1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Kế toán tài chính bài 8

32 280 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 175 BÀI 8: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ Giới thiệu Bài học này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản nợ phải trả. Nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm các khoản vay, nợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Đây là một phần quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp cần theo dõi chi tiết đối tượng và thời hạn các khoản nợ phải trả nhằm đảm bảo việc thanh toán, duy trì tốt mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân. Mục tiêu Nội dung Học xong bài học, các bạn sẽ: • Hiểu rõ nội dung các khoản mục thuộc nợ phải trả. • Nắm vững nguyên tắc ghi nhận các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. • Nắm được các chứng từ, tài khoản, trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế toán liên quan đến các khoản nợ phải trả. Thời lượng học • 12 tiết. • Các quy định chung về nợ phải trả. • Kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. • Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước. • Kế toán các khoản phải trả nội bộ. • Kế toán các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. • Kế toán nợ dài hạn đến hạn trả. • Kế toán trái phiếu phát hành. • Kế toán các khoản ký cược, ký quỹ. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 176 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống Các khoản nợ phải trả quan trọng bởi vì chúng có liên quan chặt chẽ tới mục tiêu lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc đạt được mức độ thích hợp về các khoản nợ quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Một công ty có quá ít các khoản nợ có thể không đạt được tối đa các tiềm năng của mình. Tuy nhiên, có quá nhiều các khoản nợ cũng có thể khiến công ty phải chịu những rủi ro quá mức. Thông thường các khoản nợ phải trả thường chiếm 75% trên tổng tài sản, trong đó các khoản nợ ngắn hạn thường chiếm từ 25 – 50 % tổng tài sản. (Nguồn Giáo trình Financial Accounting, Belverd E.Needles- DePaul University & Marian Powers - Northwestern University) Câu hỏi Từ phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của các khoản nợ phải trả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra: Vấn đề quản lý nợ phải trả của các doanh nghiệp Việt Nam những năm gần đây như thế nào? Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 177 8.1. Các quy định chung về nợ phải trả 8.1.1. Khái niệm và nội dung của nợ phải trả Nợ phải trả là tổng các khoản nợ phát sinh do doanh nghiệp đi vay và nợ các tổ chức hoặc cá nhân. Các mối quan hệ vay, nợ chủ yếu và phát sinh thường xuyên bao gồm các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp; khách hàng; ngân hàng; các đối tác liên doanh, liên kết; các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho ngân sách Nhà nước; và các khoản thanh toán nội bộ của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải trả được phân loại theo thời hạn thanh toán được chia thành: • Nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản vay, nợ có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ hoạt động bình thường hoặc trong vòng một năm. Vay ngắn hạn được sử dụng cho các mục đích về vốn lưu động trong cả ba giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ, sản xuất và tiêu thụ). • Nợ phải trả dài hạn: Là các khoản vay, nợ có thời hạn trên một năm hoặc ngoài một chu kỳ hoạt động bình thường. Vay dài hạn được sử dụng cho các mục đích xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dài hạn… Ngành điện tử qua BCTC 2008 Số liệu đánh giá hệ số nợ của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vật liệu thiết bị điện, điện tử, vật liệu viễn thông Việt Nam năm 2008: Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ phải trả của các doanh nghiệp. Trong năm 2008, bình quân trong ngành tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ phải trả lên đế n 87.82%; ở mức độ toàn thị trường, tỷ lệ bình quân này chỉ đạt 59.77% Các khoản nợ của nhóm doanh nghiệp trong ngành có xu hướng giảm dần cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tương quan với tài sản và nguồn vốn. Đến năm 2008, với tỷ lệ chỉ là 25.57%, cơ cấu nợ của ngành có thể coi đã ở mức an toàn thậm chí là ở mức độ khá b ảo thủ khi so với tỷ lệ Nợ/TS của bình quân thị trường là xấp xỉ 60%. Chi tiêu Nợ/Tài sản Nợ/VCSH 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Toàn thị trường 58.23% 53.24% 58.40% 139.41% 113.87% 140.37% Ngành thiết bị, điện tử 62.34% 40.19% 25.57% 165.54% 67.19% 34.35% Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế, duy trì hoạt động và tồn tại sẽ là mục tiêu quan trọng nhất, nên việc hạ thấp tỷ lệ vay nợ có thể là một quyết định hợp lý của nhóm doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nền kinh tế hồi phục, một cơ cấu nợ thấp sẽ khó có thể gia tăng mức sinh lợi so với các doanh nghiệp khác có tỷ lệ nợ cao hơn. Tr ần Văn Nhiên http://vietstock.com.vn/ Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 178 8.1.2. Nguyên tắc kế toán nợ phải trả • Nguyên tắc chi tiết theo từng đối tượng: Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng (khoản vay, loại vay, lần vay, hình thức vay). Thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp thời. • Nguyên tắc phân loại theo thời hạn thanh toán: Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản vay, nợ theo thời hạn thanh toán để có kế hoạch và biện pháp huy động nguồn và trả nợ kịp thời. • Nguyên tắc đánh giá: Đối với các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý hiếm, khi kết thúc kỳ kế toán theo quy định, nếu có sự biến động lớn về giá cả, về tỷ giá, kế toán phải tiến hành đánh giá lại các khoản vay, nợ để phản ánh đúng giá trị thực của tài sản kinh doanh. • Nguyên tắc trình bày báo cáo tài chính: Kế toán cần phải căn cứ vào số dư chi tiết từng bên của các tài khoản nợ phải trả để lấy số liệu để ghi vào các chỉ tiêu liên quan trên Bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính liên quan khác mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có của bản thân các tài khoản với nhau. 8.2. Kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp An toàn trong thanh toán: Cẩn trọng Một chu kỳ từ sản xuất cho đến bán hàng thường qua nhiều khâu. Đầu tiên là doanh nghiệp mua hàng nhập kho để sản xuất. Nếu mua chịu, doanh nghiệp sẽ phát sinh một khoản phải trả người bán. Sau đó, doanh nghiệp còn phải trả các chi phí hoạt động khác như tiền lương, điện, nước, thuế, bảo hiểm . Việc không trả được các khoản nợ có thể đẩy doanh nghiệp đến mức phá sản. Do v ậy việc quản lý khoản phải trả là tính toán sao cho có thể tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để sinh lợi cho công ty, nhưng không làm mất uy tín công ty. Chẳng hạn, công ty có thể cân nhắc giữa mức chiết khấu 20% nếu thanh toán sớm tiền hàng với khả năng thu lợi từ tận dụng cơ hội sử dụng vốn là 18%. Hay doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, tính toán các khoản mua, thời hạ n phải thanh toán, nguồn tài chính cho việc thanh toán cho các nhà cung cấp . Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể quản lý khoản phải trả bằng cách giám sát số dư khoản phải trả v.v… Nguồn: www.doanhnhan360.com.vn 8.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng Để phản ánh tình hình thanh toán với các nhà cung cấp, kế toán sử dụng tài khoản 331: “Phải trả cho người bán”. Tài khoản 331 có thể có số dư bên Nợ trong các trường hợp: nhận ứng trước tiền hàng hoặc số tiền trả thừa cho người bán. Tài khoản 331 mở chi tiết theo từng người bán. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 179 Tài khoản 331 - Số tiền đã trả cho người bán (kể cả tiền đặt trước). - Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua và trả lại hàng mua, chiết khấu thanh toán được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanh toán bù trừ, nợ vô chủ…). SDĐK - Tổng số tiền hàng phải tr ả cho người bán. - Số tiền ứng thừa được người bán trả lại. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tỷ giá, điều chỉnh tăng giá tạm tính…). Dư Nợ: Số tiền ứng trước cho người bán. SDCK Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán. Kết cấu của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” Bạn sẽ quản lý các khoản nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp như thế nào? Có thể tham khảo một chế độ kiểm soát các khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty Bảo Minh như sau: 1) Thủ tục kiểm soát mua hàng : - Mỗi khi có nhu cầu mua hàng, kho hàng và bộ phận kiểm soát hàng tồn kho sẽ chuẩn bị và lập phiếu đề nghị mua hàng gửi cho bộ phận mua hàng. Phiếu này được lập khi có nhu cầu đột xuất hay thường xuyên. Khi nghiệp vụ mua hàng đã hoàn thành, chứng từ sẽ đượ c lưu trữ riêng và đính kèm với chứng từ liên quan như Đơn đặt hàng, phiếu nhập kho,…sau khi đã đối chiếu. - Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét về nhu cầu và chủng loại cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp về chất lượng, giá cả, điều khoản thanh toán… Sau đó bộ phận mua hàng phát hành đơn đặt hàng, đơn này được đánh số liên tục và lập thành 4 liên : + Liên 1 : Gửi nhà cung cấp + Liên 2 : Gửi bộ phận kho + Liên 3 : Gửi bộ phận nhận hàng + Liên 4 : Gửi bộ phận kế toán NPT - Việc nhận hàng : Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra lô hàng về số lượng , chất lượng, mẫu mã, thời gian nhận hàng và các điều khoản ghi trên đơn đặt hàng. Mọi nghiệp nhận hàng phải phải được lập phiếu nhập kho hoặ c báo cáo nhận hàng , có chữ ký của người giao hàng , bộ phận nhận hàng và thủ kho. Báo cáo nhận hàng là bằng chứng về việc nhận hàng và kiểm tra hàng hóa, dùng để theo dõi thanh toán. Báo cáo này gửi bộ phận mua hàng, bộ phận kho và bộ phận kế toán NPT. 2) Thủ tục kiểm soát về thanh toán: Ở bộ phận kế toán NPT, tất cả các chứng từ cần được đóng dấu ngày nhận và các chứng từ khác phát sinh trong bộ phận này phải được đ ánh số liên tục. So sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên báo cáo nhận hàng mục đích là để không thanh toán vượt quá số lượng đặt hàng hoặc số lượng thực nhận So sánh giá cả chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hoá đơn để đảm bảo không thanh toán vượt số NPT người bán. Cuối tháng, bộ phận kế toán NPT cần đối chiếu giữa sổ chi tiết người bán với sổ cái. Việc đố i chiếu được thực hiện trên bảng tổng hợp chi tiết. Hàng tháng, kế toán đối chiếu bảng của nhà cung cấp với sổ chi tiết để tìm mọi sai biệt nếu có, và sửa chữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho nhà cung cấp Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 180 3) Hệ thống sổ chi tiết người bán: Theo dõi tình hình công nợ của từng nhà cung cấp, theo từng hoá đơn hay hợp đồng. Đây là một công cụ quan trọng trong kiểm soát NPT người bán . Nguồn http://webketoan.com/ 8.2.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu (1) Mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, BĐS đầu tư: (1.1) Khi mua chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, BĐS đầu tư, căn cứ vào trị giá hàng mua, kế toán ghi sổ: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, 213…): Giá mua (không thuế GTGT) Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331 (chi tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán phải trả cho người bán. Khi nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 241 (chi tiết công trình): Giá giao thầu (không thuế GTGT) Nợ TK 133 (1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331 (chi tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán. (1.2) Khi phản ánh các khoản mua chịu khác phải trả người bán, được sử dụng trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (611, 627, 641, 642, 635, 811…): Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 (chi tiết đối tượng): Tổng giá thanh toán phải trả cho người bán. (2) Khi thanh toán tiền hàng cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): Giảm số phải trả cho người bán Có TK liên quan (111, 112, 311, 341…): Số tiền đã thanh toán cho người bán. Trường hợp doanh nghiệp đặt trước một số tiền cho người bán để mua vật tư, hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ hay dịch vụ hoặc ứng trước tiền xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, căn cứ vào số ti ền đặt trước, kế toán ghi: Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): Ghi tăng số tiền phải thu do đặt trước cho người bán Có TK liên quan (111, 112, 311, 341…): Số tiền đặt trước cho người bán. (3) Trường hợp thanh toán bù trừ, căn cứ vào biên bản thanh toán bù trừ, kế toán ghi: Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): Giảm số tiền phải trả Có TK 131 (chi tiết đối tượng): Giảm số tiền phải thu. (4) Đối với các khoản nợ không ai đòi, sau nhiều lần gửi giấy báo để thanh toán mà không có ai nhận, doanh nghiệp được phép ghi tăng thu nhập khác theo bút toán: Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): Xử lý số nợ vô chủ Có TK 711: Ghi tăng thu nhập khác. Kế toán nợ phải trả Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 181 TK 331 TK 111, 112 Thanh toán bằng tiền(kể cảđặttrước) Thu hồitiềntrả thừa TK 711 TK 133 TK 131 TK 133 Các khoảnnợ không ai đòi (4) (3) Thanh toán bù trừ Giảm giá hàng mua, CKTM, trả lạihàngmua Thuế GTGT tương ứng Giá vậttư, tài sản…mua chịu Thuế GTGT đầuvào Dịch vụ mua chịukhác TK 151, 152, 153, 211, 213, 241… TK 627, 641, 642 TK 111, 112, 311, 341 (1) TK 152, 153, 211… (2) TK 331 TK 111, 112 Thanh toán bằng tiền(kể cảđặttrước) Thu hồitiềntrả thừa TK 711 TK 133 TK 131 TK 133 Các khoảnnợ không ai đòi (4) (3) Thanh toán bù trừ Giảm giá hàng mua, CKTM, trả lạihàngmua Thuế GTGT tương ứng Giá vậttư, tài sản…mua chịu Thuế GTGT đầuvào Dịch vụ mua chịukhác TK 151, 152, 153, 211, 213, 241… TK 627, 641, 642 TK 111, 112, 311, 341 (1) TK 152, 153, 211… (2) Sơ đồ 8.2: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) 8.3. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước Khoản thanh toán với Nhà nước phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu liên quan đến các khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên,…và các loại thuế khác. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tính toán đầy đủ số thuế phải nộp và nộp đủ, kịp thời theo quy định của luật thu ế. Ngoài ra còn có các loại phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác như lệ phí giao thông, cầu phà v.v… 8.3.1. Sổ sách và chứng từ sử dụng • Hóa đơn thuế GTGT, hóa đơn thông thường. • Bảng hóa đơn hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB. • Các loại chứng từ khác theo mẫu quy định riêng cho từng loại thuế như biên lai thu thuế, tờ khai thuế, các mẫu phụ lục,… 8.3.2. Tài khoản kế toán Để theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách về thuế, phí, lệ phí, kế toán sử dụng tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. CHÚ Ý Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu: Thông tư 60 và Thông tư 32 của Chính phủ; trang web về thuế xuất nhập khẩu, website của ngành thuế Việt Nam ( http://www.gdt.gov.vn/) Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 182 Tài khoản 333 - Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ. - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào ngân sách Nhà nước. - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. SDĐK - Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp. - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Dư Nợ: (Trường hợp đặc biệt) Số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước. SDCK Dư Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Sơ đồ 8.3: Kết cấu của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2: • TK 3331: Thuế GTGT phải nộp • TK 3332: Thuế Tiêu thụ đặc biệt • TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu • TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp • TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân • TK 3336: Thuế tài nguyên • TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất • TK 3338: Các loại thuế khác (thuế môn bài, thuế trước bạ…) • TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, lệ phí cầu phà .) 8.3.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu Các khoản phải nộp Nhà nước: Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Bạn hãy xem lại Bài 4 – Kế toán các khoản phải thu. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: • Cuối tháng, tiến hành xác định số thuế GTGT phải nộp của từng hoạt động, kế toán ghi sổ bằng bút toán: Nợ TK 511, 512: Giảm doanh thu tiêu thụ trong kỳ Nợ TK 515: Giảm doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711: Giảm thu nhập hoạt động khác Có TK 3331 (33311): Số thuế GTGT phải nộp. • Khi nhập khẩu hàng hoá, vật tư, tài sản thuộc diện chịu thuế TTĐB, số thuế phải nộp được ghi tăng trị giá vật tư, hàng hoá, tài sản: Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211…): Tăng giá thực tế vật tư, HH, TS Có TK 333 (3332): Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khâu nhập khẩu. • Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐ B, hoặc thuế xuất khẩu, doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (131, 1368, 111, 112…): Tổng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 183 Có TK 511, 512: Doanh thu tiêu thụ (giá bán có thuế TTĐB, không có thuế GTGT) Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp. • Phản ánh số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: Giảm doanh thu tiêu thụ Có TK 333 (3332): Số thuế TTĐB phải nộp Có TK 333 (3333): Số thuế xuất khẩu phải nộp. Số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334: Giảm số tiền phải trả cho người lao động Có TK 333 (3335): Số thuế TNCN thu hộ Nhà nước. • Liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ số thuế TNDN phải nộp vào ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, kế toán ghi: Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi tạm nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112… Cuối năm, khi xác định số thuế TNDN phải nộp của năm tài chính: Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán ghi sổ số chênh lệch: Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số thuế TNDN tạm nộp, kế toán ghi ngược lại bút toán trên. Liên quan đến các khoản thanh toán khác với Ngân sách o Số thuế tài nguyên phải nộp: Nợ TK 627 (6278): Tăng chi phí sản xuất chung Có TK 333 (3336): Số thuế tài nguyên phải nộp. o Số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp: Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 333 (3337): Số thuế nhà đất, tiền thuế đất phải nộp. o Số thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 333 (3338 - Thuế môn bài): Số thuế môn bài phải nộp. o Số lệ phí trước bạ phải nộp (tính vào giá trị tài sản): Nợ TK 211: Tăng nguyên giá TSCĐ Có TK 333 (3339 - Lệ phí trước bạ): Số lệ phí trước bạ phải nộp. o Số phí, lệ phí khác phải nộp: Nợ TK 642 (6425): Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 333 (3339 – Chi tiết từng loại): Số phí, lệ phí phải nộp. Bài 8: Kế toán các khoản nợ phải trả 184 Khi nộp các khoản thuế và các khoản phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 333 (chi tiết từng loại): Số thuế, phí, lệ phí từng loại đã nộp cho Nhà nước Có TK liên quan (111, 112, 311…) TK 333 Thuế và các khoảnphảinộpNN TK 133 TK 111,112,131 TK 711 TK 111, 112 TK 111, 112, 131 TK 511, 512, 515, 711 TK 152,153,156,211… TK 133 TK 627 TK 642 TK 8211 TK 334, 627, 641, 642 … TK 531,532,521 TK 511,512, 515,711 Thuế GTGT đầuvào đượckhấutrừ Thuế GTGT củahàngbánbị trả lại, giảmgiáhàngbánhoặc CKTM Thuế GTGT đầura Tổng giá thanh toán Khi phát sinh doanh thu và thu nhậpkhác Thuế xuấtkhẩu, thuế TTĐB Thuế nhậpkhẩu, thuế TTĐB của hàng nhậpkhẩuphảinộpNSNN Thuế GTGT của hàng NK phảinộp NSNN Nếukhông đượckhấutrừ Nếu được khấ utrừ Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đấtnông nghiệpphảinộpNSNN Chi phí thuế TNDN hiệnhành Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đấtphảinộpNSNN Thuế TNCN phảinộp Các khoảnthuếđược NSNN hoàn lạighităng thu nhậpkhác Khi nộpthuế và các khoản khác vào NSNN Thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp TK 333 Thuế và các khoảnphảinộpNN TK 133 TK 111,112,131 TK 711 TK 111, 112 TK 111, 112, 131 TK 511, 512, 515, 711 TK 152,153,156,211… TK 133 TK 627 TK 642 TK 8211 TK 334, 627, 641, 642 … TK 531,532,521 TK 511,512, 515,711 Thuế GTGT đầuvào đượckhấutrừ Thuế GTGT củahàngbánbị trả lại, giảmgiáhàngbánhoặc CKTM Thuế GTGT đầura Tổng giá thanh toán Khi phát sinh doanh thu và thu nhậpkhác Thuế xuấtkhẩu, thuế TTĐB Thuế nhậpkhẩu, thuế TTĐB của hàng nhậpkhẩuphảinộpNSNN Thuế GTGT của hàng NK phảinộp NSNN Nếukhông đượckhấutrừ Nếu được khấ utrừ Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đấtnông nghiệpphảinộpNSNN Chi phí thuế TNDN hiệnhành Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đấtphảinộpNSNN Thuế TNCN phảinộp Các khoảnthuếđược NSNN hoàn lạighităng thu nhậpkhác Khi nộpthuế và các khoản khác vào NSNN Thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp Sơ đồ 8.4: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán tổng hợp các khoản phải nộp NSNN 8.4. Kế toán các khoản phải trả nội bộ 8.4.1. Quy định chung về kế toán các khoản phải trả nội bộ Tài khoản thanh toán nội bộ: Chỉ phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn bị cấp dưới với nhau. Các đơn vị cấp trên và cấp dưới đều là các đơn vị có tổ chức kế toán riêng. Không phản ánh quan hệ đầu tư vốn của doanh nghiệp vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và giao d ịch giữa công ty mẹ và công ty con. . dụng tr chậm $11,635 8, 9 08 5,170 5,7 98 Tổng nợ dài hạn $31,511 Tổng nợ phải tr $70 ,83 3 Vốn chủ sở hữu 18, 001 Tổng nợ phải tr và vốn chủ sở hữu $88 ,88 4. phần lớn trong cơ cấu nợ phải tr của các doanh nghiệp. Trong năm 20 08, bình quân trong ngành tỷ lệ nợ ngắn hạn tr n tổng nợ phải tr lên đế n 87 .82 %; ở

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 8.2: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán các khoản nợ phải trả nhà  cung cấp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) - Kế toán tài chính bài 8
Sơ đồ 8.2 Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (Trang 7)
Sơ đồ 8.4: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán tổng hợp   các khoản phải nộp NSNN - Kế toán tài chính bài 8
Sơ đồ 8.4 Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán tổng hợp các khoản phải nộp NSNN (Trang 10)
Sơ đồ 8.5: Kết cấu của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” - Kế toán tài chính bài 8
Sơ đồ 8.5 Kết cấu của tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” (Trang 11)
Sơ đồ 8.7: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán ở Tổng công ty, công ty  Ví dụ: Công ty A trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (ĐV tính : nghìn đồng - Kế toán tài chính bài 8
Sơ đồ 8.7 Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán ở Tổng công ty, công ty Ví dụ: Công ty A trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: (ĐV tính : nghìn đồng (Trang 13)
Sơ đồ 8.8: Kết cấu của tài khoản 341 “Vay dài hạn” - Kế toán tài chính bài 8
Sơ đồ 8.8 Kết cấu của tài khoản 341 “Vay dài hạn” (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN