Đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 36 - 41)

3. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

3.4. Đối với nền kinh tế Việt Nam

Với Việt Nam, đáy của khó khăn rơi vào quý I/2009 khi tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ đạt mức 3,1%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu... đồng loạt gặp khó khăn, rơi vào đình trệ. Tốc độ tăng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%, thấp hơn 2,25% so với năm 2007. Mặt khác, lượng kiều hối chuyển từ nước ngoài về Việt Nam giảm, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm khoảng 70%, xuống chỉ còn 2,2 tỉ USD trong năm 2009. Ngoài ra, thị trường bất động sản tại các thành phố lớn đã bị suy giảm nặng nề và số người thất nghiệp năm 2009 tăng gấp đôi; mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam giảm từ thứ 87 năm 2008 xuống thứ 92 năm 2009... Thâm hụt cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009 là 8,868 tỷ USD, thâm hụt năm 2010 dự đoán tăng lên 9,716 tỷ USD; nền kinh tế vẫn nằm trong tình trạng nguy cơ lạm phát... Theo IMF, suy thoái toàn cầu đã đi đến hồi kết, nhưng một sự phục hồi chậm chạp vẫn còn ở phía trước và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng là tương đối lớn. Cụ thể:

3.4.1. Đối với thị trường tài chính

Mặc dù Việt Nam chịu ít tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng những tác động gián tiếp là tương đối lớn. Tác động này thể hiện trước hết ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn vốn cung cấp cho thị trường giảm sút do các nhà đầu tư nước ngoài rút bớt vốn để hỗ trợ cho các hoạt động ở quê nhà. Dù vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhiều, chỉ khoảng 20% tổng vốn, nhưng nếu họ rút bớt về thì sẽ ảnh hưởng ngay đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong bối cảnh suy thoái lan rộng trên phạm vi toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của mình. Điều đó có thể sẽ dẫn đến những điều chỉnh nhất định đến dòng đầu tư vào thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu) Việt Nam. Hiện nay, giao dịch của các nhà ĐTNN chiếm 40%-50% giá trị giao dịch và khoảng 25%-30% cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.

Ngoài ra, điều đáng lo ngại nữa là việc phát hành và huy động vốn trên thị trường quốc tế là khó khăn và chi phí tăng cao. Việc huy động vốn gián tiếp vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới cũng khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn và các nhà đầu tư trong nước cũng phải đối mặt với nhu cầu vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực thương mại, một khi mà người tiêu dùng Mỹ nói riêng và người tiêu dùng trên thế giới nói chung thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.Với Việt Nam cũng vậy, hiện nay 60% GDP của chúng ta là từ xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam.

Khủng hoảng tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ dẫn đến toàn cầu là yếu tố các doanh nghiệp cho là nguyên nhân quan trọng đưa đến khó khăn cho xuất khẩu. Hiệp hội Chế biến thủy sản cho biết, Mỹ đang thắt chặt tín dụng nên nhà nhập khẩu phải bán xong mới trả tiền cho DN Việt Nam. Vì vậy DN Việt Nam không có vốn để tiếp tục sản xuất. Không chỉ Hoa Kỳ, các thị trường xuất khẩu khác như Nhật, EU, ASEAN, châu Phi… cũng đều bị thu hẹp. Ngoài việc giảm đơn hàng, giá bán hàng bán cũng bị giảm. Điều này khó khăn cho DN xuất khẩu, vì giá thành sản phẩm không giảm do giá nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu, vận tải, chi phí cho nhân công… vẫn không giảm hơn trước.

Chẳng hạn ngành chế biến gỗ, 80% nguyên liệu phải nhập từ Indonesia, Malaysia, Brazil… Trong khi đó, cước vận chuyển hàng hóa tăng đến 40%. Theo đại diện Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Việt Nam, hiện có nguy cơ 20% DN trong lĩnh vực này bị phá sản, 30% khó khăn, chỉ khoảng 50% trụ được...

Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm 2008, đến thời điểm tháng 10/2008, xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt. Cụ thể, các mặt hàng chủ lực vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ tăng trưởng tốt. Dầu thô đạt 9,4 tỷ USD, tăng 43% kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, than đá đá 1,2 tỷ USD, tăng 57%; dệt may 7,6 tỷ USD, tăng 20%; giày dép 3,7 tỷ tăng 16%; điện tử và máy tính 2,2 tỷ USD, tăng 27,3%; gạo 2,6 tỷ USD, tăng 83%; cà phê 1,69 tỷ USD, tăng 9.5%; cao su 1,39 tỷ USD, tăng 28,9%; sản

phẩm gỗ đạt 2,23 tỷ USD tăng 18,6%...Xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2009 của Việt Nam vẫn sụt giảm. Tuy nhiên, so với nhập khẩu có mức sụt giảm lớn hơn rất nhiều thì dù không có thành tích tăng trưởng nhưng bất ngờ chúng ta lại có "thành tích" xuất siêu. Như vậy, xuất siêu xuất phát chính từ việc nhập khẩu giảm chứ không phải do xuất khẩu tăng. Đây được xem là một đột biến bất thường hơn là một dấu hiệu tăng trưởng.Trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì chỉ có 4 mặt hàng tăng, trong đó hai mặt hàng tăng đáng kể, còn gần 20 mặt hàng khác lại giảm. Tất cả các mặt hàng chủ lực như dầu khí, dệt may, thủy sản... đều giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN… đều giảm trên 20%. Hai mặt hàng tăng là lúa gạo tăng 113% và kim loại quý tăng hơn 3.000%.

Từ biểu đồ sau, ta thấy được sự sụt giảm đáng kể kim ngạch xuất nhập khẩu ở một số thị trường chủ yếu của việc năm từ sau cuộc khủng hoảng:

Biểu đồ 11: Kim ngạch XNK các thị trường chủ yếu năm 2008-2009

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê)

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở châu Á còn phải chịu những tác động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Mỹ là một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao, không còn vung tiền chi

tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm... thì các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Biểu đồ 12 : KNXK sang một số thị trường lớn từ năm 2007 đến năm 2009

Nguồn: http:www.moit.gov.vn

3.4.3. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Với cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên phạm vi toàn cầu như hiện nay, có thể nói hầu hết các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu sẽ giảm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nên việc thu hút FDI ở hai thị trường này của Việt Nam đều bị tác động đáng kể. Hơn thế nữa, chi phí huy động vốn toàn cầu có thể ngày càng tăng do biên độ tín dụng gia tăng dẫn tới khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế; tiêu dùng có thể giảm sút dẫn tới việc giải ngân FDI giảm.Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bị chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi không đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vốn cao và thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thì có thể có chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó.

Kinh tế thế giới chao đảo hình thành nên "cơn lốc sa thải" với tốc độ lây lan nhanh chóng. Trong số các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm việc làm, xuất hiện cả những cái tên "đình đám" nhất như: Yahoo, General Electric, Coca-Cola, Goldman Sachs, Citigroup... và tất nhiên là tất cả các hãng xe hơi danh giá. Nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính đang ở tầm xa, ảnh hưởng của nó đến Việt Nam sẽ không lớn. Tuy nhiên, trên phương diện này, khi xét về thị trường lao động trong nước, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách tỉnh táo. Những biến động từ cuộc khủng hoảng cùng với sức ép từ việc điều chỉnh tiền lương đã khiến ngay cả các đại gia lớn như tập đoàn FPT, Công ty Sony tại Việt Nam, công ty sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải... phải lên kế hoạch điều chỉnh nhân sự. Cụ thể:

Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6/2008, tình hình kinh doanh của FPT bị ảnh hưởng mạnh, nhiều dự án về công nghệ thông tin có khả năng bị cắt giảm do đồng đôla khan hiếm. Vì vậy, để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng, FPT đã phải cơ cấu và thu hẹp quy mô nhân sự, khoảng 1.000 nhân viên của tập đoàn này buộc phải thôi việc (chiếm 10% nhân sự FPT). Tháng 9/2008, công ty Sony quyết định đóng cửa nhà máy sản xuất tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, chuyển sang kinh doanh thương mại hàng nhập khẩu nguyên chiếc đã khiến gần 200 công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khó khăn trong kinh doanh, sản lượng ô tô bị giảm sút (chỉ đạt 1.400 chiếc tính đến hết tháng 6), Tổng công ty Công nghiệp ôtô (Vinamotor) cũng đã phải giảm bớt số lao động dôi dư. Một số đơn vị thành viên của tổng công ty này như: Nhà máy Ôtô 1-5, Nhà máy Ôtô 3-2 đã tạm dừng ký hợp đồng với lao động thời vụ (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng). Cũng trong hoàn cảnh tương tự, Công ty sản xuất và lắp ráp ôtô Trường Hải (khu kinh tế mở Chu Lai, Núi Thành, Quảng Nam) có thông báo cắt giảm 30% số lao động ở nhiều bộ phận (tương đương gần 500 công nhân).

Từ cuối năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã cắt giảm một lượng lao động đáng kể do suy giảm kinh tế. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện nay là khoảng 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.

Trước tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng có dấu hiệu giảm sút, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm các biện pháp để vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng. Bắt đầu từ tháng 6/2008, mức tăng trưởng của du lịch quốc tế đã có dấu hiệu suy giảm. Năm 2009, do nền kinh tế tiếp tục còn khó khăn nên mức tăng trưởng du lịch theo Tổ chức Du lịch Thế giới chỉ từ 0% đến 2%. Châu Á – Thái Bình Dương là những vùng có suy giảm nhanh chóng nhất. Ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng đã tác động đến tất cả các nước: Trong Quý III, khách tới Trung Quốc giảm 9,3%, khách tới Hồng Kông giảm 2,2%, khách tới Nhật Bản giảm 2%, tới Singapore giảm 5,2%, tới Việt Nam giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2007.

Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong cả năm 2008 đạt khoảng 4,2 triệu lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 20 triệu lượt; thu nhập xã hội từ du lịch năm 2008 ước đạt 60.000 tỷ đồng. Theo thống kê của các doanh nghiệp lữ hành, tình trạng khách du lịch giảm tới nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi đáng kể.

Nhìn chung, từ năm 2009 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi khá tốt trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và khu vực. Tăng trưởng kinh tế đã tăng rõ rệt hơn theo thời gian, quí sau cao hơn quí trước. Năm 2009 đạt mức tăng trưởng GDP 5,32% là khá tốt trong khu vực. Các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thường nước nào tăng trưởng tốt thì đạt 4-5%. Như vậy, nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu hồi phục và quay lại con đường phát triển như đã kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w