1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Tái chế rác thải rắn đô thị Việt Nam

41 469 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,47 MB

Nội dung

Vấn đề trong quản lý CTR hiện nay• Hầu như tất cả các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu gom CTR như: địa hình, quy hoạch đô thị, đường phố, kinh phí đểu không thuận lợi đối với thu gom

Trang 1

Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội

Bộ môn sinh thái môi trường

Tiểu luận: hiện trạng và một số công nghệ tái chế chất thải rắn đô thị Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thu Hà Sinh viên: Nguyễn Thị Oanh

Trang 2

I Tổng quan

• Hiện nay quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, cũng với đó là sự phát triển không ngừng kinh tế, xã hội đã mang lại cho chúng ta một cuộc sống hiện đại, tiện nghi và văn minh hơn Tuy nhiên kèm theo đó là sự xuất hiện không thể tránh của các vấn

đề về môi trường như ô nhiễm không khí, đất, nước, tiếng ồn… nhất là ở các khu đô thị

• Một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, đất cũng như nguồn nước chính là lượng rác thải quá lớn mà các đô thị thải ra Nhưng quá trình xử lý lại thô sơ chủ yếu là hình thức chôn lấp, vừa tốn diện tích lại không triệt để

Trang 3

I Tổng quan

• Chính vì vậy công nghệ tái chế và tái

sử dụng rác thải đã ra đời nhằm giải

quyết thực trạng này Bài tiểu luận tập

trung chủ yếu vào tìm hiểu tính cấp

thiết của hoạt động tái chế cũng như

các công nghệ tái chế hiện nay tại

nước ta cùng các vấn đề liên quan

Trang 4

II Phương pháp nghiên cứu

• Thu thập và tổng quan tài liệu thứ cấp:

Qua các tài liệu về CTR, tái chế CTR và các tài liệu về môi trường liên quan nêu nên đặc tính của CTR, nguồn gốc & phân loại và các công nghệ tái chế CTR hiện nay, lợi ích và tính cấp thiết của tái chế

Trang 5

III Kết quả nghiên cứu

Trang 6

Định nghĩa về chất thải rắn

• Bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con người và sinh vật được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa

Trang 7

Nguồn gốc CTR

Khu dân cư

Khu thương mại

Cơ quan, công sở

Khu xây dựng hay phá hủy công trình xây dựng

Khu công cộng

Nhà máy xử lý chất thải

Trang 9

Hiện trạng phát sinh CTR nước ta hiện nay

• Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng chính là lý do gia tăng lượng CTR

Bảng 1: Số lượng đô thị các loại qua các năm từ 2005 - 2025

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011; quyết định 445/TTg ngay 7/9/2009 của thủ tứơng chính phủ về định hứơng quy họach phát triển tổng thể các đô thị

Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn tới 2050

Trang 10

Hiện trạng phát sinh CTR nước ta hiện nay

Bảng 2: CTR đô thị phát sinh qua các năm 2007 - 2010

Nguồn: Tổng cục môi trường, 2011.

Trang 11

Hiện trạng phát sinh CTR nước ta hiện nay

Hình 1: lượng phát sinh CTR đô thị của một số tỉnh, thành phố qua các năm 2005 – 2010[ báo cáo hiện trạng môi trường, Sở Tài nguyên & Môi

trường các tỉnh, 2011]

Trang 12

Hiện trạng phát sinh CTR nước ta hiện nay

Bảng 3: các loại CTR đô thị ở Hà Nội 2011

Nguồn: công ty môi trường đô thị Hà Nội, 2011.

