1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phần mềm quản lý học sinh, giáo viên ở trường phổ thông ssm và ứng dụng phần mềm vào quản lý hồ sơ học sinh tại trường thpt ngô thị nhậm tam điệp ninh bình

46 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Phần Mềm Quản Lý Học Sinh, Giáo Viên Ở Trường Phổ Thông – SSM Và Ứng Dụng Vào Quản Lý Hồ Sơ Học Sinh Tại Trường THPT Ngô Thì Nhậm – Tam Điệp – Ninh Bình
Tác giả Ninh Thị Hà Phương
Người hướng dẫn ThS. Trương Trọng Cần
Trường học Trường Đại Học Vinh
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2014
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Để triển khai công tác tin học hóa quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông bao gồm cấp sở, cấp phòng và cấp trường, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

-

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC SINH, GIÁO VIÊN Ở

TRƯỜNG PHỔ THÔNG – SSM VÀ ỨNG DỤNG VÀO QUẢN LÝ HỒ SƠ

HOC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM – TAM ĐIỆP – NINH

BÌNH

Sinh viên thực hiện: Ninh Thị Hà Phương - 1051010057

Lớp: 51A – Khoa CNTT Giáo viên hướng dẫn: ThS Trương Trọng Cần

Nghệ An,5/2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương

Trọng Cần em đã hoàn thành khóa luận của mình Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn

ThS.Trương Trọng Cần đã động viên và cung cấp cho em những kiến thức quý báu để em

hoàn thành tốt khóa luận này

Em xin cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn

phương pháp, các thầy cô giáo trong khoa CNTT trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho

em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bạn cùng lớp và các bạn trong khoa đã đóng

góp ý kiến, giới thiệu tài liệu giúp em hoàn thành tốt khóa luận

Khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong nhận được sự

thông cảm và những ý kiến đóng góp từ các thầy cô và bạn bè

Em xin chân thành cảm ơn !

Vinh, ngày 16 tháng 5 năm 2014

Tác giả

Ninh Thị Hà Phương

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Tin học hóa công tác quản lí giáo dục và xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo

dục là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ giáo dục và Đào tạo trong chương trình tin học

quản lý hành chính nhà nước và xây dựng chính phủ điện tử Để triển khai công tác tin học

hóa quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông bao gồm cấp sở, cấp phòng và cấp trường,

Cục Công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển khai xây dựng

các hệ thống thông tin quản lý giáo dục và phần mềm quản lý giáo dục cho các cấp quản lý

khác nhau một cách hoàn chỉnh Hệ thống này không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ tổng

hợp các báo cáo thống kê, mà còn có thể quản lý cả những thông tin chi tiết về học sinh,

giáo viên ở mỗi cấp quản lý phòng và sở

Hệ thống quan trọng đầu tiên là hệ thống Quản lý thông tin giáo dục trong một

trường phổ thông SSM Ngoài việc hỗ trợ các trường học quản lý các hoạt động giáo dục

trong nhà trường hiệu quả, hệ thống này còn có thể cung cấp thông tin giáo dục cho các

cấp quản lý giáo dục cao hơn dưới dạng điện tử đã được chuẩn hóa

Phần mềm được xây dựng trên cở sở các quy định của Bộ GD&ĐT ban hành đối

với trường phổ thông: Điều lệ trường phổ thông và Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh

Khi có thay đổi về Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT, phần mềm sẽ

được nâng cấp sớm nhất và có cơ chế cập nhật tới các trường sử dụng thông qua mạng

Internet Đặc biệt, phần mềm được cấp miễn phí sử dụng

Quản lý học sinh trong trường học là một vấn đề khá phức tạp việc sử dụng phần

mềm SSM sẽ giúp cho người quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh có những thông tin

nhanh chóng, chính xác về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh Phần mềm đã cung

cấp các chức năng cơ bản nhất cho công tác quản lý học sinh trong trường phổ thông và

cũng đã được sử dụng khá nhiều trong các trường phổ thông trong cả nước Từ những cơ

sở trên việc tìm hiểu và áp dụng vào sử dụng phần mềm tại trường phổ thông là rất cần

thiết, vì phần mềm SSM là một phần mềm gần gũi, thân thiện và hiệu quả trong giai đoạn

hiện nay

Tuy nhiên trong thực tế muốn triển khai ứng dụng phần mềm này cần phải cụ thể

hóa đối với từng trường Nhưng do nhiều trường có cơ chế và năng lực còn hạn chế nên

Trang 4

muốn tìm hiểu, triển khai ứng dụng phần mềm quản lý vào quản lý học sinh, giáo viên của

trường Trường THPT Ngô Thì Nhậm đã bước đầu áp dụng phần mềm, nhà trường đã tìm

hiểu và đã vận dụng triển khai chức năng cơ bản cũng là chức năng quan trọng nhất của

phần mềm đó là quản lý hồ sơ học sinh Em cũng nhận thấy đây là chức năng cần thiết

nhất, vì vậy em đã chòn đề tài: Tìm hiểu phần mềm quản lý, học sinh giáo viên trong

trường phổ thông – SSM và ứng dụng vào quản lý hồ sơ học sinh tại trường THPT

Ngô Thì Nhậm – Ninh Bình

2 Mục đích chọn đề tài

Tìm hiểu về phần mềm quản lí học sinh, giáo viên từ đó có thể áp dụng vào quản lý

học sinh tại trường THPT Ngô Thì Nhậm – Tam Điệp – Ninh Bình

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Phát triển kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, học sinh, hình thành kỹ năng sử

dụng phần mềm trợ giúp quản lý

Làm tài liệu tham khảo cho các trường phổ thông có ứng dụng SSM trong quản lý

học sinh trong tỉnh và cả nước nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, tiết

kiệm thời gian, công sức cho người quản lý

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm SSM

Nghiên cứu tình hình thực tế việc quản lí học sinh ở một số trường học tại địa

phương

5 Bố cục của đề tài

Chương 1: Tìm hiểu phần mềm SSM – Quán lý học sinh, giáo viên trong trường

phổ thông

Chương 2: Ứng dụng phần mềm SSM vào quản lý hồ sơ của học sinh tại trường

THPT Ngô Thì Nhậm – Tam Điệp – Ninh Bình

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Chương 1 TÌM HIỂU PHẦN MỀM SSM – QUẢN LÝ HỌC SINH, GIÁO VIÊN

Trang 5

* Quản lý hồ sơ, lý lịch học sinh: bao gồm quản lý thông tin lý lịch; quản lý điểm,

kết quả học tập; quản lý rèn luyện hạnh kiểm; theo dõi khen thưởng kỷ luật; theo dõi

chuyên cần

* Quản lý thi trong trường phổ thông: bao gồm một qui trình quản lý thi từ khâu

chuẩn bị (chọn môn thi, lớp tham gia), xếp thí sinh vào phòng thi, dồn túi, đánh phách,

nhập và xử lý kết quả, in ấn các danh sách, báo cáo tổng hợp, đánh giá chất lượng, … Các

phiên bản tiếp theo sẽ hỗ trợ tổ chức thi khảo sát chất lượng, thi chọn học sinh giỏi và thi

nghề phổ thông

Quản lý hồ sơ, lý lịch học sinh

Quản lý điểm, quá trình học tập, rèn luyện học sinh

Quản lý thi trong trường phổ thông

Hệ thống công cụ khai thác thông tin, lập báo cáo

Phần mềm quản lý học sinh, giáo viên phổ thông

Quản lý giáo viên (hồ sơ, chuyên môn)

Trang 6

* Quản lý giáo viên(hồ sơ, chuyên môn): quản lý thông tin đội ngũ giáo viên

trong nhà trường; quản lý phân công giảng dạy; phân công chủ nhiệm; tự động lập các báo

cáo chuyên môn; báo cáo chủ nhiệm cho từng giáo viên

* Hệ thống công cụ khai thác thông tin, lập báo cáo(đầu năm, giữa năm và cuối

năm) theo mẫu của Bộ ban hành (còn gọi là các biểu EMIS)

* Quản lý điểm, quá trình học tập, rèn luyện của học sinh:

- Quản lý thi lại;

- Quản lý rèn luyện hạnh kiểm sau hè;

- In sổ điểm và lưu trữ sổ điểm dưới dạng tiện tử để sử dụng lâu dài bao gồm: Sổ

gọi tên và ghi điểm (sổ cái), Sổ ghi điểm cá nhân;

- In học bạ học sinh và lưu trữ dưới dạng điện tử;

- In thẻ học sinh;

- In giấy khen;

- Tra cứu, tìm kiếm học sinh, giáo viên;

1.2 Cài đặt phần mềm

Toàn bộ phần mềm được đóng gói và ghi lên một đĩa CD bao gồm 4 tệp tin sau đây:

cd-help.doc Chứa những thông tin giới thiệu đĩa gài đặt và các bước gài đặt

phần mềm Nên đọc kỹ tệp giới thiệu này để thuận tiện cho việc gài đặt phần mềm

dotnetfx1_1.exe Tệp này để gài thư viện Microsoft NET Framework 1.1 Đây

là một công nghệ mới của Microsoft đã áp dụng vào để xây dựng phần mềm này

ssm_setup.msi Đây là tệp gài đặt các chức năng phần mềm quản lý trong

trường phổ thông

Crystal9.msi Tệp này chứa các thư viện trình in ấn Crystal 9.2 – công cụ

dùng để tạo các các báo biểu của phần mềm

Uk363Setup.exe Đây là bộ gõ tiếng Việt Unikey miễn phí, có thể dùng để gõ

tiếng Việt cho phần mềm SSM Lưu ý: Phần mềm SSM sử dụng bộ phông chữ Unicode, do vậy bạn cần gài đặt các bộ gõ

hỗ trợ Unicode mới có thể làm việc được ví dụ như: VietKey, UniKey,

Trang 7

Để có thể sử dụng tốt phần mềm này, yêu cầu máy tính phải đảm bảo tối thiểu cấu

hình như sau:

Ngoài ra, máy tính nhà trường cần được kết nối Internet và đăng ký email với Cục

CNTT để nhận được các thông tin trợ giúp và cập nhật, nâng cấp phiên bản phần mềm

Các bước gài đặt

Để có thể sử dụng phần mềm này, bạn phải gài đặt nó lên máy tính Thứ tự các

bước gài đặt tiến hành như sau:

Bước 1: Gài đặt thư viện Microsoft NET Framework 1.1 Nếu máy tính đã từng gài thư

viện này rồi, bạn có thể bỏ qua bước này Còn không, nhấn đúp chuột lên tệp

dotnetfx1_1.exe từ đĩa CD và thực hiện các thao tác sau đấy:

Nhấn nút để xác nhận việc gài đặt Sau khi bộ gài đặt giải nén các

tệp cần gài đặt, cửa sổ sau xuất hiện:

Trang 8

Hãy chọn I agree, rồi nhấn nút Install

Sau khi thông báo sau đây xuất hiện là lúc đã hoàn thành Bước 1

Trang 9

Bước 2: Gài đặt các chức năng chính của phần mềm quản lý trong nhà trường tphổ

thông bằng cách nhấn đúp chuột lên tệp ssm_setup.msi từ đĩa CD và thực hiện các thao

tác sau đây:

Nhấn nút để tiếp tục:

Trang 10

Trên hộp thoại này, bạn lựa chọn thư mục sẽ gài đặt phần mềm lên ổ đĩa cứng Thư

mục ngầm định sẽ cài phần mềm vào là: C:\Program Files\SSM6, tuy nhiên bạn có thể

thay đổi thư mục khác bằng cách bấm vào nút

Browse… và chọn một thư mục khác:

Bạn cũng đặt lựa chọn cho phép sử dụng phần mềm trên máy tính, ai cũng có quyền

sử dụng phần mềm khi đăng nhập nhập vào máy tính (Everyone) hay chỉ có bạn mới có

quyền (Just me):

Nhấn nút để tiếp tục:

Hộp thoại thông báo đã đủ các thông tin cần thiết, phần mềm đã sẵn sàng để được

gài đặt lên máy tính Bạn kích chọn , phần mềm sẽ tự động gài đặt lên máy

tính

Trang 11

Bước 3: Gài đặt thư viện cho trình in ấn Crystal Report 9.2 Nếu trình thư viện này

đã được gài trên máy tính từ trước, bạn có thể bỏ qua bước này Còn không nhấn đúp

chuột lên tệp Crystal9.msi từ đĩa CD và thực hiện theo các thao tác sau đây:

Trang 12

Nhấn nút để tiếp tục:

Trên hộp thoại này, bạn lựa chọn thư mục sẽ gài đặt phần mềm lên ổ đĩa cứng Thư

mục ngầm định sẽ cài phần mềm vào là: C:\Program Files\Crystal9, tuy nhiên bạn có thể

thay đổi thưmục khác bằng cách bấm vào nút Browse… và chọn một thư mục khác:

Trang 13

Nhấn nút để tiếp tục:

Hộp thoại thông báo đã đủ các thông tin cần thiết, phần mềm đã sẵn sàng để được

gài đặt lên máy tính Bạn kích chọn , phần mềm sẽ tự động gài đặt lên máy

tính

Trang 14

Sau bước chạy này sẽ là thông báo hoàn thành việc cài đặt:

Có 3 nhóm đối tượng tham gia khai thác thông tin từ phần mềm Mỗi nhóm đối

tượng sẽ tùy theo quyền hạn được cấp mà sẽ được phép làm việc hay không làm việc với

một số chức năng có trong phần mềm Các nhóm đối tượng đó là:

* Người Quản trị hệ thống

Có thể là Hiệu trưởng, Hiệu phó hoặc người được hiệu trưởng giao toàn bộ trọng

trách sử dụng phần mềm này Đối tượng này sẽ có quyền thực hiện mọi chức năng phần

mềm có thể

* Giáo viên

Giáo viên có thể là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Đối tượng này sẽ chỉ sử

dụng được các chức năng quản lý thông tin học sinh (lớp họ chủ nhiệm), quản lý điểm

(môn học của lớp họ dạy)

Trang 15

* Học sinh – phụ huynh

Các em học sinh cũng có thể sử dụng phần mềm này để theo dõi các thông tin về

bản thấn như điểm thi, điểm kiểm tra, thông tin rèn luyện… thông qua tài khoản của được

cấp

Phụ huynh học sinh cũng có thể sử dụng phần mềm này để có cái nhìn toàn diện về

tình hình học tập của con em mình và chất lượng giáo dục của nhà trường nơi họ đang gửi

gắm con em

Tuy nhiên phần mềm SSM là một phần mềm được cài đặt trên hệ điều hành

Windows và sử dụng các ứng dụng văn dụng văn phòng kèm theo bộ Office Phần mềm

này được Cục CNTT Bộ Hiaos dục và Đào tạo sản xuất và chỉ có thể chạy trên một máy

tính duy nhất nên chưa đáp ứng được nhu cầu khai thác của nhóm đối tượng “Học sinh –

Phụ huynh” Cùng với đó trong quá trình triển khai mềm chưa đáp ứng được nhu cầu của

đại đa số giáo viên và việc phân quyền được thực hiện chưa tốt

Mỗi người sử dụng phần mềm sẽ thuộc 1 trong 3 nhóm đối tượng trên và được cấp

một tài khoản bao gồm: Tên đăng nhập và Mật khẩu để sử dụng phần mềm Sau khi

đăng nhập vào hệ thống, phần mềm sẽ kiểm tra và giới hạn các chức năng mà người sử

dụng này có thể làm việc Ai chủ nhiệm lớp nào sẽ quản lý được học sinh của lớp đó; ai

dạy môn gì-lớp nào sẽ quản lý điểm môn dạy lớp đó; học sinh sẽ chỉ xem được thông tin

rèn luyện và học tập của họ; còn Quản trị hệ thống sẽ làm được tất cả các công việc mà

phần mềm có thể

1.3.2 Đăng nhập hệ thống

Để sử dụng phần mềm, bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

Cách 1: Từ thực đơn Start của Windows hãy chọn: Start\Programs\SSM

Cách 2: Bạn có thể kích hoạt (nhất đúp chuột) biểu tượng của phần mềm trên màn

hình nền Windows như sau:

Trang 16

Hộp thoại đăng nhập hệ thống xuất hiện:

Hình 1: Hộp thoại đăng nhập hệ thống

Để đăng nhập hệ thống bạn làm theo 3 thao tác:

Bước 1: Chọn tên người sử dụng ở danh sách Chọn người sử dụng;

Bước 2: Gõ mật khẩu của mình vào hộp Gõ vào mật khẩu;

Trang 17

Khi đăng nhập đúng, màn hình chính của phần mềm xuất hiện cho phép bạn làm

việc những chức năng liên quan thông qua hệ thống thực đơn chương trình (Menu) hoặc

thanh công cụ (Toolbar) của phần mềm:

Trang 18

1.3.2 Thoát khỏi chương trình

Có nhiều cách để thoát khỏi chương trình:

- Chọn thực đơn Hệ thống |

hoặc

- Nhấn tổ hợp phím nóng Ctr + Q

1.3.4 Quản lý người sử dụng

(Chỉ dành cho người Quản trị hệ thống)

Chức năng này cho phép quản lý mật khẩu những người sử dụng phần mềm Có 3

loại đối tượng sử dụng: Quản trị hệ thống, Các giáo viên trong trường và Học sinh Chỉ khi

nào bạn đã tạo được danh sách giáo viên giảng dạy (bởi chức năng Quản lý giáo viên), bạn

mới có thể quản lý được mật khẩu của họ ở chức năng này

Để thực hiện công việc này, kích hoạt thực đơn Hệ thống | , hộp

thoại Quản trị người sử dụng xuất hiện:

Hình 3: Hộp thoại quản lý người sử dụng

- Hãy nhập vào mật khẩu lần đầu tiên cho mỗi người sử dụng ở mục Mật khẩu và

gửi đến họ Sau này, mỗi người sử dụng có thể tự đổi lại mật khẩu của mình bởi chức năng

Đổi mật khẩu

Trang 19

- Cuối cùng nhấn nút để ghi lại mọi sự thay đổi

1.3.5 Thay đổi mật khẩu

Mỗi người sử dụng đều có thể thay đổi được mật khẩu của mình để đảm bảo tính an

toàn cho họ

thoại Đổi mật khẩu người sử dụng xuất hiện:\

Hình 4: Hộp thoại đổi mật khẩu người sử dụng

Bạn phải thực hiện theo các bước sau để có thể đổi được mật khẩu cũ:

Bước 1: Nhập vào mật khẩu cũ

Bước 2: Nhập vào mật khẩu mới

Bước 3: Gõ lại mật khẩu mới vừa nhập

Chỉ khi nào bạn: Gõ đúng mật khẩu cũ; Gõ hai lần mật khẩu mới khớp nhau thì quá

trình thay đổi mật khẩu của bạn mới thành công Trái lại, hệ thống sẽ đưa ra lời

thông báo lỗi và bạn phải làm lại các bước trên để thay đổi mật khẩu

Mật khẩu đầu tiên cho người Quản trị hệ thống là để trống (không phải gõ mật khẩu),

sau khi gài đặt phần mềm, nên đổi lại mật khẩu này để đảm bảo an toàn hệ thống

Nên thực hiện việc đổi mật khẩu thường xuyên để đảm bảo an toàn dữ liệu riêng tư

Trong trường hợp không nhớ mật khẩu, hãy liên lạc với người quản trị để được cấp lại

Trang 20

Để đảm bảo an toàn dữ liệu phòng khi máy tính gặp sự cố, bạn phải thường xuyên

sao lưu dữ liệu phần mềm ra một thiết bị nhớ bên ngoài máy tính Thiết bị đó có thể là:

- Đĩa CD-ROM: khi đó máy tính của bạn phải có ổ ghi đĩa CD (CD Writer) và sử

dụng phần mềm ghi đĩa để sao lưu dữ liệu ra CD ROM;

- Thẻ nhớ USB Flash Memory Stick

Dữ liệu của chương trình là tệp tên năm học ssm nằm trên thư mục DB của phần

mềm Ví dụ:

C:\Program Files\SSM\db\<tên năm học>.ssm

Hãy thực hiện việc sao lưu thường xuyên tệp dữ liệu này Trong trường hợp phục

hồi dữ liệu, chỉ việc gài đặt lại phần mềm từ đĩa CD rồi copy đè tệp dữ liệu đã sao lưu lên

tệp chương trình vừa gài đặt

Chương 2

Trang 21

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VÀO QUẢN LÝ HỒ SƠ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT

NGÔ THÌ NHẬM – TX TAM ĐIỆP – NINH BÌNH

2.1 Khai báo thông tin trường học

Đầu tiên phải khai báo các thông tin về nhà trường đầu năm học mới Kích hoạt thực

Khai báo năm học mới xuất hiện:

Hình 5: Hộp thoại khai báo thông tin cho năm học mới

Phần mềm đã nạp sẵn danh sách các trường theo đơn vị hành chính (Tỉnh, Huyện)

và loại trường (THPT, THCS, Trung học) Vì vậy bạn chỉ cần chọn đúng các thông tin này

là sẽ lấy ra được tên trường cùng với mã tuyển sinh của trường

Để đưa phần mềm vào sử dụng cho năm học mới, bạn thực hiện thiết lập các thông

tin phù hợp trên hộp thoại này:

Bước 1: Đặt các thông tin về đơn vị hành chính bằng cách chọn các ô tương ứng

Tỉnh, Huyện, Xã Cụ thể: phường Bắc Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Bước 2: Lựa chọn loại trường trong ô Loại trường: THPT Sau bước này, danh

Trang 22

Bước 3: Chọn tên trường tại ô Tên trường: THPT Ngô Thì Nhậm và nhập vào

các thông tin Loại hình: công lập, Tên hiệu trưởng: Tạ Thị Hiền

Bước 4: Khai báo năm học mới bằng cách chọn năm học trong ô Năm học mới:

2013 - 2014 Sau bước chọn này, phần mềm sẽ tự động sinh ra một cơ sở dữ liệu mới cho

năm học tương ứng vừa được chọn

Cuối cùng nhấn Đồng ý để cập nhật dữ liệu, nhấn Đóng để thoát khỏi chức năng này

Nút Xóa trắng CSDL hiện tại sẽ xóa toàn bộ các thông tin hiện

tại đang có trong CSDL Điều này là cần thiết nếu bạn muốn khởi tạo một cơ sở dữ liệu

mới tinh cho trường học của mình Khi bạn kích vào nút này thì sẽ có một hộp thoại cảnh

báo hỏi bạn có chắc chắn thực hiện việc xóa CSDL hiện tại không

2.2 Kiểm tra lại các danh mục chuẩn

Phần mềm làm việc trên một số các danh mục chuẩn, các danh mục này được lấy từ

Kỳ thi tuyển sinh ĐH & CĐ hàng năm Nhà trường có thể tham khảo và cập nhật lại (nếu

cần thiết)

2.2.1 Danh mục Dân tộc

Danh sách 54 dân tộc đã có sẵn trên CSDL, tuy nhiên bạn có thể cập nhật lại danh

sách này bằng cách mở thực đơn Danh mục | , hộp thoại sau đây

xuất hiện cho phép cập nhật thông tin về dân tộc:

Nếu bạn đã từng sử dụng phần mềm ở các năm học trước thì các thông tin về nhà

trường tương ứng với từ Bước 1 đến Bước 3, bạn không cần phải làm lại Bạn chỉ cần khai

báo năm học mới ở bước 4

Trang 23

- Mã và Tên các dân tộc được đánh theo danh mục trong qui chế tuyển sinh Đại học

và Cao đẳng

2.2.2 Danh sách các môn học

Phần mềm đã có sẵn danh mục tất các các môn học từ lớp 6 đến lớp 12, trường bạn

dạy những môn nào, thông tin chi tiết về từng môn học ra làm sao? Chức năng này sẽ giúp

làm điều đó

Hãy kích hoạt thực đơn Danh mục| , , hộp thoại sau đây xuất hiện:

Ngày đăng: 09/09/2021, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w