1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan điểm của lê nin về đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

17 3,5K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 89 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH  ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU Sức mạnh của Đảng được tạo thành củng cố từ sự vững mạnh của mỗi tổ chức Đảng đội ngũ đảng viên cùng với việc thực hiện đầy đủ, đúng đắn những nguyên tắc tổ chức của Đảng. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta khẳng định: phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn đổi mới, chỉnh đốn Đảng là tiền đề để đổi mới xã hội. Là một Đảng chiến đấu, một Đảng hành động, Đảng ta luôn khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác đảng viên nâng cao chất lượng đảng viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm có tính chất quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Chất lượng của tổ chức cơ sở đảng đảng viên phản ánh trực tiếp cụ thể chất lượng của Đảng. Trước yêu cầu khách quan thực tế công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng ta hiện nay, thì việc nghiêm túc nghiên cứu, học tập, vận dụng phát triển quan điểm của V.I.Lênin về đảng viên nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên có ý nghĩa hết sức thiết thực cần thiết để chúng ta xây dựng Đảng thật sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Để có quan niệm đúng đắn về tiêu chuẩn, hình mẫu của người đảng viên phải xuất phát phải trở về căn cứ xuất phát rừ quan điểm của các nhà kinh điển để làm nền tảng làm kim chỉ nam cho sự suy nghĩ. Chính vì thế, tôi đã nghiên cứu đề tài “những tư tưởng của LêNin về đảng viên nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên” 2 NỘI DUNG Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp công nhân đã lớn mạnh về số lượng chất lượng, cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp của các đảng cộng sản gai cấp công nhân. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao vai trò lãnh đạo sức chiến đấu của các đảng cộng sản để các đảng để các đảng này đủ sức gánh vác nhiệm vụ lịch sử lãnh đạo vô sản mỗi nước giành chính quyền về tay giai cấp vô sản. Trong khi đó nhiều lãnh tụ của quốc tế II nhiều đảng dân chủ - xã hội lớn thành các đảng cải lương. Trước thực tế đó, Lênin đã đấu tranh quyết liệt với các trào lưu cơ hội, phản động, bảo vệ phát triển những quan điểm, nguyên lý của Mác Anghen về đảng cộng sản, xây dựng nên học thuyết khoa học về chính đảng cách mâng của giai cấp công nhân trong đó những quan điểm về hình mẫu, tư cách người đảng viên cộng sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 1. Tư cách người đảng viên cộng sản. Sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, khi đã trở thành Đảng cầm quyền, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, quản lý đất nước. Đây là nhiệm vụ mới mẽ đầy khó khăn, vì phải tổ chức theo phương thức mới, những cơ sở kinh tế của đời sống hàng chục, hàng trăm triệu con người. V.I.Lênin đã phát triển những quan điểm của mình về vai trò, hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản đáp ứng nhiệm vụ của giai đoạn mới. 3 Khi chưa giành được chính quyền, tại chương I, Điều lệ của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin khẳng định: “Tất cả những người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng ủng hộ Đảng bằng những phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự mình tham gia vào một trong những tổ chức của Đảng, thì được coi là đảng viên của Đảng” 1 . Khi đã giành được chính quyền, trong tác phẩm “Nhà nước của công nhân tuần lễ Đảng” V.I.Lênin khẳng định: “Chỉ có những người chân thành đi theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ những ai thành tâm trung thành với nhà nước công nhân, chỉ có những người lao động trung thực, chỉ có những đại biểu thật sự của quần chúng bị áp bức dưới thời chủ nghĩa tư bản, mới vào Đảng được” 2 . Theo V.I.Lênin, tiêu chuẩn của người đảng viên cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: - Trước tiên: đảng viên cộng sản là người giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Điều đó thể hiện ở sự tự nguyện nhiệt thành đi theo chủ nghĩa cộng sản, trung thành tuyệt đối với hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân nhân dân lao động. Sự giác ngộ, lòng trung thành ấy phải được thể hiện bằng sự nhất trí, tin tưởng, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, không đòi hỏi lợi lộc, sẵn sàng gách vác một công tác gian khổ hơn nguy hiểm hơn. Trong bài “Báo cáo về vai trò nhiệm vụ của công đoàn tại phiên họp của Đảng đoàn Đảng cộng sản trong Đại hội ngày 23 tháng giêng” V.I.Lênin viết: “Trong Đảng, chúng ta cũng đã đấu tranh hơn 20 năm, chúng ta đã chứng minh bằng việc làm, chứ không phải bằng lời nói suông cho công nhân thấy rằng Đảng là một tổ chức đặc biệt, đảng cần có những con người giác ngộ, sẵn sàng hy 1 V.I.Lênin toàn tập, Nxb tiến bộ M , 1979, t 7, tr 312. 2 Sđd, 1979, t 39, tr 256. 4 sinh tính mạng, đảng phạm sai lầm thì đảng sửa nhữa, đảng lãnh đạo lựa chọn những người biết rõ con đường mà chúng ta sẽ đi, biết rõ khó khăn mà chúng ta sẽ gặp” 3 Thứ hai: đảng viên cộng sản phải có trình độ văn hoá, lý luận, chuyên môn nghiệp vụ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Người đảng viên của một Đảng cầm quyền không chỉ có lòng nhiệt tình cách mạng, mà còn phải có tri thức, có trình độ văn hoá. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, người đảng viên cộng sản được bố trí vào hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, vì vậy họ phải thấu hiểu công việc mà mình được giao, nghĩa là phải có tri thức nhất định, phải thông thạo chuyên môn. Cái thiếu của người đảng viên cộng sản chính là ở “ trình dộ văn hoá”, làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao giữ vững vai trò lãnh đạo, làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong trước quần chúng trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin dạy rằng: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” 4 . V.I.Lênin đã dặn đi dặn lại những người cộng sản rằng: nếu chỉ có nhiệt tình lòng dũng cảm không thôi thì không thể chiến thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, mặc dù nhiệt tình cách mạng lòng dũng cảm là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để chiến thắng được chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản còn phải có kiến thức, có trình dộ văn hóa cao, có trí thông minh năng lực làm việc. Muốn thế phải không ngừng học tập, học tập một cách kiên trì nghiêm túc; đừng bằng lòng với những kinh nghiệm của mình; kiêu ngạo cộng sản là báo hiệu sự tục hậu. V.I.Lênin nhấn mạnh 3 Sđd, 1977, t 42, tr 315. 4 Sđd, 1979, t 41, tr 362. 5 rằng, những người cộng sản, -dù đó là những người cộng sản đã từng làm nên cuộc cách mạng vĩ đại chưa từng thấy trên thế giới, -vẫn cần phải học tập, học tập ngay một người bán hàng tầm thường. Người sẵn sàng đổi một tá những người cộng sản kém hiểu biết để lấy một chuyên gia thành thạo công việc, dù đó là chuyên gia tư sản. Vì vậy, V.I.Lênin còn yêu cầu những người cộng sản “ phải biết quý trọng khoa học, gạt bỏ thái độ huênh hoang “cộng sản” của những nhà tài tử của những anh chàng quan liêu, phải học tập làm việc một cách có hệ thống, sử dụng chính ngay kinh nghiệm của mình thực tiễn của mình!” 5 . Thứ ba: người đảng viên cộng sản phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao. V.I.Lênin đòi hỏi rất nghiêm khắc đối với đảng viên cộng sản về ý thức tổ chức, tính kỷ luật. Người phê phán kịch liệt những thói quen dẫn đến vi phạm kỷ luật đảng như: tính tự do tiểu tư sản, tính tản mạn, vô tổ chức kỷ luật, chia rẽ, bè phái… Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những nước mà giai cấp vô sản chiếm thiểu số trong dân cư thì “chính đảng của giai cấp vô sản phải thực hiện được, trong nội bộ của mình, một chế độ tập trung chặt chẽ một kỷ luật nghiêm ngặt” 6 . Thứ tư: người đảng viên cộng sản phải gắn bó mật thiết với quần chúng, giáo dục, tổ chức quần chhúng thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, là tấm gương mẫu mực cho quần chúng noi theo. V.I.Lênin viết: “Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải là việc riêng của Đảng cộng sản… mà là việc của tất cả quần chúng lao động” 7 . Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với dân. Vì thế, “chỉ trông vào bàn tay của những người cộng sản để xây dựng xã hội cộng 5 Sđd, 1977, t 42, tr 431. 6 Sđd, 1979,t 41, tr 34. 7 Sđd, 1978, t 45, tr 110-111. 6 sản, đó là một tư tưởng hết sức ngây thơ. Những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân” 8 . Song, họ có thể lãnh đạo nhân dân đi theo con đường của mình nhờ họ vạch ra được gương mẫu thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn, gắn bó mật thiết với quần chúng, tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng hiểu tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách ấy. Trong quá trình đó, đảng viên phải nêu tấm gương mẫu mực về lòng trunh thành với chủ nghĩa cộng sản, về ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức lối sống, nhất là học tập công tác. Trong quan hệ với quần chúng, đảng viên phải tìm hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng các sáng kiến của họ, phải giải quyết các nhu cầu chính đáng của nhân dân, nhưng không được hạ thấp trình độ của mình xuống ngang với quần chúng, không được mị dân, theo đuôi quần chúng. 2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ đảng viên của V.I.Lênin. Thứ nhất: phải xác định đúng đắn bản chất chính trị của Đảng, coi đó là căn cứ, là phương hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng đội ngũ đảng viên. Đảng viên là tế bào tạo nên Đảng cho nên đảng viên phải thể hiện bản chất chính trị của Đảng. Theo V.I.Lênin mỗi một Đảng đều mang bản chất chính trị riêng, bản chất này xét cho cùng đều do hệ tư tưởng, đường lối, tính chất của Đảng đó quy định. Đảng bảo vệ lợi ích của giai cấp nào? Đảng đề ra cho mình những mục tiêu gì?, cố gắng đạt được mục tiêu ấy bằng phương pháp nào? …Từ đó Đảng sẽ quy định Đảng gồm có những ai, Đảng yêu cầu gì đối với đảng viên của mình giao cho họ những quyền gì? Trong Luận cương về những nhiệm vụ cơ bản của Đại hội II Quốc tế 8 Sđd, t45, tr 117 7 cộng sản, V.I.Lênin khẳng định: “Chỉ Đảng Cộng sản, nếu nó thật sự là đội tiên phong của giai cấp cách mạng, nếu nó bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, nếu nó gồm tất cả những chiến sĩ cộng sản hoàn toàn có ý thức trung thành, có học vấn được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng bền bĩ, nếu nó biết gắng liền với toàn bộ cuộc sống của giai cấp mình thông qua giai cấp đó gắn liền với tất cả quần chúng bị bóc lột, biết làm cho giai cấp quần chúng đó tin tưởng hoàn toàn vào mình, chỉ có một Đảng như vậy mới lãnh đạo được giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh cuối cùng, kiên quyết nhất, thẳng tay nhất chống lại mọi thế lực của chủ nghĩa tư bản” 9 . Thứ hai: phải chặt chẽ “đầu vào”-Kết nạp người vào đảng phải đúng tiêu chuẩn, trình tự thủ tục. Theo V.I.Lênin Đảng phải coi trọng việc kết nạp vào hàng ngũ của mình những người ưu tú tiên tiến của giai cấp công nhân cũng như các tầng lớp khác trong xã hội. Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị VIII toàn Nga ngày 2 tháng chạp năm 1919, Người viết: “Mỗi bước đi của chúng ta phải đi đôi với việc chúng ta thu hút những người trong giai cấp công nhân những người đáng tin cậy nhất trong các giai cấp khác vào Đảng” 10 . Vào Đảng phải là những người trung thành với sự nghiệp của giai cấp công nhân, với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đảng kết nạp những người ưu tú, đủ tiêu chuẩn trong giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức nhân dân lao động vào Đảng, nhưng Đảng yêu cầu những người xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp khác ngoài giai cấp công nhân khi vào Đảng phải tiếp thu thế giới quan vô sản. Là đảng viên cộng sản dù hoạt động ở lĩnh vực nào, dù thành phần xuất thân từ giai cấp nào, tầng lớp nào cũng phải luôn luôn là người đại diện 9 Sđd, 1979, t 41, tr 227 10 Sđd, 1977, t 39, tr 407 8 cho lợi ích của giai cấp công nhân, đứng vững trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân để phấn đấu cho mục đích, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Khi kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng, theo V.I.Lênin nếu là đoàn viên thanh niên thì “…Cần phải quy định những điều kiện chặt chẽ hơn kiểm tra để xác định là các đoàn viên thanh niên cộng sản được kết nạp vào đảng, thứ nhất, đã học tập thật sự nghiêm túc đã hoc tập được một cái gì đấy, thứ hai, đã trãi qua một thời gian dự bị dài làm những công tác thực tế nghiêm túc (kinh tế, văn hoá…)” 11 ; “đối với công nhân thì phải có sự giới thiệu của đảng viên có 3 tuổi đảng, đối với nông dân chiến sĩ hồng quân- 4 tuổi đảng, với các tầng lớp khác – 5 tuổi đảng.” 12 . Người còn lý giải rằng quá trình hình thành người cộng sản không phải đã hoàn thành ở việc kết nạp đảng, tổ chức đảng cần nổ lực nhiều hơn để rèn luyện tư tưởng cho đảng viên mới các đảng viên dự bị. Theo V.I.Lênin “ việc kéo dài thời gian dự gị của đảng viên mới là hết sức quan trọng…Tôi đề nghị chỉ để sáu tháng đối với những công nhân nào đã thực tế làm việc trong các xí mghiệp công nghiệp lớn ít nhất 10 năm. Quy định thời gian dự bị là một năm rưỡi đối với những công nhân khác, hai năm đối với nông dân những chiến sĩ hồng quân ba năm đối với các thành phần khác. Những trường hợp ngoại lệ đặc biệt, thì phải được Ban chấp hảnh Trung ương cùng với ban kiểm tra Trung ương phê chuẩn” 13 . Trong thời gian dự bị, tổ chức đảng kiểm tra toàn bộ phẩm chất chính trị, công tác, đạo đức của người được kết nạp, giáo dục họ theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa. V.I.Lênin lưu ý rằng, rất cần xem xét “những người đảng viên dự bị có thật sự là những người công sản đã được thử thách ít nhiều không”. Do đó, V.I.Lênin đã thảo ra những điều kiện, yêu cầu bắt buộc đối với đảng viên mới. 11 Sđd, 1978, t44, tr 351-352 12 Sđd, 1978, t 45, tr 21 13 Sđd, 1978, t45, tr 22 9 “1) tăng thêm tất cả các loại thời gian dự bị; 2)quy định hết sức chi tiết nội dung thật sự của thời gian dự bị là gỉ, những điều kiện cụ thể thực tế của sự kiểm tra là những gì để chứng thực rằng thời gian dự bị thật sự là thời gian thử thách, chứ không phải là hình thức trống không; 3)trong các cơ quan giải quyết vấn đề kết nạp đảng viên mới, các nhân viên công tác có trình độ chuyên môn cao cần chiếm đa số; 4)công tác kết nạp đảng viên mới không những phải tuân theo nghị quyết của các tỉnh ủy, mà còn phải tuân theo nghị quyết của các ban kiểm tra nữa; 5)còn cần phải đề ra một số biện pháp nhằm làm cho Đảng có thể gạt bỏ ra khỏi Đảng một cách dễ dàng hơn những đảng viên nào hoàn toàn không phải là những đảng viên cộng sản hoàn toàn tự giác thực hiện chính sách của giai cấp vô sản” 14 Thứ ba: Đảng phải thường xuyên giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho đảng viên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. V.I.Lênin rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo đội ngũ các bộ đảng viên có trình độ để phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Đối với đảng viên, vấn đề đầu tiên là phải ra sức học tập đề nâng cao trình độ lý luận, V.I.Lênin rất đề cao vai trò của lý luận cách mạng, “không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”, “chỉ Đảng nào có được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” 14 Sđd, 1978, t45, tr 25 10 . đảng viên, vấn đề đầu tiên là phải ra sức học tập đề nâng cao trình độ lý luận, V.I.Lênin rất đề cao vai trò của lý luận cách mạng, “không có lý luận cách. các đảng cộng sản và gai cấp công nhân. Vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng cộng sản để các đảng để các

Ngày đăng: 23/12/2013, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w