1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc

102 1,8K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc

Trang 1

CÁC TỪ VIẾTTẮT

BXH Bảng xếp hạng

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân EU Liên minh Châu ÂuFDI Đầu tư trực tiếp nướcngoài GDP Tổng sản phẩm trongnước

IFC Công ty tài chính quốctế

IMF Quỹ tiền tệ quốc tếKCN Khu công nghiệp KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư NSNN Ngân sách nhà nướcR&D Nghiên cứu và triển khai TCTK Tổng cụcThống kê

ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứcOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tếUBND Ủy ban nhân dân

UNCTAD Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

Trang 2

MỤC LỤC

Phần nội dung: 2

Chương 1: Những vấn đề lý luận về FDI sạch trong phát triển kinh tế của các quốc gia 2

1.1 Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI 2

1.1.1 Khái niệm FDI 2

1.1.3 Các hình thức FDI 4

1.1.4 Bản chất của FDI- Các lý thuyết về dòng vốn FDI 6

1.1.4.1 Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài: 6

1.1.4.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô về đầu tư nước ngoài: 9

1.1.5 Đặc điểm của dòng vốn FDI 12

1.2 Quan điểm về FDI sạch và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển 13

1.2.1 FDI sạch 13

1.2.1.1 Khái niệm FDI sạch 13

1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI sạch 14

1.2.2 Phát triển bền vững( Sustainable development) 19

1.2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững 19

1.2.2.2 Thế nào là một nền kinh tế phát triển bền vững 21

1.2.2.3 Thước đo phát triển bền vững- GDP xanh 23

1.2.3 Tác động của FDI sạch tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế 24

1.2.4 FDI sạch- Thách thức lớn cho các nước đang phát triển 25

1.3 Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới 27

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia: 27

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 33

Chương 2: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam 35

giai đoạn 2006-2010 35

Trang 3

2.1 Khái quát tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010

2.1.1 Vốn đăng ký, vốn thực hiện 35

2.1.2 Thu hút vốn theo đối tác 37

2.1.3 Thu hút vốn theo ngành kinh tế 38

2.1.4 Thu hút vốn theo hình thức đầu tư 40

2.1.5 Theo địa phương 41

2.2 Khái quát tình hình thu hút vốn FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2010 43

2006-2.2.1 Tình hình chung về quá trình thu hút FDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010 43

2.2.2 Ví dụ về một số dự án FDI sạch và chưa sạch tại Việt Nam 45

2.3 Đánh giá các nhân tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI sạch vào Việt Nam 50

2.4 Tác động của dòng FDI sạch đối với phát triển KT- XH Việt Nam 66

Chương 3: Giải pháp thu hút, quản lý dòng vốnFDI sạch cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam 75

3.1 Dự báo hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch trên thế giới 75

3.1.1 Triển vọng duy trì, phát triển nguồn vốn FDI sạch trong quá trình toàn cầu hóa 75

3.1.2 Bối cảnh nền kinh tế thế giới và những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch 76

3.2 Giải pháp nâng cao thu hút, quản lý FDI sạch tại Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên CNXH 81

3.2.1 Giải pháp thứ nhất: hoàn thiện các cơ chế chính sách quản lý, khuyến khích dòng vốn FDI sạch: 82

Trang 4

3.2.2 Giải pháp thứ hai, nâng cao vai trò của nhà nước trong hoạt động thu hút FDI sạch: 833.2.3 Giải pháp thứ ba, thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội trong công tác thu hút, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 853.2.4 Giải pháp thứ tư, thực hiện các biện pháp để khắp phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình thu hút dòng vốn FDI 863.2.5 Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện quy trình đầu tư đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: 883.2.6 Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài: 90

PHẦN KẾT LUẬN 92DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 93

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 1: Mô hình MacDougall-Kemp 8

Hình 2: Mô hình của 2 nhà môi trường học Canada – Jacobs và Sadle 20

Hình 3: Tiếp cận phát triển bền vững 21

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành 40

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức 41

Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương 42

Bảng 4: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI 51

trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 51

Bảng 5:Thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong báo cáo năm 2010 của WEF 61

