1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học - dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội CHỦ NGHĨA ở việt nam hiện nay

26 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 158 KB

Nội dung

DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAYA. MỤC TIÊUVề kiến thức: Giúp học viên nhận thức đúng và đầy đủ bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.Về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên năng lực vận dụng lý luận dân chủ vào xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra đối với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.Về tư tưởng: Giúp học viên nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Trang 1

Bài 6 DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

A MỤC TIÊU

Về kiến thức: Giúp học viên nhận thức đúng và đầy đủ bản chất của nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa; sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xâydựng, hoàn thiện và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội hiện nay

Về kỹ năng: Rèn luyện cho học viên năng lực vận dụng lý luận dân chủ vào

xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; giải quyết tốt những vấn đềđang đặt ra đối với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Về tư tưởng: Giúp học viên nâng cao bản lĩnh chính trị, tin tưởng và thấy rõ

trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

B NỘI DUNG

1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Dân chủ và lịch sử hình thành các nền dân chủ

a) Quan niệm về dân chủ

- Theo nghĩa gốc (nguyên nghĩa)

Thuật ngữ Dân chủ xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ V đến IV trước Công

nguyên tại Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, dân chủ được viết là Demokratos, trong đó

Démos nghĩa là nhân dân và kratos nghĩa là quyền lực Theo cách diễn đạt này, dân

chủ trong tiếng Hy Lạp cổ được hiểu nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị dịch giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân.

Đến thế kỷ XVIII, người Anh đã dựa vào ngôn ngữ Hy Lạp cổ để đưa ra thuậtngữ “democracy”, có nghĩa là “chính thể dân chủ”- thể chế dân chủ, một trongnhững hình thức chính quyền với đặc trưng là: chính quyền nhà nước phải thừa nhận

1

Trang 2

quyền tự do và bình đẳng của công dân Điều đó có nghĩa là: Dân chủ là chính thểnhà nước thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của nhân dân

Xem xét các nền dân chủ trong lịch sử cho thấy, nội dung trên của khái niệmdân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay Điểm khác biệt cơ bản giữa

cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ

sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân.

- Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ

V.I.Lênin quan niệm: "Dân chủ là sự thống trị của đa số"1 Do vậy dân chủđược nhìn nhận như là một hình thức, một hình thái nhà nước, trong đó thừa nhận sựtham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nước để thựchiện sự thống trị đối với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân Mức độ,phạm vi tham gia thật sự của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý nhà nướcphản ánh trình độ phát triển của nền dân chủ, phản ánh những vấn đề cốt lõi nhất củadân chủ

Dân chủ là sản phẩm của lịch sử, là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, đấutranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho văn minh tiến bộ của loài người qua các giaiđoạn lịch sử Mỗi giai đoạn lịch sử đều đã ghi dấu mốc quan trọng trên bước đườngphát triển dân chủ và thể hiện sự đấu tranh không khoan nhượng với những yếu tốphi dân chủ (sự độc tài, chuyên chế, phát xít ), thậm chí, trong cuộc đấu tranh giànhdân chủ, nhân loại đã phải trả giá đắt bằng cả máu, xương của mình

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ dân chủ không phải là sản phẩm của tựnhiên, cũng không phải là bẩm sinh, càng không phải là tặng phẩm của giới siêunhân nào đó, mà là kết quả của quá trình đấu tranh trong trường kỳ lịch sử của nhânloại vì sự tiến bộ, văn minh Do đó, đứng trên quan điểm phát triển biện chứng xem

xét thì dân chủ là một giá trị nhân văn, mang tính nhân loại Mỗi bước tiến của dân

chủ phản ánh bước tiến về quyền con người Dân chủ phát triển càng cao, quyền conngười càng được khẳng định; tự do, bình đẳng trong xã hội càng cao Do vậy, với

1V.I.Lênin, toàn tập, tập 36 Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.294

2

Trang 3

tính chất là một giá trị nhân văn (giá trị văn hoá) của nhân loại, dân chủ ngày càngtrở thành tiêu chí, thước đo của sự tiến bộ xã hội, trình độ văn minh của loài người

Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khẳng định, trong quá trình phát triển của xã hộiloài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước xuất hiện, quyền tự docủa mỗi cá nhân đều mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích giai cấp (trước hết là giaicấp cầm quyền) Lịch sử đã chứng minh rằng trong xã hội có giai cấp, cuộc đấutranh giành dân chủ bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp rõ rệt, đại biểu cho lợi íchgiai cấp, là công cụ và thủ đoạn của giai cấp thống trị Những giá trị dân chủ có tínhnhân loại chính là kết quả cuộc đấu tranh giai cấp của những lực lượng xã hội tiến

bộ, những giai cấp tiên tiến, giữ vai trò trung tâm của thời đại Do vậy, dân chủ

mang tính giai cấp sâu sắc Không có dân chủ trừu tượng, phi giai cấp, ngoài giai

cấp Bản chất của dân chủ được thể hiện ở tính giai cấp của nó

V.I.Lênin đã chỉ rõ không có “dân chủ nói chung”, “dân chủ phi giai cấp”.Tính chất giai cấp của phạm trù dân chủ là tiêu chí để phân biệt bản chất khác nhau

của các nền dân chủ (dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản - dân chủ xã

hội chủ nghĩa) Theo V.I.Lênin mỗi chế độ và nhà nước dân chủ đều do một giai cấpthống trị chi phối các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, tính giai cấp thống trịcũng chi phối tính dân tộc và tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội… ở mỗi dân tộc cụ thể Năm 1919, V.I.Lênin viết: “…Quan điểm dân chủ thuần

tuý hình thức chính là quan điểm của người dân chủ tư sản, là kẻ không thừa nhận

rằng lợi ích của giai cấp vô sản và của cuộc đấu tranh giai cấp của vô sản cao hơnhết”1 Do vậy, V.I.Lênin đã nhắc nhở những người cộng sản rằng khi xây dựng nềndân chủ xã hội chủ nghĩa, không được quên trả lời câu hỏi có tính chất nguyên tắc:

dân chủ cho ai và vì cái gì; tự do đối với ai, vì ai và vì cái gì.

Với tư cách là một chế độ xã hội, dân chủ là một phạm trù lịch sử vì nó có sự

ra đời, tồn tại và phát triển trong một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi trong xãhội không còn giai cấp Tính lịch sử của dân chủ với nghĩa là một chế độ xã hội cònthể hiện qua quá trình hình thành, phát triển, vận động từ chỗ chưa có dân chủ đến

1V.I.Lênin, Toàn tâp, T.37, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr 76

3

Trang 4

có dân chủ, đến tồn tại, phát triển và tiêu vong Chủ nghĩa Mác – Lênin nêu rõ quátrình phát triển của dân chủ là “từ chuyên chế đến dân chủ tư sản, từ dân chủ tư sảnđến dân chủ vô sản, từ dân chủ vô sản đến không còn dân chủ nữa1”

Do vậy, hình thức của nền dân chủ là đa dạng vì chính thể của mỗi quốc giakhông chỉ chịu sự chi phối của thể chế chính trị mà còn chịu sự kiềm chế của cácđiều kiện thực tế của các chính thể khác nhau2 Không có mô hình dân chủ và chế độchính trị chung cho mọi quốc gia, dân tộc

Từ những tính chất nêu trên, khi xem xét bản chất dân chủ, chế độ dân chủkhông chỉ căn cứ vào tính giai cấp mà còn phải đứng trên quan điểm lịch sử và phải

có thái độ biện chứng, khoa học đối với những thành tựu dân chủ với tính cách lànhững giá trị mà loài người đã đạt được trong tiến trình lịch sử Chủ nghĩa Mác –Lênin đã nhắc nhở giai cấp công nhân, các Đảng Cộng sản không nên nhấn mạnhtính giai cấp, tính chính trị mà xem nhẹ tính lịch sử, giá trị nhân văn của dân chủ(hoặc ngược lại); đồng thời, phải đứng trên quan điểm biện chứng để xem xét quátrình phát triển của dân chủ với tư cách là một chế độ có như vậy, mới tránh được

sự mơ hồ, duy ý chí, nóng vội, thậm chí là sai lầm và đổ vỡ chế độ dân chủ xã hộichủ nghĩa

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm dân

chủ là của quý báu nhất của nhân dân3 Đây là một trong những luận điểm nổi bậttrong tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh Dân chủ là "Làm sao cho dânbiết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình dám nói dám làm4"

Người nhấn mạnh: địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ5, mọi quyền lực đều thuộc

về nhân dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do dân Tư tưởng đề cao

1 V.I.Lênin, Toàn tập, T.33, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.206

luận (phục vụ lãnh đạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), số 13 (7-2011), tr.36, 37

3 Hồ Chí Minh, Ttoàn tập, tập 8, Nxb.Chính trị quốc gia,H.1996, tr.279

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996, tr 223

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.515

4

Trang 5

nhân dân, hết lòng vì lợi ích nhân dân được Hồ Chí Minh coi như một chân lý Theo

Người, dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.

- Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ

Kế tục tư tưởng vì dân của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủtrương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng và phát huy quyền làmchủ của nhân dân Trong thời kỳ Đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, dân chủ là mụctiêu, là bản chất, là động lực phát triển đất nước Cương lĩnh (bổ sung phát triển năm

2011) khẳng định rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là

mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Xây dựng và từng bước hoànthiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tếcuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương

và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm

… Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước của

cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”2

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), vấn đề dân chủ đã đượcĐảng ta đưa vào chủ đề của Đại hội, đồng thời trở thành một mục độc lập trong phầnXIII của Báo cáo chính trị với tiêu đề: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảmthực hiện quyền làm chủ của nhân dân”, đồng thời bổ sung thành tố “hoàn thiện,phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân” trong mục tiêu,nhiệm vụ của Đại hội3 Điều này thể hiện sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ của Đảngkhông chỉ về bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà còn về vai trò to lớn củadân chủ, vì không phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ không

có chủ nghĩa xã hội

Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Dân chủ là một giá trị xã hội (giá trị

nhân văn) phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, một chế độ chính trị xã hội mà ở đó những quyền

cơ bản của con người (tự do, bình đẳng, tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng…)

2 Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, H 2011, tr 84-85

3Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.166.

5

Trang 6

được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; đồng thời những quyền này được thể chế thành các nguyên tắc (quyền lực thuộc về nhân dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thiểu số phục tùng đa số, quyền tự do tư tưởng, ý chí, hành động, bầu cử tự do

và công bằng…) để quy định quyền lợi, trách nhiệm của nhân dân đối với nhà nước, cộng đồng và ngược lại.

b) Lịch sử hình thành các nền dân chủ

- Nền dân chủ chủ nô

Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân

chủ mà Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thủy” hay còn gọi là “dân chủ quân sự”.

Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thôngqua “Đại hội nhân dân” Trong Đại hội này, nhân dân có quyền lực thật sự (nghĩa là códân chủ), mặc dù trình độ sản xuất còn kém phát triển

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau

đó là giai cấp đã làm cho hình thức “dân chủ nguyên thủy” tan rã, nền dân chủ chủ

nô ra đời Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước, nhà nước dân chủ chủ

nô (nhà nước Athen) Đặc trưng của nền dân chủ chủ nô là dân tham gia bầu ra Nhà

nước Tuy nhiên, giai cấp chủ nô quy định: “Dân” chỉ gồm giai cấp chủ nô và phầnnào thuộc về các công dân tự do (tăng lữ, thương gia và một số trí thức) Đa số cònlại không phải là “dân” mà là “nô lệ” – họ không được tham gia vào việc bầu ra nhànước Như vậy, về thực chất, nhà nước dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủcho thiểu số, quyền lực của dân đã bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt

- Nền dân chủ tư sản

Lịch sử loài người đã trải qua hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, song

“chế độ dân chủ phong kiến” đã không tồn tại Với cách thức tổ chức quyền lựccủa nhà nước, giai cấp phong kiến đã thủ tiêu những tiến bộ của nền dân chủ chủ

nô trước đó, thiết lập nhà nước quân chủ của giai cấp mình

Trước sự hà khắc của chế độ chuyên chế (quân chủ) phong kiến, nhân dân(đông đảo là nông dân) đã đấu tranh phản kháng buộc giai cấp quý tộc phong kiến