Trang 13

Vấn đề trong quản lý CTR hiện nay

• Việc thu gom CTR là công việc phức tạp và khó khăn vì sự sản xuất ra chúng ở rộng khắp mọi nơi  phải tập trung một khoản kinh phí lớn cho việc quản lý chất thải rắn chi cho khâu thu gom và vận chuyển

Trang 14

Vấn đề trong quản lý CTR hiện nay

• Hầu như tất cả các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu gom CTR như: địa hình, quy

hoạch đô thị, đường phố, kinh phí đểu không thuận lợi đối với thu gom CTR đô thị ở nước

ta đặc biệt là ở 2 đô thi lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

• Hai vấn đề lớn mà thu gom rác đô thị gặp phải đó là: phương tiện thu gom còn thiếu nhiều

so với mức yêu cầu và kém về mặt chất lượng, sự hợp tác của dân chúng trong việc giữ gìn

vệ sinh còn chưa cao đặc biệt phần lớn rác thải không được phân loại tại nguồn gây khó khăn cho công tác xử lý

• Bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và thường trong tình trạng quá tải, rò rỉ nước thải, bốc mùi gây ô nhiễm môi trường xung quanh

Trang 15

Hiện trạng tái chế chất thải rắn đô thị nước ta

• Hiện nay chưa thống kê được lượng chất thải rắn tái chế tại Việt Nam

• Hoạt động tái chế tại Việt Nam hiện nay còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chưa được quản lý và kiểm

soát chặt chẽ, có nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường

• Các cơ sở tái chế đa số ở quy mô vừa và nhỏ, đa phần là các hộ sản xuất cá thể tại các làng nghề với

công nghệ và dây chuyền sản xuất tái chế lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thủ công.

Trang 16

Tái chế CTR

• Là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng cho các hoạt động sinh

hoạt và sản xuất, bao gồm: tái chế vật liệu & thu hồi nhiệt.

• Nó là một quá trình bao gồm: phân loại, thu gom chất thải phù hợp với mục đích tái chế và một quy trình sản xuất sản phẩm mới.

Trang 17

Lợi ích từ tái chế CTR

• Tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ tiền, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên

• Giảm được năng lượng trong quá trình sản xuất so với việc sử dụng nguyên liệu thô

Vật liệu thứ cấp Năng lượng tiết kiệm được( %)

Bảng 4: Năng lượng tiết kiệm được từ việc sử dụng nguyên liệu thứ cấp

Nguồn: BIR _ Bureau of International Recycling

Trang 18

Lợi ích từ tái chế CTR

• Giải quyết công ăn, việc làm cho một lực lượng lớn người dân trong ngành tái chế

Lao động chuẩn bị vào nhặt rác tại bãi rác Nam Sơn – Hà Nội

Công nhân làm việc trong nhà máy tái chế rác

Trang 19

Lợi ích từ tái chế CTR

• Giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần làm sạch môi trường

• Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên

• Giảm tác động môi trường do đổ thải hay hoạt động chôn lấp rác thải gây ra, tiết kiệm được diện tích cũng như kéo dài được tuổi thọ của các bãi chôn lấp

Trang 20

Các thành phần có thể tái chế trong CTR

Trang 21

Phân loại rác thải _ khởi đầu của tái chế

• Phân loại tại các hộ gia đình : là hoạt động được thực hiện ngay tại các hộ gia đình mang tính hợp tác, rác có thể được phân loại theo kích thước hay đặc điểm lý hóa

Trang 22

Phân loại rác thải _ khởi đầu của tái chế

• Phân loại tại các bãi thải : hình thức nhặt

rác, được thực hiện ở cả các bãi thải lớn

của đô thị và cả ở các điểm đổ rác nhỏ.

Nhặt rác tại bãi thải tập trung: công việc được thực hiện chủ yếu bằng tay, không an

toàn về mặt vệ sinh

Trang 23

Phân loại bằng luồng khí thổi

Phân loại bằng từ tính

Sàng phân loại CTR Phân loại rác thải _ khởi đầu của tái chế

Trang 24

Công nghệ tái chế

Trang 25

• Kết hợp các phương pháp cơ sinh học

để phân loại rác thanh ba phần: cháy

được, không cháy được, có thể tái

chế và độc hại  tái tạo thành các

sản phẩm  tái chế gần như toàn bộ

rác thành nguyên liệu

Công nghệ MBT – CD.08

( Mechanical Biologycal treatment)

Dây chuyền tái chế rác thải rắn công nghệ MBT – CD.08 tại Sông Công – Thái Nguyên

Trang 26

Hình 2: sơ đồ nguyên lý công nghệ MBT – CD.08

Trang 27

Tiếp cân rác & Định lượng và tách lọc sơ cấp

Cắt xé đa tầng và tận thu nilong

Nghiền cuối nguồn & Ủ trong tháp ủ sinh học

Nghiền và phối trôn phụ gia sản xuất viên nhiên liệu

Ủ tư nhiên để ổn định nhiên liệu & đóng rắn đinh hình áp lưc

Nghiền phối trộn phụ gia sản xuất gạch không nung

Trang 28

Sản phẩm tái chế từ công nghệ MBT – CD.08

Viên nhiên liệu : Thành phần chính chỉ còn lại xơ sợi hữu cơ,

xơ sợi giẻ vải, bột giấy, bột gỗ và 0,05-0,1% mảnh vụn túi

nylon được trộn với chất dẫn cháy có nhiệt trị cao như than

cám, mùn cưa…Do đó rất ít phát sinh các khí độc hại

( thường có khi đốt nylon, cao su…) Sản phẩm viên nhiên

liệu này được định hướng dùng cho các lò đốt công nghiệp

Nhiệt trị khoảng 250-3500 kg/calo Đã được các trung tâm

đo lường chất lượng trong và ngoài quân đội kiểm định đạt

TCVN.

Trang 29

Viên gạch xỉ : thành phần chính là cát đá, xỉ tro gạch, thủy

tinh sành sứ được nghiền nhỏ với cặn vôi và đóng rắn thành gạch không nung Sản phẩm gạch đã được các trung tâm đo lường trong và ngoài quân đội kiểm định đạt TCVN.

Nylon được đóng kiện bán tái chế ( hoặc tái chế thành các

sản phẩm công nghiệp ngay tại nhà máy XLR )

Sắt kim loại & chất thải độc hại ( pin ) được đóng rắn và tái

chế trong lò nấu thép.

Trang 30

Ưu điểm của MBT – CD.08

• Gần như rác được tái chế triệt để

• Toàn bộ thiết bị của công nghệ được thiết kế kép kín kết nối thành dây chuyền, sử dụng cơ giới và tự động hóa nhiều

• Có trung tâm điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình xử lý và tái chế, dễ dàng nâng hạ công suất phù hợp

Trang 31

Công nghệ Seraphin

• Là công nghệ được cấp bằng sáng chế của công

ty cổ phần công nghệ xanh Seraphin.

• Có thể áp dụng tại các nhà máy xử lý rác thải

đô thị ở nước ta

• Có thể xử lý tới 90% rác thải tái chế thành phân

hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây

dựng , chỉ còn lại 10% là các rác thải đặc biệt

không thể tái chế

Dây chuyền xử lý chất thải rắn đô thị theo mô hình seraphin tại nhà máy xử lý chất thải

Sơn Tây – Hà Nội

Trang 32

Quy trình công nghệ Seraphin

• Rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học

• Chất thải nguy hại được thu gom riêng

• Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển tới nhà máy tái chế

• Chất thải hữu cơ được ủ compost

• Vô cơ khó phân hủy được cắt đồng nhất về thành phần, kích thước sau đó mang tới lò đốt làm nguyên liệu cho sản xuất gạch Block

Trang 33

Phân loại và xử lý sơ bộ CTR đô thị hỗn hợp bằng phương pháp cơ học

= phương pháp sinh học sản xuất phân bón

Xử lý hỗn hợp chất thải hứu cơ khó phân hủy

= phương pháp nhiệt sản xuất nhiên liệu năng lượng mới

Xử lý hỗn hợp chất vô cơ

= phương pháp đóng rắn xản xuất vật liệu xây dựng

Quy trình công nghệ Seraphin

Trang 34

Hỗn hợp nhựa phế thải

Hình 3: sơ đồ quy trình xử lý hỗn hợp nhựa phế thải và sản xuất các sản phẩm tái chế

