2.NỘI DUNGCHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1.1.Khái niệm dân chủ Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Quang Trường -2051160465 – 005107 Giảng viên hướng dẫn: Ths Đào Văn Minh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2021
Trang 2MỤC LỤC
ĐỀ MỤC Trang 1.MỞ ĐẦU……….…….…………1 2.NỘI DUNG……….….………2 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA……….………….2 2.1.1.Khái niệm dân chủ……….…………2 2.1.2 Sự hình thành phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa….…………3 2.1.3 Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa……….……… 5 CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……….7 2.2.1.Thực trạng ở Việt Nam hiện nay…….……….……….7 2.2.2.Phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay……… 9
3 KẾT LUẬN……….… 11 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……….12
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong lịch sử, dân chủ đã có mầm mống, phôi thai trong xã hội cộng sản nguyên thủy Dân chủ giai đoạn này mang ý nghĩa là mọi thành viên trong xã hội đều có quyền bình đẳng như nhau về lợi ích kinh tế, tham gia công việc cộng đồng Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến phân chia xã hội thành giai cấp thống trị và bị thống trị Từ đó, các quyền bình đẳng vốn có của mọi thành viên trong xã hội cộng sản nguyên thủy dần dần bị tước mất Một nghịch lý của sự phát triển là: “Mỗi bước tiến mới của nền văn minh, đồng thời cũng là một bước tiến mới của sự bất bình đẳng
Xã hội ra đời cùng với văn minh, tất cả những thể chế do xã hội tạo ra đều biến thành những thể chế đi ngược lại mục đích ban đầu” Cũng chính xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của nó nên em chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ
xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để giúp chúng ta hiểu sâu hơn về dân chủ xã hội Nhận thấy việc nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cấp thiết về mặt khoa học nhận thức,giáo dục và ý nghĩa trong việc xây dựng đất nước, tuy nhiên chưa có nhiều bài viết về vấn đề trên Bài tiểu luận sẽ góp phần làm rõ hơn nội dung quan điểm, ý nghĩa trong việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cũng như công cuộc xây dựng đất nước, phát triển xã hội.Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương pháp phân tích và xử
lý dữ liệu so sánh để làm rõ hơn nội dung của đề tài Bài tiệu luận có phần mở đầu, phần nội dung, kết thúc và phần tài liệu tham khảo
Trang 42.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1.1.Khái niệm dân chủ
Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra.Theo nghĩa đó, một khi quyền lực cai trị xã hội thuộc về một người (ví dụ theo chế độ phong kiến) thì
xã hội đó là xã hội không có dân chủ mà là xã hội “quân chủ” (vấn đề chỉ còn là “quân chủ tập quyền” hay “quân chủ phân quyền” mà thôi)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì khái niệm “dân chủ” bao hàm ba nội dung chủ yếu sau đây:
+ Dân chủ là quyền lực của nhân dân (tức chủ thể quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân) Theo nghĩa đó, một khi quyền lực cai trị xã hội thuộc về một người (ví dụ theo chế độ phong kiến) thì xã hội đó là xã hội không có dân chủ mà là xã hội “quân chủ” (vấn đề chỉ còn là “quân chủ tập quyền” hay “quân chủ phân quyền” mà thôi) + Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì không có dân chủ phi giai cấp Trái lại, về thực chất (chứ không phải là trên phương diện tuyên ngôn – lời tuyên bố) dân chủ bao giờ cũng là dân chủ đối với một giai cấp xác định còn đối với giai cấp khác, giai cấp đối kháng với nó thì không có dân chủ Bản chất giai cấp của dân chủ có cơ sở kinh tế của nó Giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì mói có thể thực
sự thực hiện được quyền làm chủ xã hội Ví dụ, khái niệm dân chủ trong xã hội chiếm hữu nô lệ là dân chủ cho giai cấp chủ nô chứ không phải cho giai cấp những người nô
lệ (những người bị coi không phải là “người"), cũng không phải thực chất cho tầng lớp lao động tự do (nông dân, thợ thủ công, trong xã hội chiếm hữu nô lệ)
Trang 5+ Khái niệm dân chủ không phải là khái niệm bất biến, trái lại nó là một phạm trù
có tính lịch sử và luôn gắn với sự tồn tại của các kiểu nhà nước trong mỗi điều kiện xác định Bởi vậy, khái niệm “dân chủ" có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm "chế
độ dân chủ và “nền dân chủ” Nếu không thế thì trong thực tế xã hội, khái niệm dân chủ chỉ là một khái niệm thuần tuý tư tưởng, thiếu một nội dung hiện thực triển khai trong thực tiễn tổ chức xã hội
2.1.2.Sự hình thành phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó tất yếu xuất hiện một nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tự sản và đó chính là nền dân chủ vô sản hay còn gọi là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo đó, sự ra đời, phát triển của dân chủ xã hội chủ nghĩa gồm 2 giai đoạn:
*Giai đoạn 1: Giai cấp công nhân làm cách mạng giành lấy dân chủ
Thời kỳ tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện chế độ dân chủ (dân chủ tư sản), tuy nhiên chế độ dân chủ ở thời này chỉ dành cho thiểu số bởi vì trong chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất là tư hữu (tức là thuộc về giai cấp tư sản - giai cấp thống trị) Giai cấp công nhân đương nhiên không thể hưởng quyền dân chủ, vì vậy để giành quyền dân chủ họ phải làm cách mạng lật đổ nhà nước tư sản, lập ra nhà nước
vô sản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari năm 1871 Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công với sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới (1917), nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mới chính thức được xác lập
Trang 6Mác dự báo một cách đặc sắc: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”
*Giai đoạn 2: Giai cấp công nhân dùng dân chủ tổ chức nhà nước của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động – nhà nước xã hội chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, nhiệm vụ của cách mạng vô sản là sau khi giành được chính quyền, phải biết sử dụng có hiệu quả quyền lực nhà nước đó để xây dựng thiết chế kinh tế, chính trị - xã hội mới mà ở đó, nhân dân, trước hết là nhân dân lao động từng bước trở thành người chủ của xã hội, trở thành chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực Tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen nói lên bản chất dân chủ của xã hội mới mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang hướng tới - dân chủ xã hội chủ nghĩa
Năm 1875, lý giải trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô-ta”, Mác viết: “Cái
xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện - kinh
tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra”
Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ Quá trình phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Trong đó, có sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc thêm những giá trị của nền dân chủ mới
Ở Việt Nam, từ một xã hội quân chủ chuyên chế sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta chỉ biết đến và được hưởng quyền dân chủ thật sự sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam
Trang 7dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản và xây dựng xã hội mới Đó là thành tựu
vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng dân chủ, tinh thần dân chủ là một trong những tinh hoa văn hóa mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu trong quá trình tìm đường cứu nước Nó là di sản văn hóa - chính trị đặc biệt quan trọng; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn mà chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và phát huy trong sự nghiệp đổi mới Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân” Thực hiện chỉ dạy của Người, Đảng ta xác định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”
2.1.3.Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Bản chất chính trị: Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công
nhân – đảng Mác-Lênin mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thoả mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân… Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa… do đó về thực chất là
Trang 8của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân V.I Lênin còn nhấn mạnh rằng: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ mà nhân dân ngày càng tham gia nhiều vào công việc nhà nước Với ý nghĩa đó, V.I Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư sản” Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc
Bản chất kinh tế: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại nhằm thoả mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ… của nhà nước xã hội chủ nghĩa Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa,
nó không hình thành từ “hư vô” theo mong muốn của bất kỳ ai Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm… của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, bất công… đối với đa số nhân dân
Bản chất tư tưởng – văn hoá: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng
Mác-Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới (như văn học nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội, tôn giáo v.v.) Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc; tiếp thu những giá trị
Trang 9tư tưởng – văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc…
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2.1 Thực trạng ở Việt Nam hiện nay
* Những thành tựu:
- Một là, công tác bảo đảm quyền con người (QCN) có sự chuyển biến sâu sắc, với nhiều kết quả đáng khích lệ
Trên lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa: các chính sách, chế độ đối với người có công, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội được quan tâm thực hiện; đến cuối năm
2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35% Trong năm 2019, sẽ tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 – 1,5%/năm Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3 – 4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 20205
Trên lĩnh vực dân sự, chính trị, quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước tiếp tục được phát huy Kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2007 – 2011, 2011 – 2016, 2016 – 2021
là một minh chứng Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tỷ lệ cử tri đi bầu cử rất cao: năm 2007 đạt hơn 99,64%, năm 2011 là 99,51%6 và năm 2016 là 98,77%7 Điều này cho thấy, người dân luôn có ý thức cao về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội lớn, là cuộc sinh hoạt chính trị trong mọi tầng lớp nhân dân Đối với các quyền tự do ngôn luận, tiếp cận thông tin, tự
do báo chí được bảo đảm ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng
về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 10- Hai là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật không ngừng được hoàn thiện Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân Đầu tiên phải kể đến là sự thành công của Hiến pháp năm 2013 khi dành một chương (Chương 2) để quy định về QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với số lượng lớn tới 36 điều/120 điều Ở đây điều đáng nói là không chỉ quy định trong 36 điều mà tư tưởng tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm QCN, quyền công dân còn được đề cập trong hầu hết các điều khoản còn lại của Hiến pháp Chỉ trong vòng bốn năm sau đó, hơn 90 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QCN đã được thông qua, tiêu biểu, như: Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018, Luật Đặc xá năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018…
-Ba là, dân chủ trong Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội không ngừng được mở rộng Tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng và của hệ thống chính trị không ngừng được đổi mới, chỉnh đốn, nhờ đó dân chủ trong Đảng ngày càng được nâng cao Sự tham gia của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên vào việc hoạch định, triển khai thực hiện chủ trương của Đảng ngày càng rộng rãi, có hiệu quả
-Bốn là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được đẩy mạnh và không ngừng được hoàn thiện Nhà nước ta bảo đảm tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Thời gian gần đây, tổ chức bộ máy nhà nước đã có sự điều chỉnh, sắp xếp lại bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn Về tình hình thực hiện tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến ngày 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người