Chấm dứt hôn nhân: L HĐ quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là:

Một phần của tài liệu Khái quát chung về bộ luật hồng đức (Trang 32 - 36)

+ Một trong hai người đã chết. Cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang. Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.

+ Ly hôn, trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:

- Buộc phải ly hôn (Đ317, Đ318, Đ323, Đ324, Đ334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.

- Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp. Tuy nhiên, sẽ không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra.

- Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều 308 / 333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại và 1 năm nếu vợ đã có con (có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phải đi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ.

Trong Bộ luật Hồng Đức người vợ tương đối bình quyền với người chồng trong gia đình. Do đó, hôn nhân không được coi là sự chuyển giao hoàn toàn cô gái từ gia đình bên nội của mình sang gia đình chồng như ở Trung Quốc. Không những thế, luật pháp còn bảo vệ người phụ nữ, họ có quyền xin ly hôn. Quy định này không có

trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê. Như vậy, quyền lợi của người phụ nữ đã đươc thể hiện trong Bộ luật. Đây là một sự tiến bộ có giá trị rất lớn khi mà XHPK rất trọng nam khinh nữ, người phụ nữ luôn phải cam chịu họ không thể quyết định hạnh phúc của chính mình má chỉ có thể trông chờ vào số phận. Một điều đáng chú ý nữa là nhà luật pháp cũng đã chú ý đến sự ưng thuận của hai bên trai-gái trong hôn nhân ngoài sự đồng ý của cha mẹ hay các bậc tôn thuộc. Có thể nói đây là một sự tiến bộ vượt bậc của L HĐ và giá trị của nó không bao giờ bị mất đi theo năm tháng.

b, Quan hệ gia đình.

Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ). - Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (Đ321, Đ308 và Đ309), không được ngược đãi vợ (Đ482), nghĩa vụ chung thủy (Đ401, Đ405), nghĩa vụ để tang nhau ( Đ2, Đ7). Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm.

- Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm: nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2); nghĩa vụ chịu tội roi, trượng thay cho ông bà, cha mẹ (Đ38); nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà-cha mẹ (Đ511); nghĩa vụ che dấu tội cho ông bà, cha mẹ (Đ9, Đ504); ngoại trừ trường hợp cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (Đ2).

- Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (Đ309, Đ481, Đ483, Đ484) và nhà chồng, anh-chị-em (Đ487, Đ512), nuôi con nuôi (Đ380, Đ381, Đ506) và vai trò của người trưởng họ (Đ35).

- Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn.

- Về quan hệ anh-chị-em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau).

- Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.

4. Các quy định tố tụng.

Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật Hồng Đức đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:

-Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền (Đ672)

-Thủ tục tố tụng (phần lớn của hai chương cuối) như đơn kiện- đơn tố cáo (Đ508, Đ513, Đ698), thủ tục tra khảo (Đ546, Đ660, Đ665, Đ667, Đ668, Đ714, Đ716), thủ tục xử án (Đ671, Đ709), phương pháp xử án (Đ670, Đ683, Đ686, Đ708, Đ714, Đ720, Đ722), thủ tục bắt người (Đ646, Đ658, Đ659, Đ663, Đ676, Đ680, Đ701- Đ704).

Một phần của tài liệu Khái quát chung về bộ luật hồng đức (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w