Thực tập tổng hợp Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành
Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GỖ ĐẠI THÀNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành Tên giao dịch quốc tế:DaiThanh FurnitureJSC Địa chỉ: 90 Tây Sơn, Thành phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định Điện thoại (84) 0563846839 Fax: (84) 0563847267 Website: www.DaiThanhfurniture.com Email: Dathaco@dng.vnn.vn Mã số thuế: 4100266610 Văn phòng đại diện: Lầu 3, số 8 Lê Duẩn, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh số 3503000161 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 25/10/2007. 1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng của doanh nghiệp Ra đời với tên gọi công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành là tiền thân của công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Thành được thành lập ngày 15/6/1995 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo số 03520002177 dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần công nghệ Gỗ Đại Thành có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng Ngoại thương Quy Nhơn. Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, công ty cổ phần công nghệ Gỗ Đại Thành mạnh dạn huy động vốn nhằm mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động, do đó vào tháng 2 năm 2004 công ty đã thành lập thêm một chi nhánh là công ty cổ phần công nghệ Gỗ Đại Thành II đặt tại dốc Ông Phật thuộc khu công nghiệp Phú Tài, Quy Nhơn, Bình Định. Bên cạnh đó, công ty còn gia nhập vào hiệp hội sản xuất- xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản Bình Định, tên quốc tế của hiệp hội là: BinhDinh product Asociation For Production and Input-Export Of World Forest Productions viết tắt Forest Pro BinhDinh. SVTH: Siu Nhút Trang 1 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra phúc lợi xã hội, công ty đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức GTZ và VFTN về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao, kinh nghiệm nhằm tăng cường nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như đa dạng mẫu mã sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và qui trình CoC. Thành tích là năm 2005 công ty đã trở thành thành viên của VFTN. Mặt dù ra đời và hoạt động trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển so với các quốc gia khác nhưng với nổ lực không ngừng, công ty đã vươn mình đứng trong top ba doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trong tỉnh sau doanh nghiệp Duyên Hải và Tiến Đạt. Đồng thời cũng góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. 1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp Với sự chuyển mình của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, công ty đã có những bước đi vững chắc, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong và ngoài nước, mang lại doanh thu cho công ty, đồng thời tạo ra được nguồn vốn cao hơn, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được đầu tư và nâng cấp. Mặt hàng kinh doanh đa dạng, lực lượng lao động, cán bộ quản lý có trình độ hơn. Tất cả các nhân tố trên góp phần làm ra “đòn bẩy” giúp cho hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả và vững mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Cụ thể được biểu hiện thông qua các số liệu sau: (đơn vị tính đồng) Tổng số vốn kinh doanh tính đến ngày 31/12/2011 là 261.001.160.007 Trong đó: Vốn tự có : 46.160.876.139 Vốn đi vay : 214.840.283.139 Tổng tài sản : 261.001.160.007 Trong đó: Tài sản ngắn hạn : 204.089.669.162 Tài sản dài hạn : 56.911.490.845 Tổng số lao động: Trong đó: Công nhân sản xuất trực tiếp: 3350 người Công nhân quản lí và phục vụ: 150 người Với diện tích: Đại Thành 1: 5 ha Đại Thành 2: 10 ha SVTH: Siu Nhút Trang 2 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Dựa vào các số liêu trên, ta thấy quy mô của công ty cổ phần công nghệ Gỗ Đại Thành được đánh giá là một doanh nghiệp có quy mô lớn. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1. Các lĩnh vực và nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1.1. Các lĩnh vực của doanh nghiệp Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành với ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất, chế biến, Xuất nhập khẩu các đồ gỗ và lâm sản. Hiện nay công ty đang bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới, đó là thị trường chứng khoán. Đại lý nhận lệnh chứng khoán mang tên Đại Thành Hoàng Gia có trụ sở đặt tại 54 Lê Thánh Tôn. Đại lý hoạt động đúng theo tên của mình chuyên nhận lệnh đặt mua các mã lệnh chứng khoán trên thị trường chứng khoán từ các tổ chức , cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, công ty còn đang đầu tư các lĩnh vực khác như: Đầu tư xây dựng bất động sản, đầu tư vào thị trường tài chính. 1.2.1.2. Các nhiệm vụ của doanh nghiệp Xây dựng tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật và quy định của nhà nước. Quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phân phối thu thập xử lý, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cán bộ công nhân viên. Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Để cạnh tranh và phát triển trên thị trường trong điều kiện mới, ban lãnh đạo công ty phải đề cao công tác tìm kiếm thị trường, phân tích đánh giá thị trường để từ đó điều chỉnh và từng bước đỏi mới công nghệ, nâng cao trình độ lao động và phương thức tổ chức quản lý kinh doanh để đạt hiệu quả cao phù hợp với bối cảnh thị trường hiện tại. Đồng thời nghiên cứu và sáng tạo các loại mẫu mã hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng chính sách giá cả hợp lý. Công ty phải bảo tồn và phát triển nguồn vốn nhằm tạo hiệu quả cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. SVTH: Siu Nhút Trang 3 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh 1.2.2. Các loại hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp Hàng hóa của công ty chủ yếu là các loại sản phẩm về gỗ, lâm sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt là các sản phẩm bàn ghế như: ghế có tay, ghế không tay, bàn vuông, bàn tròn, bàn oval, bàn hình chữ nhật, bàn bát giác, bàn lục giác, ghế một chỗ, ghế hai chỗ… Và các sản phẩm khác như ghế xích đu, ghế nằm, xe đẩy trà, giường nằm . và sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng và thiết kế do nhà đặt hàng yêu cầu. Ngoài ra công ty còn thực hiện công tác xẻ gỗ cho các đơn vị khác khi có thời gian rảnh. 1.3. Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp 1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty SVTH: Siu Nhút Trang 4 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Ghi chú: Quan hệ trực tuyến; Quan hệ chức năng 1.3.2. Chức năng , nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị: quan hệ trực tiếp với ban giám đốc, do đại hội đồng cổ đông bầu ra. Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm tổng giám đốc): là người có quyết định cao nhất trong công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và lợi ích của công ty không thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh đó còn là người SVTH: Siu Nhút P . K I N H D O A N H P . K Ỹ T H U Ậ T V I T Í N H P . N G U Y Ê N L I Ệ U P . K Ế H O Ạ C H P . Q U Ả N L Ý C H Ấ T L Ư Ợ N G P . X U Ấ T N H Ậ P K H Ẩ U P . K Ế T O Á N P . N H Â N S Ự BỘ PHẬN NHIÊN LIỆU BỘ PHẬN MÁY BỘ PHẬN HOÀN THIỆN Hội đồng quản trị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ kiêm TỔNG GIÁM ĐỐC Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát P.TGĐ PHỤ TRÁCH HÀNH CHÍNH P.TGĐ PHỤ TRÁCH SX- KD -KH Trang 5 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định các chiến lược kinh doanh, mục tiêu chất lượng, qui mô, phạm vi, thị trường cũng như kế hoạch đầu tư và phát triển của công ty. Ban kiểm soát: kiểm tra mọi hoạt động của công ty từ khâu hoạt động của các phòng ban đến khâu sản xuất ở các bộ phận phân xưởng sản xuất. Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh, kế hoạch: chị trách nhiệm các phòng ban của mình quản lý cụ thể là các phòng ban như: Phòng kỹ thuật vi tính, Phòng nguyên liệu, Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng nhập khẩu, Phòng quản lý chất lượng. Lập kế hoạch hoạt đọng trong thời gian tới của công ty. Phó tổng giám đốc chịu trác nhiệm về mặt tài chính: chịu trách nhiệm về mặt tài chính của công ty như về việc vay, thu hồi nợ, lương của công nhân….đồng thời phải tập hợp mọi chi phí kết quả hoạt dộng kinh doanh của công ty phản hồi một cách chính xác tình hình tài chính của công ty qua từng thời gian. Phòng kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian đã qua từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh trong thời gian tiếp theo có hiệu quả hơn. Chủ trì và phối hợp các phòng ban, nghiệp vụ soạn thảo các hợp đồng kinh tế về mua sắm máy móc thiết bị , nguyên vật liệu…trình giám đốc kí theo ủy quyền của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi giám đốc đơn vị giao. Phòng Kỹ thuật vi tính: chịu trách nhiệm sửa chữa hệ thống máy tính, máy in, máy photo tại công ty. Phòng nguyên liệu: kiểm kê tình hình xuất nhập nguyên liệu và hàng tồn kho tại các kho trong công ty. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi việc bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu trong công ty một cách hiệu quả nhất. Phòng kế hoạch sản xuất: Phân tích tình hình sản xuất của công ty, bên cạnh đó lên kế hoạch sản xuất và định múc nguyên vật liệu ch từng lệnh sản xuất. Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra chất lượng của sản phẩm theo một tiêu chuẩn nhất định do công ty đã đề ra trong bản tiêu chuẩn sản phẩm (tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm ISO 9001-2000, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gỗ VFTN) Phòng xuất nhập khẩu: có quyền đàm phán giá cả với khách hàng, chịu trách nhệm trước tổng giám đốc về các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Nắm bắt các thông tin thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu của khách hàng giúp cho tổng giám đốc có chiến lược kinh doanh hợp lý. Nhận và phúc đáp các thông tin phản hồi nhận được từ phía khách hàng. SVTH: Siu Nhút Trang 6 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Phòng kế toán: Ký các văn bản trong phạm vi được giao, chịu trách nhiệm với phó tổng giám đốc về mặt tài chính kế toán của công ty. Theo dõi và tập hợp các số liệu liên quan đến quá trình sử dụng tài chính như: thanh toán tiền lương, thanh toán tiền hàng thông qua ngân hàng.… lập và gửi các báo cáo đúng hạn, các văn bản tài chính theo đúng chế độ tài chính như đã ban hành. Đảm bảo các số liệu và hồ sơ kế toán. Báo cáo lên tổng giám đốc kết quả hoạt đọng kinh doanh tại công ty một cách kịp thời. Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhân sự ở công ty. Làm công tác tuyển dụng lao động, đồng thời đâò tạo tay nghề cho công nhân, tính tiền lương và chế độ lương bổng cho CBCNV công ty. Bộ phận nhiên liệu: quản lý, kiêm kê tình hình nhập – xuất tồn nguyên vật liệu tại các kho công ty. Bộ phận máy: tiến hành sản xuất gỗ tinh ra phôi và các chi tiết của sản phẩm. Bộ phận hoàn thiện: tổ chức lắp đặt, phun sơn, nhúng dầu, đóng gói bao bì hoàn thiện sản phẩm. 1.4. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.1. Vốn: (Đơn vị tính: VNĐ) ( Nguồn: Phòng tổ chức công ty) Biểu đồ 1.1: Tình hình về tổng nguồn vốn của công ty Qua biểu đồ ta thấy rằng nguồn vốn có sự thay đổi, năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty là 259.374.461.737 đồng và năm 2011 là 261.001.160.007 đồng, năm 2011 tăng 1.626.698.270 đồng tương ứng với tỉ lệ 0,63% so với năm 2010. Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán (Đơn vị tính: VNĐ) SVTH: Siu Nhút Trang 7 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh ( Nguồn: Phòng tổ chức công ty) Qua bảng trên ta thấy rằng năm 2011 tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của công ty là 261.001.160.007 đồng, tăng 1.626.698.270 đồng tương ứng với tỉ lệ 0,63% so với năm 2010 và có xu hướng tăng thể hiện sự phát triển đi lên của Công ty. Đối với tài sản: Về TSNH năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,98% tương ứng 1.978.245.360 đồng chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản và có xu hướng ngay càng tăng. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu NH, hàng tồn kho tăng, thể hiện sự gia tăng về quy mô sản xuất của công ty, công ty đang mở rộng địa bàn hoạt động và thị trường ngày càng mở rộng. Tuy nhiên về TSDH năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,61% tương ứng 351.547.090 đồng. do TSCĐ và TSDH khác giảm, các khoản đầu tư TCDH không thay đổi. SVTH: Siu Nhút Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch +/- % TÀI SẢN A.TSNH 202.111.423.802 204.089.669.162 1.978.245.360 0,98 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 241.256.317 345.562.147 104.305.830 43,23 II.Các khoản đầu tư TCNH 0 0 0 0 III.Các khoản phải thu NH 38.551.714.764 40.253.245.231 1.701.530.467 4,41 IV. Hàng tồn kho 158.547.521.740 159.711.378.143 1.136.856.403 0,73 V.TSNH khác 4.743.930.981 3.779.483.641 -964.447.340 -20,3 B. TSDH 57.263.037.935 56.911.490.845 -351.547.090 -0,61 I. Các khoản phải thu DH 0 0 0 0 II. TSCĐ 54.571.863.368 54.292.976.152 -278.887.216 -0,51 III.Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 IV.Các khoản đầu tư TCDH 340.000.000 340.000.000 0 0 V.TSDH khác 2.351.174.567 2.278.514.693 -72.659.874 -3,09 TỔNG TÀI SẢN 259.374.461.737 261.001.160.007 1.626.698.270 0,63 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 213.356.230.935 214.840.283.139 1.484.052.204 0,70 I. Nợ NH 185.393.201.706 189.630.264.221 4.237.062.515 2,29 II. Nợ DH 27.963.029.229 25.210.018.918 -2.753.010.311 -9,85 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 46.018.230.802 46.160.876.868 142.646.066 0,31 I. VCSH 45.863.984.588 46.006.601.654 142.617.066 0,31 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 154.246.214 154.275.214 29.000 0,02 TỔNG NGUỒN VỐN 259.374.461.737 261.001.160.007 1.626.698.270 0,63 Trang 8 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Đối với nguồn vốn: Nợ phải trả và VCSH năm 2011 so năm 2010 đều tăng cụ thể: về nợ phải trả tăng 0,70% tương ứng 1.484.052.204 đồng, trong đó nợ NH tăng 2,29% tương ứng 4.237.062.515 đồng. còn nợ DH giảm 9,85% tương ứng 2.753.010.311 đồng. Về VCSH tăng 0,31% tương ứng 142.646.066 đồng. Điều này chứng tỏ nguồn vốn của Công ty được bảo toàn và phát triển tốt trong hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. 1.4.2. Lao động: Công ty CPCN gỗ Đại Thành đã thu hút được một số lượng lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định và một bộ phận người dân Phú Yên ở vùng tiếp giáp với Bình Định. Tổng số lao động thể hiện trong biểu đồ sau: (Đơn vị tính: Người) ( Nguồn: Phòng tổ chức công ty) Biểu đồ 1.2: Tình hình số lượng lao động Bảng 1.2: Bảng thống kê cơ cấu lao động. (Đơn vị tính: Người) Chỉ tiêu Trong đó Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010 SL % SL % SL % SL % SL % Theo giới tính Nam 1.306 40,18 1.500 46,15 1.295 46,89 194 14,85 -205 -13,67 Nữ 1.723 53,02 1.750 53,85 1.467 53,11 27 1,57 -283 -16,17 Theo trình độ chuyên môn Đại học 29 0,89 32 0,98 35 1,27 3 10,34 3 9,38 Cao đẳng 48 1,48 57 1,75 63 2,28 9 18,75 6 10,53 Trung cấp 76 2,34 81 2,49 75 2,72 5 6,58 -6 -7,41 SVTH: Siu Nhút Trang 9 Thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Kim Ánh Lao động phổ thông 2.876 88,49 3.080 94,77 2.589 93,74 204 7,09 -491 -15,94 Theo chức năng sản xuất Lao động trực tiếp 2.878 88,55 3.095 95,23 2.619 94,82 217 7,54 -476 -15,38 Lao động gián tiếp 151 4,65 155 4,77 143 5,18 4 2,65 -12 -7,74 Theo hợp đồng lao động Lao động chính thức 463 14,25 472 14,52 448 16,22 9 1,94 -24 -5,08 Lao động thời vụ 2.566 78,95 2.778 85,48 2.314 83,78 212 8,26 -464 -16,70 Tổng số 3.029 100 3.250 100 2.762 100 221 7,30 -488 -15,02 ( Nguồn: Phòng tổ chức công ty) Nhận xét: Tổng số lao động năm 2010 là 3.250 tăng 7.3% tương ứng 221 người so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 tổng số lao động là 2.762 giảm 15,02% tương ứng giảm 488 người. Công ty đã cắt giảm số lượng lao động để tiết kiệm chi phí. Ta thấy tình hình lao động của công ty lao động trực tiếp, lao động phổ thông chiếm đa số, vì công ty chủ yếu là sản xuất gia công chế biến sản phẩm gỗ nên cần nhiều lao động chân tay để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh thì lao động gián tiếp, lao động có trình độ ở mức thấp. Vì thế, công ty cần phát triển chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lao động có trình độ, tay nghề về góp sức công tác cùng công ty. Ngoài ra, cần phải có chiến lược đào tạo, nâng cao tay nghề của nguồn nhân lực hiện có. 1.4.3. Sản phẩm chủ yếu: (đơn vị tính: nghìn đồng) ( Nguồn: Phòng tổ chức công ty) SVTH: Siu Nhút Trang 10