Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
196,5 KB
Nội dung
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG MẦM NON LIÊN CHÂU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. Môn/nhóm môn: Quản lý Mầm non Tổ bộ môn: 4 tuổi Mã: 01 Người thực hiện: Trần Thị Yên Điện thoại: 0984 274 606 Email: tranyenmnlcyl@gmail.com Liên Châu, năm 2013 1 MỤC LỤC Mục lục ………… ……………………………………………… …………….2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 4 1. Về lý luận 4 2. Về thực tiễn……………………………………… ………………….………5 II. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… ………5 III. Bản chất cần được làm rõ của đề tài :……………………………………5 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………… 5 1. Đối tượng…………………………………………………………………… 5 2. Phạm vi áp dụng……………………………………………………….…… 5 V. Phương pháp nghiên cứu………………………… ……… 5 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận……………………………………………6 2. Phương pháp thực tiễn……………………………………………………6 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu…………………… …… 6 1. Phạm vi………………………………………………………… ……… …6 2. Kế hoạch nghiên cứu…………………………………………………… 6 PHẦN II: NỘI DUNG I. Những vấn đề cơ bản về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non…………………………………… ……………………….6 1. Khái niệm về xây dựng và quản lý trong giáo dục………………… …… 6 2. Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong Trường Mầm non… 6 3. Quan điểm của Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV….7 4. Tiêu chuẩn của CBGV Trường Mầm non………………………………… 8 5. Nội dung công tác xây dựng và quản lý đội ngũ CBGV…………………….8 2 II. Thực trạng về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ CBGV ở trường mầm non Liên Châu……………… …………………………………………9 1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ở địa phương……………………………………9 2. Đặc điểm tình hình trường MN Liên Châu……………………………… 9 3. Thực trạng về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trường MN Liên Châu trong những năm qua…………………………… …11 4. Nguyên nhân của những thực trạng……………………………………….15 III. Một số giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên………………15 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận………………………… ………………………… 20 2. Kiến nghị………… …………………………… …………………… …21 PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….22 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1. Về lý luận: Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, bởi vì giáo dục có vai trò quan trọng trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “ cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “ Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”. Sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ đào tạo, xây dựng những thế hệ con người mới có đủ tài năng, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, người giáo viên có vị trí quan trọng, là người trực tiếp hình thành nhân cách, tổ chức và trang bị tri thức cho học sinh. Nghị quyết đại hội ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “ Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp giáo dục”. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo thành công và phát triển đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo vừa hồng vừa chuyên, có đủ phẩm chất và năng lực. Giáo dục mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường phổ thông. Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, giáo dục mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà giáo dục mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất là sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chính họ đã, đang và sẽ tạo nên những kết quả của sự nghiệp giáo dục mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lượng nòng cốt, lực lượng quyết định toàn bộ sự nghiệp giáo dục mầm non, chính vì thế chúng ta cần phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, người trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chính là Hiệu trưởng. 4 2. Về thực tiễn: Trường Mầm non Liên Châu nằm ở phía đông huyện Yên lạc, là nơi vùng ven sông hồng có mật độ dân số trung bình. Nhận thức của người dân về giáo dục mầm non đã được nâng lên rõ rệt. Số lượng trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 62,7%; trẻ mẫu giáo ra lớp đạt tỷ lệ 98,6%; riêng trẻ mẫu giáo 5tuổi đạt 100%; tỷ lệ trẻ ở bán trú đạt 100%. Trình độ của đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó 70% giáo viên đạt trình độ đại học, song phần lớn giáo viên được đào không chính quy nên năng lực chuyên môn còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn rất trẻ nên kinh nghiệm thực tế, khả năng giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm chưa nhanh. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, nhanh nhẹn, nhạy bén, sáng tạo, điều này còn thiếu ở đa số đội ngũ giáo viên trường mầm non Liên Châu. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của đa số giáo viên còn yếu. Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên” để nghiên cứu. Qua đề tài này nhằm nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần vào việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên ở đơn vị. II. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Liên Châu, trên cơ sở đó đề xuất và lý giải một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để góp phần xây dựng nhà trường vững mạnh về mọi mặt. III. Bản chất cần được làm rõ của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và thực trạng về công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Liên Châu Nghiên cứu đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong đơn vị. IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng: Nghiên cứu giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ, cán bộ, giáo viên. 2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng trực tiếp đối với công tác xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên của trường mầm non Liên Châu – Yên Lạc giai đoạn 2010 – 2013. V. Phương pháp nghiên cứu: 5 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, những văn bản pháp quy có liên quan đến thực tiễn và công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Phương pháp thực tiễn: 2.1 Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát, ghi chép cách tổ chức hoạt động của cô và trẻ ở các nhóm lớp trong nhà trường. 2.2. Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trao đổi với giáo viên đứng lớp để thăm nắm tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên. 2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ sổ sách, đồ dùng đồ chơi, môi trường lớp học, nề nếp học sinh. 2.4. Phương pháp toán học. Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các kết quả và tính phần trăm. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 1. Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng về công tác xây dựng và quản lý cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Liên Châu. 2. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 nghiên cứu lý luận của đề tài. Từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2011 nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ. Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2013, đưa các giải pháp áp dụng vào thực tiễn công tác “Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên” ở Trường Mầm non Liên Châu. PHẦN II. NỘI DUNG I. Những vấn đề cơ bản về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non: 1. Khái niệm về xây dựng và quản lý trong giáo dục. Xây dựng và quản lý trong giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và mục tiêu của giáo dục đề ra (tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường mầm non). 2. Tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng, bởi vì: 6 Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ tuổi nhà trẻ đến tuổi các em vào học lớp 1 trường tiểu học. Họ là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho giáo dục phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho giáo dục tiểu học. Sự nghiệp giáo dục mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non một mặt họ là khách thể quản lý, là đối tượng của tất cả các cấp quản lý giáo dục mà người quản lý trực tiếp là Hiệu trưởng trường mầm non. Mặt khác họ là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý của họ là một lớp thế hệ trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Tóm lại: Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non là lực lượng nòng cốt, lực lượng quyết định đến toàn bộ sự nghiệp giáo dục mầm non, họ là những người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục. Điều 9 điều lệ trường mầm non đã chỉ rõ: “ giáo viên nhận nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ do Hiệu trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công tác của mình”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non là nguồn lực lớn lao nhất ở trường mầm non, đó là nguồn lực con người. Những con người làm một nghề có nghiệp vụ cao, tinh tế chứ không phải là nghề phổ thông (bài nói của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với Bộ giáo dục và đào tạo ngày 21 tháng 02 năm 1998), chính họ và chỉ có họ mới là những người có đủ tư cách pháp nhân đứng trên bục giảng chăm sóc, giáo dục trẻ, hiệu trưởng không thể làm thay công việc này ở tất cả các lớp trong trường mầm non. Họ là đối tượng chủ yếu, đối tượng quyết định làm nên sự nghiệp. Vì vậy, bất kỳ một hiệu trưởng nào cũng phải chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên để họ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non đã đề ra. 3. Quan điểm của Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Bí thư trung ương về việc xây dựng, nần cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ: Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập như: Số lượng giáo viên còn thiếu, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Một số bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục; chế độ chính sách còn bất hợp lý. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Mục tiêu là: “ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng, 7 đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt chú trọng nầng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”. Để đạt được mục tiêu trên, ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống các trường sư phạm, các trường cán bộ, quản lý giáo dục. - Tiến hành già soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán boojo quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và nấng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 4. Tiêu chuẩn của cán bộ giáo viên trường mầm non. 4.1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ: - Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. - Trình độ chuyên môn phải đạt chuẩn trở lên. - Có năng lực quản lý giỏi, biết điều hành công việc và xử lý khéo léo các tình huống trong công tác. - Năng lực chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng. - Phải có tinh thuần trách nhiệm và có thức tổ chức kỷ luật cao. 4.2. Tiêu chuẩn đối với giáo viên: - Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng. - Yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao. - Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. - Nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học và nội dung phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non. 5. Nội dung công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên: - Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên đủ số lượng đảm bảo tiêu chuẩn, có cơ cấu hợp lý. - Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, giáo viên. 8 - Thành lập các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cho cán bộ, giáo viên hoạt động. - Xây dựng nội quy, quy chế làm việc để quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên thực hiện nhiệm vụ. - Quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên. - Chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên. II. Thực trạng về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Châu, huyện Yên Lạc: 1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ở địa phương. Xã Liên Châu nằm ở phía nam của huyện Yên Lạc, diện tích tự nhiên là 849,5 ha, dân số là 8945 người. Là xã anh hùng, có 3 làng văn hóa, 14 khu dân cư. Đời sống chính của nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ buôn bán nhỏ. Từ năm 2002 đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan cấp trên, cùng với cơ chế chính sách của Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân Liên Châu đã đoàn kết khắc phục khó khăn, xây dựng địa phương phát triển toàn diện với tốc độ nhanh, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, giá trị thu nhập ngày càng khá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển vượt bậc, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, nếp sống văn hóa có nhiều đổi mới văn minh. Giáo dục phát triển đứng trong tốp đầu huyện Yên Lạc. 2. Đặc điểm tình hình Trường Mầm non Liên Châu: Năm 1953, Trường Mầm non Liên Châu được thành lập gọi là trường mẫu giáo vỡ lòng, các lớp mẫu giáo được dạy trong các thôn xóm,. Chất lượng giáo dục còn hạn chế do thiếu điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không ai được đào tạo. Khi đất nước thống nhất trường mầm non Liên Châu được củng cố với quy mô chặt chẽ hơn. Tháng 9/1957 trường được đổi tên là trường mẫu giáo, trường có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Năm 1977 đến năm 1986, trường đã mở được 5 - 6 lớp mẫu giáo ở tất cả các thôn trong xã. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có 10 người tính cả Hiệu trưởng. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên có một số được đào tạo ở trường sư phạm mẫu giáo với trình độ sơ cấp. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn thiếu thốn, các lớp học ẩm thấp, chật hẹp, Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi hầu như không có, chế độ của giáo viên chỉ được 60 kg thóc/vụ. Song với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, trường 9 đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những năm trường đã đạt được danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Cán bộ quản lý đạt chiến sý thi đua, một số giáo viên dạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, huyện. Từ năm 1986 đến năm 1995 trường được sát nhập với trường nhà trẻ và được gọi là trường mầm non. Trong những năm đó, trường đã phát huy số trẻ ra lớp đông hơn, số nhóm trẻ mẫu giáo và tập thể được tăng lên rõ rệt. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đã được kiện toàn, trình độ giáo viên được nâng lên, đa số giáo viên đã được đào tạo qua các lớp ngắn hạn, dài hạn, có một số giáo viên được đào tạo trung cấp sư phạm. Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được tổ chức có nề nếp, chất lượng chăm sóc, giáo dục được nâng lên. Trường liên tục đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc. Số giáo viên giỏi đã tăng lên. Đến năm 1996 khi tách huyện Vĩnh Lạc thành Vĩnh Tường, Yên Lạc thì giáo dục mầm non đã được đổi mới rất nhanh. Đảng và chính quyền các cấp đã thực sự quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp giáo dục mầm non. Đến năm 2002 – 2003, thực hiện quyết định 45/2001 ngày 26 tháng 12 năm 2001 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy chế trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Sau khi được học tập và nghiên cứu quy chế, đứng trước yêu cầu đổi mới của giáo dục, sự đổi mới của đất nước trong thời kỳ đổi mới, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã có nghị quyết xây dựng trường mầm non Liên Châu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn đầu tiên 2002 - 2005. Thực hiện nghị quyết của Đảng và của chính quyền địa phương, trường đã xây dựng đề án trường mầm non đạt chuấn quốc gia với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và điều hành, nhà trường tham mưu và thực hiện, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội cùng chăm lo, ủng hộ. Trường đã xây dựng khu trung tâm khang trang có đủ phòng học và các phòng chức năng, hệ thống bếp ăn một chiều, công trình vệ sinh đạt yêu cầu, sân chơi rộng rãi và có tường bao quanh. Đến cuối học kỳ I năm học 2002 - 2003 trường đã được Bộ giáo dục công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trường mầm non Liên Châu đã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền để số trẻ ra lớp tăng cao. Số nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo được tăng lên, có 4 nhóm trẻ tập thể, 12 lớp mẫu giáo và một số nhóm trẻ liên gia, gia đình trong các thôn xóm. Sự cố gắng rất lớn là nhà trường tuyên truyền, vận động được các bậc cha mẹ cho trẻ ăn bán trú tại trường để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng kết hợp với giáo dục, vì vậy chất lượng toàn diện đạt hiệu quả cao so với ngành học đề ra. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đã được ổn định và phát triển, đã kiện toàn được ban giám hiệu gồm một Hiệu trưởng, hai P/Hiệu trưởng và thành lập được các tổ chuyên môn. 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. 10 [...]... triển Giáo dục mầm non Đạt được thành tựu đó là nhờ có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các cấp ngành Giáo dục, đặc biệt là do sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường 3 Thực trạng về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non Liên Châu trong những năm qua 3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên: 3.1.1 Xây dựng số lượng và chất lượng: Kết quả khảo sát số lượng... vì thế cán bộ quản lý nhà trường phải tìm giải pháp để năng cao chất lượng về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường mình Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên để bồi dưỡng nâng cao chất lượng về trình độ tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên mon nghiệp vụ, năng lực sư phạm giúp họ cập nhật được những đổi mới về nội dung và phương pháp trong giáo. .. dục mầm non nói riêng Sự nghiệp giáo dục giáo dục mầm non thành hay bại, quyết định phần lớn ở đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường mầm non, bởi chính họ là người trực tiếp quản lý, trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Vì vậy công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên ở các trường mầm non nói chung và ở trường mầm non Liên Châu – Yên Lạc nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu... nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý ngành học mầm non - Đề nghị Sở giáo dục, Phòng giáo dục và địa phương tạo điều kiện về kinh phí cho cán bộ, giáo viên trường mầm non đi thăm quan, học tập những đơn vị mầm non điển hình về chất lượng để cán bộ giáo viên học tập kinh nghiệm của họ Trên đây là một số biện pháp về công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên Trường Mầm non Liên Châu, huyện... chuyên môn, cơ sở vật chất, tài chính Kết quả sau khi thực hiện các giải pháp đã được nghiên cứu công tác xây dựng và quản lý đội ngũ ở trường Mầm non Liên Châu đã có nhiều tiến bộ hơn Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ giáo viên trong đơn vị đã được nâng lên trong từng năm Tổng số cán bộ, giáo viên Năm học Cán bộ quản lý Giáo viên 2010 – 2011 03 21 2011 - 2012 03 2012 - 2013 03 Số đảng viên Trình... quả Một số giáo viên mới vào ngành chưa có kinh nghiệm trong công tác dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa đạt hiệu quả Chế độ của giáo viên chưa đáp ứng được với yêu cầu đời sống kinh tế thị trường hiện nay III Một số giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên Trường Mầm non Liên Châu - huyện Yên Lạc giai đoạn 2010 – 2013: Một là, phải tham mưu với các cấp giáo dục tuyển chọn đội ngũ cán bộ,. .. cán bộ quản lý nhà trường nắm bắt được việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên Cùng với công tác kiểm tra, sau mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, sau một học kỳ, kết thúc năm học cán bộ, giáo viên kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ của từng cán bộ, giáo viên Qua kiểm tra và kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, làm cơ sở để cán bộ quản lý nhà trường đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên. .. sát số lượng và chất lượng về trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên giai đoạn 2010 – 2013 như sau: Tổng số cán bộ, giáo viên Năm học Cán bộ quản lý Giáo viên 2010 – 2011 03 21 Số đảng viên 17 Trình độ Trình độ chuyên môn chính trị Sơ cấp Trung cấp Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học 1 2 0 16 3 5 - Về số lượng: Số cán bộ quản lý đủ, song số giáo viên còn thiếu... đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường - Căn cứ vào nhiệm vụ trong các năm học và căn cứ vào trình độ năng lực của từng cán bộ giáo viên để phân công công việc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách hợp lý Ai giỏi việc nào phân công làm việc đó - Trong năm học nhà trường căn cứ vào nội dung công việc của từng tháng, từng tuần để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, giáo viên và. .. năm đều có giáo viên đạt giải giáo viên các cấp, từ năm 2010 đến 2013 có 3 lượt giáo viên cấp tỉnh, 12 giáo viên giỏi cấp huyện; 25 lượt giáo viên cấp trường Những kết quả đã đạt được là do có sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 1 Kết luận: Đội ngũ cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm . cứu cơ sở lý luận về xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và thực trạng về công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Liên Châu Nghiên cứu đưa ra các biện pháp. phần vào việc xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên ở đơn vị. II. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Liên Châu, . và giải pháp xây dựng và quản lý đội ngũ. Từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2013, đưa các giải pháp áp dụng vào thực tiễn công tác Xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên ở Trường Mầm non Liên