RỦI RO tín DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

32 442 2
RỦI RO tín DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Gi ảng viên hướng dẫn Học viên thực hiện PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG 1. Nguyễn Xuân Hải 2611025 2. Lương Gia Lệ 2611053 3. Nguyễn Thị Lệ 2611054 4. Võ Thị Ngọc Yến 2611117 5. Bùi Kim Tiền 2611101 Cần Thơ 9/2012 MỤC LỤC Phần giới thiệu .1 Phần nội dung 3 Chương 1: Cơ sở lý luận 3 1. Phương pháp luận 3 1.1. Các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại .3 1.1.1. Khái niệm rủi ro .3 1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro 3 1.1.3. Các loại rủi ro .4 1.2 Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại .5 1.2.1. Rủi ro tín dụng .5 1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng .5 1.2.3. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại Việt Nam .6 1.2.4. Phương pháp quản lý .8 1.3 Tại sao phải quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại 9 Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng 10 1. Thực trạng hoạt động ngân hàng VN trong thời gian qua .10 2. Rủi ro tín dụng của NHTM 12 2.1. Thực trạng .12 2.2. Một số tồn tại 15 2.2.1 Năng lực tài chính còn hạn chế, khả năng thanh khoản, sử dụng vốn chưa hiệu quả .15 2.2.2 Tính bền vững của hệ thống chưa cao, kém sức cạnh tranh, dịch vụ chưa phát triển, các NH chủ yếu cung cấp dịch vụ tín dụng, thanh toán và chuyển tiền 16 2.2.3 Công tác quản trị tài sản nợ - có, quản trị rủi ro còn hạn chế .18 2.2.4 Chất lượng nguồn nhân lực NH kém, chính sách chưa thỏa đáng dẫn tới chảy máu chất xám .19 - i - Chương 3: Giải pháp 21 1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 21 2. Ổn định vĩ mô được củng cố 22 3. Biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng 24 Phần kết luận 27 Tài liệu tham khảo .28 - ii - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng PHẦN GIỚI THIỆU Ngay từ những ngày đầu tiên khi nền công nghiệp ngân hàng ra đời và phát triển, tín dụng đã là một phần không thể thiếu, một chức năng đặc trưng, tiêu biểu trong hoạt động của nó. Một tổ chức kinh tế không thể được gọi là một ngân hàng nếu trong đó không phát sinh hoạt động tín dụng, nói cách khác là hoạt động đi vay và cho vay. Có lẽ, quan hệ tín dụng trong nền kinh tế đã tồn tại trước khi ngân hàng đầu tiên xuất hiện, nó có mục đích lớn nhất là phân phối các nguồn vốn trong nền kinh tế theo cách hiệu quả nhất, chuyển những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đến nhưng nơi thiếu hay cần vốn nhằm thu lợi cao hơn. Thế nhưng, hoạt động tín dụng sẽ mãi là nhỏ lẻ, không mang lại hiệu quả tối đa nếu nó cứ diễn ra giữa từng cá nhân hay thậm chí từng tổ chức. Sự xuất hiện của ngân hàng đã giải quyết được vấn đề này, ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có khả năng huy động, tập trung các nguồn vốn trong nền kinh tế với quy mô lớn, đa dạng về chủng loại. Vì thế, giờ đây bên cạnh vay vốn dựa trên quan hệ cá nhân, trực tiếp giữa hai bên, người ta có thể vay tín dụng thông qua ngân hàng với quy mô và loại hình không hạn chế. Hơn thế nữa sự hình thành quan hệ tín dụng trong ngân hàng thương mại giúp giảm chi phí cho sự lưu thông vốn, khiến cung và cầu vốn tiếp xúc với nhau thuận tiện và dễ dàng hơn. Sự xuất hiện của ngân hàng chính là sự phát triển hoàn thiện của quan hệ tín dụng phát huy tối đa hiệu quả trong việc thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Và cũng vì lẽ đó, tín dụng luôn gắn chặt với lịch sử phát triển của ngân hàng, nó là yếu tố quyết định sự thành bại của một ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của ngành ngân hàng, hoạt động tín dụng trong ngân hàng cũng có những tiến bộ đáng kể, ngày càng có nhiều hình thức cho vay với quy mô không hạn chế. - 1 - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng Nguyên cứu về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một việc làm hết sức cần thiết đối với hệ thống NHTM của Việt Nam. Việc nghiên cứu này sẽ cho ta thấy hơn các nguyên nhân xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó, và từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro, giảm tổn thất cho hệ thống ngân hàng. Đây là nguyên nhân chính để nhóm chọn đề tài “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng thương mại” làm bài tiểu luận. - 2 - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1. Các loại rủi ro trong ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm rủi ro Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau trong một phạm vi nhất định. Khi đề cập đến rủi ro người ta thường đề cập đến hai yếu tố mang tính đặc trưng, đó là: biên độ rủi ro và tần suất xuất hiện rủi ro. - Biên độ rủi ro: thể hiện mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra. - Tần suất xuất hiện rủi ro = KP/P KP: số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện P: số trường hợp đồng khả năng Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện cũng như những tác hại do rủi ro gây nên. 1.1.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro: Có 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro Các nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng: - Do không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả. - Cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư ngân hàng chú trọng đầu tư vào một loại chứng khoán có rủi ro cao. - 3 - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng - Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. - Do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, tham nhũng… - Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ. Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng: - Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. - Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả. - Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. - Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản. - Chủ doanh nghiệp, công ty vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo… - Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc. Các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh: - Do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ xảy đến. - Tình hình an ninh, chính trị trong nước, cũng như trong khu vực không ổn định. - Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến tỷ giá hối đoái biến động bất thường. - Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. 1.1.3. Các loại rủi ro Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, nhận biết mỗi loại rủi ro khác nhau giúp ngân hàng có thể kiểm soát, hạn chế được phần nào những tác hại do rủi ro mang lại. Thực tế có rất nhiều loại rủi ro khác nhau, sau đây là một trong số các loại rủi ro: Rủi ro tín dụng: là khả năng tiềm tàng khi người vay hay đối tác không thể thực hiện được một số cam kết hay vỡ nợ. - 4 - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng Rủi ro thị trường: là sự không chắc chắn bắt nguồn từ những thay đổi về giá cả trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, định giá. Rủi ro thanh khoản: là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các cam kết khi đến hạn bởi thiếu tiền (tài sản nợ) để tài trợ cho các hoạt động sử dụng vốn (tài sản có) do lạm phát, mức lãi suất thực không hấp dẫn hoặc người gửi tiền rút tiền ồ ạt…; hay bởi quản lý chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ yếu kém, đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản kém như trái phiếu của các công ty phát hành… Rủi ro hoạt động: các nguồn khởi phát rủi ro hoạt động gồm có: - Công nghệ: sập hệ thống, lỗi phần mềm chương trình… - Nhân viên: các nhân sự chủ chốt và mức độ thay thế, lỗi sơ suất, lừa đảo, rửa tiền, vi phạm bảo mật… - Quan hệ khách hàng: sự không hài lòng với hoạt động của ngân hàng, bất đồng trong thoả thuận hợp đồng… - Tài sản: an toàn, an ninh, các tình huống nằm ngoài khả năng kiểm soát. - Bên ngoài: lừa đảo, thị trường suy sụp, chiến tranh… Các loại rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như: rủi ro tuân thủ luật định, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín, rủi ro do kiểm soát/điều tiết, rủi ro khác… 1.2. Rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 1.2.1. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. 1.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng Để đánh giá rủi ro tín dụng, ngân hàng dựa vào các thông số sau đây: - 5 - Chuyên đề Quản trị rủi ro ngân hàng Hệ số nợ quá hạn: là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. Theo quy định hiện nay của ngân hàng Nhà nước cho phép hệ số nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%. Hệ số rủi ro tín dụng: là tỷ lệ tổng nợ cho vay trên tổng tài sản có. Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. 1.2.3. Phân loại nợ quá hạn, nợ xấu tại Việt Nam Nợ xấu : là một trong những vấn đề luôn làm đau đầu các nhà quản trị Ngân hàng. Theo tiêu chuẩn quốc tế, “nợ xấu” là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu là khoản nợ có các đặc trưng cơ bản sau đây: - Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết đã hết hạn. - Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi. - Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất 90 ngày. Nợ xấu được phân chia thành nhiều nhóm, mục đích giúp các nhà quản trị ngân hàng dễ quản lý, kiểm soát và đề ra phương pháp xử lý khác nhau cho từng nhóm tương ứng. Theo quyết định 149/QĐ-TTg ngày 05/01/2001 thì nợ xấu có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có: nợ tồn đọng ngân hàng đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiết nợ; nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu giữ tài sản như nợ có tài sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản đảm bảo đã quá hạn trên 360 ngày. - 6 -

Ngày đăng: 25/12/2013, 12:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan