Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
184 KB
Nội dung
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN KHU VỰC IV ĐỀ TÀI Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Linh Lớp: Cao học xây dựng Đảng Cần Thơ Cần Thơ, tháng 4 năm 2011 MỞ ĐẦU C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho vấn đề cánbộvà xây dựng ĐNCB của giai cấp vô sản. Từ kinh nghiệm rút ra trong lịch sử phát triển của xã hội loài người và qua quá trình truyền bá lý luận khoa học vào phong trào vô sản, hai ông khẳng định: “Tư tưởng căn bản không thực hiện được gì hết, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [37, tr.181]. Theo luận điểm trên, “Lực lượng thực tiễn” được hiểu là toàn bộquần chúng vô sản và các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột đang hành động với những hình thức khác nhau trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản và các giai cấp bóc lột khác. Còn “những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” được hiểu là những người định hướng, dẫn dắt hành động củaquần chúng vô sản, đó là những đại biểu ưu tú nhất, lãnh tụ của phong trào công nhân đã được giác ngộ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học và là những người cộng sản đầu tiên của giai cấp vô sản. Kế thừa, phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề cán bộ, V.I.Lênin cho rằng: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [32, tr.473]. Như vậy, theo Lênin, mỗi giai cấp muốn giành được quyền thống trị thì trong hàng ngũ của mình phải có những nhà lãnh đạo có khả năng dẫn dắt phong trào và khi đã có đường lối đúng thì cánbộ là khâu quyết định để biến đường lối đó thành hiện thực cách mạng. Khi đã giành được chính quyền, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin lại khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cánbộ có bản lĩnh, hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [35, tr.449]. Lênin cho rằng, nhiệm vụ chính 2 của cách mạng lúc này không chỉ là ra nghị quyết, mà cần phải có những người tổ chức thực hiện nghị quyết, những cánbộ cách mạng. Như vậy, theo Lênin, vị trí, vai trò củacánbộ gắn chặt với vai trò lãnh đạo của Đảng. Đường lối chủ trương của Đảng có trở thành hiện thực cách mạng? Vai trò lãnh đạo và sức mạnh của Đảng có được tăng cường? Đảng có tồn tại, phát triển? chính là ở đội ngũ cán bộ. Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì nghiên cứu tác phẩm của Mác và Ăngghen, nhất là các tác phẩm của Lênin nói vềcán bộ, côngtáccán bộ, côngtác tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt. Giúp cho Đảng ta nói chung và các tổ chức đảng nắm rõ hơn vềcán bộ, côngtáccánbộ để có chính sách cánbộ cho đúng. Chính vì tầm quan trọng củacôngtáccán bộ, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu đề tài “Quan điểm, tư tưởng của Lênin vềcánbộvàcôngtáccán bộ”. Trong quá trình nghiên cứu đề tài khó tránh khỏi sơ suất mong quí thầy cô thông cảm. 3 NỘI DUNG I. Vị trí, vai trò củacán bộ, côngtáccánbộvàcôngtác tổ chức của Đảng. 1. Sự cần thiết xây dựng đội ngũ cánbộ trong phong trào cách mạng Từ những năm 70 nhất là những năm 80 của thế kỷ XIX công nhân bắt đầu thức tỉnh và đấu tranh chống bọn tư bản. Lúc đầu công nhân đập phá máy móc, cửa kính trong nhà xưởng, phá hoại phòng làm việc, các cửa hàng của chủ . dần dần những người công nhân tiên tiến hiểu rằng, muốn đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thắng lợi phải có tổ chức và thông qua tổ chức. Do đó, các tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân ra đời. Năm 1875 Hội Liên hiệp công nhân ở miền Nam Nga thành lập ở O- đét- xa. Năm 1878: Hội Liên hiệp công nhân miền Bắc Nga thành lập ở Pêtecpua. Hai tổ chức này của giai cấp công nhân bị Sa hoàng phá tan; nhưng phong trào công nhân ngày càng phát triển các cuộc bãi công càng tăng lên. Nhờ phong trào công nhân trong nước và chịu ảnh hưởng của phong trào công nhân Tây Âu, các tổ chức Mác xít lần đầu tiên được thành lập ở Nga. Khi nhóm Mác xít chưa ra đời ở Nga giai cấp công nhân chịu ảnh hưởng của phái dân tuý kẻ thù của chủ nghĩa Mác. Nhóm mác xít tuyên truyền chủ nghĩa Mác phong trào chủ nghĩa xã hội chưa phát triển ở Nga. Việc cần thiết trước mắt là phải dọn đường cho phong trào ấy về mặt lý luận và tư tưởng. Nhưng về mặt tư tưởng việc truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác và phong trào dân chủ xã hội lại vấp phải trở ngại chính là quanđiểmcủa phái dân tuý đang chiếm ưu thế trong công nhân tiên tiến và tầng lớp trí thức Nga có tinh thần cách mạng. Phái dân tuý cho rằng lực lượng cách mạng chính là nông dân, họ chưa hiểu vai trò của giai cấp công nhân. Theo họ, có thể lật đổ Nga hoàng bằng cuộc bạo động của nông dân, và chủ trương ám sát cá nhân, khủng bố cá nhân, họ phủ nhận vai trò quần chúng trong lịch sử nên không hoạt động cách mạng trong công nhân 4 và nông dân. Với quanđiểm như vậy, phái dân túy đã làm cho quần chúng lao động lạc hướng, xao nhãng cuộc đấu tranh chống giai cấp bóc lột, không chủ trương lật đổ nền thống trị về chính trị của nó. Họ làm cho giai cấp công nhân không nhận rõ vai trò của mình, kìm hãm thành lập một chính đảng độc lập của giai cấp công nhân. Vì vậy, muốn truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì phải đấu tranh chống chủ nghĩa dân túy. Phong trào công nhân ngày càng phát triển và tình thế cấp bách của cách mạng đòi hỏi thành lập đảng cách mạng thống nhất của giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng. Năm 1898, Đại hội lần thứ nhất Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga được thành lập, nhưng không thông qua được cương lĩnh điều lệ, Ban chấp hành Trung ương vừa do Đại hội bầu ra đã bị bắt. Sau Đại hội, sự dao động về tư tưởng, phân tán về tổ chức của Đảng càng biểu hiện rõ rệt . Một số lớn Ban Chấp hành địa phương vàcánbộ địa phương quen làm việc lộn xộn, tư tưởng phấn tán về tổ chức, nên không thấy được sự cần thiết cấp bách phải có một đảng thống nhất về tư tưởng sâu sắc trong các cơ quan địa phương của Đảng, các ban chấp hành, các tổ chức, các nhóm địa phương là trở ngại lớn. Chính vì thế Lênin rất chú tâm đến cánbộvàcôngtáccán bộ, vừa để thành lập đảng vừa để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Cán bộ, vị trí, vai trò củacán bộ: Trong các tác phẩm Lênin viết trước Cách mạng Tháng Mười, Người đã khái quát vềcánbộ như sau: - Cánbộ là người có trình độ để tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học, để tuyên truyền vào phong trào công nhân. - Là thủ lĩnh của phong trào công nhân, "là công nhân tiên tiến được công nhân đưa lên hàng đầu". - Là người tổ chức quần chúng làm cách mạng và hết lòng vì giai cấp công nhân. 5 - Là người trung thành với chủ nghĩa Mác. - Là nhà lý luận, luôn tổng kết thực tiễn bổ sung cho chủ nghĩa Mác. - Cánbộ là người từ quần chúng mà ra gắn bó với quần chúng. Lênin khẳng định: "Lịch sử phong trào công nhân ở tất cả các nước đã chỉ ra rằng tầng lớp giai cấp công nhân có nhiều hiểu biết nhất đều tiếp thu những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học nhanh hơn và dễ dàng hơn cả. Những công nhân tiên tiến, được phong trào công nhân đưa lên hàng đầu, thì đều từ trong tầng lớp ấy mà ra, họ biết tranh thủ lòng tin hoàn toàn củaquần chúng giai cấp, họ toàn tâm toàn ý chăm lo giáo dục và tổ chức giai cấp vô sản, họ tự giác đi theo chủ nghĩa xã hội; thậm chí họ còn tự mình tạo lý luận xã hội chủ nghĩa nữa. Mọi phong trào công nhân có sức sống đều tạo ra lãnh tụ công nhân" [V.I.Lênin, Toàn tập, T.4, tr.339]. Quan niệm này của Lênin có thể được coi là tư tưởng vềcán bộ. Cánbộ có vai trò quan trọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân. Bởi vì, cánbộcủa Đảng là người góp phần tích cực trong quá trình xây dựng, giữ gìn cụ thể hoá, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng. Trong lịch sử đã chứng minh, mỗi thời đại xã hội đều cần có con người vĩ đại và không có con người như thế thì thời đại sẽ sáng tạo ra họ. Ngay từ ngày đầu thành lập Đảng Lênin rất coi trọng đến vai trò củacán bộ, Người khẳng định: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được chính quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [T.4, tr.473]. Cánbộ có vai trò rất quan trọng với tổ chức, tổ chức mạnh sẽ duy trì được phong trào cách mạng, tổ chức sẽ thu hút được đông đảo quần chúng tham gia phong trào, cánbộ là người lãnh đạo tổ chức, đưa phong trào đấu tranh củaquần chúng từ tự phát thành đấu tranh trong tổ chức. Cánbộ phải làm cốt công việc 6 của mình, không ngừng làm tốt côngtác tổ chức. Do đó, cánbộ phải lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp của mình . 2. Côngtáccánbộ Trong di sản tư tưởng của mình, Mác và Ăngghen đã đề cập nhiều đến cán bộ, vấn đề côngtáccán bộ. Hai ông đặt nền móng cho vấn đề cánbộ lãnh đạo của giai cấp vô sản. C.Mác nói: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn". Lênin kế tục sự nghiệp của Mác và Ăngghen về vấn đề này đã chỉ rõ: Cánbộ là người đứng đầu, người lãnh đạo. Đó là người ưu tú được trưởng thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện. Cánbộ xuất hiện do yêu cầu của nhiệm vụ thực tiễn, là người tiêu biểu trong phong trào quần chúng. Cánbộ trước hết phải tiêu biểu cho lợi ích của giai cấp, dân tộc, chính đảng, đoàn thể nhất định, thấy được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị và quyết tâm thực hiện lợi ích ấy. Do vậy, họ sẽ động viên, lôi cuốn được đông đảo quần chúng đi theo, trở thành phong trào chính trị sâu rộng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cánbộcần hội tụ được một số tố chất cơ bản như phẩm chất chính trị, năng lực chỉ huy, hiểu biết, tận tụy với công việc, có khả năng làm việc với những người xung quanh. Cánbộ phải vừa là nhà chiến lược, vừa là nhà chiến thuật, biết đề ra chính sách đúng phản ánh mục tiêu của giai cấp mình phù hợp với xu thế của dân tộc và nhân loại; xác định rõ mục tiêu và con đường đi tới, những lực lượng thực hiện, những giải pháp cơ bản. Cánbộ phải là người có đạo đức cao cả, có tri thức văn hoá sâu rộng, có trí tuệ và trực giác chính trị nhạy bén, ý thức được sứ mệnh chính trị, đồng thời có tài tổ chức và nghệ thuật lãnh đạo chính trị. Họ là người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, giữ trách nhiệm trọng yếu nhất. Những phẩm chất của người cánbộ lãnh đạo giúp họ có thể tập hợp được xung quanh mình đội ngũ tinh hoa của giai cấp, những người cách mạng tiêu biểu cho lương tâm, danh dự của dân tộc và nhân loại. 7 - Tiêu chuẩn cán bộ, yêu cầu cán bộ: Tiêu chuẩn cánbộ là thể hiện về phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, Lênin quan niệm rằng: phẩm chất đạo đức là yêu cầu đầu tiên đối với người cán bộ. Để lật đổ chế độ Nga hoàng Người đã đề cập đến tiêu chuẩn cánbộ như sau: Trước hết, cánbộ phải có lý tưởng cách mạng. Lý tưởng cách mạng là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ củacánbộ là giúp đỡ quần chúng lao động thắng được chế độ cũ và xây dựng chế độ mới không còn giai cấp bóc lột. Cách mạng là sáng tạo ra cái mới, tiến bộ, hợp với nhân loại. Cách mạng là xoá bỏ những gì lỗi thời song phải kế thừa những gì hợp với xã hội mới; giữ gìn, tôn trọng những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra. Theo Lênin để đánh đổ chế độ Nga hoàng và xây dựng xã hội mới, giai cấp vô sản phải đào tạo cho mình một đội tiên phong có tinh thần giác ngộ cao, có kỷ luật, trung thành. Lênin cho rằng "Chúng ta phải đào tạo những người sẵn sàng cống hiến cho cách mạng không chỉ buổi tối rỗi việc mà tất cả cuộc đời của họ" [Tập 4, tr.474]. Người cánbộ phải suốt đời đi theo lý tưởng và hành động theo lý tưởng đã chọn, lúc cách mạng thuận lợi không được chủ quan tự mãn, lúc cách mạng gặp khó khăn không được chùn bước. Thứ hai: Cánbộ phải hànhđộng vì lợi ích chung. Cánbộ là người giác ngộ nhất, kiên quyết nhất của Đảng Cộng sản, của giai cấp công nhân, đặt lợi ích chung lên trên hết. Đây là điểm phân biệt người cộng sản với các đảng viên đảng vô sản khác. Họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản. Họ luôn là đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào. Cánbộ phải luôn ý thức được mình là đầy tớ phục vụ nhân dân. Người cánbộ phải là tấm gương để mọi người học tập và noi theo, phải dành được tín nhiệm, tin yêu quần chúng. Thứ ba: Cánbộ phải là người có trách nhiệm. Với lý tưởng cách mạng cao cả, người cánbộ phải hết khả năng, sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc 8 và nhân dân. Người cánbộ lãnh đạo phải có tinh thần trách nhiệm cao, biết chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình. Theo Lênin: "Cần phải nhiệt tình hơn nữa trong việc phổ biến trong quần chúng cái ý thức ngày càng sáng rõ đã đạt được bằng cách đó và phải củng cố ngày càng mạnh mẽ tổ chức của Đảng" [Tập 6, tr.34]. Thứ tư: Người cánbộ phải hội tụ được phẩm chất đạo đức khác như: trung thực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự chủ, tự tin, có chính kiến và dám bảo vệ chính kiến của mình. Không được "lấy tự phát của phong trào quần chúng để biện hộ cho tinh thần uỷ mị của mình" [Tập 6, tr.161]. Người cánbộ phải công khai, thành thực thú nhận sai lầm của bản thân. Trung thực nhận sai lầm sẽ có lợi cho nhiều người bởi vì cánbộ là người đưa ra đường lối chính trị, chiến lược và sách lược, mọi quyết định củacánbộ có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng. Theo Lênin: "Các lãnh tụ củacông nhân, không phải thiên thần, không phải là thánh nhân, không phải là anh hùng mà là người như tất cả người khác, họ cũng có khuyết điểm phải sửa chữa cho họ". Do đó, Đảng phải xem xét những khuyết điểmcủacánbộ đó có ảnh hưởng đến quần chúng hay không, thái độ củaquần chúng như thế nào về khuyết điểm ấy: Nếu ảnh hưởng đến lòng tin củaquần chúng thì phải xử lý, không được bao che, xử lý nội bộ. Lênin viết "Không một nhà hoạt động chính trị nào trong hoạt động của mình không trải qua thất bại này hay những thất bại khác và chúng ta nghiêm chỉnh nói đến ảnh hưởng đến quần chúng, nói đến việc chúng ta tranh thủ đến "thiện chí" củaquần chúng thì chúng ta phải có hết sức làm thế nào để thất bại này không bị dấu trong bầu không khí hôi hám của nhóm tiểu tổ mà được đưa ra cho mọi người nhận xét. Thoạt mới nhìn điều này hình như bất tiện đối với riêng từng người lãnh đạo này hay lãnh đạo khác, đôi khi điều đó là điều xúc phạm", nhưng chúng ta cần khắc phục điều giả tạo ấy về sự bất tiện, đó nghĩa là nghĩa vụ của chúng ta trước đảng, trước công nhân. Ngoài phẩm chất đạo đức, Lênin cho rằng người cánbộ phải có tri thức toàn diện, uyên thâm về văn hoá lý luận. 9 Xuất phát từ thực tiễn cách mạng, Lênin đặt ra yêu cầu cao đối với cán bộ. Họ phải là những người đặc biệt chuyên và hoàn toàn chuyên về hoạt động xã hội dân chủ và bền bỉ, quyết tâm rèn luyện để trở thành người cách mạng chuyên nghiệp. Cách mạng phải đào tạo ra đội ngũ cánbộ đủ sức gánh vác nhiệm vụ. Lênin yêu cầu: "Chúng ta phải đào tạo những người dân chủ xã hội làm côngtác thực tiễn thành những lãnh tụ chính trị, biết lãnh đạo mọi mặt biểu hiện của cuộc đấu tranh toàn diện ấy, biết vạch ra đúng lúc "Một cương lĩnh hành động tích cực" [Tập 6, tr.109-110]. Cùng với phẩm chất đạo đức và tri thức toàn diện, cánbộ phải có năng lực thực tiễn: Trước hết, khả năng vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn một cách phù hợp sáng tạo. Theo quanđiểmcủa Mác - Lênin: Lý luận phải gắn với thực tiễn và phục vụ thực tiễn, dẫn dắt thúc đẩy hoạt động của con người nhằm biến đổi thực tiễn bằng cách mạng. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là thống nhất có tính khoa học và cách mạng, trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Người cánbộ phải nắm vững lý luận cách mạng, biết kết hợp với thực tiễn của cách mạng. Theo Lênin: Sự nghiệp cách mạng muốn thành công đòi hỏi phải có đội ngũ cánbộ đóng vai trò tổ chức của quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả. Người cánbộ phải là người thực sự có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào, có nhiều uy tín, nhiều ảnh hưởng và nhiều kinh nghiệm, có bộ óc sáng suốt, có bản lĩnh, tháo vát trong thực tiễn, kiên quyết nhưng cần linh hoạt, tháo vát trong thực tiễn, kiên quyết nhưng cần linh hoạt, mềm dẻo về phương pháp và sách lược. "Chúng ta là người Bôn sê vích chúng ta phải nhẫn nại, phải kiên trì giải thích cho công nhân và nông dân hiểu rõ quanđiểmcủa chúng ta . mỗi người phải làm tất cả: vừa là cánbộ cổ động vừa là cánbộ tuyên truyền, vừa là cánbộ tổ chức của chúng ta, chỉ như vậy chúng ta mới làm cho dân hiểu được học thuyết của chúng ta, suy nghĩ kinh nghiệm của bản thân và thực sự giành lấy chính quyền về tay mình" [Tập 32, tr.63-64]. Hai là, có năng lực chỉ huy điều hành. 10