Bảng 6 : Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác 67

Bảng 7: Cơ cấu và thu nhập lao động của các doanh nghiệp FDI 71

Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dòng vốn FDI 79

Biểu đồ 1.Kết quả thu hút FDI giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 35

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh lượng vốn FDI đăng kí và lượng vốn thực hiện năm2005- 2010 36

Biểu đồ 3: Top 20 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam từ 1990- 2010 37

Biểu đồ 4:Chỉ số ROA và ROE của các Doanh nghiệp VNR500 68

Biểu đồ 5: Tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập trong top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam 69

Biểu đồ 6: Biểu đồ mô tả tổng lượng vốn FDI toàn cầu giai đoạn 2004-2010 78

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU:

Từ thực tế qúa trình phát triển nền kinh tế trong những năm qua đã chứng minhsự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc thực hiệncác mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiệnquan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng cố vị trí của ViệtNam trên trường quốc tế Từ chỗ giữ vai trò không đáng kể trong nền kinh tế ViệtNam (tỉ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP năm 1992 mới chỉ là 2%), đến nay,các doanh nghiệp FDI đã trở thành khu vực kinh tế quan trọng, phát triển năng độngvà đóng góp đến hơn 30% tổng vốn đầu tư xã hội Với nguồn vốn đầu tư đến từ 92quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn mà cònmang đến Việt Nam công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạothêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, qua đó góp phần khai thác tốt hơn các nguồnlực trong nước, thúc đẩy tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa Nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, thì FDI cũng đã vàđang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng vàchất lượng cuộc sống của dân cư Gần đây đã xuất hiện hàng loạt vấn đề gây bức xúcdư luận xã hội, trong đó nổi bật là chất lượng FDI thấp thiếu tính bền vững, ô nhiễmmôi trường trầm trọng gây ra không ít những ảnh hưởng xấu tới Việt Nam về cả mặtkinh tế và xã hội như: sự leo thang của giá cả dẫn dến lạm phát cao, các biến động bấtthường của thị trường bất động sản gây nên các cơn sốt không thể kiểm soát và tácđộng tiêu cực lớn nhất từ FDI mà vẫn đang là nỗi lo của các ban ngành trung ương vàđịa phương hiện nay đó chính là ô nhiễm môi trường do chất thải độc hại từ các nhàmáy công nghiệp.Vì vậy mà vấn đề cấp thiết bây giờ là cần phải có những giải phápđể nhằm thu hút được lượng vốn FDI thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫnphải đảm bảo sự ổn định xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững Trước thực trạng này

nhóm sinh viên nghiên cứu đã xây dựng nên đề tài “Giải pháp thu hút FDI sạch cho

Trang 7

sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam” để đóng góp một phần nhỏ ý kiến

của mình giải quyết vấn đề nóng của xã hội.

Phần nội dung:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về FDI sạch trong phát triển kinh tế của các quốc gia

1.1 Những nội dung lý thuyết cơ bản FDI

1.1.1 Khái niệm FDI

Trên thực tế hiện nay do có khá nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tưnước ngoài FDI vì vậy chúng ta khó có thể đưa ra được một khái niệm chính xácnhất về FDI Qua tìm hiểu, nhóm sinh viên nghiên cứu xin đưa ra một vài kháiniệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư vớinhững quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tưtrực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tếkhác” Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc

quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền nước ngoái hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liêndoanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”còn theo luật đầu tư 2005 thì “ FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kì một tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầutư theo quy định của Luật này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ

chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Trang 8

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ Mộtdoanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không cótư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếuthường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủđịnh thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên không phải quốc gia nào đều

1.1.2 Các khái niệm liên quan:

-Dòng vốn FDI ( FDI inflow) là dòng vốn chảy từ nước của chủ đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nhằm tận dụng lợi thế so sánh tại nước chủ nhà để tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư

-Lượng vốn FDI là lượng tiền hay các tài sản hợp pháp mà chủ đầu tư nướcngoài đưa sang nước khác để đầu tư

-Nước chủ đầu tư ( Home country) là nước của tổ chức ,cá nhân sở hữu vốnhoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý , sử dụngvốn để thực hiện hoạt động đầu tư

-Nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư ( Host coutry) là nơi tiếp nhận vốn vàtrực tiếp diễn ra hoạt động đầu tư

Trang 9

-Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investor) là tổ chức, cánhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư tại nước chủnhà

-Doanh nghiệp FDI ( FDI enterprise)là doanh nghiệp mà trong vốn phápđịnh có một lượng vốn nhất định tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia của chủđầu tư nước ngoài ( Đối với Việt Nam là trên 30% vốn pháp định)

-Vốn đăng kí ( registration capital)là lượng vốn mà chủ đầu tư cam kết sẽđầu tư sang nước chủ nhà

-Vốn thực hiện ( implement capital) là lượng vốn thực tế mà chủ đầu tư đãbỏ ra cho hoạt động đầu tư tại nước chủ nhà

1.1.3 Các hình thức FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:

a)Phân theo hình thức đầu tư:

* Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư mà các

bên tham gia bao gồm: một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước kýkết thỏa thuận để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nướcchủ nhà trên cơ sở quy định rõ về đối tượng, nội dung kinh doanh, trách nhiệm vàphân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp haykhông ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.

*Hình thức công ty hay doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp hay liên

doanh được thành lập giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà trong đó các bêncùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ vốngóp

Trang 10

* Hình thức doanh nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là doanh nghiệp do

các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà và họ tự quản lý, chịu hoàn toàn về trách nhiệm kinh doanh

* Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế,

thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T) Những dựán B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuậnlợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.

b) Phân theo bản chất đầu tư:

* Đầu tư mới ( Greenfiel investment): là hình thức đầu tư trực tiếp xây dựng cáccơ sở sản xuất kinh doanh mới hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại ở nước tiếp nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.

* Mua lại và sáp nhập(M&A): là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

c)Phân theo tính chất dòng vốn

* Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công tytrong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết địnhquản lý của công ty.

* Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ

hoạt động kinh doanh trong quá khứ để tái đầu tư tại nước chủ nhà

* Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Thể hiện mối quan hệ giữa các chi

nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay đểđầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

Trang 11

* Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài

nguyên thiên nhiên, lao động rẻ ,dồi dào và sẵn có ở nước tiếp nhận

* Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh

doanh thấp ở nước tiếp nhận để thu được lợi nhuận cao hay thực hiện các hoạtđộng kết nối để có các sản phẩm xuyên biên giới hoặc chuyên môn hóa quy trìnhsản xuất

* Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường

hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất; đôi khi hình thức đầu tưnày còn nhằm tận dụng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận vớicác nước và khu vực khác làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực vàtoàn cầu

* Vốn tìm kiếm tài sản chiến lược: Được thực hiện mua lại hoặc liên minh để thúc

đẩy các mục tiêu kinh doanh dài hạn

Bản chất của FDI- Các lý thuyết về dòng vốn FDI

Trong mỗi thời kì, dưới con mắt của các nhà kinh tế học hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài lại được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau nhưng chúng đềumang một bản chất chung Để hiểu rõ hơn về bản chất chung này, nhóm sinh viênnghiên cứu xin đưa ra một vài lý thuyết về dòng vốn FDI

Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài:

Các lý thuyết này dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố vốn và lao động giữa các nước cũng như việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phân tán rủi ro

- Lý thuyết HO(Heckcher và Ohlin-1933)

Với hai nước A và B có các điều kiện sau: Trình độ công nghệ sản xuất, nhu cầu và thị hiếu, các yếu tố cần thiết cho việc sản xuất hai loại hàng hóa trên như nhau; hàng hóa X cần nhiều vốn còn hàng hóa Y cần nhiều lao động; sự lưu

Trang 12

chuyển hàng hóa giữa hai nước là tự do, không có thuế, không có chi phí vận chuyển; cả hai nước đều sử dụng hết khả năng về vốn, công nghệ và lao độngcủa mình

