NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DẪN ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS

19 1.4K 12
NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DẪN ĐẾN SỰ
THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

: NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DẪN ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS NHÓM_LỚP_KHÓA: NHÓM 5 – ĐÊM 1 – K22 MSSV HỌ TÊN HỌC VIÊN SỐ ĐT 7701220002 Đinh Văn An 0942 482 948 7701221460 Nguyễn Thị Thúy An 0903 775 277 7701220022 Lê Tuấn Anh 01697999330 7701220047 Trần Tuấn Anh 0916 727 104 7701220072 Lê Thị Ngọc Bích 0987 277 134 7701220096 Nguyễn Thị Minh Chi 0935 597 797 7701220143 Nguyễn Thanh Danh 0989 428 320 7701221169 Nguyễn Thị Thủy 0987 584 942 7701221171 Nguyễn Thị Bích Thủy 0908 135 327 7701221202 Cao Đức Tỉnh ( Nhóm trưởng) 0907 531 533 TP 09 11 năm 2012 QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5- K22- ĐÊM 1 Page i MỤC LỤC Mục lục . i Lời mở đầu . ii I. Cơ sở lý luận . 1 1. Khái niệm về quản trị 1 1. Các chức năng của Quản trị . 1 1.1 Hoạch định . 1 1.2 Tổ chức . 1 1.3 Điều khiển 2 1.4 Kiểm soát . 2 II. Tổng quan về tập đoàn General Motors (GM) 3 1. Sơ lược về tập đoàn GM hiện nay . 3 2. Tìm hiểu lịch sử hơn 100 năm . 3 III. Những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sự thất bại của Tập đoàn General Motors (GM) 8 1. Sai lầm trong công tác hoạch định 8 2. Sai lầm trong công tác điều khiển . 10 3. Sai làm trong công tác kiểm soát . 11 IV. Bài học kinh nghiệm . 15 QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5- K22- ĐÊM 1 Page ii LỜI MỞ ĐẦU Tập đoàn sản xuất ôtô General Motors (GM), biểu tượng một thời của ngành công nghiệp ôtô nước Mỹ, đầu tháng 6 năm 2009 đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản, trở thành một trong những vụ phá sản ầm ĩ nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của GM như giá dầu tăng cao, suy thoái kinh tế, chí phí cao, quản lý yếu kém hay sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh như: Toyota, Ford, Honda…. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, nhóm sẽ tập trung phân tích những sai lầm trong công tác quản trị của GM dựa trên những sự kiện, diễn biến tình hình hoạt động và công tác quản trị của GM từ khi sáng lập bởi William C.Durrant ngày 16/9/2008 tại Flint, bang Michigan, Hoa Kỳ đến nay. Nội dung của bài tiểu luận này gồm bốn phần: - Phần1: Cơ sở lý thuyết về quản trị. - Phần 2: Tổng quan về tập đoàn GM. - Phần 3: Phân tích những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sự thất bại của tập đoàn GM. - Phần 4: Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại trong công tác quản trị của GM. Những phân tích của nhóm về sự thất bại trong công tác quản trị của GM dựa trên cơ sở những lý thuyết về “Quản trị học” của PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội; và những sự kiện, diễn biến hoạt động của tập đoàn GM. Vì vậy, không tránh khỏi những cách nhìn mang tính cá nhân. Tập thể nhóm rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy và các Bạn. Xin chân thành cảm ơn. Tp.HCM, ngày 08 tháng 11 năm 2012 Tập thể nhóm 5 QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 1 PHẦN I LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ 1. Khái niệm về quản trị: Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Phương thức này bao gồm những chức năng hay hoạt động cơ bản mà nhà quản trị có thể sử dụng, đó là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Trọng tâm của quá trình này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn. Quản trịnhững hoạt động cần thiết được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm đạt những mục tiêu chung. Với định nghĩa này, chúng ta có thể xác định rằng những hoạt động quản trịnhững hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. 2. Các chức năng của quản trị: 2.1 Hoạch định: Chức năng hoạch định gồm có việc định rõ những mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược toàn bộ để thực hiện mục tiêu và phát triển một hệ thống những kế hoạch để hội nhập và phối hợp những hoạt động. Vai trò của hoạch định: - Nhận diện các thời cơ kinh doanh trong tương lai. - Dự kiến và tránh khỏi những nguy cơ, khó khăn. - Duy trì được mức độ ổn định cần thiết, tối thiểu hóa rủi ro, bất trắc. - Triển khai kịp thời các chương trình hành động. 2.2 Tổ chức: Những nhà quản trị còn có trách nhiệm vạch ra cấu trúc của tổ chức. Chức năng này gọi là tổ chức. Nó gồm việc xác định những nhiệm vụ phải làm, ai sẽ thực hiện những nhiệm vụ đó, những nhiệm vụ đó được thực hiện như thế nào, ai báo cáo cho ai, và những quyết định được làm ra tại đâu. Vai trò của tổ chức: - Cơ cấu hợp lý sẽ thuận lợi cho quá trình quản trị. - Tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp nhiều nhất cho việc hoàn thành mục tiêu chung. QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 2 2.3 Điều khiển: Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người. Công việc của quản trị là điều khiển và phối hợp những người đó. Đó là chức năng điều khiển. Nó còn bao gồm việc động viên, khen thưởng những người dưới quyền, điều khiển những hoạt động của những người khác, chọn lọc một kênh thông tin hiệu quả nhất, giải quyết xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. Vai trò của điều khiển: - Lãnh đạo con người, hướng họ vào việc thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. - Động viên, khen thưởng con người trong tổ chức nỗ lực làm việc. - Thông tin hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho con người làm việc trong tổ chức. - Xử lý kịp thời các xung đột xảy ra có liên quan đến tổ chức. 2.4 Kiểm soát: Kiểm soát là chức năng sau cùng của nhà quản trị. Sau khi những mục tiêu đã đặt ra, những kế hoạch đã được xác định, việc xếp đặt cơ cấu đã được vạch rõ,… công việc vẫn còn có thể có chỗ sai sót. Để bảo đảm công việc thực hiện như dự tính, quản trị phải theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thế nào, phải so sánh kết quả thực hiện với những mục tiêu đã đặt ra nếu có những lệch hướng đáng kể thì quản trị có nhiệm vụ đưa tổ chức trở lại đúng hướng. Vai trò của kiểm soát: - Nắm bắt được tiến độ và chất lượng công việc. - Xác định, phát hiện những nhược điểm, sai lệch và nguy cơ sai lệch trong các chức năng, cũng như trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời. - Không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra. QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 3 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS (GM) 1. Sơ lược về tập đoàn GM hiện nay: General Motors Company, tên thường gọi là GM, là một tập đoàn sản xuất ôtô đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại thành phố Detroit, bang Michigan của Mỹ. GM có hơn 200.000 nhân viên và hoạt động trên gần 160 quốc gia. GM có nhà máy sản xuất xe hơi và xe tải ở 31 quốc gia. GM chia thành bốn khu vực lớn để bán hàng và cung cấp dịch vụ: GM Bắc Mỹ (GMNA), GM Châu Âu (GME), GM Quốc tế (GMIO) và GM Nam Mỹ (GMSA). Các khu vực này phụ trách phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán hàng trong khu vực của mình cùng với bộ phận thứ năm là GM tài chính. Các dòng xe của GM bao gồm: Alpheon, Baojun, Buick, Cadillac, Chevrolet, GMC, Jiefang, Opel, Vauxhall, Holden và Wuling. Ngoài ra GM còn sản xuất động cơ dùng trong công nghiệp, hàng hải, tự động ; sản xuất xe quân sự; sản xuất tủ lạnh và điều hoà không khí cùng một số sản phẩm khác. Ở hầu hết các nước khác Mỹ, GM hoạt động thông qua các công ty con trực tiếp. Nhưng ở Trung Quốc, GM thông qua 10 liên doanh. Trong số này phải kể đến Shanghai GM và SAIC- GM-Wuling Automobile. Cuối năm 2011, GM sở hữu 77% cổ phần của liên doanh ở Hàn Quốc là GM Korea. Công ty con GM OnStar cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh và thông tin cho phương tiện. 2. Tìm hiểu lịch sử hơn 100 năm Ra đời từ buổi bình minh của ngành xe hơi thế giới, General Motors, người khổng lồ công nghiệp Mỹ đã có những năm tháng phát triển hào hùng. Những