1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài tiểu luận về hoạt động Marketing tại khách sạn bảo sơn

30 139 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 112,7 KB

Nội dung

Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản p

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Marketing tại khách sạn

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phùng Đức Thiện

Sinh viên thực hiện: Phạm Mai Trang

Mã sinh viên : A38642

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH

TIỂU LUẬN Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

Marketing tại khách sạn

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phùng Đức Thiện

Sinh viên thực hiện: Phạm Mai Trang

Mã sinh viên : A38642

HÀ NỘI – 2021

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN DU LỊCH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI KHÁCH SẠN

Giáo viên hướng dẫn: ThS Phùng Đức Thiện

Sinh viên thực hiện: Phạm Mai Trang

Mã sinh viên : A38642

Ths Phùng Đức Thiện Ths Đỗ Thiện Dụng

HÀ NỘI – 2021

Trang 4

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING KHÁCH SẠN

I Khái niệm Marketing khách sạn

1 Marketing……….1

2 Đặc điểm marketing khách sạn………2

3 Nội dung marketing khách sạn……… 3

4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing khách sạn……… 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI KHÁCH SẠN QUỐC TẾ QUỐC TẾ BẢO SƠN I Giới thiệu chung về khách sạn Quốc tế Bảo Sơn……….… 8

1 Lịch sử hình thành và phát triển ……… 9

2 Đặc điểm thị trường khách của khách sạn.………10

3 Các lĩnh vực kinh doanh khách sạn……… 11

II Thực trạng hoạt động Marketing tại khách sạn Quốc tế Bảo Sơn 1.Thực trạng sản phẩm dịch vụ khách sạn Quốc tế Bảo Sơn………14

2 Thực trạng các kênh phân phối……….15

3 Thực trạng chính sách giá……….15

4 Thực trạng hoạt động chiêu thị- truyền thông xúc tiến………16

III Đánh giá chung về hoạt động Marketing tại khách sạn tại khách sạn Quốc tế Bảo Sơn 1 Ưu điểm………17

2 Hạn chế và nguyên nhân……… 17

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG MARKETING KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN I Giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm……… 19

II Chính sách giá……….20

III Chính sách phân phối……… 21

IV Chính sách xúc tiến………22

KẾT LUẬN……….23

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tên các loại phòng của khách sạn Quốc tế Bảo Sơn…………10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Cơ cấu tổ chức của khách sạn Quốc tế Bảo Sơn……… … 25

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING KHÁCH SẠN

I Khái niệm Marketing khách sạn

1 Marketing

- Theo Philip Kotler, Marketing là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm ẩn thành hiện thực với mục đích là thỏa mãn nhu cầu và mong muốncủa con người Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà

cá nhân và tập thể có được những gì mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào hàng và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác

- Còn theo Hiệp hội Hoa Kỳ, Marketing là quá trình lập kế họach và thực hiện

kế hoạch đó, định giá xúc tiến và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tường để tạo ra sự trao đổi với các nhóm khách hàng nhằm thỏa mãn mục tiêu của khách hàng và tổ chức

- Từ đó ta có thể hiểu Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người bằng cách tìm mong muốn, thỏa mãn mong muốn của đối tác

để đạt được mong muốn của chủ thể

1.1 Marketing dịch vụ

- Hiệp hội Marketing Mỹ định nghĩa marketing dịch vụ là một tính năng tổ chức và một bộ quy trình xác định hoặc tạo ra, truyền đạt, cung cấp giá trị cho khách hàng và để quản lý mối quan hệ khách hàng theo cách mang lại lợiích cho tổ chức và các bên liên quan

- Ta còn có thể hiểu Marketing dịch vụ là sự thích nghi lý thuyết hệ thống vào thị trường dịch vụ, bao gồm quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu của thị trường phát triển bằng hệ thống các chính xác, các biện pháp tác động vào toàn bộ quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ thông qua phân bố các nguồn lực của tổ chức Marketing được duy trì trong

sự năng động qua lại giữa các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội

Trang 7

1.2 Marketing khách sạn

- Marketing khách sạn là một khái niệm bao trùm, trong đó đề cập đến các chiến lược và kỹ thuật tiếp thị khác nhau mà khách sạn sử dụng để thúc đẩy kinh doanh và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng Về cơ bản, đó là việc làm cho một khách sạn hấp dẫn nhất có thể để thu hút càng nhiều khách hàngcàng tốt

- Marketing khách sạn tập trung vào nghiên cứu, phân tích và sử dụng các thông tin về sự biến động của thị trường, những thông tin về thị hiếu, sở thích, nhu cầu khả năng thanh toán, quỹ thời gian… để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm hợp lý hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo thực hiện mục tiêu dài hạn

2 Đặc điểm marketing khách sạn

Theo đặc điểm hệ thống, Marketing khách sạn gồm những đặc điểm sau:

- Ngành khách sạn và các thành viên trong ngành là hệ thống mở chứ không đóng như đại đa số các ngành công nghiệp khác nên mỗi một phần của hệ thống không được tổ chức chính xác theo một cách cố định mà rất năng động

và luôn luôn thay đổi Những phương thức mới đầy sáng tạo luôn xuất hiện trong Marketing khách sạn Hệ thống Marketing khách sạn bao gồm nhiều bước nên để tồn tại và phát triển mỗi một bộ phận khách sạn cần phải có chính sách Marketing riêng cho mình sao cho phù hợp

- Hình thức tổ chức của khách sạn rất đa dạng từ những khách sạn độc lập đến những khách sạn hợp tác quản lý Quan hệ giữa những khách sạn này cũng rất phức tạp Một khách sạn có thể quan hệ trực tiếp với khách hàng hoặc có thể thông qua các hãng lữ hành Chính vì có nhiều phương pháp khác nhau trong các hoạt động khuyến mãi, tiêu thụ và định giá nên không có một công thức chung nào dẫn đến thành công cho các khách sạn

Trang 8

- Vì thị trường luôn thay đổi nên ngành khách sạn buộc phải thay đổi theo, ngành khách sạn sẽ không tồn tại nếu không thích ứng với những thay đổi đó Mọi hệ thống đều phải phù hợp với cơ cấu tổ chức Trên cơ sở ý kiến của khách hàng cùng với những thông tin tham khảo khác, các khách sạn phải có những thay đổi kịp thời để đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng và thành công trên thương trường Nếu không thích ứng kịp thời sẽ rất nguy hiểm, kết quả của công tác nghiên cứu thị trường giúp ta thích nghi và tồn tại.

- Khách sạn là một ngành bao gồm nhiều nghề và tổ chức liên quan mật thiết đến nhau và phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia phục vụ khách

- Marketing không chỉ đơn thuần là công việc của phòng Marketing mà còn là trách nhiệm chung của các bộ phận lễ tân, bảo vệ, bảo dưỡng, bàn, buồng Thành công của Marketing phụ thuộc vào sự phối hợp có hiệu quả của các bộphận nói trên Công tác Marketing khách sạn là chỉ ra cho mọi người thấy rằng “Tất cả ở trên một con thuyền”

- Ngoài ra Marketing khách sạn cũng có những đặc điểm riêng biệt của mình

và khác với Marketing du lịch nói chung Đó là:

 Ở cấp tiến hành: Marketing khách sạn được thực hiện ở hai cấp khác nhau đó là cấp công ty và khách sạn

 Đối tượng: Đối tượng của Marketing khách sạn là thị trường kháchhàng mục tiêu

3 Nội dung marketing khách sạn.

- Nội dung: Marketing khách sạn tập trung vào việc nghiên cứu phân tích và

xử lí các thông tin về sự biến động của thị trường khách hàng mục tiêu, về thịhiếu, sở thích, nhu cầu, khả năng thanh toán, quỹ thời gian để đề ra các biện pháp thích hợp nhằm hợp lí hoá các sản phẩm của khách sạn, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách du lịch

- Trong việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: trong Marketing khách sạn thông tin về cạnh tranh thường được nghiên cứu từ một góc độ hẹp, mang tính cục

bộ về không gian

Trang 9

4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động marketing khách sạn

Các yếu tố ảnh hưởng tới Marketing khách sạn bao gồm:

 Điều kiện thị trường

 Điều kiện kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước

 Điều kiện cơ sở hạ tầng

 Điều kiện tài nguyên du lịch của vùng quốc gia

 Môi trường tự nhiên, xã hội

 Tác động của nhà cung cấp

 Mối quan hệ của ngành du lịch với các ngành khác

4.1 Điều kiện thị trường

Vì trên thị trường ta đều biết là nó có sự giao thoa giữa cầu và cung nên sự biến đổi của cung hay của cầu để sẽ gây biến đổi tới thị trường

- Sự biến đổi về cung: Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý trong từng thời kỳ để thu hút được khách đến Trong bối cảnh hiện nay cầu cũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưngvới những sắc thái khác nhau và yêu cầu đòi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn con đường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh

- Sự biến đổi về cầu: Chúng ta biết rằng khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của một khách sạn Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi của trên thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như trình độ nhân thức, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hay xu hướng mới trên thị trường Nghiên cứu về cầu lưutrú khách du lịch để doanh nghiệp của mình Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú cao thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều

Trang 10

khách đến, mặt khác có thể lựa chọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì trongchiến lược thu hút khách đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp vềgiá cả, các kênh phân phối để lôi kéo được nhiều du khách đến nhất.

4.2 Điều kiện về kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước

- Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con người về

ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên Vì vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốc gia ổn định

và phát triển lành mạnh Như vậy có nghĩa là tình hình kinh tế chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu trú do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn

4.3 Điều kiện về cơ sở hạ tầng

- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xá, hệ thống giao thông vậntải, thông tin liên lạc, điện nước…có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng, ảnh hưởng đến việc thu hút khách Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho khách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động khách sạn được thông suốt đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ còn ngược lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch Như vậy để công tác thu hút khách tiến hành thành công thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở vật chất

kỹ thuật của từng doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa phương, quốc gia

4.4 Điều kiện tài nguyên du lịch

- Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách là tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu tố để

Trang 11

doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sảnphẩm du lịch.Việc phân loại tài nguyên và nghiên cứu tài nguyên du lịch giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh phải biết cách khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng của mỗi loại tài nguyên mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách

4.5 Các công cụ chiến lược chính trị

- Công cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy hoạchphát triển của ngành du lịch Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền sở tại còn ngược lại nếu không có sự ủng hộ đó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được Do đó đây là yếu tố xúc tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong kinh doanh của mình

4.6 Môi trường tự nhiên xã hội

- Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các ngành kinh tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu Bởi vì ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngànhkinh tế khác nhau nên mỗi khi có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đề ảnh hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch Không chỉ có thế ngành du lịch còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị của một quốc gia Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của một doanhnghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố

Trang 12

làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến sự an toàn của du khách.

4.7 Mức độ phát triển của nền kinh tế

- Ngày này cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức liên kết

cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn Các doanh nghiệp khách sạn nằm trong quy luật vận động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải…Các ngành kinh tế có tác động qua lại thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp khách sạn

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI

KHÁCH SẠN QUỐC TẾ QUỐC TẾ BẢO SƠN

I Giới thiệu chung về khách sạn Quốc tế Bảo Sơn

1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Thấy được cơ hội tiềm năng từ chính sách mở cửa kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp du lịch đã được thành lập và trong đó có công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi tàm

- Theo quyết định số 2085 – QĐUB của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội cho phép ngày 16/10/1991, Công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm được thành lập với lĩnh vực kinh doanh đa dạng

- Cuối năm 1993, công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm đã đầu

tư xây dựng khách sạn Quốc tế Bảo Sơn tại ngay Trung tâm Thành phố đường Nguyễn Chí Thanh

- Năm 1995, khách sạn Quốc tế Quốc tế Bảo Sơn tiêu chuẩn 4 sao hiện đại nhất miền Bắc được khánh thành với diện tích 5000m2

- Tháng 7/1997, với quy mô và thiết bị hiện đại, khách sạn Quốc tế Bảo Sơn đãđược tổng cục du lịch Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao

- Năm 1998, khách sạn lọt top 10 của Việt Nam về mức tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

- Đặc biệt ngày 23-3-2002, khách sạn đã được nhận giải thưởng cúp vàng chất lượng và công nghệ do tổ chức BIDs trao tặng ở Frankfrut (Đức) Quốc tế Bảo Sơn là khách sạn đầu tiên ở Việt Nam nhận giải thưởng về chất lượng vàcông nghệ

- Năm 2003, Công ty quản lý nhà Quốc tế Bảo Sơn 1 với dụ án căn hộ Đức Giang – Hà nội được thành lập

- Đến năm 2004, Công ty quản lý nhà Quốc tế Bảo Sơn 2 được thành lập với mục đích quản lý và kinh doanh khu căn hộ và biệt thư hạng sang ở Lạc Long Quân – Hà Nội

Qua quá trình hình thành và phát triên, khách sạn đã đạt các giải thưởng trong vàngoài nước như: Liên hiệp Nhà bảo Pháp ngữ tặng Bằng khen năm 1997, Giải

Trang 14

Cúp Quả Cầu Vàng do tổ chức định hướng doanh nghiệp Châu Âu tặng năm 2003,…

2 Đặc điểm thị trường khách của khách sạn

- Vì khách sạn nằm ngay Trung tâm thành phố xung quanh có khá nhiều các công ty TNHH, bệnh viện lớn và các khu trung tâm thương mại, khách sạn cách Lăng Chủ Tịch, Hoàng Thành Thăng Long 4km và Phố đi bộ Hồ Gươmtấp nập 5,2km thì khách sạn Quốc tế Bảo Sơn là điểm dừng chân lý tưởng của các du khách trong và ngoài nước mỗi khi có chuyến du lịch hay chuyến công tác xa Từ đó thị trường khách của khách sạn Quốc tế Bảo Sơn được chi thành 2 thị trường khách lớn:

 Thị trường khách du lịch nội địa

 Thị trường quốc tế

2.1 Thị trường khách du lịch nội địa

 Vì xung quanh khách sạn là những công ty cổ phẩn, công ty TNHH thì thị trường khách du lịch nội địa của khách sạn chủ yếu là khách du lịch công vụ.Mục đích chủ yếu của chuyến đi là hợp tác làm ăn, ký kết và tham gia những cuộc họp, những sự kiện lớn nhỏ nên đây là thị trường khách có khả năng thanh toán cao và khá ổn định, không bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ trong du lịch, đem lại cho khách sạn một nguồn thu lớn Bên cạnh đó, khách sạn cũng có những khách du lịch nội địa thuần túy, khách vãng lai, khách thăm nhân thân, khách đi khám sức khỏe nên khách sạn cũng có một phần nhỏ trong tổng lượng khách nội địa

2.2 Thị trường khách quốc tế

 Như đã nói ở trên, xung quanh khách sạn có rất nhiều các công ty, điểm du lịch, trung tâm giải trí nên thị trường khách quốc tế cũng rất đa dạng và nhu cầu cũng như mức yêu cầu từ dịch vụ của họ rất lớn do khả năng thanh toán của họ vô cùng cao Khách có thể đi theo đoàn, đi đơn lẻ với nhiều mục đích:tham quan du lịch thắng cảnh, thưởng thức đặc sản Hà Nội, tham gia hoạt động thương mại, ký hợp đồng hợp tác, nghiên cứu thị trường,…

Trang 15

3 Các lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Hiện tại, khách sạn đang kinh doanh 3 lĩnh vực chính:

 Kinh doanh lưu trú

 Kinh doanh ăn uống

 Kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bổ sung khác

3.1 Kinh doanh lưu trú

Bảng 3.1: Tên các loại phòng của khách sạn Quốc tế Bảo Sơn

3.2 Kinh doanh ăn uống

- Với kinh doanh ăn uống, khách sạn hiện đang có 2 nhà hàng và quán cà phê: quán cà phê Rose Coffe House và nhà hàng Crystal Palace Đây là một trong những lĩnh vực lớn và cũng là lĩnh vực quan trọng trong khách sạn Doanh thu từ kinh doanh ăn uống chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng doanh thu của toàn khách sạn

- Khách sạn đặt ra mục tiêu cho lĩnh vực kinh doanh ăn uống là tạo ra những món ăn ngon, an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý, phục vụ khách tận tình với thái độ văn minh, lịch sự và hiếu khách Không những vậy khách sạn còn muốn tạo ra bầu không khí thoải mái cho khách, không chỉ ăn ngon mà còn cảm thấy dễ chịu như ở nhà

3.3 Kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bổ sung khác

- Bên cạnh dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, khách sạn còn kinh doanh một vài dịch vụ khác như cửa hàng tiện ích, quán bar, dịch vụ giặt là, giặt khô, spa, massage, bể bơi 4 mùa trong nhà, phòng tập thể thao, dịch vụ tổ chức hội nghị tiệc, hội nghị, hội thảo, dịch vụ đón trả tại sân bay

Ngày đăng: 10/09/2021, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w