Giải pháp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 58 - 63)

4. GIẢI PHÁP NHẰM VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG

4.2.4. Giải pháp nhằm kích thích đầu tư và tiêu dùng

Phát biểu tại hội nghị ngành Kế hoạch đầu tư được tổ chức tại Hà Nội ngày 22/11/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh phải gấp rút thực hiện gói giải pháp về kích cầu đầu tư để ngăn chặn suy giảm kinh tế. tuy nhiện, việc kích cầu đầu tư này không thực hiện tràn lan, mà chỉ tập trung vào những dự án hiệu quả vì thực tế đang đối diện với lạm phát cao.

Ngân sách NN cấp cho đầu tư phát triển năm 2009 là 112.000 tỉ đồng, thấp hơn so với thực hiện 2008 gần 6.000 tỉ đồng, để bù đắp khoản này chính phủ đã đồng ý tăng thêm 6.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ.

Hơn nữa từ cuối tháng 12/2008 đến nay, chính phủ đã thông qua 2 gói kích cầu Bên cạnh đó, cần thực hiện quyết liệt các chính sách kiềm chế nhập khẩu đã có, nhất là với nhóm hàng tiêu dùng, đồng thời nghiên cứu các giải pháp mới để đẩy mạnh

xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh toán. Thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp khó khăn do việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ “thắt chặt” gây ra.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp trong điều hành thực hiện các giải pháp đã được thông qua giữa các bộ, ngành và địa phương; đồng thời phân giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương để việc kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo sâu sát, thường xuyên hơn, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương, phát hiện kịp thời các biến động của tình hình thực hiện các giải pháp để có điều chỉnh kịp thời.

Đặc biệt, về nhóm các biện pháp hỗ trợ: Tiếp tục có chính sách thoả đáng hỗ trợ nông dân vượt qua thiên tai, dịch bệnh, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi để góp phần kiềm chế tăng giá nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời bảo đảm duy trì sản lượng lương thực phục vụ nhu cầu xuất khẩu trong tình hình giá đang có lợi. Trước mắt, cần có giải pháp tăng cung trên thị trường, góp phần giảm giá nhóm mặt hàng có tốc độ tăng cao thời gian vừa qua ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ để đảm bảo hệ thống chính sách đồng bộ, thống nhất.

Bên cạnh những giải pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế, cần xem xét một số giải pháp mang tính ổn định lâu dài:

Thứ nhất là tận dụng thời cơ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để

thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế;

Thứ hai là nâng cao năng lực dự báo và điều hành vĩ mô; Thứ ba là từng bước hoàn chỉnh chính sách tài chính - tiền tệ;

Thứ tư là xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp với sự phát

triển của nền kinh tế, ưu tiên cho giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân, nhất là hộ có thu nhập thấp, hộ nghèo.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế cũng như sức khỏe của con người, có những lúc “ khỏe mạnh”, cũng như cũng có lúc “suy yếu”. Và hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ một sự khủng hoảng thanh khoản của Mỹ đến sự khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới, là một sự minh chứng cho sự liên kết và ảnh hưởng chặt chẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Sự khủng hoảng không dừng lại trên phạm vi 1 quốc gia mà đã lan khắp các châu lục.

Để vượt qua sự khủng hoảng này, tất cả các nước không những cần có những chính sách riêng cho từng quốc gia của mình mà phải kết hợp với nhau để thực hiện các chính sách liên kết về tỷ giả, lãi suất…Việt Nam, chúng ta cũng có những chính sách để giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng chung của thế giới như chính sách kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp…

Không những thế muốn mau chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng này đòi hỏi nước ta phải có sự thay đổi về thể chế quản lý một cách trật tự và vững chắc. Một thể chế quản lý nhấn mạnh tới trách nhiệm, hiệu quả của từng tế bào của bộ máy quản lý Nhà Nước, của từng tổ chức tài chính và công nghiệp đối với lợi ích của toàn xã hội và với yêu cầu phát triển bền vững. Điều đó đòi hỏi một sự minh bạch về thông tin quản lý, về hiệu quả kinh tế- xã hội của từng đơn vị hay tổ chức trong từng địa phương và trong nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGND, PGS,TS. Ngô Hướng, Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay – những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, Đại học Ngân hàng Tp.HCM.

2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam” do Khoa Kinh tế, ĐQG TP.HCM tổ chức tháng 12/2008.

3. GS. Trần Văn Thọ, Khủng hoảng tài chính và những ảnh hưởng, Đại học Waseda, Tokyo (Nhật Bản), hiện đang nghiên cứu ở Đại học Harvard, Cambridge.

4. GS. Trần Lê Anh, Khủng hoảng tài chính và những ảnh hưởng, Đại học Lasell, Boston (Mỹ).

5. Xuân Đảng, Cái nhìn tổng quan việc thay đổi chính sách tiền tệ của NHNN là linh hoạt, thận trọng.

6. TS. Nguyễn Văn Giàu, Chính sách tiền tệ đối với ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, UVBCHTW Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam.

7. Các tài liệu công bố tại website của NHNN Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn

8. Các tài liệu công bố tại website của Tổng cục thống kế Việt Nam,

http://www.gso.gov.vn

9. Các tài liệu công bố tại website của Bộ công thương Việt Nam, http://www.moit.gov.vn

10.Website Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế:

http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1937

11.Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

http://vi.wikipedia.org/wiki/ Khủng_hoảng_tài_chính_Hoa_Kỳ_2007-2009.

BẢNG PHÂN CÔNG

STT Họ và tên Công việc

1 Cao Thanh Hùng Nguyên nhân

2 Trần Viết Quang Khánh Tổng hợp tài liệu, thuyết trình phần nguyên nhân, diễn biến 3 Nguyễn Thành Luân Tác động, thuyết trình phần tác động

4 Ngô Vũ Mai Ly Diễn biến

5 Nguyễn Thị Thùy Nga Tổng hợp tài liệu 6 Phạm Thị Hoàng Nhung Nguyên nhân 7 Huỳnh Phạm Loan Thảo Tác động

8 Võ Trần Anh Thư Tổng hợp tài liệu

9 Tiêu Vân Trang Giải pháp, thuyết trình phần giải pháp 10 Dương Tường Vy Diễn biến

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w