Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạng bụi aerosol làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển.. Nước bị ô nhiễm nghĩ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG
Đề Tài:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị PhươngSinh viên thực hiện: Huỳnh Quốc Phúc NguyênMSSV :1911060896 Lớp: 19DTHC3
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 1 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 3
1.1 Đặt vấn đề 3
1.3 TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4
1.3.2 Tại Việt Nam 5
II ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM 6
2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước 6
2.1.1 Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên: 6
2.1.2 Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo: 7
2.2 HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC 10
III BIỆN PHÁP GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM 16
1.Các phương pháp sinh học: 16
2 Các phương pháp hóa lý 18
3 Các phương pháp hóa học 19
4 Phương pháp hóa sinh 20
5 Các công trình xử lý phụ khác 20
IV.Kết Luận 22
Trang 3Lời Mở Đầu
ột người có thể sống qua nhiều ngày mà không có thức ăn, một vài ngày mà không có nước uống Nhưng nếu không có không khí, con người sẽ chết trong vòng từ 5 đến 7 phút Không khí mà chúng ta thở
là hỗn hợp khí tự nhiên không màu, không mùi, chủ yếu là nitơ (78%), oxy (21%) 1% còn lại chủ yếu là khí argon (0,93%), khí carbon dioxyd (0,032%) và dạng vết các khí neon, heli, ozon, xenon, hydro, metal, kripton và hơi nước Khi bất kỳ chất nào được thêm vào hỗn hợp khí tự nhiên này là ô nhiễm không khí (ÔNKK) sẽ xảy ra Nói một cách khác, ÔNKK là kết quả của việc thải các chất độc hại vào không khí ở một tỷ lệ vượt quá khả năng của khí quyển (mưa, gió) trong việc chuyển đổi, phân huỷ và hoà tan các chất độc này.
M
ÔNKK là một hệ thống lý học và hoá học hết sức phức tạp Nó có thể được coi là một số chất khí và hạt được hoà tan hoặc lơ lửng trong không khí Rất nhiều chất ÔNKK có thể phản ứng với nhau, tạo ra một số hậu quả xấu Mức độ trầm trọng của ÔNKK thay đổi theo mùa, theo ngày, theo các hoạt động công nghiệp, theo thay đổi trong giao thông, thay đổi theo lượng mưa và tuyết Thành phần của ÔNKK biến đổi từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang tuần khác, nhưng thường có khuynh hướng theo một chu kỳ Nói tóm lại, ÔNKK có thể được định nghĩa như sau:
Định nghĩa: Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc hại như các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi Hay nói cách khác những chất này trong không khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc sự thoải mái của con người, động vật hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển Một số loại khí là những thành phần của không khí sạch như CO 2 cũng sẽ trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng
độ của nó cao hơn mức bình thường Ô nhiễm không khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những thành phần khác của môi trường như đất, nước.
Trang 4I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
1.1 Đặt vấn đề
- Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên Bởi vậy, ở nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng,
nhưng mặt khác cần coi trọng việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt sạch Nhà nước có chiến lược phát triển bền vững nguồn nước, nhưng mỗi tổ chức, cá nhân trong cộng đồng cần nâng cao ý thức sử dụng hợp lý và bảo
vệ, giữ gìn sự trong sạch của nguồn nước sinh hoạt, hạn chế tình trạng nguồn nước bị nhiễm bẩn không đáng có Ðối với người dân vùng lũ lụt, sau nước rút, môi trường sống, nhất là nguồn nước bị ô nhiễm nặng Ði liền với công tác vệ sinh, dọn sạch bùn đất, ngành y tế cung ứng đủ Clo-ra-min B cho các hộ gia đình diệt khuẩn, bảo đảm có nguồn nước sinh hoạt Ðiều đó cũng có nghĩa góp phần loại trừ các loại dịch bệnh nguy hiểm, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe người dân
- Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng luôn làvấn đề nhức nhối của toàn thế giới,mặc dù đã có nhiều biện pháp, nhiều chương trình hành động nhưng thực sự vẫn chưa đạt được nhiều kết quả
Là những sinh viên khoa tài nguyên môi trường chúng em lựa chon tìm hiểu về vấn đề này mong sẽ có thu thập thêm được nhiều thông tin bổ ích, tích lũy thêm kiến thức cho bản thân và giúp mọi người hiểu nhiều hơn về
sự ô nhiễm nguồn nước hiện nay
1.2 Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hạicho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên
- Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu
Trang 51.3 TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1 Trên thế giới
Tình trạng ô nhiễm nước trên thế giới Ô nhiễm nước đang là vấn đềđáng báo động trên thế giới hiện nay Đặc biệt là các nước phát triển.cùngvới sự phát triển thì các khu công nghiệp.nhà máy…đã thải ra môi trườnghang loạt các lượng chất thải độc hại.làm cho nguồn nước ở đây bị ônhiễm trầm trọng
Đây là một số ví dụ điển hình: Tại Sukinda, Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước nhiễm bẩn cực nặng Hậu quả của nó là tình trạng
vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu
Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ, cao gấp 96 lần
so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế giới quy định
Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới
+Năm 2000 vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul ( Rumani) đã thải
ra 50-100 tấn xianu và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần BaiaMare ( thuộc vùng Đông- Bắc) Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷsản ở đây chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nướcsạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người
+ Năm 1984, Bhopal (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khinhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Union Carbide India thải ra ngoài môitrường 40 tấn izoxianat và metila Theo viiện Blacksmith, chính lượng khíđộc hại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của hàng trămnghìn người dân và khiến 15.000 người tử vong Thật đáng lo ngại khi vấn
đề ô nhiễm ở khu vực này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.Người ta nghi ngờ rằng các mạch nước ngầm đã bị nhiễm độc
+Nằm tại khu vực chính giữa đất nước Trung Quốc, dòng sông Huai dài
1978 km được coi như nơi ô nhiễm nhất của nước này do các chất thảicông nghiệp, động vật và nông nghiệp, Mức độ mắc các bệnh cao bấtthường của cộng đồng dân cư sống gần lưu vực sông đã khiến chính phủphải xếp nguồn nước của con sông ở mức độ ô nhiễm độc hại nhất Tuynhiên, chính phủ Trung Quốc hiện đang cùng với Ngân hàng thế giới nỗ lựcgiải quyết tình trạng này
Trang 6+ Marilao( Philipine) Hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỉnh Bulacan ởPhilipines là nơi lưu thông hàng hoá cho các khu vực thuộc da, tinh chế kimloại, đúc chì Các chất ô nhiễm gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dântrong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt tại vịnh Manille.
1.3.2 Tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắngtrong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưngtình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân sốgây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng
bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn ở các thành phố lớn,hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước
do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải Ô nhiễm nước do sảnxuất công nghiệp là rất nặng Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngànhcông nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) cóthể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấpnhiều lần giới hạn cho phép
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượtđến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn chophép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm côngnghiệp tập trung là rất lớn
Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt ở thành phốThái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy,luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượngnước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượngsông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không
Trang 7có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương) Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nướcthải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được…
là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng
ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000-400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nướcthải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lýnước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nộithành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ,mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ ChíMinh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tếlớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộcdiện phải di dời
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác nhưHải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạtcũng không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thảiđều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS),BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lầnTCCP
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nôngnghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn
là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người vàgia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩnFeca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùngven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở cáckênh tưới tiêu
Trang 8II ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1 Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
2.1.1 Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên:
- Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm ượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được
- Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên: Là sự ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió,bão, lũ lụt Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồngốc
- Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do thảm thực vật phục hồi sau khirừng tự nhiên bị chặt phá chưa đủ để giảm thiểu tác động của dòng chảy
do nước mưa, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi làm tăng độ đục của sôngchảy qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình nước tự chảy cung cấpcho người dân
2.1.2 Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo:
Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng Chủ yếu do xả nướcthải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải,thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp
- Ô nhiễm nước do hoạt động của các khu công nghiệp Nguyên nhân gây ônhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông làm ô nhiễm nướcmặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bồ biển
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu
cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ
Trang 9Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học nhưmuối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phènol làm cho nước có vịkhông bình thường Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước cómùi lạ Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước
có mùi tanh của cá
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanhchóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chấtchứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu Mùi hôi của phân và nước cốngchủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol
Các nhà máy giấy thải ra nước có chứa nhiều glucid dễ dậy men Một nhàmáy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đươngvới một thành phố500.000 dân
- Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư Sự ô nhiễm này: là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ
có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu
Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng không
ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nênkhả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế
Trang 10Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải ngày đêm lên tới (350 – 45) ngàn m3, trong đó lượng nước thải công nghiệp là (85 – 90) ngàn m3 Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt từ (1.800 – 2.000) m3/ngày đêm, trong khi đó lượng thu gom chỉ được 850 m3/ngày, phần còn lại được
xả vào các khu đất ven các hồ, kênh mương trong nội thành, nói chung cácchất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm; chỉ số oxy sinh hoá (BOD); oxy hoà tan; các chất NH4; NO2; NO3; vượt quá quy định nhiều lần nước
ở các sông nội thành như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu có màu đen và hôi thối Sông Nhuệ chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố
Hà Nội có các loại độc chất như: phenol hàm lượng cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt; hàm lượng chất hữu cơ, có vi khuẩn gây bệnh cao; oxy hoà tan thấp Có thể nói nước sông Nhuệ đoạn thuộc
Hà Nội – Hà Tây là không bảo đảm chất lượng cấp nước cho ăn uống sinh hoạt
- Ô nhiêm nước do các hoạt động nông nghiệp Sự ô nhiễm nước: do nitrat
và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại Khi phân bón được
sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt Nhưng các cây trồng chỉ sử dụngđược khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới
Sự sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy bay làm ô nhiễm những vùng rộng lớn Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con
người Một số dịch hại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và
đa dạng hơn các thuốc trừ sâu
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại Nhiều chất thải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí, tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S
- Ô nhiễm do khai thác khoáng sản: Các chất thải do luyện kim và các côngnghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật
Khai thác tài nguyên dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm và cạn
kiệt.Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng
Trang 11sản (HĐKS) phát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông
nghiệp
Trong HĐKS, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v , đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vực xung quanh khai trường
Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan
nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự
nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần Đặc biệt
là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông Sự biến đổi chất lượng nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN- ; ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng cộng sinh nhưasen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước
- Ô nhiễm nước do các hoạt động giao thông vận tải: Hiện tượng khai thác
mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu là một trongnhững nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ước tính khoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng đường biển mỗi năm Một phần của khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đối hợp pháp: đó là
sự rửa các tàu dầu bằng nước biển Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ô nhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu (Ramade, 1989) Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấndầu thô thải ra biển hàng năm (Baker,1983) Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biển luôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt (Furon,1962).Sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu.Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
Trang 12ngầm bị nhiễm Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các con sông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy ý thức của con người là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước Tài nguyên không phải là vô tận, với sự khai thác một cánh bừa bãi, tràn lan, chạy theo lợi ích kinh tế thịtrường không có những biện pháp xử lý thích hợp như hiên nay thì việc nguồn nước bị ô nhiễm ngày một trầm trọng là điều tất yếu xảy ra Nếu con người không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống thì trong một tương lai không xa nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt
2.2 HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC
1.Do chất thải giàu chất dinh dưỡng
a Ở các vực nước chảy
-Sự thải các chất hữu cơ sẽ gây một sự xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái với
sự xuất hiện 4 vùng dọc theo dòng nước
- Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải
- Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất hữu cơ Nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối
- Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm
- Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi Người ta có thể xem sự ô nhiễm một con sông với một hệ thống dậy men liên tục với khả năng tự thanh lọc
Sự thanh lọc này được hiểu theo nghĩa loại trừ các chất hữu cơ ở dạng sinh hoạt hay hoà tan
b Các vực nước đứng (hồ, ao, đầm lầy )
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển mau lẹ của thực vật và các sinh vật khác Sự việc gọi là phú dưỡng hoá (eutrophisation), do sự giatăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các sinh vật thuỷ sinh Quá trình làm sự trầm tích tăng nhanh: hồ hẹp lại dần và cạn đi
2 Do chất thải độc hại