Về tri thức: Giúp học viên nhận thức đúng, sâu sắc vể chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực và một số mô hình tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới hiện nay. Về kỹ năng: Giúp học viên nâng cao kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn, rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá đúng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực và có phương pháp luận để so sánh và thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực; qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu và hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Về tư tưởng: Giúp học viên vững vàng, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác Lênin và kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa; góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trang 1Bài 4 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
VÀ CÁC MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI
A MỤC TIÊU
Về tri thức: Giúp học viên nhận thức đúng, sâu sắc vể chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực và một số mô hình tiêu biểu của chủ nghĩa
xã hội hiện thực trên thế giới hiện nay
Về kỹ năng: Giúp học viên nâng cao kỹ năng gắn lý luận với thực tiễn, rèn
luyện kỹ năng phân tích đánh giá đúng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện
thực và có phương pháp luận để so sánh và thấy được sự tương đồng và khác biệt
giữa các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực; qua đó rút ra được những bài học kinhnghiệm cho việc nghiên cứu và hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Về tư tưởng: Giúp học viên vững vàng, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin
và kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa; góp phần rèn luyện bản lĩnh chính trị cho độingũ cán bộ lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam
B NỘI DUNG
1 CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
1.1 Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghenvào điều kiện cụ thể của nước Nga, V.I.Lênin đã lãnh đạo thành công cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đưa chủ nghĩa xã hội từ lýluận thành một chế độ xã hội hiện thực trên thế giới
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 đã cho ra đời một chế độ
xã hội mới ưu việt: giai cấp công - nông và những người lao động cần lao trở thànhchủ nhân của xã hội – chính quyền Xô viết – một hình thức của nhà nước xã hội chủnghĩa đã khẳng định vị thế, vai trò của mình trong quản lý, tổ chức sản xuất và phânphối sản phẩm
Trang 2Cuộc cách mạng vĩ đại đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Nga sa hoàng
đã lỗi thời phản động, đánh đổ giai cấp tư sản, từng câu kết với thù trong, giặc ngoàihòng bóp chết thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa
Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, nhân dân Xô viết
đã khẳng định vai trò, ảnh hưởng to lớn của cách mạng xã hội chủ nghĩa, khẳng định
vị thế của chủ nghĩa xã hội hiện thực từ nước Nga xô viết đến Liên Xô hùng hậu, saucách mạng tháng Mười không lâu
Chế độ xã hội chủ nghĩa đã thể hiện bản chất ưu việt trên tất cả các lĩnh vực:chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối nội và đối ngoại… là điểm tựa, niềm tin củanhân loại cần lao trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hòa bình.Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô cũng đã tạo ra hậu thuẫn vững chắc cho phongtrào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa
Sau năm 1917, thế giới diễn ra sự song song tồn tại của đời sống chính trị - xãhội: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Cũng từ đó mở ra một thời kỳ mới cholịch sử nhân loại: thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
1.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực từ năm 1917 đến 1991: Thành tựu, khủng hoảng và nguyên nhân
1.2.1 Những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Sau Cách mạng tháng Mười Nga không lâu, Liên Xô trở thành một cườngquốc lớn của thế giới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạonên mối quan hệ đối trọng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản hiện đại, mở ratriển vọng phát triển mới, tiến bộ của nhân loại
Trước hết là thành tựu trong việc xây dựng một chế độ chính trị với nhiềuđiểm tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của văn minh nhân loại: chế độ chính trị
xã hội chủ nghĩa xoá bỏ mọi áp bức, bất công giữa người và người Nhà nước xã hộichủ nghĩa là Nhà nước từng bước hoàn thiện, lôi cuốn đông đảo người dân vào quản
lý xã hội, quản lý đất nước Chế độ chính trị này, trên thực tế đã tạo ra thế đối trọnggiữa hai thể chế chính trị trên thế giới: chính trị chủ nghĩa xã hội và chính trị tư bảnchủ nghĩa
Trang 3Trong quá trình phát triển của mình, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước đãtạo nên những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực; đã vươn tới nhiều đỉnh cao về khoahọc - công nghệ, đặc biệt đã mở ra kỷ nguyên con người chinh phục vũ trụ Nền giáodục Xô-viết đã được xếp vào hàng tiên tiến hàng đầu thế giới Liên bang Xô viết vàmột số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu có công lớn trong đào tạo giúp đỡ cácnước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, các nước lạc hậu phát triển nguồn nhân lựcđặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và lãnh đạo quản lý ở nhiều quốc gia,khu vực.
Các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật… đã phát triển rực rỡ, hết sức phong phú,độc đáo Đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân đều được chăm
lo, mọi người dân đều được hưởng thụ những phúc lợi xã hội chất lượng cao, đượcsống trong một môi trường yên bình, lành mạnh trong tình thương, lẽ phải và sự tôntrọng lẫn nhau
Trên lĩnh vực xã hội, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã có nhiều đóng góp, thànhtựu trong giải quyết hàng loạt vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội(chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, tạo việc làm cho người lao động, chế độphúc lợi công cộng trong giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dânv.v…)
Về phương diện đối ngoại, nhờ sự tồn tại, phát triển cả hệ thống các nước xãhội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã đóng góp thiết thực vào việc giữ gìnhoà bình trên thế giới, góp phần thúc đẩy các phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ
và các phong trào tiến bộ trên thế giới Với nguyên tắc có giá trị thực tiễn về đốingoại là: hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi và không xâm phạm chủ quyền,lãnh thổ của nhau của các nước xã hội chủ nghĩa đã góp phần tạo gìn giữ hòa bìnhcho nhân loại
Tóm lại, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên xô và các nước xãhội chủ nghĩa đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo cơ sở vật chất – kỹthuật cho chủ nghĩa xã hội, từng bước khẳng định vị thế, sức mạnh của chế độ xã hộichủ nghĩa Liên xô trở thành một cường quốc hùng mạnh và đã trở thành trụ cột chohòa bình, dân chủ; đồng thời xác lập vị trí, vai trò không thể thiếu trong đời sống
Trang 4chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế, với tiếng nói đầy trọng lượng trong nhữngquyết định quan trọng nhất của thế giới trong thế kỷ XX.
1.2.2 Về khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Sau một thời kỳ phát triển với những đóng góp to lớn vào tiến trình cách mạngthế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng Dấumốc của khủng hoảng là từ những năm 60 của thế kỷ XX
Xét về hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, mặc dù Liên Xô cóvai trò to lớn trong việc tổ chức 2 Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân tạiMatxcơva (1957 và 1960), nhưng những quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội được 2Hội nghị này rút ra chỉ dừng lại ở những quy luật chung, phổ quát, lại mang tính ápđặt, khiên cưỡng, chưa phản ánh nét đặc thù của con đường xây dựng chủ nghĩa xãhội ở từng quốc gia, khu vực Tình hình đó dẫn đến sự rạn nứt trong hệ thống cácnước xã hội chủ nghĩa, bắt đầu và ngày càng gay gắt là bất đồng trong 2 nước lớn:Trung Quốc và Liên Xô
Nhân danh việc phê phán tư tưởng cá nhân, cực đoan của Xtalin, Khơrutsốp
đã chủ trương "xem xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin" thực hiện con đường "hoà bình
để đi lên chủ nghĩa xã hội" Trên thực tế đã xa rời những nguyên lý của chủ nghĩaMác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, trong thời kỳ này đã quay lưng lại vớithể chế chính trị Xô viết, ảnh hưởng lớn đến tính cố kết hệ thống của "phe xã hội chủnghĩa" Không lâu sau, ở Trung Quốc lại diễn ra cuộc "cách mạng văn hoá" thựcchất là để thanh trừng lẫn nhau trong bộ máy lãnh đạo cao cấp Những rạn nứt trongquan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc cùng với việc Nam Tư từng bước li khai khỏi
hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã làm cho chủ nghĩa xã hội hiện thực bị rạnnứt, khủng hoảng Biểu hiện rõ rệt nhất của khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiệnthực trên thế giới là khủng hoảng về thể chế chính trị dẫn đến khủng hoảng về kinh
tế, xã hội Hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước bị xa rời hoặc bị chối bỏ bởi nhữngngười lãnh đạo cao nhất trong Nhà nước Xô viết
Trang 5Thực chất khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực là khủng hoảng về môhình tổ chức xã hội xã hội chủ nghĩa theo kiểu Xô viết, được áp đặt cho cả hệ thốngcác nước xã hội chủ nghĩa Tình trạng trì trệ, xơ cứng, quan liêu trong bộ máy Đảng
và Nhà nước Xô viết không được khắc phục, ngăn chặn đã dẫn đến khủng hoảng thểchế chính trị và từng bước rơi vào khủng hoảng toàn diện Mất đoàn kết, khôngthống nhất ý chí giữa các Đảng Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là biểu hiệnthực tế nhất của khủng hoảng về mô hình và cách thức xây dựng của chủ nghĩa xã hộihiện thực từ sau những năm 60 của thế kỷ XX
Những năm 80 của thế kỷ XX, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đứngtrước những thách thức to lớn Khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực của đờisống xã hội dẫn đến nguy cơ sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa
Đảng Cộng sản Liên Xô, đứng đầu là Goóc ba chốp đã chủ trương "cải tổ" vớihàm nghĩa tích cực ban đầu là cứu vãn, khôi phục lại vị thế của chủ nghĩa xã hội ởLiên bang Xô viết Cuộc cải tổ bắt đầu bằng hàng loạt thay thế các vị trí lãnh đạocao cấp trong tổ chức của Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết Kế tiếp là các chủtrương "dân chủ hoá" theo cách thức của các nước phương Tây Ban đầu, dư luậnLiên Xô ủng hộ việc cải tổ của Goóc ba chốp, chưa lường hết được những ý đồ cánhân, việc phản bội của ông ta Trên thực tế, Goóc ba chốp đã hoàn toàn quay lưnglại với học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội Vào cuối những năm 80 của thế
kỷ XX, cuộc cải tổ đã dẫn Liên Xô vào bế tắc và đổ vỡ hoàn toàn chế độ xã hội chủnghĩa Đỉnh điểm khủng hoảng của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là việc giảithể Liên bang Xô viết dưới thời kỳ Enxin - người kế nhiệm Goóc ba chốp giữ vai tròTổng thống Liên bang Nga (1991)
Cùng thời kỳ đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, hàng loạt nước xãhội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng lâm vào tình trạng tương tự Sau năm 1991 ở Liên
Xô và Đông Âu, chủ nghĩa tư bản được khôi phục thay thế cho chế độ xã hội chủnghĩa Sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này là một tổn thất lớn đốivới phong trào cách mạng thế giới Sau hơn 70 năm tồn tại, sự tan rã của thể chếchính trị ở Liên Xô và Đông Âu thực chất là sự tan rã của một dạng thức, một môhình của xã hội xã hội chủ nghĩa được coi là "mẫu mực" là "duy nhất đúng" Tuyệt
Trang 6nhiên, đó không phải là sự đổ vỡ, sự "kết thúc lịch sử" của chủ nghĩa Mác - Lênin,chủ nghĩa xã hội khoa học Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ởLiên Xô và Đông Âu, sự khủng hoảng về niềm tin, về tương lai, triển vọng của xãhội loài người đã diễn ra trong đời sống chính trị - xã hội thế giới Cũng từ đây nhiềutrào lưu, xu hướng mới nảy sinh trong nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội Ở một số nước, các Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân,Đảng Cánh tả đã có những nhận thức mới, phù hợp hơn về những mô hình xã hội xãhội chủ nghĩa, trên cơ sở kế thừa những giá trị lý luận của học thuyết Mác - Lênin vềchủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng vào điều kiện lịch sử - cụ thể của từng quốc gia -dân tộc
Sau những tổn thất to lớn từ đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông
Âu, chủ nghĩa xã hội đang từng bước khắc phục khó khăn để khôi phục với nhữngdiện mạo mới
1.2.3 Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực
a) Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề hoàn toàn mới, thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa có tiền lệ; mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn luôn luôn đặt ra yêu cầu phải đánh giá và vận dụng đúng, sáng tạo lý luận Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nếu so với các mô hình tổ chức xã hội có trước đó thì mô hình xã hội xã hộichủ nghĩa là một kiểu tổ chức xã hội hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ Bản thân cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin mới dự báo những nét cơ bản ban đầu Mặtkhác, giữa lý luận và thực tiễn luôn luôn có khoảng cách lớn: có những quan điểm Mác
- Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến nay vẫn còn giữnguyên giá trị; có những quan điểm cần nhận thức lại, nhận thức cho đúng
Trang 7Nguyên nhân khách quan này là một thực tế đòi hỏi phải thường xuyên tổngkết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận để có được nhận thức đúng, phù hợp khi xâydựng với tư cách là một chế độ xã hội hiện thực.
Thứ hai, các xu thế mới nảy sinh trong thời đại đã tác động lớn đến đời sống chính trị - xã hội thế giới, đến sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Toàn cầu hoá trở thành xu thế lớn lôi cuốn hầu hết các quốc gia - dân tộc thamgia, với những cơ hội và thách thức lớn Bên cạnh đó, các xu hướng khác như dânchủ hoá đời sống xã hội, đa phương hoá các quan hệ quốc tế đi kèm với những xungđột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, biển đảo v.v… đều tác độngkhông nhỏ đến thể chế chính trị ở nhiều quốc gia, trong đó rất nhiều ảnh hưởng tiêucực tác động đến chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước Những tác động từkhoa học, công nghệ, các xu thế lớn của thời đại đều diễn ra mạnh mẽ với những ảnhhưởng tích cực và tiêu cực đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực
Thứ ba, việc tồn tại song song hai thể chế chính trị: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch của chủ nghĩa xã hội trên thế giới
Thời kỳ "chiến tranh lạnh" là thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản hiện đại với mọi toantính thâm độc muốn xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực Rất nhiều âm mưu, thủ đoạn từcác nước tư bản lớn, nhất là từ Mỹ đã được thực hiện để thay đổi tương quan lực lượnggiữa "hai phe", hai thể chế chính trị trên thế giới
Trong rất nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội hiện thực cóchiến lược "diễn biến hoà bình" đã được Mỹ và nhiều nước tư bản chủ nghĩa sửdụng và gây hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới Chiếnlược "diễn biến hòa bình" mà các nước đế quốc thực hiện đã góp phần đẩy nhanhquá trình khủng hoảng và đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nướcĐông Âu
b) Những nguyên nhân chủ quan
Trang 8Bên cạnh những nguyên nhân khách quan vốn có, nhiều nguyên nhân chủ
quan là những nguyên nhân sâu xa chủ yếu, trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng suy
thoái của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Một là, những sai lầm, yếu kém trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và
về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội không được phát hiện, sửa chữa, điều chỉnh kịp thời
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của lýluận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói riêng luôn luônđòi hỏi các Đảng Cộng sản và công nhân phải có các quan điểm lịch sử - cụ thể vàquan điểm phát triển sáng tạo Tuy nhiên, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
đã có những nhận thức sai lầm, máy móc, giáo điều khi vận dụng các quan điểmMác - Lênin Sai lầm, yếu kém đã diễn ra khá lâu nhưng không được phát hiện, sửachữa, điều chỉnh, dẫn đến tình trạng khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất
là ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu Việc nhận thức giản đơn,máy móc về mô hình chủ nghĩa xã hội và việc áp đặt mô hình xã hội xã hội chủnghĩa kiểu Xô viết cho tất cả các nước trong hệ thống là một sai lầm, khuyết điểmlớn cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong đó, việc tuyệt đối hoá những giá trị, những nétđặc trưng mang tính phổ biến và coi nhẹ, xem thường những giá trị, đặc trưng mangtính đặc thù của từng quốc gia dân tộc là hoàn toàn trái với quan điểm lịch sử - cụthể về tính đa dạng, phong phú của chủ nghĩa xã hội và của con đường đi lên chủnghĩa xã hội
Ở một phương diện khác, biến cố lịch sử này có nguyên nhân sâu xa là, trongquá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, bên cạnh những thành tựu có ýnghĩa lịch sử và quốc tế, cũng có những khuyết điểm, sai lầm chậm được phát hiện
và khắc phục, nhất là về những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng xã hộimới cùng với việc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin củanhững người lãnh đạo cao nhất của Đảng lúc đó Cụ thể trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội, trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã có những nhận thứcsai lệch các quy luật phát triển xã hội, nhất là các quy luật kinh tế trong xây dựngchủ nghĩa xã hội Rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã quá chủ quan, nóng vội muốn
Trang 9xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế "phi xã hội chủ nghĩa", không vận dụng đúngcác quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc xem nhẹ các yếu
tố thuộc lực lượng sản xuất, đề cao, tuyệt đối hoá vai trò ưu việt của "quan hệ sảnxuất tiên tiến"; lấy quan hệ sản xuất tiến bộ "mở đường cho lực lượng sản xuất pháttriển"… đã xa rời quan điểm Mác - Lênin về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất vớitính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Việc duy trì cơ chế kế hoạch hoá tậptrung, xem nhẹ các yếu tố của thị trường đã làm triệt tiêu những động lực trong pháttriển kinh tế
Hai là, trong công tác xây dựng Đảng, ở nhiều nước đã xa rời nguyên tắc trong xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, biến Đảng Cộng sản thành tổ chức độc quyền, một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trở thành kẻ quan liêu, từng bước xa rời hoặc phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênin
Đặc biệt, có hai nguyên nhân cơ bản và trực tiếp liên quan chặt chẽ với nhau:Một là, những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, về công tác xây dựngĐảng, công tác tư tưởng và công tác tổ chức, cán bộ trong quá trình cải tổ; và hai là,các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", tìm mọicách tác động làm chệch hướng công cuộc cải tổ, cải cách ở Liên Xô, lợi dụngnhững sai lầm bên trong để thực hiện mục tiêu xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
Ở Liên Xô và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào những thậpniên từ 60 - 90 cuối thế kỷ XX, bộ máy Đảng Cộng sản đã không được xây dựngtheo những nguyên tắc mác xít - lêninit Nhà nước Xô viết đã từng bước biến chất,không còn thể hiện quyền lực của nhân dân mà chỉ là biểu hiện quyền lực của cácphe nhóm trong Đảng Nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đảng hoàn toàn
bị rời bỏ, trở thành tập trung quan liêu, độc tài, độc quyền
Những nội dung xây dựng Đảng kiểu mới: về tư tưởng, chính trị, tổ chức, vềđạo đức, lối sống của người đảng viên đã trở thành xa lạ trong Đảng Cộng sản Liên
Xô và nhiều Đảng Cộng sản khác Những người lãnh đạo cấp cao trong bộ máyĐảng, Nhà nước Xô viết đã thoái hoá, biến chất rồi trở thành những kẻ phản bộinhân danh "cải tổ", "cải cách" Đây là nguyên nhân rất trực tiếp đưa chủ nghĩa xã hộihiện thực đến khủng hoảng, suy thoái
Trang 10Ba là: Những yếu kém, khuyết điểm trong đường lối chính trị, sự vận hành kém hiệu quả của hệ thống chính trị và pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Xét về bản chất, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải thể hiện những điểmtiến bộ, ưu việt hơn hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩaphải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quản lý đất nước bằng pháp luật làchủ yếu Thế nhưng sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là từ những năm 60 củathế kỷ XX về sau, tình trạng phe phái, chia rẽ trong hệ thống chính trị ở nhiều nước
xã hội chủ nghĩa trở thành phổ biến Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo và lấn át cảquyền lực của Nhà nước làm thay đổi Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội củaquần chúng nhân dân chỉ tồn tại hình thức mà không phát huy được quyền dân chủcủa công dân, quyền giám sát và phản biện xã hội đối với bộ máy Đảng và Nhànước Pháp luật xã hội chủ nghĩa không những không được củng cố, hoàn thiện màngày càng bị buông lỏng, mất hiệu lực Trên thực tế ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa,Đảng Cộng sản đã trở thành cơ quan quyền lực cao nhất, chính quyền Nhà nước vàcác tổ chức quần chúng không phát huy được vai trò của mình Ở nhiều nước,Đảng Cộng sản đã đứng trên cả pháp luật, người cán bộ, đảng viên càng có chức, cóquyền, càng tha hoá, biến chất và xa rời quần chúng
Những yếu kém này đã tạo cớ cho những phần tử cơ hội (điển hình là Goóc bachốp) đã lấy đổi mới chính trị làm tiền đề, điều kiện cho dân chủ hoá xã hội theokiểu phương Tây Thực chất Goóc ba chốp đã trực tiếp phá vỡ hệ thống chính trị xãhội chủ nghĩa và cả hệ thống pháp luật ở Liên Xô
Tương tự như Liên Xô, ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa thuộc Đông Âu cũng
có tình trạng yếu kém, thoái hoá, mất hiệu lực của hệ thống chính trị và pháp luật xãhội chủ nghĩa
Bốn là, không nắm bắt và giải quyết đúng nhiều mối quan hệ diễn ra trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhiều mối quan hệ đòi hỏi phải nhận thức đúng, giải quyết phù hợp đều bịxem thường: quan hệ lợi ích giữa cá nhân - tập thể - xã hội; quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng - xã hội; quan hệ giữa đổi mới kinh tế vớiđổi mới chính trị, quan hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản hiện đại; quan
Trang 11hệ giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa yêu nước; giữa chủ nghĩa xã hội và cácphong trào giải phóng dân tộc, dân chủ, vì hoà bình trên thế giới Nhiều khi các quan
hệ này đã được giải quyết theo ý chí chủ quan, áp đặt hoặc cực đoan, bất chấp nhucầu và xu thế phát triển khách quan của xã hội Quan điểm biện chứng, quan điểmlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị xa rời khi giải quyết các quan hệ vừa nêu
Hàng loạt vấn đề thực tiễn lẽ ra phải được tổng kết để rút ra bài học kinhnghiệm trong giải quyết các quan hệ, song đã gặp phải sự thờ ơ, hoặc thái độ coithường của các Đảng Cộng sản cũng như chính quyền Nhà nước ở các nước xã hộichủ nghĩa Tình trạng tụt hậu, khủng hoảng, suy thoái vì vậy có điều kiện bùng phát
ở hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa
Năm là, những yếu kém, sai lầm, khuyết điểm trong chiến lược phát triển các nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Cơ chế tập trung quan liêu, lấy kế hoạch hoá như là các "chỉ tiêu pháp lệnh"
đã tác động tiêu cực đến chiến lược phát triển các nguồn lực trong các nước thuộc hệthống xã hội chủ nghĩa
Một trong những nguồn lực quan trọng nhất là nguồn lực con người đã khôngđược quan tâm chăm lo, đào tạo bồi dưỡng và đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinhthần Mẫu hình lý tưởng hoá con người xã hội mà xem nhẹ yếu tố con người cá nhân
đã kìm hãm sự năng động, sáng tạo của người công dân trong phát triển xã hội.Những chỉ tiêu về mức sống, chăm sóc sức khoẻ, chế độ bảo hiểm, bảo trợ xã hộiđối với người lao động không được quan tâm đúng mức; người lao động khôngđược thu hút tham gia các lĩnh vực quản lý xã hội… hàng loạt vấn đề xã hội nảysinh đã không được giải quyết thoả đáng, kịp thời Những hạn chế, yếu kém trên
đã góp phần làm trầm trọng thêm các lĩnh vực chính trị - xã hội ở những nước xãhội chủ nghĩa
Sáu là, trong hàng loạt chính sách đối nội, đối ngoại của các nước xã hội chủ nghĩa đã vấp phải những khuyết điểm, sai lầm trong giải quyết các quan hệ giữa giai cấp - dân tộc - quốc tế.
Trang 12Trong quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, đã tuyệt đối hoá vấn đề giai cấp, xemnhẹ vấn đề dân tộc, thậm chí ở Liên Xô chính sách dân tộc được thực hiện một cách
áp đặt đã làm nảy sinh bất đồng trong các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số vớingười Nga
Quan hệ đối ngoại với chủ nghĩa quốc tế được "lý tưởng hoá" không nhữngkhông phát huy vai trò, ảnh hưởng tốt đẹp của chủ nghĩa quốc tế của giai cấp côngnhân mà còn làm phương hại đến chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc của những quốcgia dân tộc nhỏ Trong một số trường hợp, chủ nghĩa quốc tế, thực chất là "chủ nghĩađại Nga" mang tính chất ban ơn hoặc áp đặt với nhiều nước trong hệ thống xã hộichủ nghĩa
Sự đổ vỡ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thấtlớn đối với phong trào cách mạng thế giới Việc làm rõ những nguyên nhân dẫn đếnkhủng hoảng, suy thoái của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang là việc làmcần thiết đối với các Đảng Cộng sản và công nhân, nhất là làm rõ những nguyên nhânchủ quan chủ yếu, trực tiếp dẫn đến khủng hoảng, suy thoái
1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay
Từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới, có thể rút ra một sốbài học đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực hiện nay:
Một là, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn luôn dựa trên nền tảng tư tưởng:
đó là chủ nghĩa Mác - Lênin Việc vận dụng đòi hỏi phải thường xuyên sáng tạo: vậndụng và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội phù hợp vớiđiều kiện đặc thù của mỗi nước
Hai là, mô hình chủ nghĩa xã hội phải xuất phát từ nguyên tắc kết hợp giữa
tính phổ biến và tính đặc thù, chủ nghĩa xã hội phải được hiện thực hóa theo điềukiện từng quốc gia - dân tộc; không thể áp đặt, hành chính hóa
Ba là, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là thống nhất, song biện pháp, cách thức
đi lên chủ nghĩa xã hội lại rất đa dạng, phong phú Do đó, mỗi quốc gia - dân tộctrên cơ sở nhận thức đúng đắn học thuyết Mác-Lênin, kết hợp với việc tham khảo
Trang 13các mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực khác nhau để từ đó vận dụng một cách sángtạo vào việc xác địnhcách thức, con đường, bước đi cho phù hợp với điều kiện củanước mình, không rập khuôn, máy móc và giáo điều.
Bốn là, xây dựng Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản chân
chính luôn luôn có ý nghĩa quyết định cho thành bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực
Năm là, phải đặt thể chế xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới: sự song song
tồn tại của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Toàn cầu hóa đòi hỏi sự tham giacủa nhiều quốc gia, khu vực Vì vậy, chủ nghĩa xã hội vừa hợp tác, vừa đấu tranhtrong quá trình tham gia toàn cầu hóa
2 CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TIÊU BIỂU TỪ 1991 ĐẾN NAY
Từ sau sự đổ vỡ của mô hình xã hội chủ nghĩa xô viết ở Đông Âu và Liên Xô,các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội trên cơ sởnắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm nỗ lực cảicách, đổi mới để tìm kiếm những mô hình phát triển năng động, sáng tạo hơn và phùhợp với điều kiện của nước mình để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.Tiêu biểu là các nước: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba, và một số trào lưu xã hộichủ nghĩa Các mô hình này được nghiên cứu trong chuyên đề Riêng mô hình xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam được nghiên cứu ở bài 6 trong Giáo trình
2.1 Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
2.1.1 Nội dung cơ bản của lý luận “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung quốc”
Trong khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, nước Cộng hòa Nhân dânTrung Hoa dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình khởi đầu từ Hội nghị trung ương 3,khóa XI (12/1978) đã tiến hành cải cách, mở cửa với nhiều thành tựu trong lý luận
và thực tiễn Phương châm ban đầu của cải cách, mở cửa là: “Giải phóng tư tưởng,thực sự cầu thị, đoàn kết nhất trí, hướng về phía trước”, tiến hành “cải cách làm sinhđộng bên trong và mở cửa với bên ngoài để hiện đại hóa” Những thành tựu tiêu biểutrong nghiên cứu lý luận, gắn lý luận với thực tiễn của Trung Quốc, xây dựng môhình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
- Về hệ thống lý luận
Trang 14“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” là sự kết hợp một cách biện chứnggiữa tính phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Trung Quốc Nói cáchkhác, đó cũng chính là quá trình “Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác - Lênin”
Sau này, qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm ra
được “3 cái một”, bao gồm: Xác lập được một chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung
Quốc với 4 trụ cột (chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hiệp thương chính trị và
hợp tác đa đảng, chế độ tự trị dân tộc, chế độ tự quản của quần chúng ở cơ sở); hình
thành nên một lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc gồm: Lý luận Đặng Tiểu
Bình, tư tưởng “Ba đại diện” của Giang Trạch Dân, quan điểm phát triển khoa học hài
hòa của Hồ Cẩm Đào và tư tưởng bốn toàn diện của Tập Cận Bình.; mở ra một con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc gồm 5 con đường nhỏ (công
nghiệp hóa kiểu mới, hiện đại hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, phát triển chínhtrị và tự chủ sáng tạo đặc sắc Trung Quốc)
Phát triển sáng tạo lý luận là một đặc sắc quan trọng của Đảng Cộng sản TrungQuốc và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Trong bài phát biểu kỷ niệm 90 nămthành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2011, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào chỉ rõ:
“Chặng đường phát triển 90 năm qua của Đảng đã nói cho chúng ta, sự thành thục vềmặt lý luận là nền tảng để kiên định về chính trị, tiến cùng thời đại về mặt lý luận là tiền
đề để kiên quyết dũng cảm tiến lên trong hành động, sự thống nhất về tư tưởng là sựbảo đảm quan trọng để toàn Đảng cùng nhất tề tiến bước”1
Đảng Cộng sản Trung Quốc tin tưởng rằng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
là chân lý khoa học, đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng chủ nghĩa Mác nhất định sẽkhông ngừng được làm phong phú và phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn,chứ không phải là giáo điều, cứng nhắc, rập khuôn; tin tưởng chắc chắn rằng ngọnnguồn lý luận của chủ nghĩa Mác là thực tiễn, căn cứ phát triển là thực tiễn, kiểmnghiệm tiêu chuẩn cũng là thực tiễn Thực tiễn phát triển, nhận thức chân lý và sáng tạo
lý luận mãi mãi không có giới hạn, nhận thức chân lý mãi mãi không có giới hạn, sángtạo lý luận mãi mãi không có giới hạn Mỗi bước tiến lên của sáng tạo lý luận, thì vũtrang lý luận cũng tiến theo một bước, đó là một kinh nghiệm quan trọng để Đảng Cộng
1 Hồ Cẩm Đào: “Bài phát biểu của Hồ Cẩm Đào tại buổi Mít ting kỷ niệm 90 năm thành lập ĐCS Trung Quốc”, mạng cửa sổ chính phủ Trung ương: www.gov.cn , ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trang 15sản Trung Quốc tăng cường xây dựng chính mình Do vậy, hệ thống lý luận đặc sắcTrung Quốc là tiến cùng thời đại chủ nghĩa Mác, là sự kế thừa và sáng tạo chủ nghĩaMác Kiên trì chủ nghĩa Mác, điều quan trọng nhất là nắm chắc thực chất tinh thầncủa nó, vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp luận khoa học của nó đểnghiên cứu tình hình mới, giải quyết vấn đề mới Với nhận thức tư tưởng này, ĐảngCộng sản Trung Quốc đã không ngừng thực hiện sáng tạo chủ nghĩa Mác và đã thuđược thành quả lý luận mới nhất của Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác
Đại hội XIX (2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên khái niệm“tư tưởngChủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới” và nhấn mạnh: Tư tưởng chủnghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới là sự kế thừa và phát triển củachủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tưtưởng quan trọng “Ba đại diện”, quan điểm phát triển khoa học; là thành quả mớinhất về Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; là kết tinh của kinh nghiệm thực tiễn và trítuệ tập thể của Đảng, nhân dân; là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống lýluận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; là kim chỉ nam hành động để toàn Đảng,toàn dân phấn đấu thực hiện công cuộc phuc hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, do vậy,cần phải được kiên trì lâu dài và không ngừng phát triển1
- Về con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc
Về kinh tế, Báo cáo chính trị tại Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung
Quốc chỉ rõ: “Con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc chính là dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, xuất phát từ tình hình cơ bản trong nước, lấyxây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản, kiên trì cải cách mởcửa, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, xây dựng kinh tế thị trường xã hộichủ nghĩa, chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, văn hoá tiên tiến xã hội chủ nghĩa, xãhội hài hoà xã hội chủ nghĩa, văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự pháttriển toàn diện của con người, từng bước thực hiện toàn thể nhân dân cùng giàu có,xây dựng đất nước hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hàihòa
1Bộ Ngoại giao (Việt Nam), Báo cáo chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc 18/10/2017 (bản dịch tiếng
Việt), tr.13