Giả định rằng không có sự lưu chuyển các yếu tố sản xuất qua biên giới vàhiệu quả kinh tế không phụ thuộc vào quy mô thị trường của các nước thì theo môhình HO chỉ ra rằng nếu như mỗi nước tập trung sản xuất để xuất khẩu hàng hóa sửdụng nhiều yếu tố sản xuất dư thừa và nhập khẩu những hàng hoá dùng nhiều yếutố đầu vào khan hiếm thì sản lượng của hai nước sẽ tăng lên Lý thuyết này đã chothấy sự chênh lệch tính dư thừa và khan hiếm của các yếu tố sản xuất giữa cácnước là nguyên nhân dẫn đến đầu tư nước ngoài

Mô hình này đã được một số nhà kinh tế học sử dụng để giải thích hoạt độngFDI với việc loại bỏ hai giả định nêu trên Richard S Eckaus cho rằng khả năng vềvốn giữa các nước là khác nhau đo đó sẽ có nước thừa vốn và nước thiếu vốn Tạinhững nước thừa vốn thì hiệu quả sử dụng vốn thấp hơn so với những nước thiếuvốn nên sẽ lưu chuyển dòng vốn giữa các nước Do đó mục đích tối đa hóa hiệuquả sử dụng vốn là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự di chuyển vốn quốc tế.

Đồng tình với quan điểm trên MacDougall giải thích rằng nguyên nhân của sự lưu chuyển vốn quốc tế là do sự chênh lệch về năng suất cận biên cuả vốn giữa các nước Trên quan điểm này nhà kinh tế học M.Kemp đã xây dựng mô hình MacDougall-Kemp như sau:

Mô hình này được xây dựng trên giả định: Nền kinh tế thế giới chỉ có hai nước I và II, giả sử nước I thừa vốn và nước II thiếu vốn

Tổng vốn đầu tư của 2 nước là O1O2,trong đó nước I là O1Ovà nước II là OO2

Trang 13

Hình 1: Mô hình MacDougall-Kemp

Trong đó: Trục tung là năng suất cận biên của vốn

d1: Đường giới hạn năng suất cận biên vốn của nước I d2: Đường giới hạn năng suất cận biên vốn của nước II Năng suất cận biên của 2 nước có xu hướng giảm dầnTrước khi di chuyển vốn: Tổng sản lượng của nước I là: M1M1’OO1 Tổng sản lượng của nước II là: M2’M2O2O

Ta thấy rằng trong khoảng SO thì năng suất cận biên của vốn ở nước II lớnhơn nước I hay là nước II sử dụng vốn hiệu quả hơn nước I Do đó sẽ có sự dichuyển vốn từ nước I sang nước II cho đến khi năng suất cận biên của 2 nước bằngnhau tại điểm S Lúc này, tổng sản lượng của 2 nước tăng lên một lượng là:MM1’M2’ trong đó sản lượng của nước I tăng MM1’M’ và nước II tăng MM2’M’.Như vậy việc di chuyển vốn hay FDI mang lại lợi ích cho cả 2 nước

M/1

Trang 14

- Lý thuyết Kugman(1983), Dunning và Narula(1996): Giải thích nguyên

nhân của đầu tư nước ngoài với mục đích khai thác hiệu quả vốn là do có dự khácbiệt về chính sách kinh tế vĩ mô của các nước tham gia đầu tư

- Lý thuyết K.Kojima(1978) lại giải thích rằng sở dĩ có đầu tư nước ngoài là

do có sự khác nhau giữa tỷ suât lợi nhuận Những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽthu hút được vốn đầu tư mà chênh lệch này chủ yếu là do giá lao động và dunglượng thị trường

- Lý thuyết D.Salvatore(1993) lại cho rằng sở dĩ có đầu tư nước ngoài là do

sự phân tán rủi ro Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốnmà còn quan tâm đến mức độ rủi ro của từng khoản đầu tư cụ thể Để tránh nguycơ phá sản tại thị trường nội địa, Các nhà đầu tư sẽ không dồn hết vốn của mìnhvào đầu tư trong nước mà dành một phần để đầu tư ra nước ngoài

