1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận (Luận Văn) HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST

84 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 795,79 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6 1. Chi phí sản xuất 6 2. Giá thành sản phẩm 9 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 11 5. Kỳ tính giá thành 19 6. Nhiệm vụ kế toán 19 II. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT 20 1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24 3. Kế toán chi phí sản xuất chung 27 4. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 33 III. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 35 1. Tổng hợp chi phí sản xuất 35 2. Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 40 3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 41 4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 43 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 46 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 46 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÔNG TY 47 1. Chức năng 47 2. Nhiệm vụ 48 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 48 1. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 48 2. Chức năng của từng bộ phận 49 3. Tổ chức công tác kế toán của công ty 50 4. Hình thức tổ chức sổ kế toán 51 5. Phân công lao động trong phòng kế toán 52 6. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán. 53 IV. THỰC TRẠNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 56 1. Đặc điểm chi phí sản xuất 56 2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 57 3. Kế toán chi phí sản xuất 57 4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty 68 5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty 70 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 72 I. NHẬN XÉT ĐANH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 72 1. Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast 72 2. Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast 74 II. PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TINH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 76 1. Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76 2. Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nhân công trực tiếp 76 3. Kiến nghị về hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất 77 4. Kiến nghị về hoàn thiện hình thức kế toán : 78 III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 79 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82   LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẹ của nền kinh tế, nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Chúng ta đang không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nước nhà sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Một trong những biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đó là chính sách kinh tế mở cửa, chính sách này đã thu hút được không ít các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất. Hay nói cách khác để có được sự tồn tại ổn định đó doanh nghiệp cần phải duy trì được lợi nhuận của mình, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí để tạo ra lợi nhuận đó cùng với các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ. Và biện pháp để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Có thể nói sản phẩm sản xuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu thị trường đã trở thành điều kiện quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và việc tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể được thực hiện khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó mà việc sản xuất ra sản phẩm vừa đáp ứng được yêu cầu thị trường lại vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ được giá thành sản phẩm không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch để thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để hạ giá thành sản phẩm. Và trong hoạt động tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công tác kế toán được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp duy trì sự tồn tại và phát triển của mình trên thị trường. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast với hơn 4 năm hình thành và phát triển cho đến nay đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể, hai sản phẩm chủ đạo của Công ty là là ô tô và xe máy điện của Việt Nam đã được người tiêu dùng trên cả nước và nước ngoài đánh giá cao về chất lượng và giá cả. Để đạt được vị trí ổn định như ngày nay Công ty đã phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trong công tác hạch toán kế toán của công ty nói chung hay hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình tìm hiểu Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast , với sự hướng dẫn của thầy giáo và tìm hiểu Thống kê Tổng hợp của Công ty trên các trang mạng để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này nên em đã lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast ” làm đề tài tiểu luận của mình.  

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA KINH TẾ

Trang 2

SINH VIÊN : HỒ THỊ QUỲNH MAI MSSV : 19573403010016

LỚP : B2K60 – KẾ TOÁN Nghệ An, 8/2021 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6

1 Chi phí sản xuất 6

2 Giá thành sản phẩm 9

3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10

4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành 11

5 Kỳ tính giá thành 19

6 Nhiệm vụ kế toán 19

II KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT 20

1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 20

2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 24

3 Kế toán chi phí sản xuất chung 27

4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 33

III TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 35

1 Tổng hợp chi phí sản xuất 35

2 Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 40

3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 41

4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 43

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 46

Trang 3

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 46

II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÔNG TY 47

1 Chức năng 47

2 Nhiệm vụ 48

III CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 48

1 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 48

2 Chức năng của từng bộ phận 49

3 Tổ chức công tác kế toán của công ty 50

4 Hình thức tổ chức sổ kế toán 51

5 Phân công lao động trong phòng kế toán 52

6 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 53

IV THỰC TRẠNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 56

1 Đặc điểm chi phí sản xuất 56

2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 57

3 Kế toán chi phí sản xuất 57

4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty 68

5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở công ty 70

CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 72 I NHẬN XÉT ĐANH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 72

1 Ưu điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast 72

2 Hạn chế của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast 74

II PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TINH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST 76

1 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 76

2 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán Chi phí nhân công trực tiếp 76

3 Kiến nghị về hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất 77

4 Kiến nghị về hoàn thiện hình thức kế toán : 78

III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 79

Trang 4

KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẹ của nền kinh tế, nước ta hiện nay đang

trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá Chúng ta đang không ngừng nỗ lực phấn đấu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nước nhà sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Một trong những biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đó là chính sách kinh tế mở cửa, chính sách này đã thu hút được không ít các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo

ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó một doanh nghiệp muốn tồn tại

và phát triển bền vững cần phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất Hay nói cách khác để có được sự tồn tại ổn định đó doanh nghiệp cần phải duy trì được lợi nhuận của mình, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác địnhbằng cách lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí để tạo ra lợi nhuận đó cùng vớicác khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ Và biện pháp để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Có thể nói sản phẩm sản xuất ra với chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu thị trường đã trở thành điều kiện quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và việc tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể được thực hiện khi sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Do đó mà việc sản xuất ra sản phẩm vừa đáp ứng được yêu cầu thị trường lại vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ được giá thành sản phẩm không phải là điều dễ dàng đối với các doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch để thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, giám sát chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để hạ giá thành sản phẩm Và trong hoạt động tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công tác

kế toán được coi là công cụ quản lý hữu hiệu nhất đối với chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm của doanh nghiệp Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính Giá thành sản phẩm thấp hay cao, giảm hay tăng thể hiện kết quả của việc quản lý vật tư, lao động, tiền vốn có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong hệ thống kế toán doanh nghiệp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp duy trì sự tồn tại và phát triển của mình trên thị trường

Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast với hơn 4 năm hình thành và phát triển cho đến nay đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng

kể, hai sản phẩm chủ đạo của Công ty là là ô tô và xe máy điện của Việt Nam

Trang 6

đã được người tiêu dùng trên cả nước và nước ngoài đánh giá cao về chất lượng

và giá cả Để đạt được vị trí ổn định như ngày nay Công ty đã phải không ngừngđổi mới, hoàn thiện công tác hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh cho phù hợpvới yêu cầu thực tế, đặc biệt là trong công tác hạch toán kế toán của công ty nói chung hay hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng Xuất phát từ những lý do trên, qua quá trình tìm hiểu Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast , với sự hướng dẫn của thầy giáo và tìm hiểu - Thống kê - Tổng hợp của Công ty trên các trang mạng để hiểu sâu sắc hơn về nội dung này nên em đã lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh

VinFast ” làm đề tài tiểu luận của mình

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1.2 Phân loại chi phí sản xuất

1.2.1 Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí

là căn cứ vào đặc điểm đồng nhất của của chi phí để phân chia chí phíthành các nội dung

Bao gồm các yếu tố:

– Chi phí nguyên vật liệu chính

– Vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất

Trang 8

– Tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sảnxuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý sản xuất.

– Chi phí khấu hao tài sản cố định

– Chi phí dịch vụ mua ngoài ( thuê mặt bằng sản xuất, chi phí điện,nước…)

– Các khoản chi bằng tiền cho hoạt động sản xuất

Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài có thể không có nếu tất cả đều chi rabằng tiền

1.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng

Những chi phí sản xuất có cùng mục đích và công dụng được xếp vào cùngmột khoản mục chi phí Theo tiêu thức phân loại này toàn bộ chi phí sản xuấttrong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:

– Chi phí NVL trực tiếp

– Chi phí nhân công trực tiếp

– Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng

+ Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Chi phí khấu hao TSCĐ

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí bằng tiền khác

1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí

Trang 9

Chi phí trực tiếp : là chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất

ra sản phẩm chính, một loại công trình, hạng mục công trình, một hoạt động xâylắp Đối với chi phí trực tiếp hoàn toàn có thể căn cứ vào chứng từ gốc để tập

hợp cho từng đối tượng chịu chi phí Chi phí gián tiếp : Là chi phí phát sinh có

liên quan đến nhiều loại công trình, nhiều sản phẩm sản xuất hoạt động tại nhiềuđịa điểm khác nhau Do đó không thể tập hợp, quy nạp trực tiếp nên chi phí nàyđược tính cho các đối tượng liên quan bằng cách phân bổ thích hợp Đối với chiphí gián tiếp bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ Mức độ chính xáccủa chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng tuỳ thuộc vào tính khoa học,hợp lý của tiêu chuẩn dùng để phân bổ chi phí

1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Chi phí sản xuất được chia thành ;

Chi phí khả biến ( Biến phí ) : Là các chi phí mà tổng số thay đổi tỷ lệ với

sự thay đổi của khối lượng hoạt động

Chi phí hỗn hợp : Là chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố định phí và biếnphí Để phục vụ việc lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗnhợp, các nhà quản lý Doanh nghiệp cần phân tích chi phí hỗn hợp thành các yếu

tố định phí và biến phí bằng các phương pháp thích hợp

Trang 10

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động

có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý của Doanh nghiệp

Thứ nhất : Giúp các nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng và biệnpháp nâng cao hiệu quả của chi phí sản xuất Đối với biến phí cần tiết kiệm tổngchi phí và chi phí cho một khối lượng hoạt động Đối với định phí cần nâng caohiệu lực của của chi phí trong sản xuất Thứ hai : Là cơ sở để thiết kế, xây dựng

mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, xácđịnh điểm hoà vốn và ra các quyết định quan trọng khác

2 Giá thành sản phẩm

2.1 Khái niệm

Nếu chi phí sản xuất là tiêu hao của lao động sống và lao động vật hóa phátsinh thường xuyên, liên tục trong quá trình sản xuất thì giá thành sản phẩm làtoàn bộ chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra gắn liền với một kết quả sản xuấtnhất định

2.2.2 Giá thành kế hoạch ( giá thành dự toán )

Trang 11

Căn cứ vào định mức tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa đãđược xác định cho từng loại sản phẩm, vào đầu mỗi kỳ kế hoạch, căn cứ vào giá

cả đầu vào hiện hành của các loại lao động, doanh nghiệp xây dựng giá thành kếhoạch

2.2.3 Giá thành thực tế

là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựatrên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm

2.2.4 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất vàgiá thành tiêu thụ

- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cảnhững chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trongphạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất, bao gồm chi chi phí vật liệu trực tiếp,nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ cáckhoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (chi phísản xuất, chi phí quản lý và bán hàng) Do vậy, giá thành tiêu thụ còn được gọi

là giá thành đầy đủ hay giá thành toàn bộ và được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí Chi phí của sản phẩm = sản xuất + quản lý + tiêu thụ tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sản phẩm

3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Trang 12

Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất gồm 2 mặt: mặt hao phí sảnxuất và mặt kết quả sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất,còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất Tất cả các khoản chi phíphát sinh vá các chi phí trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụdịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm Nghĩa làgiá thành là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động sảnxuất ở bất kể kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đãhoàn thành trong kỳ còn còn chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ đã phátsinh chi phí Giá thành SP = Chi phí DDĐK + Chi phí SXPSTK – Chi phíSXDDCK Xét về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một, vìcùng hao phí về lao động sống và lao động vật hóa Nhưng xét về mặt lượng, thìchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể khác nhau.

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành

4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường căn cứ vào

+ Đặc điểm phát sinh chi phí sản xuất và công dụng của chi phí

+ Đặc điểm phát sinh chi phí và công dụng của chi phí

+ Đặc điểm của quy trình công nghệ ( Giản đơn hay phức tạp )

Trang 13

+ Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Trên thực tế việc tổ chức tập hợp chi phí sản xuất của Doanh nghiệp có ýnghĩa quan trọng: Từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu tổ chức tổng hợp số liệughi chép trên tài khoản, sổ chi tiết

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thốngcác phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuấttrong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí

Phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm

- Phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng

- Phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ

Về thực chất, khi vận dụng các phương pháp hạch toán chi phí sản xuấttrong công tác kế toán hàng ngày chính là việc kế toán mở các sổ (thẻ) chi tiếthạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phíphát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đốitượng

4.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành các loại sản phẩm, lao vụ, công trình, hạng mụccông trình do Doanh nghiệp sản xuất ra cần được tính giá thành và giá thành đơn

vị Công việc tính giá thành là xác định giá thành thực tế từng loại sản phẩm vàtoàn bộ sản phẩm đã hoàn thành Xác định khối lượng tính giá thành là côngviệc đầu tiên của toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp

Trang 14

và có ý nghĩa quan trọng Bộ phận kế toán giá thành phải cân đối, xem xét tổngthể các căn cứ để xác định khối lượng tính giá thành cho phù hợp.

+ Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ

+ Đặc điểm của sản phẩm và đặc điểm sử dụng của sản phẩm

+ Dựa vào yêu cầu hạch toán kế toán nội bộ Doanh nghiệp và yêu cầu xácđịnh hiệu quả kinh tế của từng loại sản phẩm

+ Khả năng và trình độ quản trị của lãnh đạo Doanh nghiệp nói chung vàkhả năng của cán bộ kế toán nói riêng

Phương pháp tính giá thành sản phẩm

+ Phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn):

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sảnxuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít Giá thành sản phẩm theo phương pháp nàyđược tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xuất cộng hoặc trừ sốchênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho sốlượng sản phẩm hoàn thành

+ Phương pháp tổng cộng chi phí:

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sảnphẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đốitượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm được xác địnhbằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chiphí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm

Giá thành sản phẩm: Z = Z1 + Z2 + + Zn

Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanhnghiệp khai thác, dệt, nhuộm, cơ khí,

+ Phương pháp hệ số:

Trang 15

Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùngmột quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao độngthu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không hạch toán riêngcho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất.Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quycác loại sản phẩm về sản phẩm gốc, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giáthành và các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giáthành từng loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩmsản phẩm gốc =

(Zoi) Tổng số sản phẩm gốc (Q0)

Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị Hệ số quy đổi

sản phẩm i = sản phẩm gốc × sản phẩm i

(Zi) (Zoi) (Hi)

Trong đó: Q0 = Qi × H¬i Qi × H¬i

Và Qi là tổng số sản phẩm i (chưa quy đổi)

Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Giá trị sản phẩmsản xuất của = dở dang + sản xuất phát - dở dang các loại sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ+ Phương pháp tỷ lệ:

Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩmchất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo để giảm bớtkhối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo

Trang 16

nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất giữa chi phí sảnxuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giáthành đơn vị và tổng giá thành từng loại.

Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch hoặc Tỷ lệ giữa chi phí thực tế đơn vị sản phẩm = định mức đơn vị thực tế × so với chi phí kế hoạchtừng loại sản phẩm từng loại hoặc định mức của tất cả các loại sản phẩm+ Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnhcác sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ (cácdoanh nghiệp chế biến đường, rượu, bia, mỳ ăn liền ), để tính giá trị sản phẩmchính, kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sảnphẩm Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp nhưgiá có thể sử dụng, giá trị ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu Tổng giá thành Giá trị sản phẩm Tổng chi phí Giá trị Giá trịsản phẩm = chính dở dang + sản xuất phát sinh - sản phẩm - sản phẩmchính đầu kỳ trong kỳ phụ thu hồi chính dở dangcuối kỳ

+ Phương pháp liên hợp:

Là phương pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất,tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giáthành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sảnxuất hóa chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc Trên thực tế, kế toán kết hợpphương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ sốvới loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Trang 17

Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sảnxuất một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm sảnphẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thácthan, quặng, hải sản , các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước, hơinước ) Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được mở ởmột sổ (thẻ) hạch toán chi phí sản xuất Công việc tính giá thành được tiến hànhvào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương pháp liênhợp

+ Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng Kế toántiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn Đối tượng tính giá thành sảnphẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng Phương pháp tính giá thành tùy theotính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp.Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong doanh nghiệp này là đối với chiphí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạchtoán cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc Đối với chi phí sản xuất chung, saukhi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp.Việc tính giá thành trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặthàng hoàn thành cho nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo.Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phítập hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau.Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo

Trang 18

đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn vị và giá thành đơn vị sẽ tínhbằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn vị chia cho số lượng sản phẩmtrong đơn Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của côngtác quản lý, cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối vớinhững đơn đặt hàng mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dangcủa đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độhoàn thành của đơn.

+ Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dựtoán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từngloại sản phẩm Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi các chênh lệch so vớiđịnh mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chiphí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: theo định mức, chênh lệch do thayđổi định mức và chênh lệch so với định mức Từ đó, tiến hành xác định giáthành thực tế của sản phẩm bằng cách:

Giá thành Giá thành Chênh lệch Chênh lệch so với thực tế = định mức ± do thay đổi ± định mức đã điều

để thuận lợi cho việc thay đổi định mức cũng như kiểm tra việc thi hành địnhmức Trường hợp thay đổi định mức vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mớiphát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so

Trang 19

với định mức hay thoát ly định mức, được hạch toán trên cơ sở các chứng từ báođộng mang tín hiệu riêng hoặc theo phương pháp kiểm kê hay phương pháp phacắt vật liệu

+ Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quytrình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗibước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đốitượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau thì phương pháp hạch toán chiphí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ) Theophương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn đó Đối với chi phísản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổcho các bước theo tiêu thức thích hợp

+ Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêucầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước cóthể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài Đặc điểm của phương án hạch toán này

là khi tập hợp chi phí của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm củacác bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phảnánh theo từng khoản mục chi

phí và gọi là kết chuyển tuần tự

Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất được tập hợpnhư sơ đồ sau:(sơ đồ 1.2)

Trang 20

Sơ đồ 1.2: Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmphân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.

+ Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm.Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không caohoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài thì chi phí chếbiến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính vào giá thành sản phẩmmột cách đồng thời, song song nên còn gọi là kết chuyển song song Theophương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thànhtrong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cáchtổng hợp chi tiết nguyên, vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong giaiđoạn công nghệ

+ Doanh nghịêp có tổ chức bộ phận sản xuất kinh doanh phụ

Phương pháp tính giá thành sản phẩm, lao vụ của sản xuất, kinh doanh tùythuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụtrong doanh nghiệp

5 Kỳ tính giá thành

Trang 21

Tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ thể của từng doanh nghiệp, vào đặc điểm

và chu kỳ sản xuất – kinh doanh để lựa chọn kỳ tính giá thành phù hợp Kỳ tínhgiá thành có thể là tháng đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất – kinhdoanh thông thường, là quý (thậm chí là năm) đối với các doanh nghiệp có chu

kỳ sản xuất kinh doanh dài, là thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng nếu doanhnghiệp lựa chọn đối tượng tính giá thành sản phẩm là các đơn đặt hàng cụ thể

6 Nhiệm vụ kế toán

Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sảnphẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp,trang thiết bị của phòng kế toán Mở đầy dủ các sổ thẻ chi tiết để theo dõi và ghinhân chi phí phát sinh kịp thời Xác định tiêu thức phân bổ chi phí phát sinh phùhợp và tiến hành lập các bảng phân bổ chi phí phát sinh vào đối tượng chịu chiphí khác nhau Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp vàtiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Lựa chọn phương pháp tính giáthành sản phẩm phù hợp, tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập bảng tính giáthành sản phẩm chính xác, kịp thời Lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm nhằm đánh giá việc tuân thủ các định mức kinh tế – kỹ thuật,việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sản xuất, đề xuất các biện pháp tiếtkiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm

II KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 22

+ kết cấu:

Bên Nợ gồm:

 Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp chohoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạchtoán

Bên Có gồm:

 Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng chosản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinhdoanh dở dang” hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho cácđối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mứcbình thường vào TK 632 – Giá vốn hàng bán

 Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết đượcnhập lại kho

Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp không có số dư cuốikỳ

Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp không có tài khoảncấp 2

+ nội dung:

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trựctiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành côngnghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễnthông, kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ khác

1.3 Nguyên tắt hạch toán vào tài khoản

Trang 23

– Chỉ hạch toán vào tài khoản này những chi phí nguyên, vật liệu thực tế sửdụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ Chi phínguyên, vật liệu thực tế sử dụng phải tính theo giá thực tế căn cứ vào phươngpháp tính giá hàng xuất kho của doanh nghiệp.

– Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất

– Trong kỳ kế toán, thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí nguyên, vậtliệu trực tiếp vào bên Nợ tài khoản này theo từng đối tượng tập hợp chi phí sảnxuất

– Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ

và kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp vào tài khoản tính giá thànhtương ứng Khi tiến hành tính phân bổ trị giá nguyên, vật liệu thực tế sử dụng đểtính giá thành phẩm phẩm cần lựa chọn các tiêu thức phân bổ hợp lý Mức phân

bổ cho từng đối tượng được xác định theo công thức sau:

Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp

1.4 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật trực tiếp

Trang 24

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạchtoán hàng tồn kho

– Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu sử dụng để trực tiếp sản xuấtsản phẩm ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 152 – Nguyên vật liệu

– Nếu mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất ( khôngqua kho), căn cứ vào chứng từ có liên quan ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111,112,331,… – Tổng giá thanh toán

– Nếu mua số nguyên vật liệu đã xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, khi nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– Nếu số nguyên, vật liệu đã xuất ra không sử dụng hết nhưng không nhậplại kho mà để lại hiện trường để sử dụng trong kỳ kế toán tiếp theo, ghi bút toán

đỏ như sau:

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toánhàng tồn kho

– Vào cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá nguyênvật liệu xuất kho trong kỳ theo công thực:

Trang 25

– Căn cứ vào mục địch sử dụng nguyên vật liệu xuất kho, xác định trị giánguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm ghi:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 611 – Mua hàng (chi tiết nguyên,vật liệu)

1.5 Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đối với nguyên, vật liệu chính: là những nguyên liệu, vật liệu cấu thành

Đối với vật liệu phụ: là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản

xuất cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể kết hợp vớinguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dang bề ngoài, làmtăng thêm chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm

Tuỳ thuộc vào tính chất của các loại vật liệu phụ mà kế toán có thể sử dụngcác phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí vật liệu phụ vào các đối tượng tínhgiá thành khác nhau

Căn cứ vào định mức tiêu hao vật liệu phụ (phương pháp tính toán và phân

bổ giống như đối với nguyên, vật liệu chính Căn cứ vào lượng nguyên, vật liệu

chính đã sử dụng Căn cứ vào số giờ máy sử dụng, Đối với nhiên liệu các

Trang 26

loại: là vật liệu phụ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất.

Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, rắn và thể khí Lượng nhiên liệu tiêu haonếu không xác định trực tiếp cho từng loại máy sử dụng thì có thể phân bổ căn

cứ vào công suất thiết kế của từng loại máy và định mức sử dụng nhiên liệutương ứng

2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” dùng để phản ánh chi phí laođộng trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí laođộng trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sảnxuất sản phẩm, dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho laođộng thuê ngoài theo từng loại công việc như lương các khoản phụ cấp và cáckhoản trích theo lương

2.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản 622

+ nội dung:

– Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vàohoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông,lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch,khách sạn, tư vấn, …)

+ kết cấu của tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp

Bên nợ:

– Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thựchiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trêntiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ

Bên có:

Trang 27

– Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;

– Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào

TK 632

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp không có tài khoản cấp 2

2.3 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản

Không hạch toán vào tài khoản này những khoản phải trả về tiền lương vàcác khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý và phục vụ tại phân xưởng, nhân viêncủa bộ máy quản lý doanh nghiệp hoăc nhân viên của hoạt động bán hàng Tàikhoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ kếtoán, thực hiện việc kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ và kết chuyển chiphí nhân công trực tiếp vào các tài khoản tính giá thành tương ứng

2.4 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp

– Cuối kỳ căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sảnxuất ghi

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

– Tính và trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành của nhâncông trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

– Trích tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất kế toán ghi:

Trang 28

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 – Chi phí phải trả

2.5 Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Thông thường chi phí phân bổ nhân công trực tiếp được theo dõi cụ thể đốivới từng loại sản phẩm Trương hợp không thể tách riêng để theo dõi thì cuối kỳ

kế toán tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng tính giáthành khác nhau căn cứ vào định mức lao động hoặc vào định mức tiền công kếhoạch Công thức xác định mức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp như sau:

Sơ đồ 1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

Trang 29

3.2 Nội dung và kết cấu của TK

Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;

- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàngbán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”

Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng: Phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng, bộ phận sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụthuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời,

- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng

cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,

- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp)

- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất

Trang 30

3.2 Nguyên tắt phản ánh vào tài khoản

– Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.– Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển hoặc tiến hành tính phân bổ

và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá thành tương ứng.Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:

+ Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

+ Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu

+ Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

+ Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ

+ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Tài khoản 6278: Chi phí khác bằng tiền

3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

– Khi tính tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp,… phải trả cho nhânviên quản lý và phục vụ sản xuất tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên

– Khi trích theo lương đối với nhân viên quản lý và phục vụ quản lý tạiphân xưởng ghi:

Nợ TK 627(6271) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Đối với chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất:

Trang 31

– Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên, căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng chung cho phân xưởngsản xuất, ghi:

Nợ TK 627(6272) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 152 – Nguyên vật liệu

– Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ, xác định trị giá dùng chungcho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627(6272) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 611 – Mua hàng

Đối với chi phí dụng cụ sản xuất dùng chung cho phân xưởng sản xuất:

– Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên, căn cứ vào phiếu xuất kho vật liệu dùng chung cho phân xưởngsản xuất:

– Nếu dụng cụ sản xuất có trị giá nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, ghi:

Nợ TK 627(6273) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

– Nếu dụng cụ sản xuất có trị giá lớn, thời gian sử dụng dài, ghi:

Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trước

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

– Khi phân bổ trị giá dụng cụ sản xuất vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627(6273) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142,242 – Chi phí trả trước

Trang 32

– Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ, xác định trị giá dùng chungcho phân xưởng sản xuất, ghi:

– Nếu dụng cụ sản xuất có trị giá nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, ghi:

Nợ TK 627(6273) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 611 – Mua hàng

– Nếu dụng cụ sản xuất có trị giá lớn, thời gian sử dụng dài, ghi:

Nợ TK 142,242 – Chi phí trả trước

Có TK 611 – Mua hàng

– Khi phân bổ trị giá dụng cụ sản xuất vào chi phí sản xuất chung ghi:

Nợ TK 627(6273) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142,242 – Chi phí trả trước

– Nếu phát sinh chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627(6273) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 142,242 – chi phí trả trước hoặc

Có TK 335 – Chi phí trả trước

– Căn cứ vào bảng khấu hao TSCĐ của phân xưởng sản xuất ghi:

Nợ TK 627(6274) – Chi phí sản xuất chung

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

– Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền khi phát sinh, ghi:

Nợ TK 627(6277, 6278) – Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111,112,331, – Tổng giá thanh toán

Trang 33

– Nếu phát sinh các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 111,112,138,… – Các khoản thu hồi

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

3.4.Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung.

Tiêu thức dùng để phân bổ đối với chi phí sản xuất chung là căn cứ vào tiềnlương nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm Công thức xác định mức phân bổchi phí sản xuất chung như sau:

Sơ đồ 1.5: Hạch toán chi phí sản xuất chung

Trang 34

4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

4.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất

Trong thời gian ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần phải bỏ ra một khoảnchi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, nhiên liệu, chi phí sữachữa… các khoản chi phí này được xem là một thiệt hại ngừng sản xuất

Trong thời gian ngừng sản xuất chia làm 2 loại:

Trang 35

Ngừng sản xuất có kế hoạch.

Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch

Ngừng sản xuất có kế hoạch: căn cứ vào kế hoạch, kế toán tính vào chi phíhàng tháng, khoản thiệt hại về ngừng sản xuất kế toán ghi:

Trang 36

III TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1 Tổng hợp chi phí sản xuất

1.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.1.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” dùng để tổng hợpchi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm côngnghiệp, xây lắp, nuôi trồng, chế tạo sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ởdoanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàngtồn kho

1.1.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản

Bên Nợ:

– Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

– Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí

sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nộibộ;

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

– Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

Trang 37

– Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

– Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

– Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình

thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trịgiá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632);

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

1.1.3 Nguyên tắt phản ánh vào tài khoản

– Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinhtrong kỳ, chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoànthành trong kỳ, chi phí sản xuất, kinh doanh đầu kỳ của các hoạt động sản xuấtkinh doanh, phụ và thuê ngoài gia công chế tạo

– Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản này phải được chitiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

– Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản này bao gồm:

– Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

– Chi phí nhân công trực tiếp

– Chi phí sử dụng máy thi công

– Chi phí sản xuất chung

1.1.4 Trình tự hạch toán

Trang 38

– Cuối kỳ, căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Phương pháp hạch toán các khoản điều chỉnh giảm giá thành như sau:– Trị giá phế liệu thu hồi từ vật tư sử dụng nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên, vật liệu

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Trị giá sản phẩm phụ thu được từ quá trình sản xuất nhập kho, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Trị giá sản phẩm hỏng không sữa chữa được, người gay ra chịu thiệt hạisản phẩm hỏng phải bồi thường

Nợ TK 111,112 – Số tiền thu được từ các sản phẩm hỏng

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Xác định giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ trong kỳ nhập kho, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Trang 39

– Trường hợp sản phẩm sản xuất xong giao thẳng cho khách hàng hoặc gởibán , ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

1.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.2.1 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 631 “giá thành sản xuất” dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinhdoanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôitrồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp ápdụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho

1.2.2 Nội dung và kết cấu của tài khoản 631

Bên Nợ

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang đầu kỳ;

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có

– Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào tài khoản

632 “Giá vốn hàng bán”

– Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài

khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ

1.2.3 Nguyên tắc phản ánh vào tài khoản

Trang 40

Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo nguyên tắt kê khaithường xuyên không sử dụng tài khoản này.

Chỉ hạch toán vào tài khoản này các loại chi phí sản xuất, kinh doanh sau:– Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp

– Chi phí nhân công trực tiếp

– Chi phí sử dụng máy thi công

– Chi phí sản xuất chung

1.2.4 Trình tự hạch toán

– Đầu kỳ, kết chuyển trị giá sản phẩm dở dang vào bên Nợ TK 631

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

– Cuối kỳ kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung vào TK 631

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

– Cuối kỳ kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631– Giá thành sản xuất

– Xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

Nợ TK 632– Giá vốn hàng bán

Có TK 631– Giá thành sản xuất

Ngày đăng: 05/10/2021, 09:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phòng kế toán: Ghi chép, tính toán, phản ánh số hịện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty - Tiểu luận (Luận Văn) HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST
h òng kế toán: Ghi chép, tính toán, phản ánh số hịện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty (Trang 50)
– Công ty tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm cuối năm sau khi lập bao cáo tài chính. - Tiểu luận (Luận Văn) HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST
ng ty tiến hành phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh vào thời điểm cuối năm sau khi lập bao cáo tài chính (Trang 53)
Công ty áp dụng các loại sổ kế toán phù hợp với hình thức Chứng từ ghi sổ theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính: Sổ tổng hợp như chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái 152, 154, 621, 622, 627,.. - Tiểu luận (Luận Văn) HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VINFAST
ng ty áp dụng các loại sổ kế toán phù hợp với hình thức Chứng từ ghi sổ theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính: Sổ tổng hợp như chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái 152, 154, 621, 622, 627, (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w