Định nghĩa chất thải rắn Bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không mu
Trang 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Môi trường – bộ môn sinh thái học
Tiểu luận: Tái chế rác thải rắn đô thị Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà
Họ tên: Nguyễn Thị Oanh
Hà Nội, tháng 10, năm 2012
Trang 2I. Tổng quan
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước mạnh
mẽ, cũng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh chóng Hệ quả là sự gia tăng không ngừng về
số lượng cũng như quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng Sự gia tăng đó kích thích sự phát triển không ngừng của các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên song song với quá trình phát triển không ngừng này là một lượng lớn rác thải phóng thích ra môi trường hàng ngày, hàng giờ
Lượng rác thải lớn như vậy tuy nhiên hình thức xử lý phổ biến hiện nay vẫn là trôn lấp vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường, lãnh phí diện tích đất dùng cho bãi rác mà còn không triệt để, nảy sinh thêm nhiều vấn đề môi trường liên quan như ô nhiễm không khí, đất, nước ở vùng lân cận
Tái chế rác thải rắn là biện pháp đang rất được quan tâm vì những lợi ích rất rõ ràng của mình, giúp giải quyết những vẫn đề cấp bách về rác thải nói trên
Bài tiểu luận tập trung vào tính cần thiết của hoạt động tái chế, lợi ích nó mang lại cũng như những công nghệ tái chế hoạt động hiệu quả ở nước ta hiện nay cùng những vấn đề liên quan
II. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và tổng quan tài liệu thứ cấp: Qua các tài liệu về CTR, tái chế CTR và các tài liệu về môi trường liên quan nêu nên đặc tính của CTR, nguồn gốc & phân loại và các công nghệ tái chế CTR hiện nay, lợi ích và tính cấp thiết của tái chế
III. Kết quả nghiên cứu
1 Chất thải rắn
a. Định nghĩa chất thải rắn
Bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người
và sinh vật được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa
b. Nguồn gốc
Chất thải rắn được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau như: khu dân cư, khu thương mại, cơ quan, công sở, khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng, khu công cộng, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…
Nơi nào có các hoạt động của con người đều phát sinh chất thải rắn
c. Phân loại
Phân loại chất thải rắn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
Trang 3- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh: rác sinh hoạt, rác văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố…
- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên: rác hữu cơ, vô cơ, có thể cháy, không cháy, ngoài ra còn có rác thải nguy hại
d. Hiện trạng phát sinh CTR và tái chế CTR đô thị của nước ta hiện nay
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị được chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình thành Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715 đô thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa năm 2011 (Bộ Xây dựng, 2011)
Bảng 1: Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011; quyết định 445/TTg ngày 7/9/2009 của thủ tứơng chính phủ về định hứơng quy họach phát triển tổng thể các đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn tới 2050
Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ kéo theo sự phát thải rất lớn rác thải Tổng lượng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm Tại hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%).Chỉ số phát sinh CTR đô thị bình quân đầu người tăng theo mức sống Năm 2007, chỉ số CTR sinh hoạt phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi toàn quốc vào khoảng 0,75 kg/người/ngày (Bảng 3) Năm 2008, theo Bộ Xây dựng thì chỉ số này là 1,45 kg/người/ngày, lớn hơn nhiều
