Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 63 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
63
Dung lượng
1,02 MB
Nội dung
Khủnghoảngtàichínhthếgiới LỜI MỞ ĐẦU Khủnghoảngtàichính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủnghoảng trong nhiều lĩnh vực tàichính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Nó là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủnghoảngtàichính toàn cầu 2007-2009. Thông qua quan hệ tàichính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước, cuộc khủnghoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Theo quan điểm của nhóm về đề tài thảo luận, đây là một đề tài hay có tính thời sự, được rất nhiều người quan tâm. Song với đề tài thảo luận này thì đây là một đề tài rộng và sâu vì nó mang tính bao quát về nền kinh tế thới giới và nền kinh tế Viêt Nam. Với những kiến thức đã được học, bài thảo luận của nhóm nói một cách bao quát về nguyên nhân, diễn biến, tác động và các giải pháp nhằm vượt qua khủnghoảng của các quốc gia trên thếgiới và Việt Nam. Khủnghoảngtàichính toàn cầu 2007-2009 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Vậy cuộc khủnghoảng lớn đầu tiên của thế kỷ 21 xuất phát từ đâu? Điều gì đáng để chúng ta tìm hiểu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính. Sau đây nhóm đi vào thảo luận các vấn đề trên. MỤC LỤC Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 1 Khủnghoảngtàichínhthếgiới MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 NỘI DUNG .5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. Lý thuyết về khủnghoảngtàichính .5 1.2. Một số dấu hiệu của khủnghoảngtàichính .6 1.3. Các loại khủnghoảngtàichính 2. NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN KHỦNGHOẢNGTÀICHÍNH .7 2.1. Nguyên nhân .7 2.1.1. Sự suy sập của thị trường bất động sản 7 2.1.2. Cho vay dưới chuẩn 12 2.1.3. Một số nguyên nhân khác .14 2.2. Diễn biến 17 2.2.1. Diễn biến cuộc khủnghoảngtại Mỹ .17 2.2.2. Diễn biến cuộc khủnghoảngtại các nướ khác 22 2.2.3. Diễn biến cuộc khủnghoảngtại Việt Nam 24 3. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNGHOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾGIỚI .28 3.1. Đối với nền kinh tế Mỹ 28 3.2. Đối với khu vực sử dụng đồng Euro 32 3.3. Đối với khu vực Châu Á 34 3.4. Đối với nền kinh tế Việt Nam 36 4. GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT QUA KHỦNGHOẢNG .42 4.1. Giải pháp của các quốc gia, tổ chức trên thếgiới 42 4.2. Giải pháp của Việt Nam .50 4.2.1. Giải pháp về chính sách tàichính .50 4.2.2. Giải pháp về chính sách tiền tệ .54 4.2.3. Giải pháp nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách 59 4.2.4. Giải pháp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng 59 KẾT LUẬN .62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 2 Khủnghoảngtàichínhthếgiới Biểu đồ 1: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ .8 Biểu đồ 2: Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007 9 Biểu đồ 3: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 9 Biểu đồ 4: Doanh số bán nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 11 Biểu đồ 5: Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở .11 Biểu đồ 6: Chúng khoán tài trợ bằng tài sản chưa thanh toán của Mỹ .13 Biểu đồ 7: Chỉ số Dow Jones 2006-2008 .28 Biểu đồ 8: Giá dầu 1998-2008 .29 Biểu đồ 9: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp .33 Biểu đồ 10: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của một số quốc gia trong EU .34 Biểu đồ 11: Kim ngạch XNK các thị trường chủ yếu năm 2008-2009 .39 Biểu đồ 12 : KNXK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 đến năm 2009 39 Biểu đồ 13: Cấu trúc tài sản trong bảng cân đối tài sản của FED, 6/28/2007-1/15/2009 .45 Biểu đồ 14: Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007 47 DANH MỤC CÁC HÌNH Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 3 Khủnghoảngtàichínhthếgiới Hình 1: Cho vay dưới chuẩn của Mỹ .12 Hình 2: Mức độ ảnh hưởng khủnghoảng của các nước 31 Hình 3: Gói cứu trợ kinh tế của Mỹ .44 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Danh sách các tổ chức tàichính bị phá sản hoặc phải sáp nhập trong cuộc khủnghoảng Mỹ .21 Bảng 2: Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU .33 Bảng 3: Lãi suất cơ bản từ năm 2004-2010 .55 Bảng 4: Biến động biên độ dao động tỷ giá USD/VND năm 2007-2009 56 NỘI DUNG Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 4 Khủnghoảngtàichínhthếgiới 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý thuyết về khủnghoảngtàichính Cả thếgiới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủnghoảngtài chính. Khủnghoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ. Nhưng thực chất, khủnghoảngtàichính là gì? Hiện chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhưng ở góc độ vĩ mô nhưng có thể hiểu khủnghoảngtài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. Khủnghoảngtàichính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tàichính của mình. Khủnghoảngtàichính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tàichính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Trong nền kinh tế thếgiới hiện đại sự lây lan của khủnghoảngtàichính thường đi kèm với sự khủnghoảng kinh tế kéo dài. 1.2. Một số dấu hiệu của khủnghoảng kinh tế tàichính Tuỳ theo mức độ và phạm vi, khủnghoảngtàichínhthể hiện qua các điểm sau đây: - Là sự mất giá của các đồng tiền quốc gia, tình hình nợ nước ngoài mất khả năng thanh toán mà chủ yếu là nợ ngắn hạn và sự lạm phát gia tăng. Ví dụ như cuộc khủnghoảng Châu Á năm 1997: Thái Lan đã phải thả nổi đồng Bath và nó đã mất giá khoảng 20% so với đồng USD. - Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán suy sụp. Cuộc khủnghoảng Châu Á năm 1997 chỉ số chứng khoán các nước giảm nghiêm trọng như: Hong kong: 27%, Malaysia: 68%, Thái Lan: 75% … Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 5 Khủnghoảngtàichínhthếgiới - Phá sản và thất nghiệp tràn lan. Điển hình nước Mỹ, tập đoàn Lemon Brother Bank phá sản, Citygroup đã phải sa thải hàng ngàn nhân viên… - Sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng giảm sút. - Đầu tư phát triển không kiểm soát nổi. 1.3. Các loại khủnghoảngtài chính: • Khủnghoảng ngân hàng: Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủnghoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủnghoảngtài chính. • Khủnghoảng trên thị trường tài chính: Khủnghoảng trên thị trường tàichính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các “bong bóng” đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào bản tệ, và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tàichính (chẳng hạn như cổ phiếu), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó. Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua và bán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 6 Khủnghoảngtàichínhthếgiới khi thấy nhiều người cùng mua, tạo những cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớt giá. • Khủnghoảngtàichínhthế giới: Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủnghoảng tiền tệ. • Khủnghoảngtàichính trong các tập đoàn Kinh tế: Các tập đoàn thường vướng vào khủnghoảngtàichính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay đầu tư và phá sản; và do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủnghoảng chung, các doanh nghiệp không thể vay vốn đầu tư, hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng. 2. NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN KHỦNGHOẢNGTÀICHÍNH TOÀN CẦU 2.1. Nguyên nhân 2.1.1. Sự suy sập của thị trường bất động sản: Trước khi nghiên cứu nguyên nhân của cuộc khủnghoảngtài chính, chúng ta nên tìm hiểu sơ qua về diễn biến thị trường bất động sản và tàichính Mỹ từ năm 2001 để hiểu rõ hơn về cuộc khủnghoảng này.Đặc điểm của thị trường bất động sản Mỹ vào đầu thế kỷ 21 tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở Mỹ hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn vốn trong một thời gian dài (20-30 năm) sau đó, với lãi suất thả nổi (điều chỉnh tăng theo thời gian). Do đó, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao; khi lãi suất cao thì người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá nhà xuống thấp. Có 3 yếu tố chính tạo bong bóng thị trường bất động sản: Thứ nhất, từ đầu năm 2001, đặc biệt là sau cuộc khủng bố 11 tháng 9, khi mà sau vụ khủng bố giá các cổ phiếu Mỹ sụt giảm, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ thấp lãi suất, dẫn đến việc các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản. Vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 7 Khủnghoảngtàichínhthếgiới 6% nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%. Điều này đã dẫn cung tiền cơ sở tăng ở mức 5% đến 10% trong suốt giai đoạn 2001- 2004. FED tăng dần và trở lại mức 5,25% vào tháng 6 năm 2006 để kiểm soát lạm phát, đến gần cuối năm 2007 FED bắt đầu cắt giảm lãi suất để chống suy thoái kinh tế, đến cuối năm 2008 lãi suất chỉ ở mức 0.25%. Biểu đồ 1: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ (đường màu xanh). Nguồn: http://www.cuna.org Hai là, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo có nhà ở của Chính phủ lúc bấy giờ là khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà. Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association – gọi tắt là Fannie Mae) và Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Federal Home Loan Mortgage Corporation - gọi tắt là Freddie Mac). Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities - MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư ở Phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Bear Stearns và Merrill Lynch. Biểu đồ 2: Lượng cung nhà ở Mỹ giai đoạn 2000-2007 Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 8 Khủnghoảngtàichínhthếgiới Nguồn:http://www.cuna.org Biểu đồ 3: Nhu cầu nhà ở Mỹ giai đoạn 1995-2007 Nguồn: http://www.cuna.org Nguyên nhân: chính là sự thay thế Đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall bởi Đạo luật Glamm-Leach-Bliley, cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán các khoản vay bất động sản khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn, nhằm thu về những khoản lợi lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn nắm giữ một lượng khá lớn các khoản chứng khoán phái sinh này, một phần do không bán được, một phần do mua của ngân hàng khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các ngân hàng cho vay bất động sản thua lỗ khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh. Ba là khế ước nhận nợ của người mua nhà trở thành một loại chứng khoán (chứng khoán phái sinh), được ngân hàng thông qua người môi giới đưa vào giao dịch mua bán lại Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 9 Khủnghoảngtàichínhthếgiới trên thị trường (thị trường thứ cấp). Trên thị trường mua đi bán lại, nhiều người đầu tư cá nhân thông qua người môi giới đã bỏ tiền ra mua loại chứng khoán này mà họ không hiểu rõ, chỉ biết hàng năm được tiền lãi. Điểm đặc biệt ở đây là bởi vì việc hình thành, mua bán, và bảo hiểm MBS là vô cùng phức tạp cho nên nó diễn ra gần như là ngoài tầm kiểm soát thông thường của chính phủ. Bởi vì thiếu sự kiểm soát cần thiết cho nên lòng tham và tính mạo hiểm đã trở nên phổ biến ở các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bởi vì có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các ngân hàng thương mại đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay. Bong bóng bất động sản: Với ba lý do trên, thị trường bất động sản trở nên rất nhộn nhịp, có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc không có tín dụng tốt nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà. Để có thể được vay, nhóm người này thường phải trả lãi suất cao hơn và thường được cho mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian (ví dụ, nếu thỏa thuận là được vay với lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng ba năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo thời điểm đó). Tóm lại, nhóm người này thuộc vào thành phần được cho vay với loại lãi suất dưới chuẩn (subprime rate). Bất kể khả năng trả được nợ của nhóm vay dưới chuẩn, khoản tiền cho vay dành cho nhóm này đã tăng vùn vụt. Theo các ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD ở năm 2001 lên 540 tỉ vào năm 2004 và trên 1.300 tỉ vào năm 2007. Fannie Mae đã mạnh tay hơn trong việc mua lại các khoản cho vay đầy mạo hiểm do phải đối đầu với cạnh tranh nhiều hơn từ các công ty khác, chẳng hạn như Lehman Brothers. Bên cạnh đó, nhu cầu mua lại MBS của các nhà đầu tư vẫn cao bởi vì cho tới trước năm 2006 thì thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu nổ bong bóng. Hơn nữa, họ cũng phần nào được trấn an khi vẫn có thể mua thong thả các hợp đồng bảo hiểm CDS từ các công ty bảo hiểm và đầu tư khác. Việc này dẫn đến các công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra thị trường, bất chấp khả năng bảo đảm của mình. Tiểu luận môn Tàichính Quốc tế 10