1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN sử dụng biểu mẫu của google drive nhằm khắc phục hạn chế trong đánh giá cán bộ, giáo viên ở trường THPT võ thị sáu – tỉnh vĩnh phúc

32 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 10,68 MB

Nội dung

Việc lấy ý kiến học sinh, sinh viên về giáo viên có rất nhiều hình thức.Nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in trên giấy dưới dạng các câu hỏi trắcnghiệm, có trường sử dụng phần mềm đánh g

Trang 1

SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Môn/nhóm môn: Quản lý

Tổ bộ môn: Toán – Lý – Tin - KTCN

Mã môn: 68 Người thực hiện: Phạm Ngọc Thiệu Điện thoại: 0913673828

Email: Thieuvothisau.vp@gmail.com

Vĩnh Phúc, năm 2015

33.68.01

Trang 2

MỤC LỤC Nội dung Trang

PHẦN I MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của SKKN 6

PHẦN II NỘI DUNG 7

1 Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 7

2 Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường THPT hiện nay và những khó khăn 7

3 Xây dựng giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát trực tuyến (Form) của Google Drive 9

3.1 Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive 9

3.2 Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy 11

3.3 Sử dụng phiếu hỏi đã lập trong Google Drive để lấy ý kiến học sinh tại trường THPT Võ Thị Sáu và trường THPT Trần Phú – tỉnh Vĩnh Phúc 15

3.4 Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lời 18

4 Thực nghiệm sử dụng phiếu hỏi ý kiến học sinh về giáo viên tại trường THPT Võ Thị Sáu và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 19

4.1 Chuẩn bị thực nghiệm 19

4.2 Tiến hành thực nghiệm 21

4.3 Kết quả thực nghiệm 22

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

1 Kết luận 26

2 Kiến nghị 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

5 PCGD: Phân công giảng dạy.

6 TKB: Thời khóa biểu

Trang 4

cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ban

hành ngày ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD-ĐT, Việc đánh giá giáo

viên được kết hợp cả hai hình thức đánh giá bên ngoài (được đánh giá) và tựđánh giá

Nhằm nâng cao chất lượng đánh giá giáo viên trong năm học, nhiềutrường Trung học phổ thông (THPT) và Đại học, Cao đẳng đã mạnh dạn sửdụng hình thức lấy ý kiến của học sinh, sinh viên đối với giáo viên trực tiếpgiảng dạy Đây là một bước tiến lớn trong công tác đánh giá vì từ trước đến naychúng ta vẫn dừng lại ở việc nhà giáo đánh giá học sinh mà chưa có quá trìnhngược lại

Việc lấy ý kiến học sinh, sinh viên về giáo viên có rất nhiều hình thức.Nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in trên giấy dưới dạng các câu hỏi trắcnghiệm, có trường sử dụng phần mềm đánh giá để thu thập thông tin, Trongcác năm học vừa qua trường THPT Võ Thị Sáu – Tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụnghình thức ghi phiếu hỏi phát đến từng học sinh sau đó thực hiện kiểm phiếu, ghikết quả Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường thu thập, kiểm chứng thông tin

và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy khi có vấn đề bất thường về kiếnthức, nội dung, phương pháp giảng dạy, của giáo viên từ ý kiến phản hồi củahọc sinh

Tuy nhiên qua thực tế lấy ý kiến học sinh bằng hình thức ghi phiếu hỏitrong 2 năm học vừa qua, tôi nhận thấy hình thức này rất tốn kém, mất thời gian,đặc biệt với những trường có nhiều học sinh và giáo viên thì công tác kiểm

Trang 5

phiếu cần nhiều người làm và rất tốn công vì được làm thủ công Ví dụ tạitrường THPT Võ Thị Sáu có 18 lớp với 620 học sinh và 54 giáo viên, để hoànthành công tác lấy ý kiến học sinh Ban giám hiệu đã phải huy động mỗi lớp 02học sinh cùng làm công tác kiểm phiếu cùng với Ban chấp hành Đoàn trường vìmột giáo viên có thể dạy ở nhiều lớp, nhiều khối, thậm chí nhiều môn như Toán– Tin; Văn – Giáo dục Công dân (GDCD); Kết quả kiểm phiếu chỉ dừng lại ởcác lớp học, không thống kê được ý kiến đầy đủ của tất cả các học sinh mà giáoviên trực tiếp giảng dạy, gây khó khăn cho Ban giám hiệu trong việc trao đổi vớigiáo viên về kết quả đánh giá.

Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để có thông tin phản hồi của tất cả học sinh

đối với từng giáo viên và công tác kiểm phiếu diễn ra tự động, không tốn thời gian, công sức và kết quả kiểm phiếu phản ánh được tương đối chính xác về giáo viên, thông tin thu được dàng lưu trữ và trao đổi? Bằng kinh nghiệm sử

dụng Google Drive trong thời gian qua, kết hợp tìm hiểu các tài liệu tham khảo,

tôi lựa chọ giải pháp: Sử dụng biểu mẫu của Google Drive nhằm khắc phục

hạn chế trong đánh giá cán bộ, giáo viên ở trường THPT Võ Thị Sáu – tỉnh Vĩnh Phúc.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tạo được một mẫu phiếu khảo sát trực tuyến dưới

dạng một phiếu hỏi trên máy tính hoặc điện thoại thông minh bằng cách sử dụng

mẫu khảo sát khách hàng (Form) của Google Drive, gửi phiếu hỏi qua thư điện

tử của học sinh hoặc lớp học sinh và thu thập thông tin trả lời hoàn toàn tự động,

khắc phục những bất cập trong việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ hoặc lấy ý kiếnhọc sinh bằng phiếu hỏi in sẵn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề đặt ra trong phần lý do chọn đề tài, tôi xác định cácnhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên công tác kiểm tra đánh giá cán bộ giáo viên hàng năm của Bộ GD, SởGD-ĐT Vĩnh Phúc và các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghiên cứu các phương pháp lấy ý kiến của học sinh, sinh viên về cán bộ, giáoviên hàng năm ở các trường THPT và các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, từ

đó xác định giải pháp cải tiến của đề tài

Trang 6

- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trên mạng internet, tìm hiểu phương pháp, cáchthức tạo mẫu khảo sát khách hàng (Form) trong Google Drive, xây dựng mộthướng dẫn cụ thể về việc tạo mẫu phiếu hỏi và lập được một phiếu hỏi online vềgiáo viên để tiến hành thực nghiệm đề tài.

- Tiến hành thực nghiệm khảo sát lấy ý kiến của học sinh trường THPT Võ ThịSáu về giáo viên trực tiếp giảng dạy với phương pháp khảo sát và phiếu khảo sátcủa đề tài để đánh giá kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và khuyến nghị Mởrộng đối tượng thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của giải pháp mới so với giảipháp cũ đã thực hiện

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Các phương pháp lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảngdạy ở các trường THPT trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cách tạo biểu mẫu của google drive trong công tác đánh giá cán bộ,giáo viên

- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Võ

Thị Sáu; THPT Trần Phú – Tỉnh Vĩnh Phúc

5 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh, giáo viên trường THPT Võ Thị Sáu; THTP Trần Phú – TỉnhVĩnh Phúc

6 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản

pháp qui, các đề tài nghiên cứu về đánh giá cán bộ, giáo viên và lấy ý kiến góp ýcủa học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Cách tạo biểu mẫu lấy ý kiếntrong Google Drive và tính năng, tác dụng của biểu mẫu

- Nghiên cứu thực nghiệm: Thiết lập phiếu hỏi trực tuyến Tổ chức đánh

giá giáo viên bằng mẫu phiếu khảo sát đã tạo ra trong Google Drive đối với HScủa trường THPT Võ Thị Sáu Chia sẻ mẫu phiếu khảo sát đã lập với cán bộquản lý của các trường như THPT Trần Phú để mở rộng đối tượng thực nghiệm

và đánh giá hiệu quả của giải pháp sử dụng phiếu khảo sát trực tuyến, từ đó rút

ra kết luận và kiến nghị

Trang 7

7 Cấu trúc của SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần như sau:

- Phần 1 Phần mở đầu

- Phần 2 Nội dung, bao gồm:

+ Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

+ Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trườngTHPT hiện nay và những khó khăn

+ Giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát của Google Drive

- Phần 3 Kết luận và kiến nghị

Ngoài phần chính còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đínhkèm

Trang 8

PHẦN II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Hiện nay đánh giá cán bộ, giáo viên đã trở thành một nhiệm vụ hàng năm

ở các nhà trường phổ thông và đại học, cao đẳng Bộ GD - ĐT đã ban hành

thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 trong đó quy định rõ

về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, là cơ sở quan trọng để các nhà trường đánh giágiáo viên trong một năm học Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn, người đượcđánh giá phải đưa ra các minh chứng cần thiết để đối chiếu với các tiêu chí, chỉ

số Để các minh chứng có tính sát thực và hiệu quả, nhiều trường THPT đã kếthợp giữa dự giờ giáo viên, kiểm tra kiến thức chuyên môn hàng năm và đặc biệt

là lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy Nhiều năm qua Sở

GD - ĐT Vĩnh Phúc cũng đã thực hiện kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn hàngnăm của giáo viên bằng bài kiểm tra nhận thức và kiểm tra kiến thức chuyênmôn Nhiều trường THPT trong tỉnh cũng đã thực hiện công việc này thườngxuyên, liên tục, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,giáo viên Song song với kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhiềutrường THPT đã thực hiện lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên, coi đó như mộtnguồn minh chức có giá trị thực tiễn cao trong việc đánh giá cán bộ, giáo viên

và xếp loại thi đua hàng năm, đồng thời cũng có tác dụng phát huy dân chủtrong nhà trường, nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác giảng dạyđồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

2 Thực trạng công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên ở các trường THPT hiện nay và những khó khăn.

Trong công tác lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên, qua tìm hiểu trên cácphương tiện thông tin, tôi được biết nhiều trường THPT ở Hà Nội hiện nay đã ápdụng hình thức này một cách khá phổ biến Ví dụ như trường THPT Phan ĐìnhPhùng - Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội đã áp dụng lấy ý kiến học sinh đốivới giáo viên từ năm học 2010-2011 theo sáng kiến kinh nghiệm của thầy PhùngHồng Kổn trên cơ sở tạo ra một phiếu hỏi về giáo viên với các câu hỏi có liênquan đến giáo viên như: Tính chính xác của nội dung kiến thức, phương phápgiảng dạy, ứng xử sư phạm và ý thức nề nếp của giáo viên, Xu hướng nàycũng đã xuất hiện ở nhiều trường THPT ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm họcvừa qua Ví dụ: Trường THPT Trần Phú sử dụng phiếu hỏi học sinh đối với tất

cả các môn học và giáo viên dạy các môn ôn thi Đại học - Cao đẳng, giáo viên

Trang 9

ôn thi học sinh giỏi bộ môn; Trường THPT Phạm Công Bình lấy ý kiến của họcsinh có học lực khá trở lên đối với những giáo viên bị học sinh phản ứng, yêucầu thay đổi; THPT Sông Lô lấy ý kiến học sinh 3 lần/năm đối với tất cả cácgiáo viên giảng dạy; THPT Bình Xuyên lấy ý kiến học sinh đối với các giáoviên dạy ôn thi ĐH – CĐ; THPT Võ Thị Sáu lấy phiếu hỏi đối với toàn bộ giáoviên đang trực tiếp giảng dạy 02 lần/năm;

Trao đổi với cán bộ quản lý và một số giáo viên có liên quan đến công tácnày tôi đều thu được một kết quả là: các trường đều dùng hình thức in phiếu hỏiphát đến từng học sinh

Với những trường có số lượng học sinh lớn thì số phiếu phát ra khá nhiều

Để giảm số phiếu phát ra, nhiều trường đã sử dụng phiếu hỏi in sẵn kết hợp 12môn học (Toán –Vật lý –Hóa học – Sinh học – Tin học – Ngữ Văn – Lịch sử -Địa lý- Giáo dục công dân – Thể dục – Công nghệ - Giáo dục Quốc phòng) trên

1 phiếu như hình dưới đây:

Trang 10

Cách tích hợp này sẽ kiểm tra được sự phản hồi của học sinh ở từng lớpđối với giáo viên Tuy vậy vẫn mất nhiều thời gian để kiểm phiếu vì phải tổnghợp từng phiếu, trên mỗi phiếu có 12 môn học Ví dụ: với 20 câu hỏi, nếu mỗilớp có 40 học sinh thì mỗi môn học sẽ được kiểm dò 800 lần, chưa kể mỗi câuhỏi có 3 đáp án Bộ phận văn phòng kết hợp với học sinh, giáo viên chủ nhiệmthực hiện công việc kiểm phiếu, phân loại và chuyển kết quả đến Ban giám hiệu.Công việc này tốn khá nhiều thời gian của các thành viên tham gia, cán bộ quản

lý của nhà trường không có ngay kết quả với những số liệu đáng tin cậy vì cácphiếu khảo sát được thực hiện ở nhiều lớp khác nhau, việc lưu trữ kết quả chủyếu dưới dạng bản cứng (bản in), không thuận tiện khi cần trao đổi thông tin

Để khắc phục những hạn chế nói trên, tôi đề xuất giải pháp sử dụng mẫuphiếu khảo sát của Google Drive để lấy ý kiến học sinh theo hình thức trực

tuyến với việc tổng hợp số liệu tự động, nhanh gọn, số liệu thống kê có tính

khoa học, thuận tiện trong lưu trữ và trao đổi thông tin giữa cán bộ quản lý và giáo viên,

3 Xây dựng giải pháp lấy ý kiến học sinh bằng phiếu khảo sát trực tuyến (Form) của Google Drive

3.1 Cách tạo mẫu phiếu khảo sát của Google Drive

Trong Google Drive hiện nay có tích hợp một ứng dụng cho phép tạo mẫukhảo sát online được các công ty, đơn vị kinh doanh dùng để khảo sát kháchhàng hoặc đối tác, tạo phiếu hỏi khi cần điều tra một số thông tin liên quan Đểtạo mẫu khảo sát chúng ta có thể tham khảo các tài liệu hướng dẫn trên mạng

internet tại rất nhiều địa chỉ, ví dụ: Tạo phiếu khảo sát trực tuyến với Google

Docs tại địa chỉ:

https://sites.google.com/site/vitinhquocbaoltt/ngoai-khoa-tin-hoc/tao-phieu-khao-sat-truc-tuyen-voi-google-docs

Để tạo mẫu khảo sát trong Google Drive chúng ta thực hiện theo các bước

cơ bản sau đây theo tài liệu tham khảo “Hướng dẫn sử dụng Google drive tạo

mẫu Form đăng ký – form bán hàng cơ bản” tại địa chỉ:

https://phamngocluong.wordpress.com/2014/06/03/huong-

dan-su-dung-google-drive-tao-mau-form-dang-ky-form-ban-hang-co-ban/

Trang 11

Bước 1: Truy cập Gmail Chọn ứng dụng Drive trên góc trái màn hình hình Bước 2 Tạo Form

Click vào Drive, Chọn “Tạo mới”, chọn “Google biểu mẫu”

(Nếu Gmail dùng ngôn ngữ tiếng Anh thì chọn “Create” rồi chọn “Form”) Cửa

sổ hiện ra như hình ảnh sau:

Bước 3: Tạo nội dung cho Form

Để tạo nội dung cho phiếu hỏi, trong cửa sổ trên ta chọn “Loại Câu hỏi”.

Các dạng câu hỏi có thể tạo trong Form bao gồm:

1 Văn bản: Loại câu hỏi này thì mục trả lời sẽ là 1 câu, 1 đoạn Loại này sử

dụng khi bạn muốn đặt 1 câu hỏi mở cho khách hàng (học sinh), không có đáp

án cụ thể

Ví dụ: Em có ý kiến gì về việc thay đổi giờ học buổi chiều?

2 Văn bản của đoạn văn: Tương tự như Văn bản nhưng phần trả lời được mở

rộng hơn để khách hàng (học sinh) có thể viết được nhiều từ hơn

3 Nhiều lựa chọn: Loại này thì phần đáp án sẽ có nhiều lựa chọn, học sinh chỉ

được chọn 1 trong các đáp án mình đưa ra (có thể thêm đáp án khác)

Ví dụ: Bạn chọn học vào ca nào?

