Đối với nền kinh tế Mỹ

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 27 - 32)

3. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

3.1.Đối với nền kinh tế Mỹ

3.1.1. Trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, năm 2009, chắc chắn kinh tế Mỹ không tránh khỏi suy thoái trầm trọng. Dù được chính phủ bơm tiền vào các ngân hàng thương mại và mua các chứng khoán chỉ còn ít giá trị, hệ thống tín dụng không thể hoạt động bình thường lại ngay. Thông qua hai gói kích cầu của hai vị tổng thống G.W. Bush 700 tỷ và B. Obama 787 tỷ USD.

Biểu đồ 7: Chỉ số Dow Jones 2006-2008

Hơn nữa, các nhà đầu tư vẫn còn hoang mang cao độ do chưa biết rõ hết mức độ nghiêm trọng của sự mất mát. Họ nghĩ rằng tin xấu rồi sẽ hiện ra nữa.

Tâm lý sợ hãi hiện đang bao trùm lĩnh vực tài chính. Các ngân hàng rất dè chừng trong việc cho vay, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đến khả năng chi tiêu của dân chúng đối với các hàng hóa lâu bền như xe hơi. Mặt khác, cổ phiếu mất giá và giá bất động sản giảm mạnh, giá trị danh nghĩa của tài sản người dân giảm mạnh theo và do đó tiêu dùng trong dân đang và sẽ giảm mạnh. Sự đình trệ cả hai mặt cung và cầu sẽ làm kinh tế Mỹ suy thoái nặng.

Biểu đồ 8: Giá dầu 1998-2008

Vì các yếu tố đó, các dự báo về kinh tế Mỹ đều cho thấy những con số khá bi quan. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2008 kinh tế Mỹ phát triển 1,6% và năm 2009 gần như không tăng trưởng (0,1%). Nếu xét từng quý thì tình huống trước mắt trầm trọng hơn.

Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.

Các nhà kinh tế hàng đầu đang xây dựng mô hình khủng hoảng theo mô hình nào theo hình chữ L ,V ,W. Do đó có một số thời điểm với những báo cáo khả quan về kinh tế, nhưng có lẽ đó chỉ là dấu hiểu tăng trưởng trong ngắn hạn mà chưa hẳn thoát được ra ngoài khủng hoảng một cách thực sự.

3.1.2. Trong dài hạn

Nhìn vấn đề trong tương lai xa hơn, hiện nay có nhiều đánh giá khác nhau. Tình hình của Mỹ hiện nay giống với cuộc đại khủng hoảng trong thập niên 1930 hoặc giống với thời kỳ suy thoái của Nhật trong thập niên 1990. Đại khủng hoảng thập niên 1930 làm cho Mỹ mất 10 năm mới đưa mức sản xuất trở lại thời trước khủng hoảng. Nhật cũng mất hơn 10 năm mới ổn định được hệ thống tín dụng và khôi phục nền kinh tế. Từ

các so sánh này, nhiều người lo là sự suy thoái hiện nay của kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới 10 năm.

Tuy nhiên, so với đại khủng hoảng thập niên 1930, các đối sách của Mỹ hiện nay không đơn độc mà có sự hợp tác của những nền kinh tế lớn vì sự tùy thuộc vào nhau, nhất là thị trường tài chính đã lên cao độ, Mỹ sụp đổ sẽ kéo theo sự bất ổn ở các nền kinh tế khác. Hiện nay việc hợp tác đã bắt đầu trong chính sách lãi suất.

Ngày 09/10/2008 cùng với Mỹ, ngân hàng trung ương của các nước lớn giảm lãi suất ngắn hạn hàng loạt (Mỹ còn 1,5%, khối Euro 3,75%...). Riêng Nhật lãi suất đã ở mức quá thấp (0,5%) nên kỳ này không thay đổi. Nỗ lực này có mục đích giảm phí tổn điều động vốn của ngân hàng, giảm phí tổn vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu thụ nhằm kích thích sản xuất và chi tiêu. Trong những ngày tới, nếu cần, các nước sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối để tránh sự biến động đột ngột trong tỷ giá các đồng tiền chính.

Hình 2: Mức độ ảnh hưởng khủng hoảng của các nước

Thêm vào đó, khác với thập niên 1930, hồi đó Mỹ và nhiều nước khác đều gặp khó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện nay kinh tế thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng ở Mỹ chỉ có 2% trong khi thế giới là 5%. Theo dự báo của IMF, năm 2008 Mỹ tăng trưởng 1,6% trong khi thế giới 3,9%.

Cùng với cơ chế hợp tác đã có của các nước lớn, sự năng động của kinh tế thế giới là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ mau hồi phục. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ độ 6%, có thể sẽ tăng lên trong năm 2009 nhưng, với các lý do vừa nói, không thể có chuyện tăng lên tới mức 25% của thập niên 1930.

Một điểm nữa là chính phủ ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn và hiệu quả hơn vì có các cơ chế làm dịu tác động của khủng hoảng so với thập niên 1930. Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10 này.

So với Nhật vào thập niên 1990, tình hình của Mỹ hiện nay cũng khác ít nhất ở hai điểm. Thứ nhất, thị trường bất động sản của Nhật cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 tăng nhanh đến mức quá cao một cách bất thường, hình thành nền kinh tế bong bóng quá lớn nên khi nổ tác động rất mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ.

Tình hình của Mỹ hiện nay phức tạp hơn do các công cụ đầu tư tinh vi, khó kiểm soát, nhưng riêng về giá bất động sản, sự biến động tăng giảm không lớn lắm so với Nhật Bản 15 năm trước. Thứ hai, trong thập niên 1990 Nhật bị giảm phát nặng nên lãi suất danh nghĩa giảm đến gần số không nhưng lãi suất thực vẫn cao. Hiện nay Mỹ lạm phát vài phần trăm nên dễ dùng chính sách tiền tệ kích thích sản xuất hơn Nhật hồi thập niên 1990.

Các yếu tố làm cho kinh tế Nhật hồi phục từ năm 2003 cũng cho thấy những gợi ý cho khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ hiện nay. Một mặt Nhật can thiệp tích cực vào thị trường ngoại hối giữ cho đồng yen ở mức thấp, nhờ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác, chính phủ bơm tiền vào ngân hàng, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho vay.

Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao suốt cả một giai đoạn dài góp phần tăng ngoại nhập để kinh tế Nhật chóng hồi phục. Cả 3 yếu tố này ngày nay cũng có thể thấy trong trường hợp của kinh tế Mỹ. Do đó, vấn đề nợ xấu của Mỹ có lẽ không kéo dài như Nhật 15 năm trước. Có thể từ cuối năm 2009 kinh tế Mỹ có triển vọng bước vào quá trình hồi phục.

Với tình hình khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp sẽ gia tăng. Tại Mỹ con số thất nghiệp đã lên tới 9,5%, tại khu vực châu Âu là là 9,8%. Riêng tại Đức đầu tàu kinh tế Châu

Âu đã là 9%. Riêng ở Nhật là 5,5 %. Tình trạng thất nghiệp sẽ là thách thức đối với các nước. Khi mà chỉ số thất nghiệp luôn là chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế. Việc thất nghiệp cao tạo sức ép lên ngân sách nhà nhà nước khi phải hỗ trợ tiền trợ cấp. Trong khi ngân sách của các nước hiện nay có xu hướng thâm hụt cao.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính thế giới (Trang 27 - 32)