năm 1900 Với kinh nghiệm dày dạn trong việc sản xuất xe ngựa kéo, William “Billy” Durant sáng lập ra thương hiệu General Motors (GM) vào năm 1908 tại thành phố Flint, bang Michigan (Mỹ). Ngay từ những ngày đầu, Durant muốn tập hợp các nhà sản xuất xe hơi riêng lẻ về một mối, thay vì cạnh tranh với nhau trên thị trường. Trong đó, mỗi thành viên sẽ đảm nhiệm những khâu nhất định. Với ý tưởng này, Durant tăng quy mô GM lên gấp đôi vào năm 1908 QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 4 bằng cách mua lại Công ty Oldsmobile. Sau đó, ông tiếp tục mua Cadillac, Cartercar, Elmore, Ewing và Oakland vào năm 1909, rồi Welch và Rainier vào những năm 1910. Những năm 1910 Do quá mải mê đi thu mua các công ty khác, GM gánh khoản nợ khổng lồ 1 triệu USD. Năm 1910, Durant bị một nhóm các ngân hàng “truất ngôi”. Nhưng không hề nản chí, ông đứng ra đồng sáng lập thương hiệu Chevrolet và dần mua lại từng cổ phần trong GM. Đến năm 1916, ông thừa đủ quyền lực để quay lại làm Chủ tịch General Motors. Những năm 1920 General Motors bắt đầu kế hoạch bành trướng ra quốc tế, bắt đầu bằng nhà máy tại Copenhagen (Đan Mạch) năm 1923. Hai năm sau đó, GM thâu tóm Vauxhall Motors và mua lượng cổ phần lớn tại nhà máy ôtô Opel vào 1929. Đến tận ngày nay, Vauxhall và Opel vẫn là hai con bài “đinh” của GM tại thị trường châu Âu. Cũng trong thời kỳ này, GM xây dựng nhà máy tại Argentina, Pháp và Trung Quốc. Những năm 1930 Yếu tố chính trị bắt đầu dính dáng đến GM vào năm 1936, khi tổ chức Công đoàn ngành ôtô Mỹ (UAW) kêu gọi công nhân của GM tại Flint xuống đường biểu tình. Cuộc đình công kéo dài đến tận tháng 2/1937 mới kết thúc khi GM nhượng bộ và đồng ý gia nhập UAW. Những năm 1940 Trong thời kỳ chiến tranh thế giới, GM chuyển đổi một số dây chuyền sang sản xuất máy bay, xe tăng và xe tải phục vụ quân đồng minh. Nhà máy của GM tại Vauxhall (Anh) được dùng để chế tạo xe tăng cho Thủ tướng Anh Churchill. Nhà máy tại Detroit được Tổng thống Mỹ lúc đó, Franklin D Roosevelt, ca ngợi là “kho vũ khí của nền dân chủ”. Tuy nhiên, tình tiết khiến lịch sử lưu tâm là “Đứa con” người Đức của GM, Opel, lại được trưng dụng để sản xuất thiết bị chiến tranh cho phía Đức. Do đó, nhiều người tự hỏi GM có còn quyền quyết định đối với Opel kể từ năm 1939 hay không? Những năm 1950 Sau một thập kỷ tiến bộ kỹ thuật, GM đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Năm 1953, hãng ra mắt xe thể thao đầu tiên, Chevrolet Corvette với giá 3.498 USD. Năm tiếp sau đó đánh dấu chiếc xe hơi thứ 50 triệu của hãng. QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 5 Những năm 1960 Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất nhỏ châu Âu, GM cố gắng đáp trả bằng việc tung mẫu xe Chevrolet Corvair năm 1960. Tuy nhiên, dư luận lo ngại về độ an toàn của chiếc xe mới. Đặc biệt sau khi luật sư Ralph Nader, một nhà đấu tranh cho quyền lợi người tiêu dùng, xuất bản cuốn sách “Unsafe at Any Speed” (Không an toàn ở mọi tốc độ), Mỹ đã mở một cuộc điều tra quy mô về chất lượng của chiếc xe. Tình hình căng thẳng đến mức năm 1969, GM phải điều trần trước Quốc hội. Hậu quả là trong năm đó, số phận của chiếc Chevrolet Corvair đi đến hồi kết. Những năm 1970 Ngành công nghiệp ôtô bị rối loạn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Giá xăng vùn vụt tăng cao sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) áp dụng lệnh cấm vận dầu thô với Mỹ. Tình hình mới buộc GM và các nhà sản xuất khác lao vào chế tạo những chiếc xe nhỏ tết kiệm nhiên liệu. Những năm 1980 Lần đầu tiên kể từ khi thành lập, GM gặp thua lỗ do bị cạnh tranh gay gắt và lãnh đạo yếu kém. Để xoay chuyển tình thế, GM đã gửi kỹ sư và nhà quảncủa họ sang Nhật Bản để học hỏi cách làm kinh doanh mới. Tuy nhiên, điều tiên quyết GM cần thay đổi là cung cách sản xuất thì họ không làm được. Giá trị cổ phiếu của GM bắt đầu lao dốc. CEO lúc đó là Roger B. Smith thất bại trong việc cải tổ bộ máy sản xuất. Gần đây, ông này được CNBC xếp vào danh sách 13 CEO Mỹ tệ nhất mọi thời đại. Những năm 1990 GM suýt rơi xuống vực phá sản vào năm 1991 khi doanh thu sụt giảm gây thua lỗ tới 4,45 tỷ USD. Trong nỗ lực tuyệt vọng để cứu GM, Chủ tịch mới Robert Stempel, người thay thế Roger Smith, quyết định đóng cửa tới 21 nhà máy và sa thải 24.000 nhân công. Tuy nhiên, phải đến đời Chủ tịch sau đó là Jack Smith, số phận GM mới được cứu vớt. Thay vì đóng cửa và sa thải, vị Chủ tịch mới áp dụng một loạt chính sách cắt giảm chi phí, thay đổi bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên, những quyết định của ông gây ra một cuộc biểu tình kéo dài 7 tuần tại nhà máy thành phố Flint. QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 6 Những năm từ 2000-2008 Rick Wagoner trở thành CEO của GM vào năm 2000. Ông quyết tâm cải tổ GM bằng một loạt hành động cắt giảm mạnh tay. Tuy nhiên, chúng không ngăn được việc GM bị thua lỗ tới 8,6 tỷ USD trong năm 2005 và mất danh hiệu nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới vào tay Toyota năm 2007. Cũng trong năm 2007, thua lỗ của GM lên tới 38,7 tỷ USD. Cơn sốt giá dầu vào giữa năm 2008, và ngay sau đó là đà suy giảm kinh tế là hai đòn mạnh liên tiếp giáng xuống GM cũng như các nhà sản xuất ôtô khác. Tính đến tháng 10/2008, GM cùng hai đối thủ Chrysler và Ford đều bị cuốn vào cuộc chiến khốc liệt để duy trì sự tồn tại. Cổ phiếu của 3 hãng không ngừng lao dốc trên sàn phố Wall. Các nhà đầu tư không còn tin vào khả năng phục hồi của ba người khổng lồ ngành xe hơi Mỹ. Chính quyền Bush từ chối chi 10 tỷ USD tiền cứu trợ mặc dù GM đã tuyên bố họ có thể bị phá sản nếu không được chi viện. Sau khi thắng cử, Tổng thống Barack Obama bắt đầu nỗ lực cứu ba nhà sản xuất xe hơi. Tuy nhiên, nguồn viện trợ 17 tỷ USD của chính quyền đi kèm với một loạt yêu cầu cải tổ khác, mà lúc này đã trở nên khó khả thi. Năm 2009 2009 là năm chứng kiến doanh số bán ra của GM xuống mức thấp nhất trong vòng 26 năm. Tại Đức, các lãnh đạo công đoàn gây áp lực buộc GM châu Âu phải tách ra khỏi công ty mẹ trước khi nó sụp đổ. Khó khăn ngày càng chồng chất trên vai GM. Cuối tháng 3, trong nỗ lực cao nhất để cứu vớt GM, Tổng thống Mỹ Obama đã sa thải Chủ tịch Wagoner, tuy nhiên cũng cảnh báo rằng GM và Chrysler vẫn có thể bị phá sản. Đến tháng 4, một hãng ôtô từ Italy thổ lộ tham vọng thâu tóm hai đứa con châu Âu của GM là Opel và Vauxhall, đồng thời muốn mua một lượng cổ phần lớn trong đối thủ của GM là Chrysler. Đối diện với hạn chót 1/6, GM dành toàn bộ thời gian của tháng 5 để cắt giảm hàng loạt đại lý. Cổ phiếu của GM xuống mức thấp nhất kể từ thời đại suy thoái những năm 1930. Tuy nhiên, cố gắng cuối cùng của GM đã thất bại. Vào ngày 27/5, cổ đông của GM gây áp lực buộc hãng nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản bằng cách từ chối chuyển đổi QUẢN TRỊ HỌC TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI NHÓM 5 –K22 – ĐÊM 1 Trang 7 khoản nợ 27 tỷ USD thành cổ phiếu. Số phận của Opel và Vauxhall cho đến hôm nay vẫn chưa được quyết định. Theo nội dung đơn, GM có tài sản 82,3 tỷ USD và gánh khoản nợ 172,8 tỷ USD. Với số tài sản này, GM đã ghi danh vào lịch sử với vụ phá sản lớn nhất từng có của một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Mỹ, đồng thời là vụ phá sản lớn thứ tư trong lịch sử doanh nghiệp nói chung của nước này. Tháng 9, một GM mới được thành lập dưới sự quảncủa chính phủ. GM phải nhanh chóng hoàn thành tái cấu trúc và lập kế hoạch kinh doanh mới. Năm 2010 : GM phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Đây là một trong năm IPO lớn nhất của thế giới tính đến thời điểm hiện nay. . những sai lầm trong công tác quản trị dẫn đến sự thất bại của tập đoàn GM. - Phần 4: Bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại trong công tác quản trị của. 8 PHẦN III NHỮNG SAI LẦM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DẪN ĐẾN SỰ THẤT BẠI CỦA TẬP ĐOÀN GENERAL MOTORS. 1. Sai lầm trong công tác hoạch định : a. Cắt giảm chi

Ngày đăng: 24/12/2013, 23:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan