1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNN

80 549 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 521 KB

Nội dung

Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNN

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hoà nhịp với sự phát triển của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang tiếnnhững bước vững chắc Sau một số năm tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiềuhướng giảm sút thì đến năm 2000 tỉ lệ này đã tăng lên cùng với sự phát triểnkhả quan của nền kinh tế.

Đạt được những thành tựu này không thể bỏ qua vai trò cực kỳ quantrọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam Với tư cách là một trung gian tàichính trong nền kinh tế, ngân hàng đã điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơithiếu, ngoài ra ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các hoạtđộng thương mại : bảo lãnh, tài trợ ngoại thương, thanh toán quốc tế Hệthống ngân hàng trung ương cùng với các Ngân hàng Thương mại thực sự là“bà đỡ” của nên kinh tế.

Là một trong bốn trụ cột của hệ thống Ngân hàng Thương mại quốcdoanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đem lại sự thayđổi lớn lao cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nóichung.

Cùng với đóng góp của hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Từ Liêm- một chi nhánh làm ăn có hiệu quả của chi nhánh ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng có sự chuyển biến rõrệt Dư nợ cùng với cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước Điều đó chứngtỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt.

Trang 2

Nằm trên địa bàn có nhiều triển vọng phát triển trong những năm sắp tới(thị trấn Cầu Diễn), ban lãnh đạo ngân hàng luôn trăn trở một điều là làm saohoạt động của ngân hàng luôn đáp ứng được sự phát triển đó Do đó vấn đềđược đặt ra là : để mở rộng hoạt động kinh doanh, thoả mãn tốt nhất nhu cầukhách hàng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thì ngân hàngphải không ngừng nâng cao chất lượng công tác huy động vốn - cơ sở làm ratăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

Sau một thời gian thưc tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Từ Liêm, nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối

với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Các

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Từ Liêm“ làm khoá luận tốt nghiệp của

Chương I : Một số vấn đề chung về công tác huy động vốn ở Ngân hàngThương mại.

Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Từ Liêm.

Chương III : Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn

Trang 3

Đề tài nghiên cứu là một vấn đề phong phú Trong thời gian thực tập tạingân hàng em vẫn còn những hạn chế nhất định, cho nên bản khoá luận nàykhông tránh khỏi những khiếm khuyết Em rất mong sự tham gia góp ý củacơ quan thực tiễn, các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁCHUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

IINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG:

1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại:

Sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đờicủa thị trường tài chính - tài chính trực tiếp và các trung gian tài chính - tàichính gián tiếp Các trung gian tài chính tiêu biểu là các Ngân hàng Thươngmại với chức năng chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm từ người thừa vốn sangnhững đối tượng cần vốn, cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tếkhông ngừng phát triển.

Trang 4

Ở Việt Nam, hiện đang trong bước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các Tổ chức tín dụng trong đó có cácNgân hàng Thương mại đã được thành lập để kinh doanh tiền tệ - tín dụng.Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam có đưa ra các khái niệmsau:

“ Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp được thành lập theo quy địnhcủa luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiềntệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cungứng các dịch vụ thanh toán.”

“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạtdộng ngân hàng và các hoạt dộng kinh doanh khác có liên quan Theo tínhchất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm có Ngân hàngThương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách,ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.”

2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại :

2.1 Chức năng trung gian tài chính:

Đây là chức năng đặc trưng nhất của các Ngân hàng Thương mại, các tổchức tài chính và các công ty bảo hiểm Ngân hàng Thương mại nhận tiềngửi và cho vay chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầutư Người có tiền dư thừa có thể thực hiện các công việc tài chính như : cổphiếu, trái phiếu, chứng khoán của chính phủ và công ty trực tiếp qua trungtâm tài chính Tuy nhiên, Tài chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiệu quả

Trang 5

tư thiếu thông tin chính xác về nhau, hay chi phí giao dịch quá lớn và do đórủi ro đầu tư là tương đối cao.

Chính vì những hạn chế đó các trung gian Tài chính đã ra đời và pháttriển rất nhanh, điển hình là các Ngân hàng Thương mại Với mạng lưới giaodịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạtđộng ngày càng phong phú và chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực, Ngân hàngThương mại đã thực sự bổ sung được các hạn chế của Tài chính trực tiếp, gópphần nâng cao hiệu quả của quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế thịtrường

2.2 Chức năng tạo tiền và huỷ tiền

Tạo tiền và huỷ tiền là hai chức năng cực kỳ quan trọng của các Ngânhàng Thương mại Các chức năng này được thực hiện thông qua các hoạtđộng tín dụng và đầu tư của các Ngân hàng Thương mại trong mối quan hệvới Ngân hàng Trung ương đặc biệt là trong quá trình thực thi chính sách tiềntệ, mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, tạo sự tăngtrưởng kinh tế và tạo được nhiều việc làm Do đó khối lượng tiền cung ứngphải vừa đủ và không được phép vượt Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh, tấtyếu sẽ xảy ra lạm phát và gây ra những hậu quả xấu mà nền kinh tế phải gánhchịu Khối lượng tiền được điều tiết qua các Ngân hàng Thương mại là :

Trong đó

D : khối lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng Thương mại R : số lượng tiền ban đầu ngân hàng phát hành

1R.D 

Trang 6

Các Ngân hàng Thương mại hoạt động như một kênh dẫn để thông quađó tiền cung ứng được tăng lên hay giảm xuống nhằm đạt được các mục tiêuquan trọng nói trên.

Sức mạnh của hệ thống Ngân hàng Thương mại nhằm tạo tiền mang ýnghĩa kinh tế to lớn Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết chosự phát triển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chẵc Nếu tín dụng ngânhàng không tạo được tiền để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trìnhsản xuất và những hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp sản xuấtkhông thực hiện được và nguồn tích luỹ từ lợi nhuận, các nguồn khác sẽ bịhạn chế Cho nên nói tạo tiền và huỷ tiền là chức năng vô cùng quan trọng củacác Ngân hàng Thương mại.

2.3 Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán

Cùng với sự phát triển của các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là côngnghệ ngân hàng, các phương tiên thanh toán cho ngân hàng cung cấp ngàycàng đa dạng, phong phú và rất thuận tiện cho khách hàng: các loại sécchuyển tiền, chuyển khoản, thẻ tín dụng, card điện tử Sự xuất hiện cácphương tiện thanh toán này tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp tronggiao dịch thương mại, mua bán hàng hoá an toàn, nhanh chóng và chi phíthấp

2.4 Chức năng cung cấp các dịch vụ môi giới, bảo lãnh, tài trợ ngoại thương

Các Ngân hàng Thương mại ngày nay thường cung cấp các dịch vụ chokhách hàng, bên cạnh đó họ cũng tư vấn cho khách hàng Do nhu cầu phát

Trang 7

triển của nền kinh tế, các ngân hàng mở rộng các hình thức phục vụ củamình : môi giới, mua bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh

3 Vị trí và vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng Thương mại

Bất cứ một Ngân hàng Thương mại nào cũng hoạt động với mục đíchchung là vì lợi nhuận và vì sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn Đâylà yếu tố không thể thiếu được để tiến hành và phát triển các hoạt động kinhdoanh.

Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động kinhdoanh của mình Bởi vì với đặc trưng hoạt động Ngân hàng Thương mại, vốnkhông chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanhchủ yếu của Ngân hàng Thương mại Chính vì vậy có thể nói vốn là điểm đầutiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng Do đó ngoài nguồn vốn ban đầucần thiết thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốntrong suốt quá trình hoạt động của mình.

Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác củangân hàng Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khốilượng tín dụng Các ngân hàng trường vốn sẽ có lợi hơn so với các ngân hàngnhỏ vì khả năng vốn của họ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vay trên thịtrường.

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh và đăm bảo uy tín của ngân hàngtrên thị trường Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏicác ngân hàng phải có uy tín cao, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thểhoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt

Trang 8

động cạnh tranh có hiệu quả vừa giữ chữ tín vừa nâng cao uy tín của ngânhàng

Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Khả năng vốn lớn làđiều kiện thuân lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụngvới các thành phần kinh tế Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng,doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽcó nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh Đồng thời vốn lớn sẽ giúp ngânhàng có đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường khôngchỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết

Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàngthì chức năng hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay”đã đặt ra chocác Ngân hàng Thương mại một vấn đề là: phải không ngừng chăm lo tới sựphát triển của nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Do đó, hiện nay cùng với công tác sử dụng vốn thì các ngân hàng cũngrất quan tâm đến công tác huy động vốn Cho nên công tác huy động vốn cóvai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàngThương mại.

II NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 1 Các hình thức huy động vốn

1.1 Phân loại theo thời gian huy động

1.1.1 Huy động vốn ngắn hạn

Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn để cho vay ngắn hạn thường

Trang 9

vốn huy động ( nếu ngân hàng thuộc khối phục vụ cho vay dân cư) : cho vayđể mua đồ sinh hoạt, cho vay tiêu dùng, cho vay vốn lưu động Do vậy nguồnvốn này được huy động với lãi suất thấp.

1.1.2 Huy động vốn dài hạn

Đây là hình thức ngân hàng để huy động để phục vụ hoạt động cho vaytrung và dài hạn, với thời hạn từ 1 năm trở lên Nguồn vốn huy động dài hạnđược sử dụng chủ yếu cho các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn như : đầutư chiều sâu cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, cải tiến sản phẩm, đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền côngnghệ Đây là khoản vốn huy động mà ngân hàng phải trả lãi cao.

1.2 Phân loại theo đối tượng

1.2.1 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước

Đây là lĩnh vực ngân hàng huy động được nhiều vốn nhất vì các đơn vịnày gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanhtoán của ngân hàng Giao dịch tiền tệ giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,cơ quan nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của họ.Do có sự đan xen giữa các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu tiềnmà trên tài khoản của các tổ chức này tại ngân hàng luôn tồn tại một số dưtiền gửi nhất định và trở thành một nguồn vốn có chi phí thấp giúp các ngânhàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đôi khi cả trung hạn Tuynhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này phụ thuộc rất nhiều vào quymô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 10

1.2.2 Huy động vốn từ các tầng lớp dân cư

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những khoản tiền dự phòng chonhững tiêu dùng và rủi ro trong tương lai Khi xã hội càng phát triển thì cáckhoản dự phòng càng tăng lên Nắm bắt được những đặc tính đó, các Ngânhàng Thương mại tìm mọi hình thức để huy động các khoản tiết kiệm này, vìnếu gom được chúng ngân hàng sẽ có một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứngnhu cầu vốn của nền kinh tế đồng thời thu được lợi nhuận.

1.2.3.Huy động vốn từ các ngân hàng khác và các tổ chức tài chính

Các hình thức huy động vốn nói trên đóng vai trò chủ yếu trong công táchuy động vốn của Ngân hàng Thương mại Tuy nhiên, trong tình hình kinhdoanh của các ngân hàng ngày nay, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đếnnguồn vốn có thể huy động được bằng cách vay các Ngân hàng Thương mạikhác thông qua thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng Các Ngân hàngThương mại là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanhtiền tệ, giống như những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, ởcác ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng thường xuất hiện tình trạng tạmthời thừa, thiếu vốn so với nhu cầu ở đầu ra của họ.

1.3 Phân loại theo các công cụ huy động vốn của ngân hàng

1.3.1 Huy động các tài khoản tiền gửi của khách hàng

Đây là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản nợ của các Ngân hàngThương mại Huy động tiền gửi là đặc trưng cơ bản trong kinh doanh của cácngân hàng Tiền gửi bao gồm :

Trang 11

Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiếnhành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chikhác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn vàthuận tiện Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hailoại tài khoản : tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai Đối với tàikhoản tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba được thựchiện bằng séc hay chuyển khoản Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư Nợcó lúc dư Có Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng dápứng nhu cầu tín dụng trong một thời gian nhất định

Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ màngân hàng phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tuy nhiên,trong mỗi ngân hàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tàikhoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của cácdoanh nghiệp làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản mà ngân hàngđược phép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh.

Là loại tiền được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận vềthời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng Như vậy, theo nguyên tắckhách hàng ký thác chỉ được rút ra khi đến hạn đã thoả thuận Đại bộ phậnnguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được kýthác với mục đích hưởng lãi Do đó, khác với tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãisuất có tác động rất lớn đến nguồn này Các Ngân hàng Thương mại nhận hailoại tiền gửi có kỳ hạn : tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (khi rút phảibáo trước) Về cơ bản, các khoản tiền có kỳ hạn không được sử dụng để tiến

Trang 12

hành thanh toán như các tài khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai.Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và cólãi suất cao.

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiềngửi tiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụngphần lớn tồn khoản vào kinh doanh Để tăng cường khả năng huy động nguồnnày, trước hết các Ngân hàng Thương mại thường áp dụng nhiều kỳ hạn khácnhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau.Mỗi kỳ hạn ngân hàng thường áp dụng một mức lãi suất tương ứng, vớinguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao

Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửitiết kiệm đứng ở vị trí thứ hai về mặt số lượng Tiền gửi tiết kiệm là khoản đểdành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kkỳ.Tiền gửi tiết kiệm gồm có : tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút rabất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trảcho người khác.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền có sự thoả thuận vềthời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn.

1.3.2 Huy động vốn qua thị trường

Các Ngân hàng Thương mại còn tăng cường nguồn vốn bằng cách vay

Trang 13

Ngân hàng Thương mại Các hình thức này ngày càng phổ biến và mang lạinhững kết quả tốt

Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động vốn rấtcơ động và thoáng Bằng các công cụ này các ngân hàng có thể tạo ra mộtkhối lượng vốn lớn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhucầu vốn cấp bách Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát Cáctrái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng được phát hành ra vừa có tác dụng duy trì khốilượng huy động vừa có tác dụng chống lạm phát Các Ngân hàng Thương mạiphải trả lãi suất cao hơn cho các hình thức huy động này so với lãi suất tiềngửi huy động Như vậy, khi thực hiện huy động vốn dưới các hình thức này,các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động,mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động vốn Vốn này chỉ được huyđộng trong một thời gian nhất định, khi đã đủ khối lượng vốn theo dự kiếncác ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái phiếu.

các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương (huy động thông qua cáchình thức vay vốn khác trên thị trường ):

Các Ngân hàng Thương mại khi xuất hiện trên thị trường để vay vốnthường do một số nguyên nhân cấp thiết như thiếu hụt dự trữ tại ngân hàngtrung ương, thiếu tiền mặt nên ngoài việc phát hành phiếu nợ, các Ngânhàng Thương mại có thể đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng tại những khoảndự trữ tại ngân hàng trung ương hoặc phát hành RPs thoả thuận mua lại Đâylà các khoản mua bán chứng khoán mà Ngân hàng Thương mại đang kinh

Trang 14

doanh bờn tài sản Cú đối với cỏc tổ chức trung gian tài chớnh khỏc Thời hạnvay mượn giữa cỏc Ngõn hàng Thương mại rất linh hoạt cú thể ớt ngày cũngcú thể dài hạn phự hợp với nhu cầu về vốn của Ngõn hàng Thương mại trongtừng giai đoạn cụ thể.

Trong trường hợp vốn vay trờn tiếp tục khụng đỏp ứng được đủ nhu cầusử dụng của Ngõn hàng Thương mại thỡ Ngõn hàng Thương mại sẽ đi vay củangõn hàng trung ương Trong quan hệ với ngõn hàng trung ương, cỏc Ngõnhàng Thương mại đúng vai trũ là khỏch hàng thường xuyờn và ngõn hàngtrung ương với tư cỏch là ngõn hàng của cỏc ngõn hàng đồng thời là người“cứu cỏnh cuối cựng” đối với cỏc Ngõn hàng Thương mại.

2 Cỏc tiờu chớ đỏnh giỏ hiệu quả cụng tỏc huy động vốn:

Điểm khỏc nhau cơ bản trong nguồn vốn của Ngõn hàng Thương mạivới cỏc doanh nghiệp phi tài chớnh là: Ngõn hàng Thương mại kinh doanhchủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế cũn cỏc doanh nghiệp khỏchoạt động dựa trờn vốn tự cú là chớnh Vỡ vậy đỏnh giỏ hiệu quả cụng tỏc huyđộng vốn là cụng tỏc khụng thể thiếu trong nghiờn cứu nguồn vốn của cỏcngõn hàng.

Khi đỏnh giỏ hiệu quả cụng tỏc huy động vốn, cỏc nhà nghiờn cứuthường tập trung vào một số tiờu chớ sau đõy:

 Tỉ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toỏn:

Tỉ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán = Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán .100%

Trang 15

Cỏc Ngõn hàng Thương mại phải chấp hành tỷ lệ này nhằm đảm bảo antoàn cho cỏc khoản huy động Ngõn hàng nào cú tỷ lệ này đỳng theo quyđịnh chứng tỏ ngõn hàng đú rất coi trọng cụng tỏc huy động vốn bởi vỡ bờncạnh huy động vốn - mục tiờu của ngõn hàng thỡ ngõn hàng cũng đảm bảođược an toàn cho khỏch hàng, tạo được tõm lý yờn tõm cho khỏch hàng khihọ “gửi gắm ” tiền cho ngõn hàng.

Sở dĩ cỏc ngõn hàng phải chấp hành tỷ lệ này vỡ khụng phải cỏc khoảnhuy động nào cũng cú tớnh ổn định, cỏc ngõn hàng phải cú khả năng thanhtoỏn để đảm bảo cho cỏc nhu cầu rỳt tiền mặt bất thường của khỏch hàngnhằm khụng ảnh hưởng đến khả năng thanh toỏn của ngõn hàng, từ đú gúpphần làm ổn định nguồn vốn kinh doanh của ngõn hàng, đảm bảo an toàn chohoạt động kinh doanh ngõn hàng.

 Tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm bỡnh quõn đầu người :

Để đỏnh giỏ mức độ huy động được từ dõn cư, ta xột hệ số

Nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn đạt kết quảtốt, bởi vỡ ngõn hàng đó tỏc động vào ý thức tiết kiệm, ý thức gửi tiền vàongõn hàng và đó thu hỳt được một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dõn cư đểphục vụ cho sự nghiệp phỏt triển kinh tế.

 So sỏnh nguồn vốn huy động và việc sử dung vốn:

Nếu một Ngõn hàng Thương mại cú nguồn sử dụng vốn tương xứng vớinguồn vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đó được sử dụng cú hiệu

Tổng số tiền gửi tiết kiệm của địa bànTổng số dân c của địa bàn

Trang 16

quả và cụng tỏc huy động vốn của ngõn hàng đó thành cụng Bởi vỡ phần lớnthu nhập từ hoạt động sử dụng vốn sẽ bự đắp phần nào chi phớ huy động vàđem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngõn hàng Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽthỳc đẩy hoạt động huy động vốn Cho nờn khi đỏnh giỏ hiệu quả hoạt độngcủa cụng tỏc huy động vốn người ta thường xem xột đến cụng tỏc sử dụng vốncủa ngõn hàng đú.

 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:

Sự phỏt triển của cỏc ngõn hàng đều tập trung vào mục tiờu lợi nhuậnvà tăng trưởng dư nợ Để tăng trưởng được dư nợ thỡ ngõn hàng phải mở rộngdoanh số cho vay và điều này cú liờn quan đến nguồn vốn kinh doanh củangõn hàng lớn hay nhỏ Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huyđộng vốn Nếu huy động vốn cú hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh,tăng doanh số cho vay, tăng lợi nhuận Điều đú cũng cú nghĩa là nguồn vốncủa ngõn hàng đưcợ bổ sung như thế nào tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt độnghuy động vốn của ngõn hàng đú

- Chỉ tiờu đỏnh giỏ cơ cấu cỏc khoản huy động:

Mỗi loại tiền gửi cú cỏc yờu cầu khỏc nhau về chi phớ, thanh khoản,thời hạn Do đú, việc xỏc định rừ cơ cấu vốn huy động sẽ giỳp cho ngõn hànghạn chế rủi ro cú thể gặp phải và tối thiểu hoỏ chi phớ đầu vào.

Cơ cấu các khoản huy động = Số d từng khoản huy độngTổng vốn huy động

Trang 17

Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với cáckhoản vốn có tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huyđộng Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động cóthời hạn dài Chi phí huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm Đểcó được chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phảixem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất Trong thực tế các khoản huyđộng từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có tính ổn định tương đối cao, chiphí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Cho nên đểđẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn thì các ngân hàng phải tìm cáchnâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động củamình Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất tiềm tànggiúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn:

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ kinh doanhtruyền thống của các ngân hàng Nó có ý nghĩa quan trọng với hoạt động củabất cứ Ngân hàng Thương mại nào vì nó cung cấp vốn cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng Do đó để nghiệp vụ này mang lại kết quả cao nhất thìbên cạnh việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng huy động vốn, cácNgân hàng Thương mại cũng phải xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác huy động vốn, để tìm cách hạn chế chúng.

3.1 Nhóm nhân tố khách quan:

Trang 18

Xu hướng hiện nay của các Ngân hàng Thương mại ở các nước pháttriển là đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khu vực dân cư, nơi mà tầnglớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng, có nhiều tiền nhàn rỗi và tỷ lệ tiềngửi tiết kiệm ở các nước này chiếm một tỷ trọng khá cao trong vốn huyđộng( thường là : 80%) Đây là lượng tiền tạm thời nhàn rỗi có được trongdân cư và ngân hàng có thể dùng cho vay Thực tế đã chứng minh : nếu quốcgia nào có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô và chất lượng công tác huy động vốncủa ngân hàng sẽ tăng lên và do đó công tác tín dụng cũng rất phát triển.

Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dâncư, có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tănglên Tuy nhiên khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễdàng Do vậy, muốn dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sáchlãi suất thích hợp cùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng

Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hay có nguy cơxuất hiện lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiết kiệm, họ thíchtích trữ vàng, hoặc ngoại tệ mạnh như đô la, với kỳ vọng là bảo toàn được giátrị Trong hoàn cảnh này nếu ngân hàng không có chính sách huy động vốnthích hợp và hấp dẫn như tiền gửi đảm bảo bằng vàng, tiền gửi có tính đếntrượt giá thì sẽ không huy động được tiền gửi tiết kiệm và lạm phát có thể bịđẩy lên cao hơn.

Trang 19

Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiềngửi tiết kiệm của một Ngân hàng Thương mại trong một thời gian nhất định.Vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống Chẳng hạnvào dịp Tết Nguyên đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn cóthể giảm do dân chúng rút tiền để sắm Tết.

Trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thìhoạt động kinh doanh mới có thể an toàn, đồng thời các Ngân hàng Thươngmại tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đốivới khách hàng của mình, có vậy xã hội mới đi vào trật tự, kỷ cương Hoạtđộng huy động vốn của ngân hàng cũng phải tuân theo sự điều hành của cácchính sách tiền tệ do chính phủ và ngân hàng nhà nước ban hành.

Môi trường kinh doanh đó là các điều kiện kinh tế - xã hội nơi ngân hànghoạt động và sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại trên cùng mộtđịa bàn Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện hoặc hạn chế khả nănghuy động vốn của bản thân ngân hàng, do vậy ngân hàng phải linh hoạt bámsát thị trường, quyết đoán trong khi quyết định áp dụng các hình thức huyđộng vốn cho thích hợp nhằm huy động tối đa lượng tiền tiết kiệm trong dânchúng

Các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tiền vào ngân hàng đều tin tưởng ngânhàng là nơi giữ tiền an toàn nhất Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế cóthể có biến động ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và tác động đến tâm lý

Trang 20

người dân Để xoá đi tâm lý lo lắng về sự an toàn của các khoản tiền gửi, cácNgân hàng Thương mại nên phối hợp với công ty bảo hiểm để mở bảo hiểmtiền gửi Nếu có rủi ro xảy ra, ngân hàng không có khả năng thanh toán thìcông ty bảo hiểm sẽ thanh toán thay Làm tốt bảo hiểm tiền gửi, các ngânhàng sẽ hạn chế được một nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn gópphần tăng cường công tác huy động vốn tại ngân hàng.

Trang 21

3.2 Nhân tố chủ quan:

Chính sách lãi suất cạnh tranh( bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động vàlãi suất cạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của ngân hàng Việcduy trì lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đãở mức tương đối cao Các Ngân hàng Thương mại không chỉ cạnh tranh giànhvốn với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các côngcụ khác nhau của thị trường vốn Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ,dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiếtkiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệmhoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức hay một côngty khác.

Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làmnhiều loại để có cách ứng xử phù hợp Với những khách hàng lâu năm, giaodịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm cho bản thânngân hàng thì ngân hàng sẽ có một chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạncủa món vay cũng như việc bảo lãnh các hợp đồng

Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụngvốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại đạtđược mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh Sự hàihoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn củangân hàng Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với

Trang 22

hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là mộtcông cụ quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốnđã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồnvốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tươnglai, từ đó co chính sách huy động vốn thích hợp.

Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng Hình thức huy động vốn của ngân hàng càngđa dạng, phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽ cànglớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý củacác tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng các hình thức càng cao thì càng dễdàng đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy chomình một hình thức gửi tiết kiệm phù hợp mà lại an toàn Do vậy các Ngânhàng Thương mại thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào áp dụng mộthình thức huy động mới.

Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơncác ngân hàng có các dịch vụ hạn chế Trong điều kiện thành phố thiếu bãiđậu xe, ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc ngân hàngcó quầy giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự độnglàm việc ngày đêm có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo đượcniềm tin với khách hàng cũng là những lợi thế đáng quan tâm của các Ngânhàng Thương mại Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ

Trang 23

ngân hàng không có giới hạn, do vậy đây là điểm mạnh để các ngân hàngthắng thế trong cạnh tranh.

Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo trongthời đại ngày nay Trong hoạt động ngân hàng hiện đại quảng cáo luôn đượcđề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này Đồng thờingân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyềnhình mà nên dùng cả panô, áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.

III SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐNCỦA NHTM :

1 Đối với ngân hàng:

Trong môi trường kinh doanh ngày nay sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thìvốn là một yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh Ngân hàngnào trường vốn sẽ có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, cókhả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vịthế trên thị thương trường Nhận thức được vai trò to lớn của vốn trong hoạtđộng kinh doanh, các Ngân hàng Thương mại luôn tìm cách phát triển nguồnvốn của mình, tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả của công tác huyđộng vốn.

Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng Từ khi cócác ngân hàng ra đời thì nghiệp vụ huy động vốn đã gắn liền với các hoạtđộng của nó, trải qua quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thì nghiệpvụ huy động vốn cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.Hiệu quả công tác huy động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì

Trang 24

nó là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng ma còn vì nó là một trongnhững hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Do đótrong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn luôn là vấn đềđược các Ngân hàng Thương mại chú trọng.

Nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về vốncủa các thành phần kinh tế, của dân cư Để đáp ứng được mọi yêu cầu nàythì các ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể phục vụ cho sựphát triển chung của nền kinh tế, mà nguồn vốn tự có của ngân hàng luôn làquá “nhỏ bé” trước yêu cầu phát triển của xã hội Do đó để có thể có mộtlượng vốn cần thiết để thực hiện sứ mệnh “bà đỡ” cho nền kinh tế thì cácNgân hàng Thương mại phải tìm cách tăng trưởng nguồn vốn hiện có củamình và vấn đề nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn được đặt ra rất bứcthiết.

Các Ngân hàng Thương mại hoạt động trên thị trường với tư cách là cáctrung gian tài chính với chức năng chủ yếu là phân phối lại tiền tệ trong xãhội, thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển Hoạt động huy động vốnchính là việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để rồi sau đó ngânhàng phân phối đến nơi thiếu vốn (bằng các hoạt động cho vay, đầu tư) Làmtốt công tác huy động vốn cũng đồng nghĩa với ngân hàng làm tốt nhiệm vụquan trọng nhất của mình Cho nên mọi Ngân hàng Thương mại đều ý thứcđược sự cần thiết của việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động huy động vốn.

2 Đối với khách hàng:

Trang 25

Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi người dân các phươngthức tiết kiệm tiền hợp lý và an toàn Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồidào, có nhiều điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh Để thuhút được các nguồn vốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huyđộng vốn phong phú và tiện lợi Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọnmột hình thức gửi tiền phù hợp với đặc điểm khoản tiền của mình Do đó tâmlý người dân luôn mong ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốnhiệu quả, có lợi cho cả hai bên: vừa ích nước vừa lợi nhà, vừa an toàn tài sản.

 Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp :

Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanhnghiệp thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửithanh toán Nếu ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp cácdoanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động củadoanh nghiệp và các tổ chức kinh tế luôn trôi chảy Hơn nữa, các doanhnghiệp và tổ chức kinh tế đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng và huy độngvốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có vốn kịp thời bất cứ lúc nào màdoanh nghiệp cần vốn Do đó đứng ở góc độ doanh nghiệp thì nâng cao hiệuquả công tác huy động vốn ở mỗi ngân hàng là cần thiết.

3 Đối với nền kinh tế :

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hộiđược tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng Tránhđược tình trạng lãng phí nguồn vốn, một số người tổ chức “hụi”, “họ” gâymất ổn định trong xã hội.Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không

Trang 26

thể thiếu nhất là khi nền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là mộttrong những công cụ để kìm chế lạm phát.

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nóphát triển nhịp nhàng, hiệu quả hơn Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốnở mỗi Ngân hàng Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nềnkinh tế.

Tóm lại, qua cơ sở lý luận chung về công tác huy động vốn ở các Ngânhàng Thương mại được trình bày ở trên đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn vềtầm quan trọng, vị trí và sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công táchuy động vốn không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn với các tổ chức kinhtế, dân cư và toàn xã hội Những hiểu biết này là cơ sở để chúng ta hiểu sâusắc hơn khi nghiên cứu tình hình huy động vốn của riêng chi nhánh Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Từ Liêmở chương II dưới đây.

Trang 27

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUYĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM.I TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHN0 &PTNT TỪ LIÊM

NHN0 &PTNT Từ Liêm được thành lập ngày 01/07/1963 với tên gọiđầu tiên là chi điếm ngân hàng huyện Từ Liêm ( gọi tắt là ngân hàng TừLiêm) Thời kì này ngân hàng Từ Liêm chỉ là một ngân hàng cơ sở đảmnhận nhiệm vụ huy động vốn tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốntiền mặt cho toàn bộ các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị sảnxuất trên địa bàn huyện Lúc này hoạt động của ngân hàng thực chất là thayngân sách Nhà Nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị theo kế hoạch.Hoạt động tín dụng mang tính chất bao cấp, đồng vốn cho vay không tínhđến hiệu quả kinh tế.

Sau đại hội Đảng VI (1986), nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từcơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của NhàNước thì nền kinh tế nước ta bắt đầu có sự thay đổi lớn Từ đây hoạt độngngân hàng cũng có sự thay đổi, phát triển mạnh về qui mô và số lượng, cácNgân hàng Thương mại đã thực sự ra đời và phát triển Cùng với sự phát triểnchung của đất nước và của hệ thống ngân hàng, ngân hàng Từ Liêm đã có sựchuyển mình quan trọng Năm 1988 theo quyết định số 53/QĐ/HĐBT, ngânhàng Từ Liêm đổi tên thành NHN0 &PTNT Từ Liêm với nhiệm vụ chủ yếucủa một tổ chức chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và dịch vụ ngân hàng Banđầu hình thức cho vay đơn giản, sau đó hình thức cho vay đa dạng hơn và dần

Trang 28

dần ngân hang thực hiện thêm các dịch vụ khác như chuyển tiền thanh toánquốc tế Đến nay NHN0 &PTNT Từ Liêm đã trở thành một ngân hàng kinhdoanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với tổng số 80 cán bộ nhân viêntrong đó hơn 80% có trình độ đại học ,cao đẳng và gần 20% trình độ trungcấp Trụ sở chính của ngân hàng được đặt tại thị trấn Cầu Diễn.

Chi nhánh đựợc chia làm 4 phòng: phòng hành chính, phòng kinh doanh,phòng kế toán và ngân quĩ, phòng thanh toán quốc tế.

Về hạch toán: chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộcchi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, chi nhánhđược phép quản lý vốn tự có.

Về vốn để hoạt động: Do làm tốt công tác huy động vốn nên ngân hàngnông nghiệp Từ Liêm luôn đáp ứng tốt mọi yêu cầu của hoạt động kinhdoanh, giúp cho tình hình kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định.

Về chức năng, nhiệm vụ: Chi nhánh làm đầy đủ chức năng của một ngânhang thương mại từ huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, đến cho vay vốn đốivới các thành phần kinh tế.

Về nghiệp vụ huy động vốn: Mở tài khoản tiền gửi cho các doanhnghiệp, cá nhân ; huy động bằng trái phiếu, kì phiếu.

Về nghiệp vụ sử dụng vốn : Chi nhánh thực hiện đầy đủ các loại yêu cầutín dụng ngắn, trung ,dài hạn, có quĩ tiền mặt riêng để phục vụ khách hàng.

Ngoài ra ngân hàng còn có 3 ngân hàng cở sở (ngân hàng cấp 4): Ngânhàng Mỗ, Nhổn, Chèm.

Trang 29

II KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONGTHỜI GIAN QUA

1 Hoạt động huy động vốn:

Bất cứ một ngân hàng nào, chiến lược huy động vốnlà nhiệm vụ cực kỳquan trọng và hết sức cần thiết, nó khẳng định khả năng của một ngân hàngtrong cơ chế thị trường thực hiện phương châm” đi vay để cho vay” và tậptrung vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội Vì huy động vốn là nhằm giảiquyết “đầu vào” tạo nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng đồng thời nguồn vốncũng là điểm khởi đầu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng,Cho nên ngân hàng phải tính toán sao cho lượng vốn huy động phù hợp vớikế hoạch sử dụng vốn trong năm, tránh tình trạng thừa vốn ,ứ đọng vốn vàthiếu vốn.

Số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tụcqua các năm: năm 1999 tăng hơn so với năm1998 là 8,4%, số tuyệt đối là+20159 triệu, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 20% tương đương với+52105 triệu Phân tích số liệu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của ngânhàng có mức tăng trưởng khá, tuy có sự chênh lệch giữa các năm (năm 1999tăng so với năm 1998 chỉ có 8,4% và năm 2000 tăng 20% so với năm 1999)nhưng đây vẫn là cơ sở vững chắc cho việc mở rộng đầu tư, mở rộng qui môtín dụng của ngân hàng Không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của kháchhàng trên địa bàn mà ngân hàng còn thường xuyên đóng góp với Trung Ươnghàng trăm tỷ đồng để đầu tư cho các vùng kinh tế khác.

Như vậy với tư cách là Ngân hàng Thương mại chuyển sang kinh doanhđa năng tổng hợp nhưng với chức năng hoạt động chủ yếu là phục vụ sự

Trang 30

nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn, Ngân hàng đã tích cực huyđộngvốn trong địa bàn bằng nhiều hình thức Ngân hàng đã kịp thời vàthường xuyên điều chỉnh lãi suất huy động bám sát thị trường, đồng thời đẩymạnhhuy động vốn trong nước bằng nhiều biện pháp để khai thác tiềm lựcvốncủa các tổ chức kinh tế, triển khai nhiều hình thức huy động dân cư như đadạng cách phát hành kì phiếu trả lãi trước và ta có thể thấy nguồn vốn huyđộng của ngân hàng tăng liên tục trong các năm qua bảng 1.