6

Trang 7

phải thực thi một số yêu cầu dân chủ Ở phương Tây, vào thế kỷ XIV – XVI, cáctrào lưu tiến bộ của giai cấp tư sản mới xuất hiện đã nêu cao yêu cầu tự do, dân chủ(nhất là trong lĩnh vực văn hóa, khoa học) mở đường cho sự ra đời của chế độ tư bảnchủ nghĩa

Sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản gắn liền với sự hình thành của phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Quá trình khẳng định dân chủ tư sản đồng thời cũng

là quá trình phủ định nền quân chủ, diễn ra từ thấp tới cao trên các lĩnh vực của đờisống xã hội, từ hẹp đến rộng, nhằm xóa bỏ từng yếu tố phản dân chủ của chế độphong kiến, đi tới phủ định nền quân chủ (mặc dù chưa triệt để) Quá trình khẳngđịnh và phủ định này không phải tự động, tự nhiên mà là quá trình đấu tranh giai cấpquyết liệt của giai cấp tư sản và những đồng minh của nó nhằm xóa bỏ phương thứcsản xuất phong kiến, lật đổ ách thống trị của giai cấp phong kiến Nền dân chủ tưsản được hình thành tương đối đầy đủ trong quá trình đấu tranh cách mạng tư sản– một nấc thang quan trọng của tiến bộ lịch sử

Dân chủ tư sản là một sự phát triển về chất, đó là bước phát triển nhảy vọt sovới nền chuyên chế, độc tài của chế độ phong kiến, quân chủ Bình đẳng, bìnhquyền, tự do cá nhân là nội dung nổi bật của dân chủ tư sản (những yếu tố chưa hề

có trong chế độ phong kiến) Giai cấp tư sản không những hình thành và hoàn chỉnhmột nền dân chủ tư sản, mà còn xây dựng một hệ thống chính trị cùng với một hệthống thiết chế nhà nước nhằm bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản Đặc trưng

cơ bản của nền dân chủ tư sản là xác lập nhà nước pháp quyền (nguyên tắc hoạtđộng: tam quyền phân lập) và xã hội công dân (công dân có các quyền cơ bản vàquyền bầu ra nhà nước) dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu

So với chế độ quân chủ phong kiến, dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớncủa nhân loại (C.Mác) Tuy nhiên, để bảo vệ quyền thống trị về chính trị, kinh tế,giai cấp tư sản đã thẳng tay sử dụng chuyên chính đàn áp các cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân, nhân dân lao động Hiện nay, để tồn tại, giai cấp tư sản buộc phải cónhiều điều chỉnh, trong đó có việc mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân Nhưngđiều đó không có nghĩa là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ “nhân dân” Với

7

Trang 8

những giới hạn không thể vượt qua, nền dân chủ tư sản vẫn là dân chủ dành chothiểu số những người có của.

V.I.Lênin cho rằng, ngay trong giai đoạn phát triển nhất của nền cộng hòa dânchủ tư sản thì chế độ dân chủ ấy vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sựbóc lột tư sản, thực ra, nó chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôi.1

- Nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa)

Thắng lợi chính trị của cách mạng vô sản tháng Mười Nga (1917) và các cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa khác đã đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động từđịa vị những người nô lệ bị bóc lột và áp bức lên địa vị những người chủ của xã hội.Chính quyền đã thuộc về tay giai cấp công nhân với tư cách là nhà nước kiểu mới, là

bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động của xã hội để thực hiện quyền làm chủcủa những người lao động đã được giải phóng

Việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng, việc Đảng Cộng sản khẳng định trong thực tế vai trò lãnh đạo nhà nước và xâydựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa là những tiền đề, nguyên tắc dẫn tới xáclập nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ mới về chất, cao hơn so với nềndân chủ tư sản và các nền dân chủ trước đó Theo V.I.Lênin: Xôviết, tựu trung, làmột hình thức và một kiểu chế độ dân chủ vô cùng cao hơn, chính là vì nó tập hợpđược quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị, nên đó là cơquan gần dân nhất2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong thắng lợi của cáchmạng chính trị giành chính quyền của giai cấp công nhân, gắn liền với sự ra đời củanhà nước kiểu mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa Nền dân chủ này lại có một quátrình phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lịch sử lâu dài mà giai cấp côngnhân, nhân dân lao động dựa trên nhà nước của mình để xây dựng thành công chủnghĩa xã hội

1V.I.Lênin, Toàn tâp, tập 37, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr 76

2 V.I.Lênin, Toàn tâp, tập 35, Nxb Tiến bộ, M.1980, tr.136-137

8

Trang 9

Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền lực của

nhân dân - tức là xây dựng nhà nước dân chủ thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã

hội, bảo vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân

Như vậy, với tư cách là một nhà nước, một chế độ chính trị thì trong lịch sử có

ba chế độ (nền) dân chủ Nền dân chủ chủ nô, gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ; nền

dân chủ tư sản, gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn

với chế độ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, muốn biết một nhà nước dân chủ có thực sự

dân chủ hay không còn phải xem trong nhà nước ấy dân là ai và bản chất của chế

độ xã hội ấy như thế nào.

1.2 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.2.1 Quá trình hình thành phát triển của nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác, Ph.Ăngghen chỉrõ: “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự giành lấy chính quyền, phải tự vươnlên thành giai cấp dân tộc”1, phải giành lấy dân chủ với ý nghĩa trực tiếp là giành lấyquyền lực nhà nước và tổ chức quyền lực đó thành nhà nước dân chủ vô sản Theohai ông, giai cấp công nhân giành được chính quyền là dấu mốc làm xuất hiện mộtnền dân chủ mới, khác về chất so với các nền dân chủ trước đó – dân chủ vô sản

Công xã Pari năm 1871 là mầm mống đầu tiên của dân chủ xã hội chủ nghĩa.V.I.Lênin viết: “Công xã dường như đã thay bộ máy nhà nước bị đập tan bằng mộtchế độ dân chủ “chỉ” hoàn bị hơn mà thôi… từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thànhdân chủ vô sản, từ chỗ nhà nước (bằng lực lượng đặc biệt để trấn áp một giai cấpnhất định) nó biến thành một cái gì thực ra không phải là nhà nước hiểu theo nghĩathực sự nữa”2

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) vĩ đại với sự xuất hiệnnhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới – Nhà nước Xô viết, xây dựng nền

1 C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, tr.624

2 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb, Tiến bộ, M.1978, T.33, tr.52

9

Trang 10

dân chủ phục vụ lợi ích cho đa số người lao động – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắtđầu ra đời.

Như vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ được xác lập sau khi giai cấp côngnhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản giành được chính quyền,tiến hành cải tạo và xây dựng xã hội mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủnghĩa dưới các hình thức khác nhau

Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là từ thấp tới cao, từchưa hoàn thiện đến hoàn thiện; có sự kế thừa một cách chọn lọc giá trị của các nềndân chủ trước đó, trước hết là nền dân chủ tư sản Nguyên tắc cơ bản của nền dânchủ xã hội chủ nghĩa là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóngcho những người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhànước, quản lý xã hội

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải là nền dân chủ của thiểu số và chothiểu số bóc lột, có đặc quyền đặc lợi và muốn dành thêm đặc quyền, đặc lợi; ngượclại, nó là nền dân chủ của đa số và vì đa số Do đó, về nguyên tắc, nó bài trừ đặcquyền, đặc lợi và vì lợi ích của đa số nhân dân lao động, nó phải gạt bỏ những kẻđặc quyền, đặc lợi ra khỏi vị trí quản lý nhà nước, quản lý xã hội

Bản thân nền dân chủ này cũng phát triển từ thấp tới cao, từ chưa hoàn thiệnđến hoàn thiện Nhưng càng hoàn thiện bao nhiêu, nó càng tự tiêu vong bấy nhiêu.Thực chất của sự tiêu vong này theo V.I.Lênin, đó là tính chính trị của dân chủ sẽmất đi trên cơ sở không ngừng mở rộng dân chủ đối với nhân dân, xác lập địa vị chủthể quyền lực của nhân dân, tạo điều kiện để họ tham gia ngày càng đông đảo vàngày càng có ý nghĩa quyết định vào sự quản lý nhà nước, quản lý xã hội (xã hội tựquản) Quá trình đó làm cho dân chủ trở thành một thói quen, một tập quán trong sinhhoạt xã hội để đến lúc nó không còn tồn tại như một thể chế nhà nước, một chế độ,tức là mất đi tính chính trị của nó

Như vậy, quá trình tiêu vong của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa vớiquá trình làm sâu, rộng hơn các thành quả dân chủ, đưa nó lên những trình độ pháttriển mới, tiến dần tới dân chủ trọn vẹn, dân chủ hoàn toàn, phù hợp với xu thế phát

10

Trang 11

triển của nhân loại từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do” Đây là quátrình lâu dài, khi xã hội đã đạt trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phânchia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện, khi đó dânchủ xã hội chủ nghĩa với tư cách là một chế độ nhà nước cũng tiêu vong, không cònnữa

Cho đến nay, sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chỉ trong mộtthời gian ngắn, ở một số nước có xuất phát điểm về kinh tế, xã hội rất thấp, lạithường xuyên bị kẻ thù tấn công, gây chiến tranh, do vậy, mức độ dân chủ đạt được

ở những nước này hiện nay còn nhiều hạn chế ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xãhội Ngược lại, sự ra đời, phát triển của nền dân chủ tư sản có thời gian cả mấy trămnăm, lại ở hầu hết các nước phát triển (do điều kiện khách quan, chủ quan) Hơnnữa, trong thời gian qua, để tồn tại và thích nghi, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều lầnđiều chỉnh về xã hội, trong đó quyền con người đã được quan tâm ở một mức độ nhấtđịnh (sự điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích cơ bản của giai cấp tư

sản) Nền dân chủ tư sản có nhiều tiến bộ, song nó vẫn bị hạn chế bởi bản chất của

chủ nghĩa tư bản.

Để có một chế độ dân chủ thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài yếu tốgiai cấp công nhân lãnh đạo (mặc dù là yếu tố quan trọng nhất), đòi hỏi cần nhiềuyếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảoquyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sáchcủa nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân chủ

1.2.2 Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ vô sản làđồng nghĩa (V.I.Lênin còn dùng thuật ngữ: dân chủ xô viết, chuyên chính vô sản).Đây là nền dân chủ mà ở đó dân chủ với nghĩa toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.Điều đó trở thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển xã hội, thể hiện trên tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội

a) Bản chất chính trị

11

Trang 12

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, về bản chất, là sự lãnh đạo chính trị của giaicấp công nhân thông qua chính Đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phảichỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà là để thựchiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Nềndân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảmbảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, Đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ,lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Với nghĩa này,dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị Sự lãnh đạo của giaicấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội về mọi mặt đượcV.I.Lênin gọi là sự thống trị chính trị.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làmchủ những quan hệ chính trị trong xã hội Họ có quyền giới thiệu các đại biểu thamgia vào bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ýkiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ nhân viên nhànước Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dânchính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị

Bàn về quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị, Hồ Chí Minh cũng

đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là củadân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân1… Chế độdân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, do đó về thực chất là của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với cáccuộc cách mạng trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của

số đông nhân dân Theo Hồ Chí Minh: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốcdân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nhà nước.Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng

cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử2 Quyền được tham gia rộng rãi vàocông việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.6, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2011, tr 232

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.4, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tr.133

12

Trang 13

V.I.Lênin còn nhấn mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ của đại

đa số dân cư, của những người lao động bị bóc lột, là chế độ mà nhân dân ngày càngtham gia nhiều vào công việc nhà nước Với ý nghĩa đó, V.I.Lênin đã diễn đạt mộtcách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa: “Chế độ dânchủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệulần”3

Tóm lại, xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chấtgiai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc Do vậy, nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp công nhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên

(một đảng hay nhiều đảng); ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản)

Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tếcủa các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất kỳ ai Nó

là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thờilọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ kinh tế trước đó,nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột bất công… đối với đa số nhân dân

3 V.I.Lênin, Toàn tâp, tập.37, Nxb Tiến bộ, M.1977, tr.312

13

Ngày đăng: 20/09/2021, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w