so với ở nông thôn là 0,4 kg/người/ngày
Bảng 2: CTR đô thị phát sinh qua các năm 2007 - 2010
Trang 4Nguồn: Tổng cục môi trường, 2011
Lượng CTR đô thị tăng mạnh ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp
Đà Nẵng, nơi có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa tăng nhanh Còn một số đô thị nhỏ như Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, tăng không nhiều do tốc
độ đô thị hóa không cao Tỷ lệ CTR gia tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các KCN như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%) Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ CTR gia tăng đồng đều hàng năm với tỷ
lệ ít hơn (khoảng 5%)
Hình 1: lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005 –
2010[ báo cáo hiện trạng môi trường, Sở Tài nguyên & Môi trường các tỉnh, 2011]
Trang 5Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải rắn của nước ta đã ra đời từ lâu với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giải quyết nhu cầu lao động của đất nước Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang rất được quan tâm vì thế hoạt động tái chế rác thải ngày càng được quan tâm nhiều hơn và phát triển mạnh trong những năm gần đây Tại các
đô thị hoạt động này diễn ra mạnh mẽ hơn vì nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào Các cơ
sở tái chế vẫn có quy mô nhỏ, không tập trung và thường phải kết hợp với các cơ sở khác tạo thành một sản phẩm hoàn thiện Nguồn vốn đầu tư cho tái chế rác thải hiện nay thì còn hạn hẹp, phương pháp tái chế còn lạc hậu, hiệu quả chưa cao, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo Tuy nhiên, cùng với quá trinh phát triển không ngừng của đất nước, công nghệ tái chế của nước ta đã và đang được nghiên cứu để hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện đất nước và đem lại hiệu quả cao
2 Tái chế chất thải rắn
a. Định nghĩa tái chế
Là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, bao gồm: tái chế vật liệu & thu hồi nhiệt
Nó là một quá trình bao gồm: phân loại, thu gom chất thải phù hợp với mục đích tái chế và một quy trình sản xuất sản phẩm mới
b. Lợi ích của tái chế
Tái chế chất thải rắn được xếp thứ tự ưu tiên thứ hai sau giảm thiểu tại nguồn của
hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn Bởi vì tái chế chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế, xã hội và môi trường
- Về mặt kinh tế: Tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ tiền, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên Giảm được năng lượng trong quá trình sản xuất so với việc sử dụng nguyên liệu thô
- Về mặt xã hội: Giải quyết công ăn, việc làm cho một lực lượng lớn người dân trong ngành tái chế
- Về mặt môi trường: Giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm sạch môi trường Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên Giảm tác động môi trường như ô nhiễm không khí, đất , nước do đổ thải hay hoạt động trôn lấp rác thải gây ra, tiết kiệm được diện tích cũng như kéo dài được tuổi thọ của các bãi trôn lấp
c. Các thành phần có thể tái chế trong rác thải
- Rác hữu cơ: ủ phân compost
Trang 6- Lon nhôm: là nguyên liệu tái chế có hiểu quả kinh tế cao nhất, tiết kiệm, nguồn nguyên liệu
ổn định, tiết kiệm năng lượng sản xuất, lon nhôm được tái chế là loại chứa nhiều đồng, hầu như không có tạp chất
- Giấy và cacton: là loại nguyên liệu chiếm tỷ lệ cao trong thành phần rác thải đô thị, mang lại lợi ích kinh tế cao do nguồn nguyên liệu làm giấy là gỗ hiện nay khá khan hiếm, giảm tác động tới rừng, góp phần đáng kể trong giảm thiệu lượng rác thải
- Nhựa: các sản phẩm nhựa rất đa dạng và phong phú ngày càng chiếm lĩnh thị trường thay thế cho các sản phẩm kim loại, thủy tinh và giấy, do đặc tính nhẹ nên các sản phẩm nhựa bao giờ cũng tiết kiệm chi phí hơn các sản phẩm khác Cùng với sự phát triển của các sản phẩm nhựa, nhựa phế thải, bao nylon ngày càng tăng tỷ trọng trong thành phần rác thải đô thị, do đó nếu toàn bộ nhựa phế thải được thu hồi thì sẽ giảm đáng kể lượng chất thải rắn
có hai hướng tái chế nhựa chính là tạo sản phẩm chính, sản phẩm có công thức tương tự hay tạo sản phẩm đồ dùng thứ cấp
- Thủy tinh: chủ yếu là các mảnh vỡ, khi tái chế người ta nghiền nhỏ chúng để giảm độ sắc cạnh, thủy tinh nghiền nhỏ có thể dùng để lọc nước, vật liệu trong xây dựng…
- Sắt và thép phế liệu: sắt thép phế liệu hầu như phát sinh ở tất cả các ngành, từ hoạt động xây dựng, dịch vụ cũng như sinh hoạt hàng ngày…vì thế nguồn nguyên liệu này cho tái chế là rất đa dạng và phong phú, có hai khuynh hướng tái chế chính là nấu luyện: một số tính chất lý hóa của sắt thép sẽ bị biến đổi do bổ sung thêm một số chất trợ dung, và không nấu luyện: chỉ sử dụng các tác động cơ lý để tạo hình sản phẩm mới trên sắt thép cũ
- Kim loại màu: được thu hồi và tái chế thành nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng lượng ít hơn so với các thành phần khác
- Cao su: thu hồi để tái chế lốp xe, nhiên liệu và nhựa dải đường…
d. Phân loại rác
Trước khi chất thải rắn được tái chế, làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, làm phân compost, tạo khí mê tan, cần thiết phải qua giai đoạn phân loại Hoạt động phân loại chất thải rắn có thể được tiến hành tại các hộ gia đình, các bãi thải
- Tại các hộ gia đình: Phân loại chất thải rắn tại các hộ gia đình là bước đầu tiên giúp cho công tác xử lý tiếp theo được thuận lợi hơn Đây là hoạt động mang tính hợp tác của mỗi người dân với cơ quan phụ trách vệ sinh môi trường khu vực Ngay tại các gia đình, chung
cư, các chất thải rắn đã được phân loại có thể theo đặc điểm lý, hóa hoặc theo kích thước của nó Thí dụ: túi đựng riêng rác thực phẩm, túi đành cho giấy loại, báo cũ, túi đựng chai mảnh thủy tinh vỡ Ở các nước phát triển việc phân loại chất thải rắn tại gia đình đã trở thành quy định và mọi gia đình đều tuân thủ
- Tại các bãi thải :Ở các nước phát triển, loại rác thải không còn được sử dụng vào mục đích nào khác sẽ được chở đến bãi thải và được chôn lấp cẩn thận Do đó công tác phân loại ít được tiến hành tại đây Nhưng ở nước ta, nhặt rác (một hình thức phân loại rác) không chỉ
Trang 7tiến hành tại các bãi rác tập trung của đô thị mà còn được thực hiện tại các điểm đổ rác nhỏ trong thành phố, thị xã Hàng ngày những người nhặt rác đào bới các đống rác để thu nhặt những loại rác có thể sử dụng được cho nhiều mục đích khác nhau Công việc này thực hiện chủ yếu bằng tay và không an toàn về mặt vệ sinh
Phương pháp và thiết bị phân loại rác:
- Phương pháp thủ công: Trong phương pháp này người phân loại dùng tay để nhặt từng loại rác theo mục đích Các công cụ thô sơ được sử dụng kèm theo như que gắp, xẻng bới rác, xúc rác
- Phân loại bằng luồng khí thổi: Phương pháp này sử dụng trong sản xuất công nghiệp, nhằm tách các vật liệu, các sản phẩm hỗn hợp khô Trong phân loại chất thải có trọng lượng nhẹ (hữu cơ) lẫn chất thải rắn có trọng lượng nặng hơn (vô cơ) người ta sử dụng phương pháp khí thổi rất có hiệu quả
- Phương pháp luồng khí thổi: Phương pháp này dựa vào đặc tính hút kim loại (sắt) của nam châm để tách kim loại thải với các thành phần phi kim loại khác trong đống rác Phương pháp phân loại này được sử dụng đối với chất thải rắn sau khi đã nghiền và trước khi đưa vào hệ thống phân loại bằng thổi khí hoặc cả sau khi nghiền và thổi khí Nếu thiết bị