2 Hoạt động tín dụng - đầu tư:

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn làcông việc có tính chất sống còn của ngân hàng Thực hiện định hướng tiếp tụcđổi mới toàn diện sâu sắc, đáp ứng cao nhất yêu cầu của công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, kinh doanh đa năng tổng hợp lấy hiệu quả sản xuấtkinh doanh của khách hàng làm mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Bước sang hoạt động theo cơ chế của một Ngân hàng Thương mại vàthực hiện chức năng của một ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp,chi nhánh NHN0 &PTNT Từ Liêm đã tập trung cho các Doanh nghiệp quốcdoanh, các hộ sản xuất vay phần lớn vốn để phát triển sản xuất, xây dựng cơbản và hạ tầng cơ sở Chính vì vậy hoạt động đâù tư - tín dụng của chi nhánhrất đa dạng, phong phú.

Qua từng thời kì thì vấn đề sử dụng vốn hay công tác đấu tư tín dụng cónhiều biến động do nhiều nguyên nhân gây ra Bảng 2 cho thấy dư nợ củangân hàng không ngừng tăng lên qua các thời điểm Công tác sử dụng vốn cóhiệu quả rõ rệt, dư nợ tín dụng tăng trưởng khá đặc biệt là dư nợ ngắn hạn, vì

Trang 31

chi nhánhcho vay chủ yếu với các hộ sản xuất thường với mục đích tiêu dùnghay mở rộng sản xuất nhưng với qui mô nhỏ.

Trang 32

Bảng 1: Biến động nguồn vốn của NNN0 &PTNT Từ LiêmTừ năm 1998 đến 2000

Đơn vị: triệu đồngThời điểm

Chỉ tiêu

Trang 33

Tổng 240366 100% 312630 100%Nguồn:phòng kế toán và ngân quĩ

Trang 34

Bảng 2: Tỷ trọng các khoản mục cho vay trong tổng nguồn sử dụng

Đơn vị tính :triệu đồngThời điểm

Chỉ tiêu

Trang 35

II nghiệp vụ đầu tư 5956 6% 6256 5,4% 12532 6,3%

Nguồn: phòng kinh doanh NHN0 &PTNT Từ Liêm

Trang 36

lớn trong tổng dư nợ tuy về mặt tỷ trọng thì có xu hướng giảm sút nhưng vềsố tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh.Dư nợ dài hạn có chiều hướng gia tăng quacác năm: năm 1998 tỷ lệ cho vay trung hạn là 34%, dài hạn là 0%, năm 1999và năm 2000 tỷ lệ cho vay dài hạn là 12% Điều này cho thấy nhu cầu về vốntrung ,dài hạn của các doanh nghiệp ngày càng tăng Đây là chuyển biến tíchcực trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Song song với việc tăng trưởng tín dụng và đầu tư, Ngân hàng còn chútrọng nâng cao chất lượng tín dụng Tổng dư nợ quá hạn đến năm 2000 là1100 triệu chiếm tỷ trọng0,56% dư nợ giảm rất nhiều so với năm 1999, dongân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ quá hạn cũ và tăng cườngđảm bảo an toàn cho những khoản tín dụng mới Ngân hàng đã sử dụng mộtsố biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng như :

Thông qua các hợp đồng kinh tế( hợp đồng thi công,tín dụng ngắn hạn,hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị cho dự án, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tíndụng trung và dài hạn) chi nhánh đã xác định chính xác nhu cầu vay vốn chotừng doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho vay an toàn Đối với tín dụng trung vàdài hạn, chi nhánh sử dụng các quá trình thẩm địng đàu tư để xác định kháchhàng tốt, đáng tin cậy cũng như sự cần thiết đầu tư và nhu cầu vay vốn củatừng doanh nghiệp Quan trọng hơn nó giúp các cán bộ ngân hàng xác địnhđược hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư.

Thành lập tổ định giá tài sản thế chấp và ban hành qui chế làm việc củatổ định chế để định giá tìi sản theo đúng chế độ.

Trang 37

của các doanh nghiệp, dự đoán khả năng trả nợ để hạn chế rủi ro Mặt kháctăng cường

công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi phát tiền vay để ngăn chặn cáckhoản tiền vay bị sử dụng sai mục đích, nhất là cho vay bằng ngân phiếu vàtiền mặt.

Tổ chức các đợt tổn kiểm tra, phân tích các doanh nghiệp có nợ quá hạn,xác định nguyên nhân chậm trả nợ và đề ra các biện pháp để thu hồi nợ.

3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán quốc tế:

Đối với NHN0 &PTNT Từ Liêm ,tín dụng ngoại tệ và thanh toán quốc tếmới được mở ra trong một số năm gần đây với tinh thần vừa học hỏi, vừa đúcrút kinh nghiệm Trong năm2000 tín dụng ngoại tệ đã có bước tăng trưởng vàphát triển Việc mở thêm tín dụng ngoại tệ và thanh toán quốc tế đã góp phầnthu hút thêm và giữ vững khách hàng quốc doanh giao dịch Tồng số L/C đãmở: 82 món tăng 57,6% so với năm 1999 Số tiền đạt 8,498 triệu USD và 6,8triệu EUR tăng +47,3% so với năm 1999.Số L/C đã thanh toán: 129 món tăng+78,3% so với năm 1999,số tiền đạt 6,745 triệu USD và 1,2 triệu EUR tăng34% so với năm 1999.Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 9 triệu USD và 1,2 triệuEUR tăng lên +50% so với năm 1999.

4 Hoạt động dịch vụ của ngân hàng:

Khi công nghệ hàng ngày càng phát triển thì hoạt động dịch vụ ngânhàng càng trở nên quan trọng, thông qua hệ thống dịch vụ do ngân hàng cungcấp, khách hàng được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanhcủa mình; từ đó dịch vụ ngân hàng không chỉ là công cụ để thu hút kháchhàng mà còn là một động lực cho sự phát triển kinh tế Nhận thức được vấn

Trang 38

đề này, chi nhánh NHN0 &PTNT Từ Liêm đã coi dịch vụ ngân hàng là mộttrong các hoạt động rất cần thiết như bảo lãnh,chuyển tiền.