Trang 35

Hình 4: sơ đồ xử lý hỗn hợp hữu cơ khó phân hủy bằng công nghệ đốt thu nhiệt và sản xuất điện

Trang 36

Hình 5: quy trình công nghệ đóng rắn

Trang 37

Ưu điểm của công nghệ Seraphin

• Là quy trình nghiên cứu trong nước phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã

hội của nước ta

• Thích hợp với việc xử lý rác tươi chưa phân loại tại nguồn

• Ngoài sản phẩm phân hữu cơ còn thu được vật liệu xây dựng và năng lượng

• Lượng chất thải sau xử lý chỉ còn 10%

• Không có nước rỉ rác trong quá trình xử lý

Trang 38

Công nghệ MBT-CD 08 Công nghệ Seraphin

Áp dụng - Nhà máy tái chế rác thải Sông Công - Thái Nguyên

- Khu công nghiệp Đồng Văn – Hà

- Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây

- Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây

- Nhà máy xử lý rác Đông Vinh – Nghê An

- Nhà máy xử lý rác Thủy Phương – Thừa Thiên Huế

Quy mô - Công suất không hạn chế từ 50 – 200 tấn/ ngày - Công suất 150 - 200 tấn/ ngày

Hiệu quả - Xử lý tái chế 98% tổng lượng rác thải

- xử lý ô nhiễm từ CTR ngay tại nơi xử lý, tái tạo nhiên liệu thành năng lượng.

- Chi phí thấp, vận hành đơn giản, giảm diên tích lắp đặt.

- xử lý 90% khối lương rác để tái chế phân hữu cơ hay làm nguồn nguyên vật liệu xây dựng , chỉ còn 10% khố lương rác là sạn, sỏi, tro xỉ….

Khó khăn - Chưa hoàn thiên về công nghệ - Để làm đươc phân compost từ rác cần diện tích nhà xưởng,

hầm ủ lớn, thời qian ủ lâu  chi phí xây dưng cơ bản lớn

Hoàn toàn không có nước rỉ rác trong quá trình xử lý

Trang 39

Kết luận

• Cùng với quá trình đô thị hóa phát triển không ngừng của nước ta hiện nay là quá trình phát sinh ngày càng tăng của CTR đô thị

• Tái chế chất thải rắn là công nghệ xử lý CTR vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm tài

nguyên và quỹ đất cho bãi chôn lấp lại góp phần tích cực trong giữu gìn môi trường trong sạch

• Hiện nay, ngoài các công nghệ tái chế giấy, nhựa, hay cao su truyền thống, nước ta đã và đang hoàn thiện hơn nữa công nghệ tái chế CTR tổng hợp là MBT – CD.08 và Sarephin hiệu quả cao mà chi phí lại thấp

Trang 40

Tài liệu tham khảo

• PGS.TS Nguyễn Văn Phước, 2008 Quản lý và xử lý chất thải rắn Nhà xuất bản Xây Dựng

• GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS Ứng Quốc Dũng, TS Nguyễn Thị Kim Thái, 2001 Quản lý chất thải rắn_tập 1: chất thải rắn đô thị Nhà xuất bản Xây Dựng

• Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan,2004 Công nghệ môi trường Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

• Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, số 7/ 2005 Xây dựng một xã hội tái chế

• Bộ tài nguyên và môi trường, tổng cục môi trường, 07/2011 Báo cáo môi trường quốc gia

2011 chất thải rắn

• Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng và Nguyễn Phúc Thanh,2011 Quản lý tổng hợp chất thải rắn -cách tiếp cận mới Tạp chí Khoa học 2011:20a 39-50

Ngày đăng: 16/07/2015, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w