thoát nước, nhằm đảm bảo
khi tàu chạy có sức cản của nước và không khí nhỏ nhất.
Thântàu là một trong những bộ phận chính của con tàu. Ngoài ra,một
bộ phận quan trọng cũng cần phải kể đến là trang thiết bị trên tàu. Các thiết
bị này được bố trí bên trong tàu. Đó có thể là các thiết bị động lực làm cho
tàu chuyển động, thiết bị cung cấp năng lượng cho tàu, hay các thiết bị
nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do dầu, do chất lỏng độc mà trong quá trình hoạt
động của mình tàu có khả năng gây ra. Đó cũng là các trang bị hàng hải giúp
cho việc điều khiển tàu được chính xác và đảm bảo an toàn trong khi hành
trình như la bàn, ra đa, máy đo sâu, v.v… thiết bị thông tin vô tuyến điện.
Trọngtảitàu (Deadweigh Tonnage- DWT)
Trọng tảitàu là sức chở của tàu. Trọngtải toàn phần của tàu được đo bằng
hiệu số giữa trọng lượng tàu đầy hàng và trọng lượng tàu không hàng. Trọng
tải tịnh hay trọngtải thực dụng của tàu được đo bằng trọngtải toàn phần trừ
đi trọng lượng các vật phẩm cung ứng trên tàu. Trọngtảitịnh của tàu chính
là trọng lượng hàng hoá thương mại thực tế mà tàu có thể chuyên chở được.
Nguyễn Vân Hạnh 9 Lớp: Bảohiểm 45A
Luận văn tốt nghiệp
Tuỳ theo loại tàu, trọngtảitịnh có thể nhỏ hơn 10-25% so với trọng
tải toàn phần của tàu. Trọngtải của tàu có thể đo bằng đơn vị tấn phổ thông
(1000 kg), tấn dài (1016 kg) hoặc tấn ngắn (907 kg).
Cấp hạng của tàu (Class of Ship)
Tàu biển có dung tích lớn từ 100 GRT trở lên khi đóng phải có sự
giám sát của một cơ quan đăng kiểm được thừa nhận. Cơ quan này sẽ đề ra
các qui tắc, quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn để xếp hạng các loại tàu bằng thép
vơi máy chính, máy phụ, các máy móc thiết bị tương ứng. Tàu được trang bị
hiện đại, đảm bảo chất lượng kinh doanh, khai thác thì được phân cấp hạng
cao. Sau khi tàu được đóng xong và chạy thử thành công, cơ quan đăng
kiểm có liên quan sẽ cấp giấy chứng nhận cấp hạng. Giấy chứng nhận cấp
hạng nói rõ khả năng đi biển của tàu, tức là tàu có độ bền, chắc, kín nước và
có thể vận chuyển hàng hoá an toàn.
Cấp hạng do các hãng đăng kiểm nổi tiếng cấp là một bằng chứng tuyệt
đối tin tưởng đối với các công ty bảo hiểm. 10 Hội viên của Hiệp hội phân
cấp tàu biển Quốc tế có uy tín rất cao thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận cho đại bộ phận tàu biển của thể giới, ví dụ như: Lloyd’s Register of
Shipping, London; America Bureau of Shipping, New york; Bureau Viritas,
Paris; v.v…
1.2.2 Đối tượng và phạm vi của bảohiểmthân tàu
1.2.2.1 Đối tượng bảohiểmthân tàu
Đối tượng bảohiểmthântàu thuỷ là toàn bộ con tàubao gồm vỏ tàu,
máy móc, trang bị của tàu. Trong bảng kê khai chủ tàu phải nêu rõ tên tàu,
cảng đăng ký, quốc tịch tàu, năm và nơi đóng tàu, trọng tải…đồng thời chủ
tàu phải đảm bảo ba điều kiện qui định sau:
- Tàu đủ khả năng đi biển
- Quốc tịch tàu không thay đổi trong suốt thời gian bảo hiểm
Nguyễn Vân Hạnh 10 Lớp: Bảohiểm 45A
[...]... Lớp: Bảohiểm 45A Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢIQUYẾTKHIẾUNẠIBỒITHƯỜNGTRONGBẢOHIỂMTHÂNTÀUTẠIBẢOVIỆTHÀNỘI 2.1 Giới thiệu chung về BảoViệtHàNội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty BảoHiểmHàNội ( BảoViệtHà Nội) thành lập năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ- BTC ngày 14/11/1980 của Bộ tài chính Ban đầu Công ty có tên là “Chi nhánh Bảohiểm Thành... thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự kiện bảohiểm xảy ra, DNBH phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồithường hoặc chi trả tiền bảohiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảohiểm Để được bồithường hoặc chi trả, bên tham gia bảohiểm tiến hành khiếunại đòi bồithường hoặc chi trả đối với doanh nghiệp bảohiểm Vì vậy, công tác giải quyếtkhiếunại bồi thường đối với doanh nghiệp bảohiểm có ảnh... quan trong hợp đồng bảohiểmthântàu Cũng như các hợp đồng bảohiểmtài sản khác, hợp đồng bảohiểmthântàu cũng có hai bên là người bảohiểm và người tham gia bảohiểm hay người được bảohiểm Thực chất người bảohiểm là các doanh nghiệp bảohiểm Đó là những doanh nghiệp được thành lâp nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh bảohiểm và táibảohiểm Vì con tàu là một tài sản lơn nên phía người bảo hiểm. .. Vân Hạnh 14 Lớp: Bảohiểm 45A Luận văn tốt nghiệp hợp đồng lớn hơn giá trị bảohiểm thì phần vượt quá giá trị bảohiểm không được thừa nhận TạiViệt Nam nếu số tiền bảohiểm thấp hơn giá trị thực tế thì người bảohiểm sẽ nhận bảohiểm theo hình thức dưới giá trị hoặc theo hình thức TLO 1.2.4 Phí bảohiểmthântàu Phí bảohiểm là số tiền mà người tham gia (chủ tàu) nộp cho công ty bảohiểm trên cơ sở... công tác bồithường tổn thất, đó là giảiquyếtbồithường nhanh chóng, kịp thời, chuyên nghiệp và công bằng với thái độ thông cảm, tinhthần trung thực 1.3.2 Nội dung công tác giải quyếtkhiếunại bồi thườngNội dung chính của công việc giải quyếtkhiếunại bao gồm hai khâu quan trọng là: giám định tổn thất và giảiquyếtbồi thường, chi trả 1.3.2.1 Giám định tổn thất Nguyễn Vân Hạnh 25 Lớp: Bảohiểm 45A... cùng đồng bảohiểm cho con tàu đó Các công ty bảohiểm có trách nhiệm bồithường tổn thất thuộc phạm vi bảohiểmtrong trường hợp có tổn thất xảy ra cho chủ tàu (người được bảo hiểm) Quyền lợi người bảohiểm được hưởng chính là mức phí mà họ thu được Con tàu tham gia bảohiểm hay người được bảohiểm chính là người chủ sở hữu tài sản Họ tham gia bảohiểm nhằm mục đích tìm kiếm sự an toàn cho con tàu của... hạng của tàu bị hết hiệu lực hay hết thời hạn Tuy nhiên, trường hợp giấy phép hoạt động và các giấy tờ đăng kiểm của tàu là hợp lệ nhưng hết thời hiệu mà tàu còn đang ở ngoài khơi thì việc chấm dứt hiệu lực bảohiểm sẽ được hoãn lại cho đến khi tàu đến cảng kế tiếp đầu tiên 1.3 Công tác giải quyếtkhiếunại bồi thườngtrongbảohiểmthântàu 1.3.1 Vai trò công tác giải quyếtkhiếunại bồi thường Theo... hiểm mà theo đó, người bảohiểm sau khi nhận được một khoản tiền gọi là phí bảohiểm do người được bảohiểm đóng thì có trách nhiệm bồithường cho người được bảohiểm các tổn thất mà họ phải gánh chịu do các hiểm hoạ gây ra thuộc phạm vi bảohiểm 1.2.6.2 Hình thức hợp đồng bảohiểmthântàu Hợp đồng bảohiểm phải được trình bày trên một bản viết đó là đơn bảohiểm Các đơn bảohiểm đều được in sẵn, mỗi... hành trình - Hợp đồng bảohiểm thời hạn (thời gian): là hợp đồng bảohiểm cho một con tàutrong một khoảng thời gian nhất định, có thể là 3 tháng, 6 tháng hay một năm Do đó, tuỳ thuộc vào loại hợp đồng bảohiểm mà công ty bảohiểm sẽ cấp đơn bảohiểm với giá trị tương ứng như thoả thuận trong hợp đồng 1.2.6.3 Nội dung của hợp đồng bảohiểmthântàuNội dung của hợp đồng bảohiểmthântàu rất chặt chẽ,... giúp cho người bảohiểm xác định được bảohiểm đúng đối tượng tham gia bảohiểm hoặc đề phòng hạn chế tổn thất được hiệu quả hơn thì công tác bồithường tổn thất trongbảohiểmthântàu cũng có vai trò không kém phần quan trọng Nguyễn Vân Hạnh 28 Lớp: Bảohiểm 45A Luận văn tốt nghiệp Trình tự giảiquyếtbồithường hoặc chi trả tiền bảohiểm được tiến hành như sau: a, Mở hồ sơ khách hàng Khi nhận được . tác giải quyết khiếu nại bồi thường trong
bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị đối với công tác giải quyết bồi thường
trong bảo. hiểm
thân tàu nên em đã chọn đề tài: “ Tình hình giải quyết khiếu nại bồi
thường trong bảo hiểm thân tàu tại Bảo Việt Hà Nội để nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp