Lược sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây đã có những luận văn thạc sĩ, công trình nghiêncứu khoa học về việc xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá hay những đề tài
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khách quan
Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tháng 9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn công học tập của các cháu…”.
Từ những năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Bác Hồ đãkhẳng định vai trò quan trọng của giáo dục Việt Nam có phát triển được hay không,có sánh vai với các cường quốc năm châu về mọi mặt được hay không, không gìhơn phải thông qua giáo dục, không chỉ mỗi cá thể phải ra sức học tập mà nhà nướcphải đẩy mạnh chú trọng đầu tư cho giáo dục Bộ giáo dục và đào tạo trong từnggiai đoạn đã có những nhìn nhận, đánh giá khách quan về thực trạng giáo dục nước
ta trong từng giai đoạn cụ thể để từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp, chẳng hạn:
Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nghị quyết số14/2005/NQ - CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diệngiáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và Chỉ thị số 33/2006/CT - TTgngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnhthành tích trong giáo dục; Chỉ thị 53/2007/CT - BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục đại học năm 2007 - 2008 qua cuộc vận động “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”.
Chỉ thị số 7823/CT - BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 -
2010 và Quyết định số 179/QĐ - BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị
quyết số 05 - NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, các trường ĐH,
Trang 2CĐ tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành nghề đào tạo củatrường Công bố chuẩn đầu ra là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, là cam kết của các cơ sở giáodục đại học về chất lượng đào tạo với xã hội về năng lực của người học sau khi tốtnghiệp
Từ những quan điểm chỉ đạo trên đây, các trường học đã phải thực hiện việccông bố chuẩn đầu ra, phải thực hiện đào tạo đạt chuẩn, có chất lượng nhằm đápứng nhu cầu của xã hội
1.2 Lý do chủ quan
Là giảng viên lâu năm của một trường dạy nghề tôi nhận thấy kiểm tra đánhgiá kỹ năng hiện nay tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Tp.HCM chưatạo ra động lực mạnh mẽ để thay đổi lối học và nâng cao chất lượng học tập củasinh viên Với mong muốn xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng chomôn học Thực tập kỹ thuật may 1, người nghiên cứu chọn đề tài: ” Xây dựng bộ câuhỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại Trường Cao đẳngKinh tế – Kỹ thuật Vinatex Tp Hồ Chí Minh” nhằm góp một phần nhỏ trong tiếntrình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo
2 Lược sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có những luận văn thạc sĩ, công trình nghiêncứu khoa học về việc xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá hay những đề tài vềxây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá, điển hình là bốn đề tài nghiên cứukhoa học trong bốn năm gần đây :
Năm 2009 có công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Giáo dục học,
luận văn thạc sĩ của Hoàng Thiếu Sơn: ” Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức và ngân hàng đề thi kỹ năng cho nghề dệt – may thổ cẩm theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề”.
Năm 2010 có công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Giáo dục học,
luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Hằng : ”Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá cho
2
Trang 3môn âu phục nam tại trường Trung học kỹ thuật thực hành thuộc trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh”.
Năm 2011 có công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Giáo dục học,
luận văn thạc sĩ của Lê Trung Nam: ” Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá cho môn máy điện tại trường Trung cấp nghề Việt – Hàn Bình Dương”.
Năm 2012 có công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành Giáo dục học,
luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Danh :” Xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá môn học vật lý trị liệu – phục hồi chức năng ngoại khóa tại trường Đại học y dược Tp Hồ Chí Minh”.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều tập trung khá nhiềuvào việc xây dựng đề thi hoặc câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra đánh giá phần kiến thứcnghề có thử nghiệm, đây cũng là ưu điểm nổi trội của các đề tài trên, nhưng việcxây dựng bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá kỹ năng đều dừng lại ở phần lấy ý kiếnchuyên gia cho bộ câu hỏi Các bộ câu hỏi kỹ năng được xây dựng chủ yếu dựa vàonội dung chương trình môn học, dựa vào ý kiến chuyên gia để điều chỉnh câu hỏi Ởbảng kiểm đánh giá qui trình chưa có thử nghiệm đế xác định độ khó của các câuhỏi nhằm giúp sinh viên lưu ý trong quá trình thực hiện, chưa xác định được tínhkhả thi trong điều kiện thực tiễn
Với đề tài :” Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho mônThực tập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex Tp.HồChí Minh”, người nghiên cứu đã tiến hành xây dựng bộ câu hỏi đánh giá kỹ năngtheo chuẩn nghề Sản xuất hàng may công nghiệp của Tổng cục dạy nghề và ngườinghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đế xác định độ khó của các câu hỏi nhằm giúpsinh viên lưu ý trong quá trình thực hiện, người nghiên cứu cũng đã tiến hành thửnghiệm để xác định tính khả thi của bộ câu hỏi đánh giá kỹ năng Từ đó điều chỉnh
và hoàn thiện bộ câu hỏi đánh giá kỹ năng Bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng
cho môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
Tp Hồ Chí Minh có tính ứng dụng cao trong thực tiễn
Trang 43 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc xây dựng bộcâu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho môn Thực tập kỹ thuật may 1
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng về kiểm tra đánh giá kỹ năng môn Thựctập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố HồChí Minh
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹnăng (bộ công cụ đánh giá kỹ năng thông qua bảng kiểm đánh giá qui trình) mônthực tập kỹ thuật may 1 áp dụng vào trong thực tế dạy học tại trường Cao đẳngKinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại
trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2 Khách thể nghiên cứu
- Mục tiêu và nội dung đào tạo của môn Thực tập kỹ thuật may 1 ngành
Thiết kế thời trang tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí
Minh
- Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Thiết kế thời trang tại trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh.
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn một cách khoa học, hợp lý, chitiết, cụ thể và áp dụng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn môn Thực tập kỹ thuật may 1vào việc kiểm tra, đánh giá kỹ năng của sinh viên thì sẽ đánh giá chất lượng đào tạo
của môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
4
Trang 5Tp Hồ Chí Minh từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn TT KTM1, gópphần đảm bảo chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội
6 Giới hạn đề tài nghiên cứu
Môn Thực tập kỹ thuật may theo chương trình khung áp dụng tại trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP Hồ Chí Minh gồm môn Thực tập kỹ thuật may
1, thực tập kỹ thuật may 2, thực tập kỹ thuật may 3 Trong khuôn khổ thời gian thựchiện luận văn thạc sĩ, đề tài đi sâu nghiên cứu bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn mônthực tập kỹ thuật may 1, hệ cao đẳng, tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuậtVinatex Tp Hồ Chí Minh
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Làm cơ sở lý luận, phân tích, chọn lọc tài liệu, vận dụng vào đề tài
một cách khoa học
Cách thực hiện: Tìm đọc các tài liệu về
- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ may hệ cao đẳng
- Mục tiêu chương trình môn Thực tập kỹ thuật may 1
- Nội dung chương trình môn Thực tập kỹ thuật may 1
- Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ may
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề may công nghiệp
- Các văn bản pháp lý qui định về kiểm tra đánh giá trong đào tạo nghề
- Chương trình chi tiết bồi dưỡng phương pháp dạy học đào tạo nhân rộng
- Giáo trình kỹ thuật may
- Sách, báo, internet, từ điển chuyên ngành, từ điển giáo dục học, tài liệu tham khảokhác liên quan đến đề tài
7.2 Phương pháp thử nghiệm
Mục đích: Thử nghiệm bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng (bộ công cụ
đánh giá kỹ năng) môn Thực tập kỹ thuật may 1, trong điều kiện thực tế để xác địnhtính khả thi của bộ công cụ khi áp dụng vào thực tiễn đánh giá Phân tích các bảngkiểm đánh giá qui trình để trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh
Trang 67.3 Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: Xử lý số liệu, đưa ra những nhận định, kết luận.
Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm Exel.
7.4 Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Mục đích: Nhằm tham khảo ý kiến, nhận định của chuyên gia từ đó có cơ sở
thực tiễn định hướng hoạt động nghiên cứu
Cách thực hiện: Trò chuyện, trao đổi, phát phiếu lấy ý kiến và tổng hợp ý
kiến của các giảng viên có kinh nghiệm chuyên môn nhiều năm về bộ câu hỏi đánhgiá theo chuẩn
8 Kế hoạch thực hiện
Tháng I
Tháng II
Tháng III
Tháng
IV, V
Tháng VI
Tháng VII
Tháng VIII, IX
4 Biên soạn bộ câu
hỏi đánh giá theo
Trang 7chuẩn kỹ năng
5 Lấy ý kiến
chuyên gia, điều
chỉnh bộ câu hỏi
đánh giá kỹ năng
8.Thu thập dữ liệu,
thông tin và tổng
Trang 8PHẦN NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KỸ NĂNG CHO MÔN
THỰC TẬP KỸ THUẬT MAY 11.1 Một số thuật ngữ cơ bản liên quan tới đề tài xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho môn Thực tập Kỹ thuật may 1
1.1.1 Kiểm tra
Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được
những phán đoán, xác định xem người học sau khi học đã biết gì (kiến thức), làmđược gì (kỹ năng) và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao
Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểmtra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần ) và kiểm tra tổngkết (kiểm tra cuối học kì)
Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm thunhận thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân
cơ bản của thực trạng, để tìm ra những thiếu sót, đồng thời củng cố và tiếp tục nângcao hiệu quả của hoạt động dạy – học Kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vìkiểm tra mà không đánh giá sẽ không có tác dụng và hiệu quả không đáng kể,ngược lại đánh giá không dựa trên những số liệu của kiểm tra thì rất dễ mang tínhchất ngẫu nhiên, chủ quan, do đó dễ dẫn tới những hậu quả không tốt về tâm lí, giáodục.1
1.1.2 Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quảcông việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mụctiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thựctrạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc
1 Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao - Nguyễn Hữu Quỳnh - Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Từ
điển Bách Khoa, tr 224.
8
Trang 9Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bìnhphẩm về giá trị Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho
rõ giá trị của một người hoặc một vật
Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống, là quá trình thu thập và xử
lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục
Căn cứ vào mục tiêu dạy học làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp vàhành động trong giáo dục tiếp theo Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thuthập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạtđến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh Đánh giá có thể thực hiện bằngphương pháp định lượng hay định tính
Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình
độ sinh viên Muốn đánh giá kết quả học tập của sinh viên thì việc đầu tiên là phảikiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của sinh viên, sau đó tiến hành đolường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định
Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên là hai khâu cóquan hệ mật thiết với nhau Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánhgiá thông qua kết quả của kiểm tra Hai khâu đó tập hợp thành một quá trình thốngnhất là kiểm tra - đánh giá
Kết quả của việc đánh giá được thể hiện bằng số điểm theo thang điểm quyđịnh
Đánh giá là xác định được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên so vớiyêu cầu của chương trình đã đề ra Nội dung đánh giá là những kết quả hằng ngày,cũng như các kết quả phản ánh trong các kỳ kiểm tra định kỳ và kiểm tra tổng kếtmặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của từng môn học Yêu cầu đánh giá là chú trọngxem xét mức độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo so vớichuẩn của chương trình Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng sốđiểm theo thang điểm qui định của Bộ giáo dục và đào tạo hiện nay là 10 điểm,ngoài ra có thể thực hiện bằng lời nhận xét của giáo viên Việc đánh giá kết quả họctập có tác dụng quyết định đối với quá trình dạy học vì nó khẳng định và công nhận
Trang 10những thành quả đã đạt được và định hướng những mục tiêu cần phấn đấu trongtương lai Bởi vậy việc đánh giá phải đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu của chươngtrình, đảm bảo tính chính xác, khách quan, vô tư của các nhận xét và điểm số.2
Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp vớinhững mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành độngcụ thể hay hành động trí tuệ.3
1.1.4 Thực tập
Dạng hoạt động thực tiễn sau phần học lý thuyết nhằm mục đích cụ thể hóa
và củng cố kiến thức, phát triển khả năng quan sát, nhận thức, hình thành các kỹnăng, kỹ xảo cần thiết cho cuộc sống tự lập trong tương lai của học sinh Thực tậpmột cách có hệ thống, thường xuyên là phương thức quan trọng nhất đảm bảonguyên tắc giáo dục “Lý luận liên hệ với thực tiễn” Nội dung và hình thức thực tậpthay đổi theo đặc thù của môn học.4
Trang 111.1.6 Chuẩn kỹ năng
Là tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định mức độ thực hiện và yêu cầu về kiếnthức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề6
Người nghiên cứu căn cứ theo chuẩn kỹ năng nghề sản xuất hàng may côngnghiệp của tổng cục dạy nghề làm cơ sở thực hiện việc xây dựng bộ câu hỏi kiểmtra đánh giá
1.1.7 Đánh giá kỹ năng
Mục đích kiểm tra đánh giá kỹ năng là xác định xem học sinh đã làm được
gì, ở mức độ nào trong các nội dung đã học Kết quả học tập về kỹ năng cần được
đánh giá gồm hai loại chính:
Kỹ năng thể chất tâm vận: Liên quan đến thao tác, động tác tay chân
Kỹ năng trí tuệ: Liên quan đến thao tác tư duy.7
1.1.8 Đánh giá chuẩn kỹ năng
Kiểm tra đánh giá theo tiêu chí (Criterion Referenced Assessment) Đây làloại kiểm tra đánh giá có tính chất tuyệt đối, đánh giá kết quả học tập của từngngười học đạt được thực tế so với các tiêu chí đã đề ra Dù người học chỉ không đạtđược một tiêu chí nào đó thôi thì người học vẫn phải học lại bài đó, môđun đó đểthi, kiểm tra lại.8
Người nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo tiêu chí dựa theo chuẩn
kỹ năng nghề Sản xuất hàng may công nghiệp của Tổng cục dạy nghề
1.1.9 Xây dựng
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, tác giả GS Nguyễn Lân thì từ xây dựng cómột số nghĩa như sau: xây dựng là làm nên một công trình kiến trúc theo bản vẽ kĩthuật hay tạo ra một tổ chức theo một chủ trương, một phương hướng nhất định hay
6 Bộ Lao động TB & XH (2008), quyết định 09/2008/QĐ-BLĐTBXH –Ban hành quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, NXB Bộ lao động TB&XH ,Tr.2.
7 Nguyễn Đức Trí, Hoàng Anh (2008): Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ chức đánh giá kiến thức nghề NXB Tổng cục dạy nghề, tr.11.
Trang 12gây nên những yếu tố mới thông qua trí tuệ Từ xây dựng được tác giả nghiên cứu
sử dụng với nghĩa là gây nên những yếu tố mới thông qua trí tuệ9
1.1.10 Bộ câu hỏi
Theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, tác giả GS Nguyễn Lân thì từ bộ có nghĩa
là tập hợp, nhóm phân loại, cơ quan cao cấp, cơ quan chỉ huy…Từ bộ được ngườinghiên cứu sử dụng với nghĩa là tập hợp Cũng theo từ điển từ và ngữ Việt Nam, tácgiả GS Nguyễn Lân thì từ câu hỏi được giải nghĩa là câu đặt để yêu cầu người nghetrả lời10
Bộ câu hỏi trong đề tài được người nghiên cứu tập hợp thành những bảngkiểm đánh giá qui trình (Checklist) được sử dụng như hình thức tự kiểm tra đối vớibản thân sinh viên và giảng viên sẽ đánh giá kĩ năng thực hiện của sinh viên thôngqua mức độ đạt được đúng yêu cầu
Từ các khái niệm đã diễn giải ở trên, với đề tài này tác giả mong muốn công trình nghiên cứu tạo ra một sản phẩm mới, cụ thể thông qua hoạt động xây dựng các bảng kiểm đánh giá qui trình, các bảng kiểm đánh giá được tập hợp thành hệ thống, xâu chuỗi theo từng bài từ đơn giản đến phức tạp Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo chuẩn kỹ năng nghề Sản xuất hàng may công nghiệp của Tổng cục dạy nghề
1.2 Khái quát về việc áp dụng khoa học kiểm tra đánh giá trong giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Vài nét về lịch sử kiểm tra đánh giá trên thế giới
Trên thế giới, việc học và thi diễn ra hàng nghìn năm trước đây (ở TrungQuốc từ khoảng năm 2000 TCN), nhưng một khoa học kiểm tra đánh giá trong giáodục thật sự có thể xem như bắt đầu cách đây chỉ khoảng một thế kỷ(Thorndike,1904)11 Ở châu Âu và đặc biệt là Mỹ lĩnh vực khoa học này phát triểnmạnh vào thời kỳ từ trước và sau thế chiến thứ hai với những dấu mốc quan trọngnhư Trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet xuất bản năm 1916, bộ trắc nghiệm thành
9 GS.Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp.HCM, Tr 2077
10 GS.Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB Tổng hợp Tp.HCM, Tr.261
11 David Andrich (1988), Rasch models for mesuremen- SAGE Publication.
12
Trang 13quả học tập tổng hợp đầu tiên Stanford Achievement Test ra đời vào 1923 Với việcđưa vào chấm trắc nghiệm bằng máy của IBM năm 1935, việc thành lập NationalCouncil on Measurement in Education (NCME) vào thập niên 1950 và ra đờiEducational Testing Services (ETS) năm 1947, một ngành công nghiệp trắc nghiệm
đã hình thành ở Mỹ Từ đó đến nay khoa học về đo lường trong tâm lý và giáo dục
đã phát triển liên tục, những phê bình chỉ trích đối với khoa học này cũng xuất hiệnthường xuyên nhưng chúng không đánh đổ được nó mà chỉ làm cho nó tự điềuchỉnh và phát triển mạnh mẽ hơn Hiện nay ở Mỹ ước tính mỗi năm số lượt trắcnghiệm tiêu chuẩn hoá cỡ 1/4 tỷ và trắc nghiệm do giáo viên soạn lên đến con số 5
tỷ12 Tương ứng với ngành công nghiệp trắc nghiệm đồ sộ và sự phát triển của côngnghệ thông tin, lý thuyết về kiểm tra đánh giá nói chung trong giáo dục cũng pháttriển nhanh 13
1.2.2 Vài nét về sự phát triển của khoa học kiểm tra đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam.
Ở nước ta, khoa học kiểm tra đánh giá trong giáo dục ở trong tình trạng khálạc hậu và phát triển rất chậm Trước 1975, ở Miền Nam nước ta có một vài ngườiđược đào tạo về khoa học này từ các nước phương tây, trong đó có Giáo sư DươngThiệu Tống Vào năm 1974 một hoạt động đáng lưu ý là kỳ thi tú tài lần đầu tiênđược tổ chức ở Miền Nam bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ)14 Ơmiền Bắc nước ta trước đây khoa học này ít được lưu ý vì trong hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa cũ, kể cả Liên Xô, khoa học này rất kém phát triển Vào nhữngnăm sau 1975 ở phía Bắc nước ta có một số người có nghiên cứu về khoa học đolường trong tâm lý 15 Chỉ đến năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới mời một sốchuyên gia nước ngoài vào nước ta, xuất bản sách phổ biến về khoa học này (Q.Stodola & K Stordahl, 1996), cũng như cử một số cán bộ ra nước ngoài học tập Từ
12 Ronald K Hambleton, H Swaminathan, H Jane Rogers (1991), Fundamentals of Item Response Theory,
SAGE Publicatios.
13 GS.TS Lâm Quang Thiệp – nguồn http://edu.net.vn/forums/t/53084.aspx
14 Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB Khoa học xã hội.
Trang 14đó một số trường đại học có tổ chức các nhóm nghiên cứu áp dụng các phương phápkiểm tra trong giáo dục để thiết kế các công cụ đánh giá, soạn thảo các phần mềmhỗ trợ, mua máy quét quang học chuyên dụng (OMR) để chấm thi Một điểm mốcđáng ghi nhận là kỳ thi tuyển sinh đại học thí điểm tại trường Đại học Đà Lạt vàotháng 7 năm 1996 bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan mà sự thành công tốtđẹp của nó được Hội nghị rút kinh nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 9năm đó khẳng định (Kỳ thi có 7200 thí sinh dự tuyển, 2 loại đề trắc nghiệm và tựluận được sử dụng để thí sinh tự chọn Có khoảng 70% lượt thí sinh chọn đề trắc
nghiệm, chấm thi bằng máy Opscan - 7, trong khoảng 60 trường hợp vi phạm kỹ
luật thi do quay cóp thì chỉ có 4 thí sinh từ nhóm làm trắc nghiệm)16 Từ sau năm
1997 các hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong giáo dục ở cáctrường đại học lắng xuống Cho đến mùa thi tuyển đại học năm 2002 Bộ Giáo dục
và Đào tạo mới tổ chức kỳ thi tuyển đại học “3 chung” Bộ Giáo dục và Đào tạocũng thành lập “Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng” vào năm 2003 để cải tiếnviệc thi cử và đánh giá chất lượng các trường đại học, và đã dùng phương pháp trắcnghiệm khách quan để làm đề thi tuyển đại học vào mùa thi 2005.17 Tuy vậy, chônggai trên con đường đổi mới giáo dục nói chung, phát triển khoa học về kiểm trađánh giá trong giáo dục vẫn còn nhiều điều trăn trở Việc kiểm tra, đánh giá kiếnthức (lý thuyết) và kiểm tra, đánh giá kỹ năng (thực hành) cho đối tượng người họchiện nay là hai thành tố mà khoa học đo lường trong giáo dục đề cập tới Kiểm trađánh giá hiện đại về mặt lý thuyết thông qua kiểm tra trắc nghiệm (Test), kiểm trađánh giá về mặt thực hành thông qua tiêu chí, tiêu chuẩn (Check lisk) Do đề tài đềcập tới vấn đề xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn cho môn thực hành nênngười nghiên cứu xin trình bày thực trạng việc kiểm tra, đánh giá thực hành hiệnnay trên thế giới và ở Việt Nam
16 Quang An (1997), Trắc nghiệm khách quan và Tuyển sinh Đại học, Hà Nội – Tp HCM.
17 GS.TS Lâm Quang Thiệp – nguồn http://edu.net.vn/forums/t/53084.aspx
14
Trang 151.2.3 Thực trạng việc kiểm tra thực hành trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2.3.1 Thực trạng việc kiểm tra thực hành trên thế giới
Việc áp dụng các phương pháp kiểm tra thực hành tại các nước trên thế giớithay đổi tuỳ thuộc vào mục tiêu giáo dục của từng quốc gia Các cuộc thi mang tínhquốc tế như hội thi tay nghề giỏi Asian hàng năm, thực hiện nhiều hình thức kiểmtra khác nhau tùy vào đặc thù của từng nghề thi, môn thi Một số bang của Mỹ đangxem xét kiểm tra đánh giá thông qua kỹ năng làm việc nhóm, các bài thuyết trình vàcác dự án cộng đồng, người học có thể tự do lựa chọn hình thức kiểm tra phù hợpvới mình
Để tránh việc người học thực hiện phương pháp học tập để thi, thường quitrình kiểm tra đánh giá của các nước được tiến hành như sau:
- Xác định mục tiêu chương trình đào tạo
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch và phương pháp giảng dạy
- Thiết kế việc kiểm tra đánh giá dựa vào các mục tiêu đã đề ra Các mục tiêuđó thường bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ
Các đánh giá thường được tiến hành theo các dạng sau:
- Đánh giá đầu vào
- Đánh giá quá trình
- Đánh giá đầu ra theo các hình thức khác nhau
Trong các dạng đánh giá đó, chỉ có đánh giá quá trình là dạng đánh giá chínhxác nhất các mục tiêu kỹ năng và thái độ mà Việt Nam chúng ta thường bỏ qua
1.2.3.2 Thực trạng việc kiểm tra thực hành ở Việt Nam
Trước đây, giáo dục kỹ thuật Việt Nam thực hiện đào tạo theo xu hướng kỹthuật: đào tạo ra những kỹ sư có thể vận dụng kinh nghiệm, tri thức về các khoa học
cơ bản (toán, lý, hóa …) để thiết kế sản phẩm Những người này rất vững về nguyên
lý nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực hành, thiếu tiếp cận với công nghệ Những năm
gần đây, Việt Nam chuyển hướng sang đào tạo theo định hướng công nghệ - đào tạo
ra những người thích ứng với công nghệ hiện đại Có nghĩa là đào tạo ra nhữngngười có thể vận hành máy móc kỹ thuật ngay khi học xong (do trong quá trình học
Trang 16họ được tiếp cận với các công nghệ hiện đại), tuy nhiên họ lại không nắm vững cácnguyên lý Cả hai xu hướng đó đều cần thiết và có ý nghĩa đối với sự nghiệp côngnghiệp hoá đất nước
Như vậy, việc nghiên cứu, đổi mới, lựa chọn và phối hợp các phương phápdạy học, cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp với mục tiêu dạy học kỹ thuật, với nộidung và đối tượng đào tạo là vấn đề quan trọng
1.3 Đại cương về kiểm tra đánh giá
1.3.1 Chức năng của kiểm tra và đánh giá:
Gồm có 3 chức năng: So sánh, phản hồi, dự đoán
Chức năng so sánh: giữa mục đích yêu cầu đề ra với kết quả thực hiện
được Kiểm tra và đánh giá tạo dữ kiện, số liệu xác thực để so sánh kết quả nhậnđược với mục đích yêu cầu
Chức năng phản hồi : Hình thành mối liên hệ nghịch Nhờ có chức năng
phản hồi này mà giáo viên dần dần điều chỉnh quá trình dạy học tốt hơn
Chức năng dự đoán: Căn cứ vào kết quả kiểm tra và đánh giá có thể dự
đoán sự phát triển của người học.18
1.3.2 Mục đích của việc kiểm tra - đánh giá
Mục đích cơ bản: Xác định số lượng và chất lượng của giáo dục và
học tập Nhằm tạo động lực để giáo viên dạy tốt và học sinh tích cực tự lựcđể đạt được kết quả tốt trong học tập
Mục đích cụ thể:
Đối với học sinh:
18 Nguyễn Văn Tuấn, Giáo trình phương pháp giảng dạy, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp Hcm,tr 148
16
Trang 17- Giúp học sinh vững vàng về kiến thức, hệ thống hoá, khái quát hoá kiếnthức.
- Giúp học sinh phát hiện những lỗ hổng về tri thức và kịp thời bổ sung
- Mức độ tri giác tích cực tự lực được nâng cao và rèn luyện được thói quentìm hiểu tài liệu và giải quyết vấn đề phân tích
Đối với giáo viên:
- Nhận xét được tình hình học tập của từng sinh viên cũng như cả lớp
- Phát hiện những nội dung giảng dạy còn thiếu sót cũng như các phươngpháp giảng dạy chưa phù hợp để bổ sung và sửa đổi
Đối với nhà trường, phụ huynh và các cơ quan giáo dục:
- Dựa trên cơ sở của kiểm tra - đánh giá có thể theo dõi đánh giá quá trìnhgiảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của sinh viên
- Căn cứ vào kiểm tra đánh giá mà bổ sung hoàn thiện và phát triển chươngtrình giảng dạy
- Qua kiểm tra và đánh giá giúp cho phụ huynh biết rõ sự học tập của con emmình vì vậy mà có mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ hơn.19
1.3.3 Các tiêu chuẩn của một bài kiểm tra
Kiểm tra là một trong những công cụ kiểm tra của đánh giá Kiểm tra cần có
3 tiêu chuẩn cơ bản sau:
Có giá trị: Một bài kiểm tra có giá trị là phải thực sự đo lường đúng với đối
tượng cần đo Một bài kiểm tra có giá trị được xác định 3 điểm: Nội dung kiểm tra,sự nhất trí nội tại của bài kiểm tra và sự so sánh các tiêu chuẩn ngoại tại
Đáng tin cậy: Bài kiểm tra đáng tin cậy nói lên tính chất vững chãi của điểm
số Độ tin cậy của bài kiểm tra tuỳ thuộc vào 3 yếu tố
- Vừa sức với trình độ sinh viên, bài kiểm tra không quá khó hay quá dễ
- Các ảnh hưởng ngoại tại khi sinh viên làm bài như quay cóp bài, bị nhiễukhi làm bài…
Trang 18- Sự khách quan của người chấm Để khắc phục yếu tố này giáo viên cần cóthang điểm rất chi tiết.
Dễ sử dụng: Bao gồm 3 khía cạnh : Tổ chức kiểm tra, dễ chấm, ít tốn kém.
- Tổ chức kiểm tra: Bài kiểm tra phải soạn kỹ tránh những trở ngại khi họcsinh làm bài, bài kiểm tra có hướng dẫn rõ ràng, ghi thời gian làm bài, các điểm số
và tài liệu được sử dụng (nếu có)
- Bài kiểm tra phải thực hiện sao cho việc chấm bài được dễ dàng, thangđiểm chính xác để nâng cao mức tin cậy của bài kiểm tra
- Phải tiết kiệm thời gian và phương tiện.Vì tiêu chuẩn này làm ảnh hưởngđến tính chất tin cậy và tính có giá trị.20
1.3.4 Các nguyên tắc để đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.3.6.1 Đánh giá khách quan
Trong mọi trường hợp giáo viên cũng không được có ác cảm hay thiện cảmchen vào trong quá trình đánh giá Mà đánh giá phải khách quan, dựa vào kết quả
mà người giảng viên thu được của sinh viên
1.3.6.2 Đánh giá dựa vào mục tiêu dạy học
Dạy học nhằm mục đích gì thì khi đánh giá, giảng viên phải dựa vào mụctiêu đã đề ra ban đầu
1.3.6.3 Đánh giá toàn diện
Đánh giá không những chỉ chú trọng vào kiến thức của sinh viên mà cần cảvề mọi mặt tư tưởng chính trị, tác phong, thái độ đến kiến thức khoa học, kỹ thuật
1.3.6.4 Đánh giá thường xuyên và có kế hoạch
Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như mọi hoạt động của con người đều cóquá trình vận động và phát triển không ngừng, cho nên kết quả đánh giá chỉ có giátrị thực sự ngay trong thời điểm đánh giá Do đó muốn đánh giá chính xác, phảithực hiện thường xuyên và có kế hoạch trong quá trình dạy học
1.3.6.5 Đánh giá nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy, hoàn chỉnh chương trình
20 Nguyễn Văn Tuấn, Giáo trình phương pháp giảng dạy, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp Hcm, Tr.150
18
Trang 19Qua các kỳ kiểm tra hay thi, giáo viên cũng như các cơ quan giáo dục tìmhiểu những tác nhân đưa đến kết quả vạch ra những ưu điểm để phát huy, phát hiệnnhững nhược điểm để sửa chữa, cải tiến phương pháp giảng dạy, sửa đổi chươngtrình học cho thích hợp với mục tiêu đào tạo.21
1.3.5 Ý nghĩa và vai trò của việc kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra - đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên, giảngviên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lý
Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịpthời những thông tin giúp sinh viên điều chỉnh hoạt động học
- Về giáo dưỡng chỉ cho sinh viên thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đếnmức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ sung
- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp sinh viên có điều kiện tiến hànhcác hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, phân tích, tổng hợp, chính xác hóa, kháiquát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho sinh viên phát triển tư duy sángtạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tế
- Về mặt giáo dục sinh viên có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ýchí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình,nâng cao ý thứcc tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn
Đối với giáo viên: Cung cấp cho giảng viên có những thông tin liên hệ, giúpngười dạy điều chỉnh hoạt động dạy học
Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dụcnhững thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉđạo kịp thời, điều chỉnh được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiếnhay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì màcòn dạy học như thế nào Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách cótính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học Đổi mới phương pháp dạy họcđòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo
Trang 20khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh kết quả dạy học Kiểm tra đánhgiá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo Kết quả của kiểm trađánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc.Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại tolớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thànhnhu cầu cấp thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay Kiểm tra đánh giáđúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng caonăng lực sáng tạo trong học tập.
1.4 Các lãnh vực đánh giá kết quả học tập trong hoạt động đào tạo nghề
1.4.1 Đánh giá kiến thức
Mục đích đánh giá kiến thức là xác định xem người dự thi đã hiểu biết ở mức
độ nào trong các nội dung đã học Hện nay, trong đào tạo nghề theo năng lực thựchiện, việc sử dụng bảng phân loại mục tiêu giáo dục của S Bloom được chia thànhcác mức độ như sau:
Bảng 1.1: Các mức độ mục tiêu về nhận thức theo S Bloom
6 Đánh giá (Evaluation)
Áp dụng các nguyên lý, định luật vào các trường hợpđể đưa ra các giải pháp mới và so sánh chúng với các giảipháp đã biết, có phê phán, lập luận
5 Tổng hợp (Synthesis) Áp dụng các nguyên lý, định luật vào trường hợp
phức hợp để trình bày một giải pháp mới
4 Phân tích (Analysis) Áp dụng các nguyên lý, định luật vào các trường hợp
riêng biệt phức tạp
3 Ứng dụng (Application) Áp dụng các nguyên lý, định luật vào các trường hợp
riêng biệt đơn giản
2 Thông hiểu
(Comprehension)
Trình bày, giải thích, so sánh được ý nghĩa của các sựkiện
1 Biết (Knowledege) Tái hiện, nhắc lại các sự kiện
Dựa vào các mức độ mục tiêu về nhận thức, các tiêu chuẩn kiến thức và cáctiêu chuẩn kỹ năng trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề để:
- Xác định loại câu hỏi phù hợp với các mức độ mục tiêu nhận thức;
- Số lượng câu hỏi phù hợp với mỗi mức độ mục tiêu;
20
Trang 21- Biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm.
Ba mức độ: 1 Biết, 2 Thông hiểu và 3 Ứng dụng là ba loại mục tiêu lớnthường được khảo sát bằng các bài trắc nghiệm ở lớp học Điều này có nghĩa làtrong quá trình dạy học, việc biên soạn các câu trắc nghiệm nhằm đánh giá lĩnh vựcnhận thức của sinh viên thường được căn cứ trên ba mức độ mục tiêu trên
1.4.2 Đánh giá kỹ năng
Mục đích đánh giá kỹ năng là xác định xem người học đã thực hiện được gì, ởmức độ nào trong các nội dung đã học Kết quả học tập về kỹ năng cần được đánhgiá bao gồm hai loại chính, đó là: 1) kỹ năng thể chất tâm vận: liên quan đến thaotác, động tác lao động chân tay; 2) kỹ năng trí tuệ: liên quan đến các thao tác tưduy22
Hai loại kỹ năng trên, đặc biệt là kỹ năng thể chất tâm vận, được kiểm tra,đánh giá thông qua các khía cạnh khác nhau:
1.4.2.1 Đánh giá quy trình thực hiện
Đó là đánh giá sự tuân thủ đúng quy trình công nghệ, sự chuẩn xác của từngbước trong quy trình thực hiện công việc,… Đánh giá quy trình thực hiện khi:
- Cần biết người học có thể sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị một cách hợp lý hay không;
- Thời gian để thực hiện công việc là quan trọng;
- Có những nguy hiểm về sức khỏe và an toàn trong quá trình thực hiện công việc;
- Nếu quy trình được thực hiện sai hoặc không hợp lý sẽ có thể dẫn đến những sai sótvề mặt chuyên môn, công nghệ hoặc gây ra tốn kém về nguyên, nhiên, vật liệu
Người ta thường dùng Bảng kiểm (checklists) lựa chọn trong các mẫu địnhdạng phù hợp để đánh giá thông qua việc quan sát quy trình, quá trình thực hiệncông việc
Checklist được xây dựng theo đúng chuẩn, dựa trên phiếu phân tích các côngviệc Các công việc được xác định từ việc phân tích nghề một cách nghiêm ngặt,chính xác và đẩy đủ bằng phương pháp DACCUM
22 Nguyễn Đức Trí, Hoàng Anh (2008): Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và
tổ chức đánh giá kiến thức nghề NXB Tổng cục dạy nghề Tr.11.
Trang 22Kết quả thu được sau khi kiểm tra sẽ được phân tích, đánh giá theo năng lựcthực hiện Sau khi đánh giá người học sẽ được phân loại theo các cấp bậc khácnhau.
Bảng 1.2: Các mẫu bảng kiểm dùng trong đánh giá kỹ năng
Bảng kiểm đánh giá quy trình
Công việc: Mã số:
Tên người học: Ngày:
TT Bước thực hiện công việc
Đánh giá Không
thực hiện
Đạt Không
đạt
Bảng kiểm đánh giá quy trình
Công việc: Mã số:
Tên người học: Ngày:
TT
Bước thực hiện công
việc
Đánh giá Không
thực hiện
Xuất sắc
Tốt Đạt Yếu Không
đạt
Bảng kiểm đánh giá quy trình
Công việc: Mã số:
Tên người học: Ngày:
TT Bước thực hiện công việc Tiêu chí
Đánh giá Đạt Không đạt
22
Trang 23Các tiêu chuẩn dùng trong việc đánh giá là những yêu cầu đặt ra ở mức độtối thiểu để đảm bảo rằng sau khi học xong thì người học làm việc được chứ khôngphải đem so sánh với người khác Trên cơ sở đó người ta có thể công nhận các kỹnăng hoặc kiến thức đã được thông thạo trước đó.
Các tiêu chí và chỉ số dùng cho đánh giá được công bố cho người học biếttrước khi kiểm tra đánh giá
Tính hiện đại thể hiện ở đánh giá năng lực tuyệt đối, các năng lực người họcsau kiểm tra phải đạt yêu cầu ở mức 100%
Với mục đích đánh giá kỹ năng của người học đảm bảo theo yêu cầu, toàn bộquá trình đánh giá kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo các thangcấp độ dựa vào mục tiêu bài dạy thực hành trên cơ sở mục tiêu nghề đào tạo đãđược xây dựng thông qua các kết quả của việc phân tích nghề và cụ thể hóa vàotrong chương trình khung của các nghề tương ứng
Trên cơ sở các bảng phân tích nghề, nhiệm vụ, công việc, các bước và độngtác ta xây dựng các tài liệu
- Bảng tiêu chuẩn kỹ năng thề hiện mối quan hệ giữa các kỹ năng cơ bản củamột modul đào tạo với các tiêu chuẩn của công việc và các trang thiết bị thực hànhcần có Các nội dung tiêu chuẩn này sẽ là cơ sở cho quá trình dạy học thực hành,cho việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo
1.4.2.2 Đánh giá sản phẩm
Khái niệm sản phẩm được định nghĩa là vật thể được tạo ra hoặc dịch vụ đượccung cấp sau khi thực hiện một công việc Đánh giá sản phẩm được thực hiện khi:
- Sản phẩm của công việc là quan trọng hơn quy trình thực hiện;
- Có nhiều hơn một quy trình để làm ra sản phẩm mong muốn;
- Quy trình khó quan sát được để đánh giá
Người ta thường dùng các “thang xếp hạng” với hai mẫu định dạng có 5 mức
độ như sau:
Thang giá trị mức độ:
Trang 24Thang giá trị mô tả: Ứng với mỗi mức, có mô tả các tiêu chuẩn mà sản phẩm
phải đạt được
Hiện nay trong đào tạo nghề theo NLTH (Năng lực thực hiện), người tathường sử dụng bảng phân loại mục tiêu giáo dục của Harrow cho lĩnh vực kỹ nănggồm 5 mức độ từ thấp đến cao (Bảng 1.2)
Bảng 1.3 Bảng phân loại mục tiêu giáo dục
1 Bắt chước Sao chép, rập khuôn máy móc
2 Làm được Thực hiện công việc được như hướng dẫn nhưng còn
nhiều thao, động tác thừa
3 Làm chính xác Thực hiện công việc một cách chuẩn xác, hầu như
không có thao động tác thừa
4 Làm biến hoá Thực hiện công việc trong hoàn cảnh và điều kiện
khác nhau
5 Làm thuần thục Thực hiện công việc với độ chính xác và tốc độ cao
Việc kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể cần đạt được theo cáckhía cạnh khác nhau Thông thường, người ta đánh giá kỹ năng thông qua kiểm trađánh giá thực hiện quy trình hoặc kiểm tra đánh giá sản phẩm, kiểm tra đánh giá sựthực hiện
1.4.2.3 Đánh giá sự thực hiện công việc tổng hợp nhiều khía cạnh
Thang đo sự thực hiện xác định 7 cấp độ năng lực thực hiện (NLTH), trải từcấp 0 của một người chưa biết nghề, biết nghề, đến giám sát viên có kỹ năng cao,đến cấp độ 6 của người thực hiện được công việc/ NLTH với tốc độ và chất lượngcao23
Bảng 1.4: Thang đánh giá sự thực hiện
23Nguyễn Đức Trí, Hoàng Anh (2008): Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ chức đánh giá kiến thức nghề NXB Tổng cục dạy nghề Tr.13.
24
Trang 255 Thực hiện được công việc/ NLTH với tốc độ và chất lượng công việc
cao, có sáng kiến và tính thích nghi với các tình huống, vấn đề đặc biệt
4 Thực hiện được công việc/ NLTH với tốc độ và chất lượng công việc
cao, không cần có sự giám sát và sự trợ giúp nào
3 Thực hiện được công việc/ NLTH, không cần có sự giám sát và/ hoặc sự
trợ giúp nào
2 Thực hiện được công việc/ NLTH đáp ứng được yêu cầu nhưng cần có
sự giám sát định kỳ và sự trợ giúp chút ít
1 Thực hiện được công việc/ NLTH nhưng cần có sự giám sát liên tục và
sự trợ giúp chút ít
0 Không thực hiện được công việc/ NLTH theo yêu cầu để có thể tham gia
vào thị trường lao động (chưa biết nghề)
1.4.3 Đánh giá thái độ
Đánh giá thái độ nhằm xem xét người học đã có cách ứng xử, cách biểu lộ tìnhcảm, cách bộc lộ những phẩm chất nhân cách như thế nào trước một sự kiện, hiệntượng, trước công việc, trước đồng nghiệp,…24
Đánh giá thái độ thật sự là vấn đề khó khăn trong kiểm tra đánh giá Vì giáoviên phải kết hợp việc theo dõi, giám sát người học một cách thường xuyên thôngqua những đợt đánh giá định kỳ hay cuối khóa
Việc xác định mục tiêu dạy học về thái độ được nhiều người tiến hành dựa vàothang nhận thức của Bloom Theo đó, có 5 mức độ (theo hướng tích cực) như bảng 1.5
Bảng 1.5: Các mức độ mục tiêu dạy học về thái độ
5 Đặc trưng Có đặc trưng, bản sắc riêng Có các giá trị bền vững; ý thức, tự
giác và tinh thần trách nhiệm cao,
…
24Nguyễn Đức Trí, Hoàng Anh (2008): Quy trình, phương pháp xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi và tổ
Trang 264 Tổ chức Thiết lập được hệ thống các
giá trị Tổ chức, lôi cuốn đượcngười khác
Cân bằng giữa các giá trị Phối hợphoạt động trong các phong trào,…
3 Lượng giá Thể hiện chính kiến có lý lẽ
thuyết phục
Nhận thức, tin tưởng và bảo vệ cáiđúng
2 Đáp ứng Thể hiện chính kiến nhưng
chưa có lý lẽ thuyết phục
Có trách nhiệm với công việc, thamgia tranh luận,…
1 Tiếp nhận Có mong muốn tham gia hoạt
động nhưng không thể hiện rõ
1.5 Quy trình xây dựng bộ câu hỏi đánh giá kỹ năng cho môn học thực hành
Có nhiều phương án để đánh giá sự thực hiện kỹ năng, nhưng trong giới hạncủa đề tài, người nghiên cứu chỉ đề cập đến đánh giá quá trình thực hiện Vì vậy saukhi người nghiên cứu tham khảo các tài liệu:
- Quy trình xây dựng đề thi kỹ năng trong Dự án Giáo dục Kỹ thuật và dạy
nghề (xem phụ lục 4 trang 187pl)
- Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng trong tài liệu bồi dưỡng
phương pháp dạy học – Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (xem phụ lục 5 trang 190pl)
- Cách xây dựng các công cụ đánh giá (xem phụ lục 6 trang 196pl – Develop
Trang 27Bước 3: Liệt kê các vật liệu, dụng cụ và thiết bị cần cho việc đánh giá
Bước 4: Thiết lập các tiêu chuẩn về sự thực hiện các kỹ năng
Bước 5: Biên soạn các bảng kiểm đánh giá quy trình
Bước 6: Lấy ý kiến chuyên gia về bộ câu hỏi đánh giá kỹ năng
Bước 7: Thử nghiệm, phân tích bộ câu hỏi đánh giá kỹ năng
SƠ KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp và hệ thống được những cơ sở lý luận cầnthiết, liên quan đến đề tài Gồm các nội dung:
- Khái quát về kiểm tra đánh giá
- Giải thích một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho môn TT KTM1
- Đại cương về kiểm tra đánh giá
Tóm lại: Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá, tác giả
nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng cho môn
Thực tập Kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Tp.HCM ”
theo quan điểm xây dựng các bảng kiểm đánh giá theo quy trình Đây là loại kiểmtra đánh giá có tính chất tuyệt đối, đánh giá kết quả học tập của từng người học đạtđược thực tế so với các tiêu chí đã đề ra và các tiêu chí được tác giả xây dựng dựatheo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Sản xuất hàng may công nghiệp của Tổng cục dạynghề, hình thức đánh giá là đánh giá theo qui trình
Trang 28- Từ cơ sở lý luận ở chương 1, giúp tác giả xác định được phương hướng để
đi vào thực tế hoạt động kiểm tra đánh giá môn TT KTM1 tại trường Cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Tp.HCM.
Chương 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MÔN THỰC TẬP KỸ THUẬT MAY 1 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP HỒ CHÍ MINH2.1 Đặc điểm trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP HCM
2.1.1 Giới thiệu sơ lược trường CĐ Kinh Tế-Kỹ Thuật Vinatex TP HCM
Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM tiền thân là trường CôngNhân Kỹ Thuật May Thủ Đức, được thành lập theo quyết định số: 688/CNN -TCQL ngày 14 tháng 10 năm 1978 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ
Ngày 17 tháng 2 năm 1998 được Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết địnhsố: 11/1998/QĐ - BCN nâng cấp và đổi tên thành Trường Trung Học Kỹ ThuậtMay và Thời Trang II
Trước những yêu cầu mới đặt ra của nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệpCông nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, ngày 01 tháng 9 năm 2006 Bộ trưởng BộGiáo Dục & Đào Tạo đã ký quyết định số 4821/QĐ - BGDĐT thành lập Trường CĐCông Nghiệp - Dệt May Thời Trang TP.HCM trên cơ sở Trường Trung Học Kỹ
28
Trang 29Thuật May Và Thời Trang II Ngày 13/05/2009 Trường chính thức đổi tên thànhTrường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM.
Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ củangành Dệt May, nhà trường đã liên kết với các Trường ĐH Sư Phạm Kỹ ThuậtHưng Yên, ĐH Sư Phạm Hà Nội, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đào tạo cán bộ cótrình độ cao học và ĐH
Đồng thời nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng ngắn hạn cho hàngngàn học viên là cán bộ quản lý tại các công ty, xí nghiệp của ngành dệt may ở khuvực phía Nam
- Sứ mạng
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ có hiệu quả
2.1.2 Các ngành đào tạo chính quy tại trường
Bảng 2.1: Các ngành đào tạo chính quy tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Tp.HCM.
STT Tên ngành
1 Ngành tiếng anh
2 Ngành quản trị marketing
3 Ngành công nghệ cơ – điện tử
4 Ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
5 Ngành công nghệ thông tin
6 Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
Trang 307 Ngành kế toán doanh nghiệp
8 Ngành quản trị kinh doanh
9 Ngành thiết kế thời trang
10 Ngành công nghệ may
2.1.3 Đội ngũ giảng viên - cơ sở vật chất
a Đội ngũ giảng viên: Phó giáo sư: 01, Tiến sỹ: 02, Thạc sỹ: 29, Cử nhân và
Kỹ sư: 124
b Cơ sở vật chất: 30.000 m2 tổng diện tích khuôn viên
Cơ sở I: 10.000 m2 tọa lạc tại: Số 586, Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông,Quận Thủ Đức, TP.HCM, với tổng diện tích công trình kiến trúc: 11.668 m2 với 9khối nhà 3 tầng
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất ở cơ sở I
Stt Danh mục/loại Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1 Hội trường, giảng đườngPhòng lý thuyết PhòngPhòng 1502 45200 người/phòngHs/phòng
Tổng số máy móc, thiết bị: 1200, đủ chủng loại phục vụ cho công tác giảngdạy và học tập
30
Trang 31Hình 2.1: Khu hành chánh Hình 2.2: Khu phòng lý thuyết
Hình 2.3: Khối phòng khoa Hình 2.4: Khối sản xuất thực nghiệm
Cơ sở II: Tọa lạc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đã hoàn thành năm
2010 Diện tích sàn xây dựng 16.683 m2 trên khuôn viên 20.000 m2
3 Khối phòng nghiên cứu thực
nghiệm sản xuất
4 Khối xưởng thực tập sản xuất m2 3.600 Kết cấu 2 tầng
Trang 32Hình 2.5: Toàn cảnh cơ sở II
32
Trang 332.1.4 Giới thiệu sơ lược về khoa Thiết kế thời trang và khoa Công nghệ may
Khoa công nghệ may có tổng số giảng viên là 21, trong đó có 2 giảng viêntrình độ thạc sĩ, 4 giảng viên sau đại học,15 giảng viên trình độ cử nhân - kỹ sư
Khoa đã CNM và hoàn chỉnh các chương trình đào tạo ngành CNM cho cácbậc đào tạo: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ nghề, Trung cấp nghề
Ngoài ra Khoa còn xây dựng và tổ chức đào tạo các lớp ngắn hạn CNMnâng cao và các lớp chuyên đề
Hình 2.6: Giảng viên khoa Công nghệ may
Khoa thiết kế thời trang có 15 GV trong đó có 01 Thạc sĩ, 1sau đại học,13
Trang 34CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
VINATEX TP.HCM
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex Tp.HCM
34
Trang 352.2 Thực trạng đánh giá kỹ năng môn Thực tập kỹ thuật may 1 tại trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM
2.2.1 Mục đích, phạm vi và đối tượng khảo sát
- Mục đích khảo sát: Từ việc khảo sát thực trạng đánh giá kỹ năng môn TT
KTM1, cho phép đề xuất xây dựng bộ câu hỏi đánh giá theo chuẩn kỹ năng, gópphần nâng cao chất lượng học tập của SV tại nhà trường
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát thực trạng việc đánh giá kỹ năng môn TT
KTM1
- Đối tượng khảo sát: Đội ngũ giáo viên đang giảng dạy môn TT KTM1 và SV
đã và đang học môn TT KTM1 tại trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật VinatexTP.HCM
Nội dung khảo sát: Lấy ý kiến của GV và SV tại trường Cao đẳng Kinh Tế
-Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM
- Thời gian khảo sát: Bắt đầu từ tháng 03/2012 đến tháng 05/2012.
2.2.2 Thiết kế bộ công cụ và chọn mẫu khảo sát
- Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên (Xem phụ lục 8 trang 218pl)
Chọn mẫu khảo sát:
Sinh viên lớp CĐ09T2 : 44 Sinh viên
Sinh viên lớp CĐ09T3 : 31 Sinh viên
Sinh viên lớp CĐ10M2 : 33 Sinh viên
Sinh viên lớp CĐ10M3 : 35 Sinh viên
Sinh viên lớp CĐ11T1: 23 Sinh viên
- Thiết kế phiếu xin ý kiến của giảng viên (Xem phụ lục 9 trang 224pl)
Chọn mẫu khảo sát: Toàn bộ giảng viên chuyên ngành may của khoaThiết kế thời trang và giảng viên khoa Công nghệ may tại trườngCao đẳng Kinh
Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM
2.2.3 Xử lý và đánh giá kết quả khảo sát
2.2.3.1 Nhận xét việc học tập môn TT KTM1 tại trường Cao đẳng Kinh
Tế - Kỹ Thuật Vinatex TP.HCM
Trang 36Để đánh giá thực tiễn việc đánh giá kỹ năng môn TT KTM1 và tình hình họctập môn TT KTM1 tại trường, người nghiên cứu tiến hành thăm dò ý kiến các SV đã
và đang học môn TT KTM1 tại trường Số phiếu phát ra là 166 phiếu, số phiếu thu về
là 160 phiếu (96,39 %) và tất cả đều hợp lệ
Dưới đây là kết quả thu được từ việc khảo sát lần 1:
Bảng 2.4: Mức độ thuận lợi của môn TT KTM1
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % mức độ thuận lợi của môn TT KTM1
Trang 37Bảng 2.5: Mức độ cần thiết của môn TT KTM1
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ % mức độ cần thiết của môn TT KTM1
Từ kết quả bảng 2.5 và biểu đồ 2.2 cho thấy sinh viên đã nhận thức đượcmôn TT KTM1 là cần thiết và rất cần thiết trong chương trình đào tạo, môn TTKTM1là môn chuyên ngành trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng trong lĩnhvực kỹ thuật may công nghiệp Mặc dù sinh viên nhận thức được sự cần thiết vàmức độ quan trọng của môn học nhưng từ kết quả khảo sát ở bảng 2.4 lại chỉ thấyđược mức độ thuận lợi khi học môn TT KTM1 của sinh viên chỉ nằm ở mức độbình thường là (42 %) và mức độ khó khăn trong học tập môn thực tập kỹ thuật may
1 là khá cao (39 %) Vậy những nguyên nhân nào gây khó khăn cho việc học tậpmôn TT KTM1
Trang 38Bảng 2.6: Nguyên nhân khó khăn khi thực hành môn TT KTM1
Nguyên nhân Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý
Không xác định được tiêu chí đánh giá
trước khi kiểm tra
8 5%
88 55%
64 40%Không kiểm soát được các bước quy trình 12
7,5%
108 67,5%
40 25%Không kiểm soát được yêu cầu kỹ thuật
của bài
6 3,75%
10666,25%
4830%
Không xác định được yêu cầu kỹ thuật
chính yếu của sản phẩm
42,5%
8452,5%
72 45%Không chú ý thời gian, vệ sinh công
nghiệp sản phẩm và an toàn lao động
31,87%
8150,63%
7647,5%
Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % nguyên nhân gây khó khăn khi thực hành môn TT KTM1
38
Trang 39Mặc dù sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng và mức độ cần thiết của môn
TT KTM1 nhưng mức độ thuận lợi trong môn học là bình thường và khó khăn lạichiếm tỉ lệ khá cao, chính là do một số nguyên nhân như không xác định được tiêuchí đánh giá trước khi kiểm tra với 55% ý kiến đồng ý, 67% ý kiến cho rằng khôngkiểm soát được các bước quy trình, 66,25% ý kiến cho rằng không kiểm soát đượcyêu cầu kỹ thuật của bài, không xác định được yêu cầu kỹ thuật chính yếu của sảnphẩm là 52,5 % ý kiến, không chú ý thời gian, vệ sinh công nghiệp sản phẩm và antoàn lao động là 50,63% (Bảng 2.6 và biểu đồ 2.3)
Bảng 2.7: Mức độ cần thiết về kỹ năng mà sinh viên phải đạt được để đáp ứng
nhu cầu công việc thực tiễn
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
May sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật 94
58,75%
6041,25%
May chi tiết đảm bảo đúng quy trình, an toàn
vệ sinh công nghiệp
6037,5%
8855%
127,5%
Thực hiện may sản phẩm theo chuẩn kỹ năng
công nghiệp, tiết kiệm NPL
3220%
12075%
85%
Xác định được các tiêu chí quan trọng trong
quá trình may
2716,88%
12175,63%
127,49%
Đảm bảo đúng thời gian qui định 32
20%
9257,5%
3622,5%
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ % mức độ cần thiết về kỹ năng mà sinh viên phải đạt được để đáp ứng nhu cầu công việc thực tiễn
Trang 40Nhìn bảng 2.7 và biểu đồ 2.4 cho thấy nhận thức của sinh viên về mức độcần thiết về kỹ năng mà sinh viên phải đạt được để đáp ứng nhu cầu công việc thựctiễn là kỹ năng may sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật (58,75%), may chi tiết đảmbảo đúng quy trình, an toàn vệ sinh công nghiệp (55%), kỹ năng may sản phẩm theochuẩn kỹ năng công nghiệp, tiết kiệm nguyên phụ liệu (75 %), kỹ năng xác định cáctiêu chí quan trọng trong quá trình may (75,63%) và may đúng thời gian qui định(57,5%).
Từ những số liệu thống kê trên cho thấy sinh viên đánh giá mức độ cần thiết về kỹnăng là khá cao
Bảng 2.8: Mức độ giảng viên sử dụng các hình thức KT đánh giá kỹ năng
40