Khái quát chung về bộ luật hồng đức

36 2.3K 7
Khái quát chung về bộ luật hồng đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức. 1. Một số nét cơ bản về Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành còn có huý khác là Lê Hạo hiệu Thiên Nam. Ông sinh ngày 20/7/1442 (Nhâm Tuất) ổ chùa Huy Văn (nay thuộc quận Đống Đa Hà Nội), mất ngày 30/1/1497 (Đinh Tý). Lê Thánh Tông là vị vua thứ 5 thời Lê sơ và là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ngày 8/6/1940 (Canh Thìn) Lê Tư Thành lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và dổi niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497) miến hiệu là Thánh Tông, thuỵ hiệu là Thuần Hoàng Đế (do vua Lê Hiến Tông đặt: Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế.) Trong lúc trị vì (1460-1497), ông đã đưa ra nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dụcluật pháp. Ông cũng đã mở mang bờ cõi nước Đại Việt bằng cách đánh chiếm thủ đô của nước Chiêm Thành, sát nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân về phía Tây đất nước. Ông được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hóa và là người coi trọng người hiền tài. Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược”. Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam sử lược đánh giá Lê Thánh Tông là một nhà vua thông minh, có hiếu với mẹ. Trần Trọng Kim nói Lê Thánh Tông đã "sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi… khiến cho nước Nam bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh như vậy”. Quyển Đại Việt sử ký toàn thư cho Lê Thánh Tông là một "bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được". Phan Huy Chú (1782-1840) đã ghi nhận về Lê Thánh Tông: “tay không rời 1 sách, kinh sử, dịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi . (là vị Hoàng Đế) văn vũ tài lược hơn cả các đời”. Trong các cải cách của mình về hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dụcluật pháp thì Bộ luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ XV. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc. Nội dung cơ bản của bộ luật như sau: - Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với quân xâm lược nước ngoài. - Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. - Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội. - Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh. - Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng. - Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục. - Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ. - Chính sách hình sự nghiêm minh nhưng nhân đạo. Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Một lần, ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt vì con trai Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo”. 2. Một số nét cơ bản về bộ luật Hồng Đức. 2 Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức (L HĐ) gắn với thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà nước phong kiến - nước Đại Việt TK XV. Bộ luật được ban hành năm 1483, gồm 722 điều, được chuẩn bị từng phần từ các vua đầu triều Lê, được hoàn chỉnh thời Hồng Đức, tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và áp dụng đến thời Lê Trung Hưng. L HĐ có mô phỏng Luật Tuỳ Đường của TQ và kế thừa luật Lý, Trần với nội dung chủ yếu nhằm bảo vệ chế độ quân chủ triều Lê, bảo vệ tài sản và quyền thu tô thuế, bắt phu lính của nhà nước, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội theo quan điểm Nho giáo (Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo) . Tuy nhiên bộ luật cũng chứa đựng nhiều giá trị như: phản ánh ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ của triều Lê, sự chăm lo của nhà nước với chủ quyền và an ninh quốc gia, đối với những lợi ích chung như đê điều, thủy lợi, mùa màng và sự tôn trọng của nhà nước đối với những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số quy tắc, tinh thần cơ bản của bộ luật này cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong L HĐ có 5 điều luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ mà trong các bộ luật phương Đông thời đó không có. Theo những điều luật này, người con gái được quyền chia tài sản như con trai (Đ388), con gái được thừa kế hương hỏa nếu không có con trai (Đ39), khi chia tài sản trong gia đình thì tài sản do hai vợ chồng làm ra phải chia đôi (Đ374, Đ375) và trong một số trường hợp đặc biệt thì người vợ có quyền bỏ chồng (Đ308). Để bảo vệ truyền thống tôn sư trọng đạo, Bộ luật cũng quy định học trò lăng mạ hay đánh thầy thì bị xử nặng hơn đánh người khác 3 bậc (Đ489). Truyền thống nhân ái cũng được thể hiện trong L HĐ. Ví dụ: người vợ góa chồng, không nơi nương tựa, không có con cái thì chính quyền sở tại phải nuôi, nếu bỏ rơi bị đánh 50 roi, biếm 1 bậc (Đ295); người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người tàn tật nếu phạm tội thì không được tra tấn (Đ665) và nếu phạm tội thì cho chuộc bằng tiền; người trên 90 tuổi và trẻ em dưới 7 tuổi miễn hình phạt tử hình (Đ16), đàn bà có thai thì cho sinh sau 100 ngày mới thi hành án tử hình (Đ680). Những tội phản quốc, làm lộ bí mật quốc gia, ăn hối lộ đều bị trừng phạt rất nặng. Bề tôi tâu bày việc dối trá, báo cáo sai bị lưu đày hay tử hình (Đ547); người dân dâng thư hay tấu trình dối trá bị xử biếm hoặc đồ (Đ520); tố cáo sai bị 3 phạt 80 trượng (Đ508); dâng thư nặc danh cũng bị coi là phạm tội nặng, có thể bị chém nếu phạm đại sự quốc gia. Bộ L HĐ đã được dịch ra tiếng nước ngoài từ rất sớm, bản dịch tiếng Pháp năm 1911 được xem là bản dịch sớm nhất - R.Deloustal: La justicedan0s L'ancian Annam - Hà Nội 1911. L HĐ trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3chương) gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì L HĐ còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thươc và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt .). Được bố trí cụ thể như sau: 1.Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền .) 2.Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ. 3.Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ. 4.Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự. 5.Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này. 6.Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này. 7.Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục. 8.Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua. 9.Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ . 4 10.Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối. 11.Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây. 12.Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này. 13.Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực. Hai chương cuối này đã có một số quy định về tô tụng nhưng chưa hoàn thành. II. Bộ luật Hồng Đức. 1. Các quy định về dân sự. Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất. a, Sở hữu và hợp đồng. *Quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu là một vấn đề được bàn rất nhiều trong luật Hồng Đức với rất nhiều điểm tiến bộ.Các quy định về sở hữu không được sắp xếp thành mục riêng. Tuy nhiên qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy các quy định về sở hữu trong bộ luật có tính hệ thống và có thể coi đó như chế định sở hữu. Từ thời La Mã cổ đai tới pháp luật dân sự hiện đại đều ghi nhận các quyền năng của chủ sở hữu và các hình thức thức thuộc sở hữu, qua đó thể hiện các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. L HĐ cũng không nằm ngoài sự ghi nhận này, mặc dù các quy định này nằm rải rác qua các chương cấm vệ- hộ hôn- điền sản- tạp luật. Các yếu tố cấu thành quan hệ sở hữu: - Chủ sở hữu là người có tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật, họ có thể là cá nhân, làng xã, nhà nước. Để trở thành chủ sở hữu trong một số trường hợp cần những điều kiện nhất định: vợ chồng không con, ai chết trước, có tái giá hay không đối với người vợ… Có nghĩa là quan hệ sở hữu được xác lập hay không phụ thuộc vào giới tính hoặc vị trí của họ trong gia đình… 5 - Đối tượng sở hữu: Thời kì tự cung tự cấp, tài sản chủ yếu là nhà cửa, lương thực hoa màu, gia súc hang hoá… Đặc biệt chú trọng đến quyền sở hữu ruộng đất. Để đánh giá sự giàu nghèo, người ta thương căn cứ vào số diện tích mà người đó sở hữu. -Nội dung quyền sở hữu: + Quyền chiếm hữu: phản ánh trong thực tế ai đúng là người chiếm giữ khống chế, chi phối vật, ai là người bị loại trừ khỏi sự chiếm hữu đó. Pháp luật cũng cho phép những chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu thông qua việc chuyển quyền bằng thiết lập khế ước dân sự hợp pháp (Đ356, Đ361, Đ603…). + Quyền sử dụng : Người có tài sản, được phép sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đòng thời được hưởng hoa lợi từ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Họ có thể tự mình chiếm hữu và sử dụng và cũng có quyền chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng sang cho ngươì khác thông qua các khế ước:thuê mượn cầm cố… +Quyền định đoạt : chủ sở hữu có quyền dịnh đoạt “số phận” của vật bằng cách tiêu dung hết tài sản, phá dỡ, tiêu huỷ… Tự họ thực hiên quyền định đoạt thông qua quan hệ mua bán, cho vay được thực hiện dưới hình thức văn khế hoặc hình thức miệng. Đối với đất khẩu phần, nhà nước giao cho họ quyền sử dụng, quản lý, không có quyền định đoạt. Đây là giải pháp tạo điều kiện cho dân ổn định cuộc sống và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước bằng nộp thuế chứ không xác lập cho họ quyền năng theo đúng nghĩa là chủ sở hữu. *Các hình thức sở hữu và cách thức bảo vệ quyền sở hữu trong L HĐ: Nền kinh tế XHPK nói chung, nhà Lê nói riêng dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về ruông đất. Bên cạnh hình thức sở hữu cơ bản, trong xã hội còn có các hình thức sở hữu khác như: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã, sở hữu dòng họ. Pháp luật sở hữu thời Lê nhằm củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Do đó, nó mang tính giai cấp rõ rệt. Tính giai cấp thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, ở việc ghi nhận và củng cố địa vị của giai cấp thống trị với việc chiếm hữu tư liệu sản xuất cũng như của cải vật chất trong xã hội trước các giai cấp khác. Pháp luật sở hữu bảo 6 vệ việc chiếm hữu những TLSX chủ yếu của giai cấp thống trị, tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều lợi ích kinh tế nhất từ những TLSX đang chiếm giữ, đồng thời xác định mức độ xử sự và ranh giới hạn chế cho các chủ sở hữu trong khi thực hiện các quyền năng của mình. Pháp luật triều Lê ghi nhận 3 hình thức sở hữu: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân. - Sở hữu nhà nước: để củng cố hình thức sở hừu nhà nước, thì pháp luật gắn chặt quyền lợi của quan lại và quân sĩ theo nhà Lê. Nhà Lê đã có chiến lược là phải củng cố triều đại của mình thông qua việc kiểm soát đất đai và thần dân. Để bảo vệ quyền lợi của mình với các vật dụng quân khí, ấn tín, tiền thuế cũng như tất cả “ngự dụng” (đồ dung cho vua); L HĐ đã quy định khá chặt chẽ và nghiêm khắc cách thức thực hiện việc bảo vệ quyền lợi của nhà nước. VD: Mọi hành vi mua bán ,bớt xén vật dụng trong cung hay giấu bớt số tiền thuế thu được đều bị xử tội đồ. Nếu thu tiền thuế để chiếm làm của riêng thì phải bồi thương gấp đôi sồ thuế lạm thu,trả lại cho dân(Đ203, Đ205, Đ206). Hay như việc chiếm quân nhu làm của riêng thi chịu tội biếm hay bãi chức và bồi thương gấp đôi và nộp vào quân. Việc chiếm cứ hoa lợi thu được ở rưng, hồ đập bị coi là xâm phạm tài sản công, sẽ bị phạt 60 trương (Đ574) . Các điều khoản này phản ánh những nỗ lực của triều đình nhằm tăng thêm quyền lực của nhà vua và triều đình, bảo đảm các nguồn thu nhập và ổn định xã hội. Nó cũng biểu hiện chức năng, nhiệm vụ của pháp luật trong việc quản lý và điều tiết xã hội, trong điều chỉnh hành vi xử sự của từng chủ thể. Đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong việc yêu cầu mọi người dân tôn trong tuyệt đối những tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Đây là những quy định rất gần với những quy định của pháp luật dân sự hiện đại trong việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước với tài sản. Khi quy định về quyền sở hữu, L HĐ rất chú trọng đến quyền sở hữu ruông đất, nhất là về điền thổ. Rất nhiều điều khoản chỉ đề cập điền thổ không hề đề cập các tài sản khác (Đ373, Đ374, Đ375, Đ376, Đ377). Theo giáo sư Vũ Văn Mẫu cho rằng: “điều này cũng đễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông thì chỉ chỉ có điền 7 thổ mới được coi là các yếu tố tư bàn chính yếu,các đông sản khác chỉ là những vật ít có giá trị” (lời tựa trong cuốn Hồng đức thiện chính thư-Sài Gòn-1959 trang 15) + Nguồn gốc ruộng đất: Nhà Lê đã khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với lãnh thổ quốc gia. Đầu năm 1429, nhà Lê đã nắm được trong tay số lương lớn ruông đất từ các căn cứ sau: - Số ruộng đất công thu bằng nhiều cách khác nhau như: khai khẩn đất hoang, thâu tóm đất bỏ hoá, lập đồn điền. - Xung công hang loạt điền trang thái ấp của quý tộc Hồ, Trần tuyệt tự. - Ruộng đất tư của địa chủ, nhân dân bị chết trong chiến tranh. - Ruộng đất tư của bọn Việt Gian bán nước và của quân xâm lược. Nhờ vậy diện tích đất thuộc sở hữu nhà nước đã chiếm ưu thế tạo điều kiện thuận lợi thi hành chính sách cần thiết phù hợp lợi ích giai cấp mình. + Đặc điểm ruộng đát công: Ruộng đất công của nhà nước là bộ phận ruông đất thuộc sở hữu nhà nước mà nhà Vua là người là người đại diện. Nhà vua có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với ruộng đất. Ở đây các nhà làm luật thời Lê đã cố ý nhấn mạnh hai đặc điểm cơ bản của quyền năng sở hữu này đó là tính tối cao và tính gián tiếp: - Tính tối cao thể hiện ở quyền năng tuyệt đối của nhà vua trong việc quyết định số phận pháp lý của ruộng đất như: ban cấp cho ai, sử dụng vào mục đích gì, thu hồi lại đất và đặt ra các loại thuế . - Tính gián tiếp, thể hiện ở chỗ nhà vua không trực tiếp sử dụng và quản lý mà phải thông qua đội ngũ quan lại và việc trực tiếp sử dụng của những ngươi tá điền. Nó quyết định đến việc ruộng đất công được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như: công điền, quan điền hay quốc khố điền. + Chế độ quản lý đất đai dưới triều Lê: Nhà nước đã thay thế chế độ điền trang thái ấp trước kia bằng chế độ ban cấp lộc điền, quân điền: - Bản chất của chế độ lộc điền là nhà vua có quyền tối cao về ruộng đất, tiến hành ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quan lại cao cấp và những người thân thuộc trong hoàng tộc. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nhà nước 8 trung ương ban hành 1 quy chế đầy đủ về việc cấp ruộng đất cho tầng lớp quý tộc. Chính sách tỏ ra rất ưu hậu cho việc bảo vệ bảo vệ và củng cố sức mạnh của nhà nước, chế ngự và gắn chặt quyền lợi cũng như sự lệ thuộc của tầng lớp quan lại vào nhà nước. - Bên cạnh “lộc điền”, Nhà nước còn thực hiện quyền sở hữu với đất đai bằng chính sách với bộ phận đất công làng xã còn lại-gọi là phép quân điền. Bản chất của chính sách này là sự can thiệp của nhà nước vào việc phân chia ruộng đất công của làng xã. Chính sách này được thi hành rộng rãi: từ người mồ côi, goá bụa, già cả cô đơn cho