Đối với khu vực sử dụng đồng Euro

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 32 - 34)

3. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

3.2. Đối với khu vực sử dụng đồng Euro

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Châu Âu. Khi Mỹ thực hiện các gói kích cầu thì các nước trong liên minh EU cũng lần lượt đưa ra những gói hỗ trợ khổng lồ nhằm kích thích kinh tế phát triển. Và để có nguồn tài trợ cho các gói kích cầu này, chính phủ các nước phải thực hiện vay trong nước và nước ngoài dẫn đến tình trạng nợ công của các nước ngày càng nghiêm trọng. Dấu hiệu khủng hoảng nợ công đã được thấy một cách rõ hơn khi mà tổng số nợ công trên thế giới đã ở mức 35000 tỷ USD. Tình hình nợ công không chỉ diễn ra tại các nước nhỏ mà ngay cả các nước lớn những đầu tàu kinh tế thế giới như Mỹ cũng đã nợ tới 11500 tỷ USD, tổng số nợ của Mỹ chiếm tới 80% GDP của nước này hay nền kinh tế thứ hai thế giới , Nhật, cũng đã nợ tới 10000 tỷ USD gấp đôi GPD của nước này. Các nước Châu Âu cũng không tránh khỏi rơi vào tình trạng nợ công này:

Dựa vào bảng trên, chúng ta có thể thấy tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp nghiêm trọng nhất và cuộc khủng hoảng nợ công đã diễn ra đầu tiên tại Hy Lạp.

Biểu đồ 9: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp

Biểu đồ 10: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của một số quốc gia trong EU

Nguồn: Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng Trung ương Hy Lạp.

Khi khủng hoảng nợ công diễn ra tại Hy Lạp, các nhà lãnh đạo EU và các nước trong khu vực rất cố gắng tìm mọi biện pháp tháo gỡ bế tắc khủng hoảng nợ Hy Lạp,

nhưng tình hình châu Âu có vẻ đang xấu đi do lo ngại về khó khăn trong việc kiềm chế khủng hoảng. Theo đánh giá của nguyên bộ trưởng tài chính Mỹ, John Snow, yêu cầu cắt giảm thâm hụt là việc làm khó khăn do nợ nần cứ mở rộng, hầu như các nước phát triển đều có rủi ro tài khóa và rủi ro quốc gia như nhiều nước châu Âu. Trong tình hình hiện nay, rối loạn về trái phiếu chính phủ là một trong những vấn đề trầm trọng nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt. Thêm vào đó, những nước đang từ chối chấn chỉnh tài chính cũng gây ra rủi ro cho kinh tế toàn cầu vì những nước này có thể bắt đầu in tiền để trả nợ, điều này có thể gây áp lực lạm phát và làm suy yếu thị trường nợ liên quan đến trái phiếu chính phủ. Trong đó, đồng tiền của quốc gia in tiền đầu tiên sẽ có sức mua cao hơn những nước láng giềng, đây là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro. Khi đó, mọi giấy tờ có giá khác sẽ bù đắp cho trái phiếu chính phủ, một khi trái phiếu này lâm vào tình trạng vỡ nợ, thì rủi ro lạm phát phi mã sẽ ập đến toàn bộ thị trường nợ – một thị trường có thu nhập cố định.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w