TÌM HIỂU NHỮNG nét HAY của BILL GATES TRONG CÔNG tác QUẢN TRỊ ở MICROSOFT

15 2K 15
TÌM HIỂU NHỮNG nét HAY của BILL GATES TRONG CÔNG tác QUẢN TRỊ ở MICROSOFT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌM HIỂU NHỮNG NÉT HAY CỦA BILL GATES TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MICROSOFT I. Tổng quan về quản trị 1. Tổng quan về quản trị Quản trị ra đời khi con người tập hợp lại với nhau thành 1 tồ chức để thực hiện một mục đích chung. Đó là quá trình làm việc với và thông qua người khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu của tổ chức. Nguồn lực đó chính là con người, vốn và thiết bị. Quản trị được xem như một phương thức hoạt động dựa trên tổ chức để thực hiện mục đích chung với một hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện một chuỗi các chức năng quản trị. Mục đích chính của hoạt động quản trị đó là đạt hiệu quả cao, vì mọi hoạt động đều đem lại kết quả, nhưng khi có sự tham gia của hoạt động quản trị thì mới đạt được hiệu quả cao. Hiệu quả chính là sự chênh lệch giữa kết quả và chi phí. Để định nghĩa cho hoạt động quản trị, Jame Stoner và Stephen Robbins đã trình bày như sau: "Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Trong một tổ chức quản trị bao gồm có 2 phân thể: chủ thể quản trị và đối tượng quản trị. Mối liên hệ giữa 2 phân thể này chính là những dòng thông tin, nếu mối liên hệ này bị mất đi thì không còn hoạt động quản trị trong tồ chức nữa. Chủ thể quản trị sẽ truyền những thông tin chỉ huy và thu nhận lại những thông tin phản hồi. Dòng thông tin này rất quan trọng, thông tin có thể bị méo mó, lệch lạc trong quá trình quản trị, làm cho hoạt động quản trị kém hiệu quả. Nhà quản trị hoạt động trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Trong một tổ chức có thể có rất nhiều nhà quản trị và thông thường người ta chia các nhà quản trị thành 3 cấp: cấp cao, cấp giữa và cấp cơ sở tuỳ theo công việc của họ trong tổ chức. Họ phải đảm nhận 10 vai trò bao gồm: đại diện, lãnh đạo, liên lạc, thu thập thông tin, phổ biến thông tin và cung cấp thông tin, vai trò doanh nhân, giải quyết xáo trộn, phân phối tài nguyên và đàm phán, 10 vai trò này được chia thành 3 nhóm chính, đó là vai trò đối với con người, vai trò thông tin và vai trò quyết định. Hoạt động quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tình nghệ thuật. Mang tính khoa học chỗ đó chính là một môn khoa học, khoa học quản trị nghiên cứu và phân tích về công việc quản trị trong tổ chức, tìm ra và sử dụng các quy luật trong các hoạt động quản trị để duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động hiệu quả. Còn tính nghệ thuật của quản trị đó là việc áp dụng những kiến thức quản trị 1 vào những tình huống quản trị một cách khéo léo, sáng tạo, nó đòi hỏi nhà quản trị phải rèn luyện, học hỏi nhiều từ thực tiễn. 2. Các chức năng quản trị: Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân chia các chức năng quản trị, nhìn chung đều xoay quanh 4 chức năng chính sau: chức năng tổ chức, hoạch định, điều khiển và kiểm soát. Hoạch định: là lập kế hoạch, là quá trình xác định mục tiêu và những giải pháp để đạt được mục tiêu. Quy trình hoạch định gồm các bước sau: − Phác thảo mục tiêu sơ bộ. − Phân tích môi trường hoạt động. − Điều chỉnh lại mục tiêu. − Xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện mục tiêu. Tổ chức: là quá trình xác lập cơ cấu tổ chức, xây dựng mối quan hệ giữa các đơn vị trong tổ chức, phân công công việc, phân công trách nhiệm quyền hạn phù hợp với công việc và bố trí nhân sự nhằm thực hiện thành công mục tiêu của tổ chức. Tổ chức đúng đắn sẽ tạo ra một môi trường nội bộ thuận lợi, là điều kiện tốt để thực hiện mục tiêu của tổ chức, tổ chức kém sẽ gây ra hạn chế, khó khăn cho hoạt động quản trị. Điều khiển: Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của nhà quản trị là phải hiểu động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng, tìm ra sở trường, sở đoản của mỗi cá nhân để giao việc phù hợp, chánh những xung đột. Kiểm soát: Sau khi đã đề ra được mục tiêu, lập được kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức, hệ thống sẽ được đưa vào hoạt động. Nhà quản trị cần phải kiểm soát quá trình hoạt động của tổ chức. Chức năng này bao gồm việc xác định thành quả, so sánh thành quả đạt được với mục tiêu đề ra để tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai lệch nhằm đảm bảo tổ chức đang đi đúng kế hoạch đề ra. II.Tổng quan về công ty MicrosoftBill Gate 1. Tóm tắt về Microsoft Microsoft là một tập đoàn Công nghệ máy tính đa quốc gia đứng đầu thế giới của Mỹ do Bill Gates làm chủ tịch, với số nhân viên là 89.000 người tại 102 quốc gia và tổng doanh thu năm 2010 đạt 62,484 tỷ USD. Tập đoàn này phát triển, gia công, và cấp bản quyền cho các phần mềm phục vụ trong máy tính. Trụ sở chính của Microsoft đặt tại Redmond, Washington, Mỹ. 2 Các sản phẩm bán chạy nhất của Microsoft bao gồm các hệ điều hành Microsoft Windows và bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office. Đó là những sản phẩm rất nổi tiếng trong thị trường phần mềm cho máy tính cá nhân, chiếm thị phần lên đến 90%. Sự hình thành và phát triển của Microsoft gắn liền với sự hình thành và phát triển của công nghệ phần mềm dưới sự lãnh đạo của Bill Gate và Paul Allen. Sản phẩm đầu tiên của họ là phần mềm trình biên dịch BASIC interpreters cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cho đến ngày nay, Microsoft vẫn giữ được thị phần trong thị trường đầy tiềm năng này. Microsoft cũng có một chỗ đứng trong các thị trường khác bên cạnh thị trường hệ điều hành và phần mềm văn phòng, như mạng truyền hình cáp MSNBC, cổng Internet MSN, và bộ từ điển bách khoa đa phương tiện Microsoft Encarta. Microsoft cũng kinh doanh hai dòng sản phẩm phần cứng máy tính là Microsoft mouse và xâm nhập vào thế giới giải trí gia đình như Xbox, Xbox 360, Zune và MSN TV. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ban lãnh đạo Microsoft luôn có những bước đi đón đầu xu hướng phát triển trong lĩnh vực phần mềm và giải trí, nhờ đó đã đạt được thành công như ngày hôm nay. 2. Bill Gates Tên thật là William Henry Bill Gates III, sinh ngày 28/10/1955, là doanh nhân người Mỹ, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft. Luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Trong sự nghiệp với Microsoft, Bill Gates vừa là CEO vừa là kỹ sư trưởng của tập đoàn. Gates rất giỏi trong việc phát hiện ra những công trình của người khác và biến đổi nó theo những ý tưởng mới của mình. Sản phẩm của họ luôn đi đầu thế giới về công nghệ và chiếm thị phần cao trên thị trường. Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề quản lý chủ yếu của Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ, sản phẩm mới. Trong quá trình phát triển, Microsoft cũng chịu nhiều đơn kiện từ các đối thủ cạnh tranh vì chiến lược độc quyền của công ty. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã tham gia rất tích cực cho các tổ chức từ thiện và nghiên cứu khoa học. III. Phân tích công tác quản trị của Bill Gates tại Microsoft 1. Hoạch định 3 1.1 Năm 1976, Bill Gate thôi học Harvard Sau khi đọc bài báo trên tạp chí Popular Electronics số tháng 1, 1975 về khả năng của máy Altair 8800, Gates đã liên lạc với công ty đã sáng chế ra chiếc máy này là Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS), để công ty này có thể mời ông và những người khác làm việc với chiếc máy trên nền tảng trình thông dịch BASIC. Thực tế, Gates và Allen đã không được tiếp xúc với máy Altair và họ đã không viết mã chương trình cho nó; hai người chỉ muốn thử xem công ty MITS có muốn họ cộng tác hay không. Giám đốc MITS là Ed Roberts đồng ý cho họ sử dụng phiên bản demo, và chỉ trong vài tuần họ đã phát triển chương trình giả lập máy Altair chạy trên một máy tính mini, và sau đó là ngôn ngữ BASIC. Cuộc thử nghiệm chiếc máy đã diễn ra tại trụ sở của MITS Albuquerque đã thành công và kết quả là một bản thỏa thuận với MITS để công ty phân phối trình thông dịch dưới tên gọi Altair BASIC. Paul Allen được mời làm việc cho MITS, và Gates đã không có mặt trường Harvard để tới làm việc cùng Allen MITS tại Albuquerque vào tháng 11 năm 1975. Họ đặt tên cho sự hợp tác giữa hai người là "Micro-Soft" và trụ sở đầu tiên của công ty đặt Albuquerque. Cũng trong năm này, dấu gạch ngang đã được bỏ ra khỏi tên của công ty, và vào ngày 26 tháng 11 năm 1976, thương hiệu "Microsoft" đã được đăng ký tại Văn phòng bang New Mexico. Do đó mà Gates không thể hoàn thành khóa học tại Harvard được. BASIC của Microsoft được phổ biến trong giới đam mê máy tính, nhưng Gates đã phát hiện ra rằng bản sao chép trước khi phần mềm được đưa ra thị trường đã bị rò rỉ ra cộng đồng và nhanh chóng nó được sao chép và phân tán. Tháng 2 năm 1976, Gates viết "Lá thư mở đến những người đam mê máy tính" trong chuyên san của MITS nói rằng MITS không thể tiếp tục sản xuất phần mềm, phân phối, và duy trì chất lượng cao của phần mềm mà không trả phí cho ông. Lá thư này không được nhiều người đam mê máy tính biết đến nhưng Gates vẫn khăng khăng tin rằng công ty phải trả khoản phí do ông đòi hỏi. Microsoft tách ra khỏi MITS vào cuối 1976, công ty tiếp tục phát triển các ngôn ngữ lập trình cho các hệ máy khác nhau. Ngày 1 tháng 1 năm 1979, công ty chuyển trụ sở từ Albuquerque đến Bellevue, Washington. Những năm đầu của Microsoft, mọi nhân viên trong công ty cũng phải kiêm luôn hoạt động kinh doanh của nó. Gates giám sát khâu kinh doanh đến từng chi tiết, nhưng vẫn tiếp tục tham gia viết mã chương trình. Trong 5 năm đầu, cá nhân ông thường đánh giá từng dòng lệnh trong các phần mềm đóng gói của công ty, và thường viết lại từng phần của chúng cho đến khi ông thấy phù hợp. Vậy hoạch định của BillGate là gì? Mục tiêu ông đặt ra là thành lập một công ty về phần mềm máy tính do chính ông quản lý. Ông không có kế hoạch học tập cụ thể và mục tiêu trường Đại học Harvard mà ông lại dành nhiều thời gian 4 cho việc nghiên cứu máy tính, phần mềm. Ông vẫn liên lạc với Paul Allen, cùng tham gia vào Honeywell trong mùa hè năm 1974. Vào năm sau, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080, lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính.Ông đã nói quyết định này với bố mẹ ông, họ đã ủng hộ ông sau khi thấy được ông sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu lập nghiệp với công ty. Ông đã nhận ra được cơ hội trước mắt và đưa ra quyết định thôi học tại Harvard. Quyết định mang tính chiến lược của Bill Gate. Trong giai đoạn năm 1974 trở về sau là giai đoạn phát triển rất mạnh của ngành công nghiệp máy tính, đồng thời sự xuất hiện của các loại máy tính có bộ vi xử lý hiện đại đã đánh dấu bước ngoặt của ngành công nghệ thông tin. Và Bill Gates đã nhận định sự ra đời của máy tính MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080 là cơ hội để ông xây dựng các phần mềm hỗ trợ cho máy tính MITS và từng bước thành lập nên công ty của chính mình. Kế hoạch hành động của Bill Gates Gates đã liên lạc với công ty đã sáng chế ra chiếc máy này là Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS), để công ty này có thể mời ông và những người khác làm việc với chiếc máy trên nền tảng trình thông dịch BASIC từng bước làm quen với trình thông dịch BASIC làm cơ sở để phát triển các phần mềm mới trên trình thông dịch BASIC phổ biến ra toàn thế giới và đó là bước đầu trong sự nghiệp của Bill Gate – Sự ra đời của Microsoft. Hành động tiếp theo của Bill Gate là quyết định tách Microsoft ra khỏi MITS và phát triển độc lập cho tất cả các hệ máy tính khác nhau và mở rộng hoạt động của công ty ra toàn thị trường. Quản trị bằng mục tiêu Quản trị bằng mục tiêu là tiêu chí hàng đầu của Bill Gate.Bill Gate giám sát công việc kinh doanh của công ty đến từng chi tiết, chỉnh sửa từng dòng lệnh của các chương trình. Bill Gate đảm bảo các sản phẩm của công ty phải tốt nhất, đảm bảo uy tín và chất lượng và xây dựng hình ảnh Microsoft bước đầu trong ngành công nghiệp phần mềm. 1.2 Kế hoạch đạt được khẩu hiệu “Chúng tôi làm nên chuẩn mực” IBM đã chậm chân trên thị trường máy tính cá nhân. Thời điểm IBM quyết định tham gia thị trường máy tính cá nhân vào năm 1980 thì Apple, công ty đi tiên phong trong ngành kinh doanh máy tính để bàn, đã có giá trị thị trường là 100 triệu USD.Frank Cary, chủ tịch của IBM vào thời đó, đã ra lệnh cho nhân viên của mình sản xuất được máy tính cá nhân mang nhãn hiệu IBM trước tháng 8 năm 1981. Vì quá vội vã để kịp thời gian, các nhân viên chịu trách nhiệm dự án này đã phạm hai lỗi lầm cơ bản về măt kỹ thuật. Cả hai lỗi lầm này đều xuất phát từ một quyết định duy nhất là tìm kiếm nhà cung cấp bên ngoài công ty cho hai chi tiết cơ bản của loại máy tính mới, gồm có bộ vi xử lý vốn được coi là trái tim của máy 5 PC mới và hệ điều hành. Intel đã đồng ý cung cấp bộ vi xử lý và một công ty gần như vô danh đặt trụ sở tại Seattle đã đồng ý cung cấp hệ điều hành. Đứng trước cơ hội ngàn năm có một này, Bill Gates đã tận dụng triệt để nó. Điều mà IBM không thể nhìn thấy thì Gates lại thấy rất rõ. Ông cũng thừa hiểu rằng với tư cách của một công ty lớn mạnh, đứng đầu thị trường như IBM, yêu cầu bức thiết của họ là phải thiết lập một chuẩn mực chung, còn gọi là hệ nền, cho các ứng dụng phần mềm. Hệ nền đó là D- DOS một hệ điều hành đã có sẵn mà Gates mua lại từ một công ty khác, nhưng tại Microsoft nó được đổi tên thành MS- DOS. Gates luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ thị phần sản phẩm mà nó đang bước vào. Mục tiêu này được thể hiện mọi quyết định, trong mọi cuộc họp, trong mọi khâu từ phân tích, thiết kế đến sản xuất. Mục đính này đã cổ vũ mọi nhân viên Microsoft gắn kết với nhau tạo nên một lực lượng hùng mạnh. Để đạt được mục tiêu này, câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất luôn là:”Chúng ta cần làm gì để tăng thị phần lên”.Đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường là trên hết, Microsoft đã xác định một chính sách có thể gọi là:”sẵn sàng trả giá” gây rủi ro lợi nhuận “ để làm tăng thị phần của công ty”. Khi ngành công nghiệp PC bùng nổ, hàng ngàn đối thủ cạnh tranh mới nhảy vào thị trường. Hầu hết các công ty này đều phải sử dụng hệ điều hành MS-DOS và phải trả tiền cho Microsoft cho đặc quyền này. Đến cuối những năm 1970, Microsoft đã cấp phép sử dụng phần mềm của mình cho nhiều khách hàng, và bắt đầu làm việc với nhiều công ty máy tính hàng đầu khác. Điều này hoàn toàn với những mục đích của Bill Gates. Microsoft lúc đó đã bắt đầu thiết lập một chuẩn mực công nghiệp bằng phần mềm của mình đúng theo những gì mà Gates mong muốn. Lúc đó nhiều người làm việc trong ngành công nghiệp máy tính cho rằng xét trên quan điểm thuần túy kỹ thuật thì MS- DOS có một số nhược điểm nghiêm trọng. Ngược lại, máy tính của Apple phổ biến vì chúng dễ vận hành và thích thú trong sử dụng. Apple không muốn bất kỳ ai làm nhái máy tính của mình. Trong nhiều năm Apple cương quyết từ chối cấp phép điều hành phần mềm Apple cho những nhà sản xuất khác. Điều này có nghĩa rằng ai đó muốn sử dụng hệ điều hành “thân thiện với người dùng” của Apple người đó phải mua máy tính của Apple chứ không còn cách nào khác. Apple kinh doanh cả phần cứng lẫn phần mềm mặc dù những nhà quảncủa Apple thừa nhận rằng khách hàng ngày càng đánh giá phần mềm vô hình có giá trị hơn phần cứng hữu hình nhưng về mặt chiến lược họ vẫn không thể tách hai mảng này. Bill Gates đã nhìn thấy được vấn đề mà người quản lý cùng thời đại ông không nhìn nhận được, ông đã đặt nền móng của Microsoft trên bệ phóng mang tên IBM. Mặc dù, phần mềm của Apple có nhiều ưu điểm hơn nhưng Apple đã không biết nắm bắt cơ hội, không bán bản quyền cho các công ty phần mềm 6 khác và họ đã đánh mất cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Gates đã nắm bắt được cơ hội này, một mặt ông mở rộng thị trường nhờ IBM, mặt khác ông bán phần mềm của mình cho các công ty khác. 2. Tổ chức 2.1 Phương châm “Đoàn kết là sức mạnh” Trong công ty thường tổ chức những buổi họp, sinh hoạt chung với mục đích duy nhất là giải trí, và đó đã diễn ra nhiều trò chơi như những cuộc đấu gươm giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn. Mọi người đều cùng cười vui với nhau, mọi người đều có điều gì đó để nói về những ngày sắp tới, tham dự vào những sự kiện chung là một phần chủ chốt để xây dựng nên tinh thần của toàn công ty bên trong tổ chức. Phần lớn những cuộc chơi này đều kết thúc với một bữa tiệc với những thức ăn tươi ngon. Điều này tạo điều kiện để nói chuyện với nhau và xây dựng nên tinh thần nhóm. Chạy quanh và bắn bóng hay súng phun nước trong các phòng hoặc làm một cái gì đó thú vị là chuyện bình thường công ty. Những người đang làm việc cũng cảm thấy vui vẻ. Mọi người làm theo cách của riêng mình nên những việc họ làm nói chung khó có thể tìm thấy được đâu khác nữa. 2.2 Sự liên kết của các nhóm nhỏ năng động Microsoft được nói đến như là một công ty độc quyền khổng lồ sẵn sàng nuốt chửng những gì nó gặp phải trên đường tiến. Tuy nhiên, do quy mô lớn, các công ty loại này thường kém năng động hoặc chậm thay đổi để thích nghi với thị trường hơn các công ty nhỏ, dẫn tới việc các công ty lớn thường trì trệ, tăng trưởng chậm. Microsoft lại một ngoại lệ, mặc dù có quy mô khá lớn nhưng tốc độ tăng trưởng lại như những công ty nhỏ. Vậy bí quyết nắm đâu? Rõ ràng là nếu coi hiệu suất công việc là quan trọng thì làm việc theo nhóm nhỏ là cách tổ chức tốt nhất. Các nhóm nhỏ thường có rất nhiều sáng tạo trong công việc, đổi mới công nghệ, cải tiến để làm tăng hiệu suất chung. Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với công việc lại rất dễ dàng đổi mới khi cần thiết. Vì vậy, Microsoft được tổ chức như là tập hợp các nhóm làm việc nhỏ gọn. Công ty dành mọi ưu tiên tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm. Trong công ty chỉ có vài bộ phận như bộ phận làm nhiệm vụ thư tín-điện thoại, thông tin quảnhay trung tâm quảng cáo, luật để đảm bảo sự hiện diện của công ty như một bức tranh thống nhất. Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành, theo dõi sự phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ. Công ty cũng quản lý các dự án theo nghĩa trong khi từng nhóm kiểm soát công việc của mình trong dự án thì nó cũng nằm cả trong một chiến lược lớn của công ty. Công ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ, đấy chính là một bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng của Microsoft. 7 2.3 Nói không với chủ nghĩa hình thức Microsoft thực thi một nguyên tắc là đừng bao giờ tạo ra một quy định nếu như người ta không định tuân theo. Các quy tắc được đề ra không nhiều, vì vậy các nhân viên đều có thể nhớ hết và tuân thủ chúng. Từ nhận thức, các cuộc họp thường làm hao mòn hiệu suất lao động lớn nhất, việc tổ chức các cuộc họp Microsoft được cân nhắc hết sức cẩn thận. Các cuộc họp được tổ chức đều có trọng tâm, tập trung vào những vấn đề chủ chốt và không sa lầy vào những chi tiết không quan trọng hoặc đi lang thang khắp mọi vấn đề không mấy liên quan. Hiếm khi người ta phải dự một cuộc họp tại Microsoft mà lại cảm thấy phí thời gian. Nhiều cuộc họp đáng ra phải tổ chức đã được xoá bỏ, bởi việc sử dụng một cách hiệu quả hệ thống e-mail và mạng nội bộ. Có thể nói, đó là dòng máu sống của Microsoft. Qua e-mail và các trang Web, thông tin được thông suốt trong công ty, từ người này tới người khác, từ một người tới mọi người. Phần lớn những vấn đề nhỏ và cả nhiều vấn đề quan trọng đã được quyết định nhờ e-mail. Trong cuốn sách Kinh doanh theo tốc độ tư duy mới đây của mình, Bill Gates đã đặt nguyên tắc đầu tiên của việc áp dụng công nghệ thông tin trong một công ty lớn là : “Triệt để sử dụng e-mail cho truyền thông”. Bill cho rằng, e-mail là một thành phần then chốt của khái niệm “Hệ thần kinh số”, e-mail đã san bằng mọi kiến trúc đẳng cấp của một tổ chức. Nó khuyến khích các nhà quản lý học cách nghe nhiều hơn. Cả việc tiếp xúc với khác hàng cũng vậy, e-mail và các trang Web là những phương tiện tin cậy, hiệu quả và mau chóng nhất. Tại nhiều công ty ta thường thấy một phong cách quản lý thông tin, chia sẻ thông tin chủ yếu dựa trên quyền lực, địa vị. Mọi người giữ thông tin khư khư cho bản thân mình và để nó nhỏ giọt ra chút ít chỉ khi tuyệt đối cần thiết. Microsoft làm điều ngược lại. Mọi người đây phát tán các báo cáo tiến độ, các lịch biểu thiết kế ứng dụng một cách rộng rãi nhất có thể được. Thông tin này được theo dõi và được bổ sung khi có yêu cầu. Nếu nhân viên tại Microsoft không phát tán thông tin thì người khác sẽ cho rằng thông tin đó không tồn tại hoặc nhân viên đó che dấu những thông tin xấu. Ðiều này làm cho hệ thống thông tin thông suốt, hiệu quả hơn nhiều và loại bỏ đi các mức độ quan liêu mà việc bảo vệ thông tin đòi hỏi. Có thể nói, mẫu hình doanh nghiệp Microsoft thực sự là mẫu hình kinh tế thành công chói lọi của thếkỷ XX. Sự sáng suốt, tầm nhìn trí tuệ và những bài học quảncủa Microsoft, Bill Gates có thể ví như một "ngọn hải đăng" soi rọi cho hoạt động kinh doanh trong bất kỳ ngành nào. 3. Điều khiển 3.1 Phong cách quản lý theo kiểu “ Gates “ 8 Bill Gates đã thự hiện cách quảncủa mình không giống bất kì một công ty phần mềm nào. Theo G.Pascal Zachary – tác giả cuốn sách nói về việc thực hiện hệ điều hành Windows NT, phong cách quảncủa ông không theo kiểu Mỹ (chủ nghĩa cá nhân) cũng không theo kiểu Nhật (dựa trên sự đồng thuận của tập thể). Nó là một sự hoà hợp, đa phong cách, đã tạo ra nhiều cuộc chiến tranh , nhiều mâu thuẫn và xung đột không bao giờ chấm dứt. Cuộc chiến này đã tạo ra những người có “cái đầu cánh quạt chân vịt” được xem là bộ óc của công ty, chịu sự quảncủa những thành viên Microsoft cấp cao hơn, Gates nói: “Đó là những người siêu thông minh, họ đã trưởng thành qua công việc. Dó là một nhóm vô cùng kỳ lạ. Không người nào trong số họ tìm cách thúc đẩy hoặc quan tâm đến tước vị, thậm chí ngay cả việc họ được người đời nhìn nhận như thế nào, họ cũng không cần biết” Sự tư duy và sáng suốt Bill Gates ông gần như được thách thức trên từng chặng đường phát triển của Microsoft. Ông đã sản sinh ra 1200 triệu phú và một số nơi còn ước tính rằng con số này có thể lên đến 3000 người. Đây là những người phù hợp với phong cách lãnh đạo của ông. Nếu họ không được đánh giá là người có cái đầu cánh quạt chân vịt thì họ sẽ không phù hợp với công việc phú quý của Microsoft. Chính nhờ mức độ sâu lắng của những tài năng thực thụ này mà vào năm 1992, Gates đã bộc lộ rằng Microsoft khác hẳn so với các công ty khác: “Tôi đảm bảo với quý vị rằng sự hưng thịnh của Microsoft được đặt trong tay 20 người giỏi nhất của công ty này. Nếu họ ra đi, Microsoft sẽ chẳng là gì cả” Sự thành công của Microsoft dựa trên những nhân viên tận tâm, những người tuyệt đối tin vào lãnh đạo uy tín của họ. Chuyên gia phân tích Winkler – thuộc tổ chức Gratner Group đã xác nhận: “ Bill bảo họ làm bất cứ việc gì là họ làm ngay, họ tin vào anh ta. Trong quá khứ anh ta chưa bao giờ làm họ thất vọng cả. Có một điều đã trở thành văn hoá của công ty là ‘Bill luôn luôn đúng’ “ . Tuy cách quảncủa ông được xem là khắc nghiệt đối với con người Microsoft nhưng nó đã tạo nên những nhân viên biết suy nghĩ, biết sáng tạo và biết làm chủ chính bản thân. 3.2 Bill Gates là “người cầm lái vĩ đại” Bill Gates luôn tham gia vào mọi quyết định mang tính chiến lược và vấn đề quản lý chủ yếu Microsoft cũng như giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công nghệ, sản phẩm mới. Bill kiểm soát công ty sát sao hơn bất cứ sự kiểm soát của một giám đốc điều hành một công ty lớn nào khác. Hàng tháng, lãnh đạo của các nhóm dự án và lãnh đạo riêng của từng dự án trao đổi e-mail để báo cáo về hiện trạng của từng dự án và những vấn đề nổi lên của nó. Mẫu báo cáo hàng tháng có định dạng sẵn và xoay quanh việc làm nổi lên hai vấn đề đáng quan tâm nhất: hiện trạng của dự án và những vấn đề phát sinh. 9 Microsoft, sáng thứ bẩy hàng tuần, Bill thường dành ít nhất một tiếng mời các vị phó chủ tịch đến, nghe trình bày và “thọc” vào các chi tiết của từng dự án. Bill đặc biệt rất quan tâm về các hiệu suất công việc. Bill giữ được kiểm soát tới từng bộ phận thông qua các phó chủ tịch công ty. Hàng năm, toàn thể công ty Microsoft được chở tới tụ tập những nơi có sân khấu biểu diễn bằng những chuyến xe buýt để vui vẻ nói chuyện với nhau về những vấn đề lớn nhất của công ty như mục tiêu chiến lược và chiến thuật thực hiện của Microsoft do Bill Gates trực tiếp diễn giảng. Các thành viên của nhóm cũng thoải mái thảo luận xem xét sắp tới nhóm mình sẽ đi về đâu. Nó tuy là những cuộc họp nhưng “không buồn ngủ” vì Bill nói chuyện rất vui và sâu sắc. Sau những buổi vui như vậy, mọi người đều hiểu hơn về tầm nhìn xa trông rộng của Bill Gates. Có những cuộc họp của Bill chỉ là để Bill biết thêm về một dự án hay một vấn đề đặc biệt. Những cuộc họp này mang tính chất trực tiếp, tập trung và thẳng thắn đôi khi có những tranh luận kịch liệt. Bill nói chuyện trực tiếp với chính người thực hiện dự án, kể cả những chi tiếp lập trình. Đặc biệt là Bill có thể nhớ tất cả về cuộc họp đã từng diễn ra trước đó. Để tiếp xúc với Bill bạn phải sắc sảo cả về kỹ thuật lẫn kinh doanh. Đôi khi để tiếp xúc thực tế, Bill tạt ngẫu nhiên thăm các nhóm làm việc để nhận thêm những hình ảnh chi tiết về một dự án và phỏng vấn tốt nhất về dự án, tham dự vào nhận tin của từng cá nhân. Bill có thể xuất hiện, bất kỳ lúc nào là một nhắc nhở với mỗi nhân viên Microsoft rằng Bill sẽ luôn bên bạn. Tại Microsoft, những nhân viên điều hành khác cũng có những cách làm việc tương tự như phong cách của Bill. Điều này nói lên rằng với Microsoft bức tranh diễn ra hiện tại và tương lai với giới lãnh đạo là rất rõ ràng và sáng sủa. Bill và các quan chức điều hành cấp cao khác đều là những người có các trang Web riêng của mình. Mọi người làm việc trong công nhiều năm đều có thể gửi e-mail cho Bill và anh sẽ hành động theo những e-mail này khi cảm thấy cần thiết. Điều này có nghĩa là Bill có mặt khắp mọi nơi, mọi lúc, thường xuyên nhận được mọi thông tin cần thiết cho công việc điều hành và ra quyết định đúng lúc của mình. 3.3Tuyển dụng những người rất thông minh Nhận thức được tầm quan trọng cực kỳ to lớn của con người Microsoft, ngay những ngày đầu mới lập công ty cho đến lúc đỉnh cao hưng thịnh, ông đã rất kỹ lưỡng sát sao chọn lựa những con người thật thông minh và có tài. Ông nhất định phải tìm kiếm và tuyển dụng những người thông minh nhất trong ngành công nghiệp máy tính, và nếu có thể thì luôn chọn những tài năng sáng chói nhất. Bởi vì tài sản lớn nhất của Microsoft là bộ não của Bill Gates và nhân viên của ông: 10 . TÌM HIỂU NHỮNG NÉT HAY CỦA BILL GATES TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ Ở MICROSOFT I. Tổng quan về quản trị 1. Tổng quan về quản trị Quản trị ra đời. thuật của quản trị đó là việc áp dụng những kiến thức quản trị 1 vào những tình huống quản trị một cách khéo léo, sáng tạo, nó đòi hỏi nhà quản trị phải

Ngày đăng: 25/12/2013, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan