Giải pháp về chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 53 - 58)

4. GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG

4.2.2.Giải pháp về chính sách tiền tệ

Đầu năm 2008 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát thì sau đó NHNN đã linh hoạt đổi hướng chính sách, thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ do tình hình đã đảo ngược nhanh chóng. Chỉ trong vòng 1 tháng từ 20/10/2008 đến 20/11/2008 NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14%/ năm xuống còn 11%/ năm, tăng lãi suất cho dự trữ bắt buộc lên 10%/ năm, giảm tỷ lệ cho dự trữ bắt buộc từ 11% xuống còn 8% và tiến hành thanh toán trước hạn cho 20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc phát hành hồi đầu năm.

Trước những diễn biến ngày càng xấu trên thế giới và những khó khăn ngày càng hiện rõ của kinh tế trong nước, ngày 3/12/2008 NHNN tiếp tục giảm lãi suất cơ bản xuống 10%/năm, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 12% xuống 11%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNNVN đối với các ngân hàng giảm từ 12% xuống 11%/năm, giảm tỉ lệ dự trữ bắt bộc từ 8% xuống 6%.

từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ (CSTT) để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính, ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng trở lại của kinh tế trong nước cũng như thế giới, càng về những tháng cuối năm diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ càng trở nên phức tạp, áp lực lạm phát trở lại đối với nền kinh tế ngày càng rõ nét. Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, NHNN đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm (Quyết định số 2665/QĐ-NHNN), tăng lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm lên 6%/năm (Quyết định số 2664/QĐ-NHNN) áp dụng từ 01/12/2009.

Bảng 3: Lãi suất cơ bản từ năm 2004-2010

Lãi suất cơ bản Văn bản quyết định Ngày áp dụng

8,0% QĐ 2665/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009 01/12/2009 7,0% 172/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 01/02/2009 8,5% 3161/QĐ-NHNN 22/12/2008 10,0% 2948/QĐ-NHNN 05/12/2008 11,0% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 12,0% 2559/QĐ-NHNN Ngày 3/11/2008 05/11/2008 13,0% 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 14,0% 1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 11/06/2008 8.75% 305/QĐ-NHNN Ngày 30/1/2008 01/02/2008 8.25% 1746/QĐ-NHNN ngày 1/12/2005 01/12/2005 7,8% 93/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 1 năm 2005 01/02/2005 7,5% QĐ số 2210/QĐ-NHNN ngày 27/02/2004 01/03/2004 Nguồn: http://www.sbv.com.vn

Bên cạnh đó, với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, NHNN công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 là 17.961(tăng 5,16%) và áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% từ ngày 26/11/2009. NHNN cũng cam kết sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại kèm nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhằm bình ổn thị trường ngoại hối. Các TCTD có trạng thái ngoại tệ từ âm 5% trở xuống được NHNN cam kết bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất.

Bảng 4: Biến động biên độ dao động tỷ giá USD/VND năm 2007-2009

Năm 2007 1/1/2008 10/3/2008 27/6/2008 7/11/2008 24/03/2009 26/11/2009

Biên độ 0,5% 0,75% 1% 2% 3% 5% 3%

Ngay sau khi mức lãi suất cơ bản mới có hiệu lực, các NHTM đồng loạt đều tăng lãi suất huy động lên mức cao (10,5 % sau đó giảm xuống 10,499 %). Lãi suất cho vay ở các kỳ hạn đều tăng trần lên mức 12%. Như vậy lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đã gần tiến gần tới lãi suất thực của thị trường; Tín dụng đối với nền kinh tế tháng 12/2009 ước tăng 0,87% so với mức tăng 3,57% của tháng 11 và mức tăng 2,04% của tháng 10. Ngoài ra, sự điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN đã lập tức có hiệu quả, tác động ngay đến giá USD trên thị trường tự do. Ngay trong ngày 25/11/2009, khi NHNN công bố thông tin về việc điều chỉnh tỷ giá, giá USD trên thị trường tự do đã giảm từ mức 19.750-19.800 buổi sáng xuống còn 19.500-19.700 vào buổi chiều. Sang ngày 26/11, tỷ giá tự do tiếp tục giảm còn 19.300-19.500 VND/USD.

Về hệ thống ngân hàng:

Để đối phó với khủng hoảng trong năm 2008 và 2009, NHNNVN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm CPI. Một loạt các biện pháp được đưa ra như tăng các mức lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; yêu cầu các ngân hàng

mua trái phiếu bắt buộc; và hạn chế cho vay bất động sản, hạn chế cho vay chứng khoán. Những biện pháp này đã khiến cho lãi suất huy động của ngân hàng thương mại có nơi lên đến 21%, đẩy lãi suất cho vay cũng tăng ở mức tương ứng. Hậu quả là nền kinh tế bị phanh gấp, khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ. Một danh sách dài những doanh nghiệp thua lỗ trong quí IV/2008 là một minh họa rõ nét cho hậu quả tiêu cực của chính sách phanh gấp này. Rất may cho nền kinh tế Việt Nam là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào cuối năm 2008. Nhờ giá cả các nguồn nguyên liệu và máy móc thiết bị nhập khẩu giảm mạnh, áp lực lạm phát và mất cán cân thanh toán được giải tỏa, giúp cho NHNN có thể tăng tín dụng và giảm lãi suất. Các hoạt động của ngân hàng thương mại và khu vực sản xuất đã hồi sinh trở lại.

Tuy nhiên chúng ta cần cần có những giải pháp kiên quyết đồng bộ theo hướng tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng cho hiệu quả hơn, tăng cường kiểm soát rủi ro và nân cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:

- Tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng bao gòm luật ngân hàng nhà nước năm 1997 và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và các văn bản dưới luật về ngân hàng.

- Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt dộng ngân hàng: cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về cá tỷ lệ bảo đảm an tòan trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng theo quy định Luật các tổ chức tín dụng và Quyết định số 457/2005 ngày 19 tháng 04 năm 2005 quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và các văn bản khác. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng và giám sát chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản. về lâu dài ngân hàn nhà nước cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chẩn an toàn vốn của Basel, rà soát và xây dựng mới các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro..

Cần nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong kiềm chế lạm phát và khai thông thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thực hiện nhất quán, đồng bộ chính sách “thắt chặt tiền tệ”, bảo đảm kiểm soát tăng tổng phương tiện thanh toán ra thị trường không quá 25- 30%, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá... Thực hiện

chính sách tỷ giá linh hoạt, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của các nhà đầu tư và doanh nghiệp xuất khẩu để đảm bảo ổn định sản xuất, xuất khẩu. Từng bước điều chỉnh lãi suất ngân hàng phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát; rà soát, bổ sung, nâng cao yêu cầu đối với việc thành lập mới các ngân hàng thương mại phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng; kiểm soát tốc độ tăng dư nợ tín dụng không quá 30%. Cụ thể như sau:

a) Có các biện pháp cụ thể để tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm như: tiếp tục xem xét điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

b) Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH 12 ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 trong quý I năm 2009.

c) Các ngân hàng thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn nợ và áp dụng các giải pháp xử lý nợ vay vốn ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật đối với các hộ nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm: d) Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt.

đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh áp dụng lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống phù hợp theo mức lãi suất hiện hành; không phạt do quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn.

Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung trên. e) Giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Bộ Tài chính chủ trì

cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong tháng 12 năm 2008.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 53 - 58)