có đầu nam châm lớn thì có thể sử dụng cả đối với chất thải rắn trước khi đập, nghiền Phương pháp từ tính cũng được áp dụng để hút kim loại từ tro tàn sau khi thiêu đốt chất thải rắn và cả ở bãi thải
- Phương pháp sàng phân loại chất thải: Đối với phân loại chất thải rắn hỗn hợp nhiều thành phần có kích thước khác nhau người ta sử dụng hệ thống sàng động hoặc tĩnh nhiều lớp Sàng phân loại sử dụng cho cả chất thải rắn khô lẫn ướt, nặng và nhẹ Thông thường phương pháp này được áp dụng đối với chất thải rắn trước và sau khí đập, nghiền và sau khi phân loại bằng thổi khí
e. Công nghệ tái chế
Công nghệ MBT – CD.08
MBT-CD.08 (MECHANICAL- BIOLOGYCAL- TREATMENT) là công nghệ kết hợp các phương pháp cơ sinh học để phân loại ra 3 dòng vật chất trong rác thải hỗn hợp: Các vật chất cháy được, các vật chất không cháy và các vật chất kim loại, rác độc hại Tái chế và tái tạo thành các sản phẩn như: Viên nhiên liệu (sử dụng cho các nồi hơi công nghiệp); Viên gạch không nung (sử dụng cho các công trình xây dựng dân dụng đơn giản); Kim loại như sắt, đồng, nhôm bán tận thu, các vật chất độc hại như pin, ắc quy được tập trung chở đi xử lý, tái chế gần như toàn bộ lượng rác thải
Công nghệ bao gồm 11 công đoạn sau:
Trang 81- CÔNG ĐOẠN TIẾP CẬN RÁC
- Rác thải thu gom, vận chuyển về nhà máy được tiếp nhận tại nhà tập kết Có sàn chứa rác nghiên 15 độ để nước rác chảy xuống bể xử lý nước
- Nhà tập kết kín có hệ thống ống hút thu khí thải và quạt hút lớn (2000m3/h) không phát tán mùi ra ngoài Khí thải hút ra được sục qua bể xử lý khí hóa học, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải của môi trường Việt Nam
- Hệ thống phun chế phẩm EM khử mùi
- Thiết bị nâng hạ(cầu trục hoặc xe súc ngoạm nạp nhiên liệu) làm nhiệm vụ đảo (hoặc vận chuyển) rác khi tập kết
2- CÔNG ĐOẠN ĐỊNH LƯỢNG VÀ TÁCH LỌC SƠ CẤP
- Thiết bị cuốn ép, vận chuyển tiếp nhận rác từ máy ngoạm lên máy BT1500 Tại đây rác được dồn ép để trong phễu chứa lớn, lực cơ học tác động qua các dao móc để xé bao sơ bộ, được nhả xuống băng vận chuyển theo định lượng dự kiến, phù hợp Đến tổ hợp phân loại thủ công rồi được chuyển sang cắt nhỏ và đồng đều kích thước rồi quay lại khu nạp liệu để tiếp tục hòa trộn và quay lại dây chuyền
- Các vật chất có kích thước nhỏ hơn các khe đĩa quay sẽ rơi xuống sang rung 2 tầng được
bố trí phía dưới, tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển thoe kích thước lỗ sàng đã định sẵn
để phân ra 3 dòng hỗn hợp
3- CÔNG ĐOẠN MÁY CẮT XÉ VÀ TUYỂN TỪ TRUNG CẤP
Rác có kích thước to và các bao, bọc, gói trên sàng đĩa được chuyển qua máy cắt xé
để cắt xé và làm bung rơi bao bọc (nhỏ) bằng các dao móc động và tĩnh có chiều quay
vô cấp và tốc độ các trục dao quay không đồng tốc Hỗn hợp chất thải được chèn ép, làm dập nát và cắt đứt tương đối đồng đều kích thước thoát xuống phía dưới đáy máy trộn rác nhỏ xuống dưới sàng rung và đi qua thiết bị tuyển từ để loại bỏ kim loại còn sót đến công đoạn tách lọc thứ cấp
4- CÔNG ĐOẠN TÁCH LỌC THỨ CẤP
- Rác hỗn hợp sau khi qua các thiết bị cắt xé sơ-trung cấp-hòa trộn với nhau để chuyền đến-
đi qua thiết bị SL500 để phân loại theo kích thước to/nhỏ theo mong muốn
- Hỗn hợp vật chất (trên sàn rung) đã được cắt xé từ máy theo băng tải vận chuyển lên rơi vào sàng lồng Tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển theo kích thước lỗ sàng để phân
ra 2 dòng hỗn hợp
5- CÔNG ĐOẠN CẮT XÉ ĐA TẦNG VÀ TẬN THU NYLON
Trang 9Hỗn hợp vật chất kích thước to 10-70mm trên sàng lồng Các vật chất dạng phế thải dẻo xẽ được tách riêng bằng dòng khí xoáy phân loại trọng lượng của hai tầng cắt xé, các vật chất có trọng lượng riêng cao hơn nylon sẽ rơi xuống máng có vít tải vận chuyển ngược lại buồng cắt xé thứ cấp và thoát ra theo ở đáy máy cắt xé
6- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN CUỐI NGUỒN
Rác thải hỗn hợp kích thước vừa ( chủ yếu là hữu cơ, giẻ da cao su, giấy, gỗ, xơ sợi, chất trơ và xelluyo…) được nghiền nhỏ hòa trộn theo kích thước mong muốn, các vật chất này sau khi ngiền nhỏ sẽ theo băng tải vận chuyển lên tháp ủ để xử lý sinh học
7- CÔNG ĐOẠN Ủ TRONG THÁP Ủ SINH HỌC
- Hỗn hợp chất thải sau khi cân bằng các thông số kỹ thuật và phối trộn vi sinh vật(hiếu khí) được vận chuyển lên tổ hợp ủ
- Hỗn hợp chất thải khi qua xử lý sinh học sẽ tạo ra polymer kết dính từ vật chất hữu cơ và cũng tạo ra bề mặt bám dính của các vật chất trơ được chuyển qua khu tái chế
8- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN VÀ PHỐI TRỘN PHỤ GIA (sản xuất viên nhiên liệu)
Hỗn hợp được băng chuyền vận chuyển đi qua máy nghiền mịn và phối trộn phụ gia, hỗn hợp sau khi được phối trộn đủ các thành phần theo mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để tái chế và định hình áp lực thành viên nhiên liệu
9- CÔNG ĐOẠN Ủ TỰ NHIÊN ĐỂ ỔN ĐỊNH NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu sau nghiền có kích thước nhỏ đến mong muốn phải được qua công đoạn ủ tự nhiên khoảng 15-20h
10- CÔNG ĐOẠN ĐÓNG RẮN VÀ ÁP LỰC ĐỊNH HÌNH TẠO VIÊN NHIÊN LIỆU
Hỗn hợp nguyên liệu đã nghiền nhỏ kích thước và ổn định các yếu tố cần thiết được chuyển đến máy đóng rắn áp lực để ép định hình thành các sản phẩm viên nhiên liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
11- CÔNG ĐOẠN NGHIỀN VÀ PHỐI TRỘN PHỤ GIA (sản xuất gạch không nung)
- Hỗn hợp vô cơ được băng chuyền vận chuyển vào máy nghiền thành kích thước nhỏ đến mong muốn
- Hỗn hợp vô cơ nhỏ sau nghiền được đưa vào máy trộn, sau khi đã đủ các thành phần theo mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để tái chế và định hình áp lực thành viên gạch xỉ không nung
Trang 10Ưu điểm của công nghệ MBT – CD.08:
- Gần như rác được tái chế triệt để
- Toàn bộ thiết bị của công nghệ được thiết kế hép kín kết nối thành dây chuyền, sử dụng cơ giới và tự động hóa nhiều
- Có trung tâm điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý và tái chế, dễ dàng nâng hạ công suất phù hợp
- Không phát tán mùi và nước rỉ rác trong quá trình xử lý
Công nghệ seraphin
Một trong những đặc điểm của công nghệ Seraphin là có thể áp dụng tại các nhà máy
xử lý rác thải sinh hoạt ở các đô thị Việt Nam Đây là công nghệ do người Việt Nam đề xuất, phát triển và chủ động chế tạo thiết bị nhằm phục vụ nhu cầu xử lý rác thải sinh hoạt Công nghệ này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế Với công nghệ Seraphin, các đô thị Việt Nam có thể xử lý đến 90% khối lượng rác để tái chế thành phân hữu cơ
và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng Chỉ còn 10% khối lượng rác là sạn sỏi, tro xỉ phải chôn lấp nên có thể tiết kiệm được diện tích bãi chôn lấp rác thải vốn đang là vấn
đề bức xúc ở các đô thị lớn Không chỉ dừng lại ở việc xử lý rác thu gom hàng ngày (rác tươi), công nghệ Seraphin còn có thể xử lý được rác đã chôn tại bãi chôn lấp (rác khô)
Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình:
- Rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học để cho ra các nhóm nguyên liệu (nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ)
- Chất thải nguy hại được thu gom riêng
- Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn
- Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp
- Một số thành phần vô cơ khó phân hủy còn lại được cắt đồng nhất tương đối về thành phần, kích thước sau đó đem tới lò đốt để thu năng lượng và tro, sau công đoạn hóa rắn sẽ tạo thành cốt liệu, phối trộn làm nguyên liệu cho sản xuất gạch block