đến các quan lại đều được cấp ruộng cổ phần. Đáng chú ý là dân đinh được cấp ruộng là người 15 tuổi trở lên. Thông qua phép quân điền, nhà Lê còn khẳng định quyền sở hữu của Nhà nước với ruộng đất công của làng xã, trên cơ sở đó tiến hành thu tô thuế cho từng loại đất nhằm mở rộng quy mô sở hữu ruộng đất của nhà nước (Đ299, Đ325, Đ327). Người được chia ruộng phải nộp thuế, ai không nộp sẽ chiu phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Nhà Lê chủ trương miễn giảm tô thuế với những trường hợp khó khăn, đặc biệt. Đây là biện pháp giải quyết vấn đề ruộng đất và khôi phục sản xuất nông nghiệp đương thời. Góp phần quan trọng vào việc thoả mãn nhu cầu về ruộng đất và nhu cầu làm ăn sinh sống ổn định của nhân dân sau những năm dài chiến tranh. Mặt khác nhà nước thúc đẩy được việc khẩn hoá. Ngăn chặn tình trạng bao chiếm ruộng đất của bọn địa chủ, cường hào ở địa phương, phục hồi nền sản xuất nông nghiệp. + Các biện pháp quản lý: Để bảo vệ và thực hiện chế độ sở hữu nhà nước đối với đất đai thì việc quy định hình thức, biện pháp, nội dung quản lý nhà nước về đất đai luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng bậc nhất tronng luật đất đai hiện đại. Điều này cũng đã được thể hiện trong L HĐ. Hoạt động quản lý ruộng đất nhằm thực hiện quyền sở hửu đất đai bao gồm những nội dung sau đây: - Đo đạc và đánh giá ruông đất: Đây là hoạt động quan trọng cơ bản đầu tiên quyết định tới hiệu quả của công tác quản lý. Việc đo đạc giúp thu thập các thông tin chính xác về số lượng ruộng đất, chất lượng ruộng đất và tình hình thực tế của việc sử dung đất làm cơ sở cho việc thực hiện những nội dung tiếp theo trong 9 hoạt động quản lý. Nếu đo đạc không chính xác sẽ ảnh hưởng tới việc phân chia ruộng đất hay vấn đề nhân công cho nông nghiệp và việc ban thưởng ruộng đất của nhà nước. Điều 183 quy định: “Những người thuộc lại đi đo ruông công hay ruộng tư tự tiện thêm bớt diện tích thì phải tội đồ làm khao đinh…”. Mức hình phạt đó cho thấy thái độ của nhà nước đối với vi phạm này là rất nghiêm khắc. - Phân bổ ruộng đất cho dân khai khẩn: Nhà Lê coi khai hoang là một chính sách đất đai quan trọng và quy định trách nhiệm của quan lại là phải khuyến khích thúc đẩy việc khai hoang. Nếu không hoàn thành trách nhiệm đó thì phải chịu hình phạt của nhà nước (Đ350). Thông qua các điều luật nói trên, Nhà nước phong kiến đã rằng buộc và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của quan lại với chính sách khẩn hoang cũng như có trách nhiệm với những vất vả của người nông dân trên con đường khai hoang mở đất, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của người nông dân. - Chia và thu hồi ruộng công: Đây là hoạt động của nhà nước nhằm chuyển giao trên thực tế đất công cũng như quyền chiếm hữu đất đó cho quan lại và dân chúng hoặc chấm dứt quyền chiếm hữu trong trường hợp cần thiết. Vấn đề này được quy định rất rõ trong điều 347-chương điền sản. + Nội dung của điều luật bao gồm những quy định chung về đối tượng được chia cấp đất và đối tương bi thu hồi đất; phân phối, điều hoà quỹ đất giữa các xã; trình tự chia đất; thời điểm đo đất, chia đất và những quy định về việc phân cấp thẩm quyền cho từng bậc quan lại. - Đối tượng được chia ruộng đất là: các quan ty được thăng trật, dân đinh lớn tuổi có nguyện vong xin ruộng đất. - Đối tượng thu hồi đất gồm các quan huyện lộ, xã đã chia ruộng rồi nhưng bị giáng truất hay chết. + Cách thức sử dụng quỹ đất được quy định: Nếu còn thừa lại thì để vào làm ruộng công, nếu thiếu thì lấy ruộng công của xã lân cận mà cấy. Để quản lý viêc phân phối ruộng đất, Nhà nước yêu cầu phải làm sớ tấu trình và cứ bốn năm một lần làm lại sổ ruộng. Đây là một biện pháp thể hiện kỹ thuật hành chính để Nhà 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:31