Trang 12

Ngoài ra còn có các dạng câu hỏi: Hộp kiểm; Chọn từ danh sách; Thang tỉ lệ;

Lưới; Ngày; Thời gian

Như vậy thay vì tạo một phiếu hỏi hỏi ý kiến của học sinh trên Word hoặcExel, chúng ta có thể sử dụng ứng dụng tạo mẫu để tạo một phiếu hỏi Tùy theomục đích có thể sử dụng một hoặc một vài kiểu câu hỏi trong 9 dạng câu hỏi nói

trên Trong đề tài này tôi sử dụng phiếu hỏi với câu hỏi “Nhiều lựa chọn” kết

hợp với dạng “Văn bản” và “Đoạn văn bản” để học sinh lựa chọn các phương

án trả lời hoặc đưa thêm ý kiến bổ sung, đóng góp

3.2 Tạo mẫu phiếu hỏi ý kiến học sinh đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy

Với việc sử dụng mẫu phiếu của Google Drive chúng ta có thể tạo ra mộtphiếu hỏi online với định dạng tùy ý của người khảo sát, có thể bổ sung, sửachữa câu hỏi, thay đổi nhiều dạng câu hỏi, tạo chủ đề hấp dẫn đối với ngườitham gia trả lời Để thiết kế được một phiếu hỏi online như vậy chúng ta phảilàm 2 việc:

* Xác định nội dung cần hỏi:

Đây là công việc đầu tiên phải làm trước khi thiết kế phiếu hỏi online

Người khảo sát phải xác định được mình cần hỏi về cái gì? Mục đích của câu

hỏi là gì? Số lượng câu hỏi là bao nhiêu cho mỗi nội dung? Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn hay góp ý trực tiếp bằng văn bản?

Trong đề tài này tôi chủ trương lấy ý kiến học sinh đối với giáo viên vềKiến thức – Phương pháp - Ứng xử sư phạm – Ý thức nề nếp Để tạo các câu hỏicho phiếu khảo sát với mục đích đó tôi đã tham khảo một số câu hỏi trong phiếuhỏi của tác giả Phùng Hồng Kổn – Giáo viên môn Toán – Trường THPT PhanĐình Phùng – Hà Nội và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với mục đíchđánh giá giáo viên tại trường THPT Võ Thị Sáu và các trường THPT Trần Phú -

Tỉnh Vĩnh Phúc Toàn bộ nội dung câu hỏi được trình bày tại phần Phụ lục của

đề tài

* Thiết kế phiếu hỏi online

Sau khi đã lập xong các câu hỏi cần dùng trong phiếu hỏi, việc tiếp theo làđiền các câu hỏi đó vào mẫu phiếu online của “Google biểu mẫu”

Mở “Google Biểu mẫu” ta được cửa sổ sau:

Trang 13

Tại giao diện của phần tạo phiếu (mẫu) khảo sát ta lần lượt điền các nộidung:

- Phần “Mẫu câu không có tiêu đề” in đậm ở đầu ta điền vào đó tên mẫu của

mình

Ví dụ: PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH; PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH

VỀ GIÁO VIÊN NGUYỄN VĂN A hoặc dùng tên giáo viên NGUYỄN VĂN A

để đặt tên phiếu

- Phần “Mô tả biểu mẫu” dùng để miêu tả cụ thể cho Form, cho học sinh biết

bạn là ai, đang làm gì, đây là Form để làm gì,…

Ví dụ: Tất cả các câu trắc nghiệm dưới đây để hỏi về các giáo viên của các bộmôn (tính đến thời điểm hiện tại) của lớp Sau khi đã đọc kỹ câu hỏi, với mỗicâu học sinh dùng chuột đánh dấu vào một (và chỉ một ) trong ba phương án đãchọn…

- Tiêu đề câu hỏi: Là câu hỏi mình muốn hỏi học sinh

Ví dụ: 1 Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo?

Trang 14

- Văn bản trợ giúp: Miêu tả câu hỏi hoặc yêu cầu của câu hỏi để học sinh dễ

hiểu

- Lựa chọn loại câu hỏi: Bạn lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp với nội dung

hỏi Ví dụ: “Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo?” thì chọn

loại câu hỏi “Nhiều lựa chọn”

Phía dưới loại câu hỏi là các phương án trả lời nếu chọn câu hỏi nhiều lựa chọn

Ta điền các lựa chọn vào các ô đó để được câu hỏi trắc nghiệm

Ví dụ: Câu hỏi: Nội dung kiến thức trong bài giảng của Thầy, Cô giáo? thì các

lựa chọn có thể là:

O Bám sát kiến thức, mở rộng vừa phải với học sinh

O Bỏ nhiều kiến thức trong SGK

O Dạy qua loa hoặc nâng cao nhiều quá

Sau khi xong nội dung câu hỏi, bạn click “Đã xong” và chuyển sang làm câu hỏi tiếp theo bằng cách click “Thêm mục”.

Lưu ý: Có thể chỉnh sửa câu hỏi, nhân đôi câu hỏi hoặc xóa

câu hỏi bằng các biểu tượng như hình bên:

Cuối cùng, click vào “Đã xong”, và bạn đã hoàn thành xong 1 Form trực tuyến.

Lưu ý là mọi thay đổi sẽ được Google drive tự động lưu lại ngay sau khibạn thao tác, vì vậy không cần quan tâm đến việc Form đã lưu hay chưa

Ví dụ: Cửa sổ phiếu khảo sát sau khi đã hoàn thành các câu hỏi sẽ có dạngnhư sau:

Trang 15

Ngoài ra có thể trang trí mẫu phiếu để tạo hứng thú cho người trả lời, trên

phiếu ta chọn “Thay đổi chủ đề” và điều chỉnh font chữ, màu chữ,…ở các mục

và màu nền tại phần “Tùy chỉnh” bên phải màn hình tương ứng với “Chủ đề”

đã lựa chọn như hình dưới đây:

Đến đây, cơ bản đã xong phần tạo nội dung cho Form và ta đã có một

phiếu hỏi hoàn chỉnh Nhấp vào “Xem biểu mẫu trực tiếp” ta có một phiếu hỏi

đã hoàn thành như hình dưới:

Trang 16

Đặc biệt với phiếu hỏi online lập trong Google Drive chúng ta không cầntích hợp tất cả các môn học vào một phiếu mà có thể tạo cho mỗi giáo viên mộtphiếu với các câu hỏi hoàn toàn giống nhau như trên Mỗi phiếu có số câu hỏitùy chọn Ví dụ trong phiếu này tôi sử dụng 20 câu hỏi Khi nhận được phiếu hỏiqua email cá nhân hoặc email lớp, học sinh chỉ cần dùng chuột để tích vào cácphương án trả lời Mỗi học sinh chỉ cần mất một khoảng thời gian hơn một phútcho việc trả lời 01 phiếu hỏi về 01 giáo viên Như vậy với 12 giáo viên của 12môn học, học sinh cần khoảng 15 phút trả lời trực tuyến trên máy tính Hơn nữachúng ta không cần kiểm phiếu vì tất cả các phương án trả lời của học sinh đãđược Google Drive tự động lưu và chuyển đến máy chủ lưu giữ file gốc củaphiếu hỏi, người khảo sát chỉ cần mở file phiếu hỏi gốc là biết kết quả khảo sátđối với từng giáo viên, điều này không thể làm được đối với cách dùng phiếuhỏi in sẵn Đây là điểm mới nổi bật nhất của đề tài.

3.3 Sử dụng phiếu hỏi đã lập trong Google Drive để lấy ý kiến học sinh tại trường THPT Võ Thị Sáu và trường THPT Trần Phú – tỉnh Vĩnh Phúc

Sau khi đã xây dựng các câu hỏi, thẩm định và thống nhất nội dung câuhỏi trong phiếu hỏi, lập phiếu hỏi với định dạng phù hợp, công việc còn lại làchuyển phiếu hỏi đến học sinh hoặc người cần lấy ý kiến bằng hình thức gửi thưđiện tử Để học sinh tiện lợi trong việc trả lời tôi đã tiến hành theo các bước sau:

B1 Lập hòm thư điện tử cho mỗi lớp học sinh

Nếu nhiều học sinh không có hòm thư riêng thì có thể lập hòm thư điện tửcho mỗi lớp Công việc này được tiến hành bởi giáo viên chủ nhiệm hoặc giáoviên dạy tin học Nếu mỗi học sinh có một hòm thư điện tử riêng thì có thể gửiphiếu hỏi đến từng học sinh thông qua hòm thư và cài đặt để mỗi học sinh chỉđược trả lời một lần cho mỗi phiếu Chức năng này được tích hợp ở cuối phiếuhỏi trong cửa sổ biên soạn phiếu hỏi)

B2 Lập danh sách giáo viên dạy của từng lớp theo mẫu sau:

Căn cứ phân công giảng dạy để lập danh sách giáo viên dạy các lớp theomẫu sau:

Ngày đăng: 21/10/2015, 20:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w