Các hoạt động bảo lãnh chủ yếu của ngân hàng bao gồm: bảo lãnh dựthầu(trong xây dựng cơ bản),bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo đảm tiền ứngtrước Nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh cũng tăng dần qua các năm,tu nhiênkhối lượng phục vụ còn khiêm tốn song ngân hàng đã cố gắng đáp ứng tối đanhu cầu của bạn hàng.

Dịch vụ chuyển tiền mặt:chi nhánh đã dùng các phương tiện chuyêndùng và hiện đạiđể vận chuyển tiền từ chi nhánh đến tận khách hàng theo yêucầu của họ, đảm bảo an toàn trong vận chuyển tiền và được khách hàng tínnhiệm

Dịch vụ thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính, thanh toán bừ trừkhi kỹ thuật ngày càng tiên tiến,nó đã đem lại nhiều tiện ích cho con người.Vi tính phát triển giúp cho dịch vụ thanh toán qua mạng trở nên nhanhchóng,dễ dàng hơn Khách hàng rất hài lòng vì thời gian thanh toán được rútngắn Dịch vụ này cũng đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập đáng kể.

Như vậy, với nhiều biện pháp tích cực,năng động,linh hoạt cùng với việcvận dụng công cụ lãi suất một cách mềm dẻo nên trong những năm qua ngânhàng thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, loại hình kinh doanh

III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NNN0&PTNT TỪ LIÊM

Các Ngân hàng Thương mại là một kênh dẫn vốn quan trọng đáp ứngnhu cầu đầu tư phát triển của nênf kinh tế để góp phần thực hiện được mục

Trang 39

tiêu trên;công tác huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam cóvaii trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn của hệ thốngNgân hàng Thương mại Việt Nam trong những năm qua chi nhánh NHN0&PTNT Từ Liêm đã không ngừng đẩy mạnh và tăng cường công tác này.

1 Huy động từ tiền gửi của tổ chức kinh tế:

Các tổ chức kinh tế chủ yếu gửi các khoản tiền vào ngân hàng để hưởngcác dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, thu và chi khi mua bán hàng hóa, dịchvụ với các tổ chức kinh tế khác Do vậy, khoản tiền này thường có kì hạn ổnđịnh,gồm có:tiền gửi không kì hạn,tài khoản của các tổ chức kinh tế,tiền gửicó kì hạn Đây là loại tiền gửi có chi phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định vìcác doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích để thuận tiện hơntrong giao dịch chứ không phải với mục đích hưởng lãi như tiền gửi dân cư.Cho nên, xu hướng ngày nay các ngân hàng chú trọng nâng cao loại tiền gửinày.Thời gian qua NHN0 &PTNT Từ Liêm đã chú trọng tới các biện pháptăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế Chi hnánh đã có những biện pháp thựchiện chính sách khách hàng để giữu và phát triển khách hàng, đẩy mạnh vànâng cao chất lượng phục vụ khách hàng qua việc rýt ngắn thời gian xétduyệt, đơn giản hoá các thủ tục cho vay, thường xuyên có những buổi tiếpxúc với khách hàng lớn để nhanh chóng tiếp thu ý kiến đóng góp và nắm bắtkịp thời các yêu cầu mới của khách hàng Ngân hàng chủ yếu thu hút cáckhách hàng có tiềm năng tài chính tốt, do vậy cùng với nguồn tiền gửi thì sốlượng khách hàng của chi nhánh bước đầu có chuyển biến.

Trang 40

Đến ngày 31/12/2000 số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 53870 triệu đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã trở thành một nguồn huy động quan trọng của ngân hàng tuy rằng là nguồn ngắn hạn nhưng trong những năm qua chi nhánh đã duy trì được một tỉ lệ nhất định do đảm bảo được luồngtiền vào-ra ổn định và đều đặn Tuy nhiên nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng chậm hơn so voứi tiền gửi dân cư , nguyên nhân là do trên địa bàn có số lượng doanh nghiệp nhà nước , tổ chức kinh tế còn hạn chế, hơnnữa các tổ chức ngày làm ăn chưa thực sự hiệu quả nên số dư thường xuyên trên tài khoản tiền gửi hầu như không có hoặc có nhưng không đáng kể Chính vì vậy tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế còn chiếm một tỉ trọngrất thấp ( trên 3% trong tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế) Nhìn vào bảng 3 ta thấy: năm 1999 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 44892 triệu tăng so với năm 1998 là +572 triệu, tăng 1,3%; năm 2000 là 53870 triệu tăng + 8978 triệu tương đương +20% Mặc dù tiền gửi của các tổ chức kinh tếcủa chi hnánh còn thấp: năm 1998 tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 18,4% tổng nguồn, năm 1999 tỉ lệ này là17% và năm 2000 là 17,2% nhưng ta không thể phủ nhận một điều rằng số tiền này có chiều hưóng gia tăng trong các năm Năm 1998 huy động được 44320 triệu đến năm 1999 tăng khá hơn đạt 44892 triệu và năm 2000 số tiền gửi đạt con số 53870 triệu Có thể nói đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng nguồn tiền gửi này trong những năm tiếp theo Trong khi nền kinh tế sản xuất ngày càng phát triển và nhu cầu mở tài khoản tiền gửi phục vụ cho mục đích giao dịch cũng ngày càng tăng cao do các tổ chức kinh tế đã nhận thấy vai trò của ngân hàng với

Ngày đăng: 15/11/2012, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Biến động nguồn vốn của NNN0 &PTNT Từ Liờm Từ năm 1998 đến 2000 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNN
Bảng 1 Biến động nguồn vốn của NNN0 &PTNT Từ Liờm Từ năm 1998 đến 2000 (Trang 33)
Bảng 3: Biến động tiền gửi của cỏc tổ chức kinh tế - Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNN
Bảng 3 Biến động tiền gửi của cỏc tổ chức kinh tế (Trang 45)
Bảng 5: Cơ cấu tiền gửi của dõn cư - Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng NN & PTNN
Bảng 5 Cơ cấu tiền gửi của dõn cư (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w