1.1.4.2 Các lý thuyết kinh tế vi mô về đầu tư nước ngoài:

Các lý thuyết này thường xoay quanh các câu hỏi: Tại sao các công ty lạiđầu tư ra nước ngoài, đó là khai thác độc quyền, hiệu quả kinh tế theo qui mô, cácrào cản nhập khẩu và các yếu tố sản xuất ở nước ngoài rẻ

-Lý thuyết của Stephen Hymer(1976): Độc quyền của thị trường đã thúc

đẩy các công ty mở rộng ra thị trường nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh củamình về công nghệ, kỹ thuật quản lý… mà các công ty trong cùng lĩnh vực ở cácnước khác không có được.

-Lý thuyết của Charles Kindleberger(1969) và Richard E Cave(1971) thì

cho rằng các sản phẩm mới thường có xu hướng độc quyền cho nên các công ty cósản phẩm mới luôn tích cực mở rộng phạm vi sản xuất của mình ra thị trường quốctế để tối đa hóa lợi nhuận vì vậy mà các lý thuyết tổ chức công nghiệp đều giảithích nguyên nhân của FDI là nhằm khai thác lợi thế độc quyền

Trang 15

-Lý thuyết của Robertz.Aliber(1970) đã giải thích hiện tượng FDI xuất hiện

là do thuế nhập khẩu khiến giá thành hàng hóa cao lên nên các công ty thay vì sảnxuất trong nước để xuất khẩu sẽ tiến hành sản xuất ngay tại nước ngoài ,vượt quahàng rào thuế quan để giảm giá thành và tạo nên các công ty xuyên quốc gia.

-Lý thuyết giải thích về nguyên nhân hình thành FDI là do chênh lệch về chi phí giữa các nước:

Nếu gọi: Giá nhập khẩu là M(tại nước chủ nhà) Giá nhập khẩu sau thuế là M’

Chi phí sản xuất trung bình là AC

Chi phí phát sinh trung bình cho một sản phẩm khi đầu tư ra nước ngoài làC

Nếu AC’ là chi phí trung bình cho một sản phẩm khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài để sản xuất thì AC’=AC+C

Khi :-AC<M<AC’ thì công ty chính quốc sẽ mở rộng sản xuất để xuất khẩu -AC<M’<AC’ thì công ty chính quốc sẽ cân nhắc giữa xuất khẩu và cho thuê -AC’<M’ thì FDI sẽ xuất hiện

-Lý thuyết chu kì sản phẩm của Vernon(1966) thì cho rằng FDI xuất hiện

theo chu kì sản phẩm Trên cơ sở giả định của HO, Vernon giả định thêm là sự thayđổi công nghệ dẫn đến các sản phẩm mới , các sản phẩm này sẽ mang lại lợi nhuậncao khi được sản xuất hàng loạt Nhưng việc sản xuất hàng loạt sẽ đòi hỏi tay nghềcao , vốn đầu tư lớn và điều này chỉ có thể xảy ra ở các nước phát triển Tuy nhiênkhi sản xuất hàng loạt thì giá thành lại hạ , mặt khác sẽ dẫn đến bão hòa sản phẩm.Để tránh sự suy thoái đòi hỏi các công ty phải mở rộng thị trường ra nước ngoàibằng việc xuất khẩu hàng hóa Nhưng khi xuất khẩu lại gặp phải rào cản thuế quan,

Trang 16

chi phí vận chuyển, mặt khác do yêu cầu thương mại hóa và tiêu chuẩn hóa sảnphẩm cho nên với tay nghề lao động thấp cũng có thể sản xuất được , vì vậy khiđưa công nghệ ra nước ngoài sản xuất sẽ tận dụng được cái lợi thế so sánh củaquốc gia nhận vốn như : tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ hơn …Do đó lúc nàyFDI xuất hiện vì nó hiệu quả cao hơn sản xuất trong nước và xuất khẩu

-Lý thuyết chu kì sản phẩm bắt kịp của Akamatsu (1962) : Theo lý thuyết

này, các sản phẩm mới được sản xuất tại các nước đầu tư sau đó xuất khẩu sangcác quốc gia khác Tại nước nhập khẩu, do sản phẩm mới nhu cầu nội địa tăng nênxuất hiện nhu cầu sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu với sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài Khi nhu cầu sản phẩm này trong nước đượcbão hòa thì nhu cầu xuất khẩu sản phẩm sang một nước thứ ba lại xuất hiện và tạinước thứ ba này chu trình lại tiếp diễn như nước thứ hai Như vậy, FDI được hìnhthành từ quá trình phát triển liên tục của sản phẩm từ nhập khẩu đến sản xuất trongnước và xuất khẩu.

-Một số lý thuyết khác đã sử dụng hiện tượng bắt chước các đối thủ cạnh tranh để giải thích hiện tượng đầu tư trực tiếp nuớc ngoài :

Từ đặc điểm của các ngành độc quyền nhóm là có sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các đối thủ cạnh tranh nghĩa là khi một doanh nghiệp trong nhóm đưa ra hànhđộng gì tác động tới đối thủ cạnh tranh thì buộc họ phải phản ứng tương tự ,F.T.Knicckerbocker cho rằng nó sẽ xảy ra tương tự đối với đầu tư trực tiếp nướcngoài như sau : Giả sử ngành độc quyền của nước đầu tư có 3 doanh nghiệp :A,B,C chi phối thị trường Khi doanh nghiệp A mở chi nhánh ở nước nhận đầu tư ,doanh nghiệp B,C nghĩ rằng nếu hoạt động của A thành công thì sẽ hạn chế mứctiêu thụ hành hóa của B,C xuất khẩu sang nước nhận đầu tư và tạo lợi thế của nướcđi tiên phong Bên cạnh đó, rất có thể doanh nghiệp A tận dụng được lợi thế sosánh ở nước nhận đầu tư và đưa trở lại nước họ với chi phí rẻ hơn, chất lượng tốt

Trang 17

hơn để gây khó khăn cho B,C trên chính thị trường của họ Vì vậy mà B,C đã làmtheo A là đầu tư sang nước tiếp nhận vốn đầu tư

1.1.5 Đặc điểm của dòng vốn FDI

Xuất phát từ những khái niệm, chúng ta có thể rút ra được một số đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

Một là, một hoạt động đầu tư được coi là đầu tư nước ngoài khi chủ đầu tư

nước ngoài phải đóng góp một mức vốn tối thiểu nào đó vào vốn pháp định, mứcđóng này tùy theo quy định của mỗi nước ( riêng đối với Việt Nam mức tối thiểu là30% vốn pháp định) Quyền quản lý doanh nghiệp cũng như lợi nhuận mà chủ đầutư nước ngoài nhận được cũng tùy thuộc vào tỷ lệ vốn góp.

Hai là, quá trình đầu tư ra nước ngoài là hoạt động di chuyển vốn quốc

tế,chuyển giao công nghệ , chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý đồngthời tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Ngoài ra, các dựán FDI còn gắn liền với hoạt động di cư lao động và kinh doanh quốc tế của cáccông ty đa quốc gia, thể hiện quá trình hội nhập kinh tế của các nước trên thế giới

Ba là, Khác với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn

FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ và đặc biệt là rất ít phụ thuộc vào mối quanhệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bởi nguồn vốn này thườngdo các nhà đầu tư hay doanh nghiệp tự bỏ vốn ra thực hiện Do đó khi tiếp nhậnnguồn vốn này nước chủ nhà đã được bổ sung một lượng vốn dài hạn mà khôngphải lo trả nợ.

Bốn là, FDI là hình thức kéo dài chu kì tuổi thọ của hoạt động sản xuất bởi

nó giúp các doanh nghiệp chuyển giao được công nghệ lạc hậu của nước mìnhnhưng dễ dàng được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và từ đó kéodài được chu kì sản xuất.

Trang 18

Năm là, Các dự án FDI bị chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, thường

sử dụng luật pháp của nước chủ nhà ,nhưng trong một chừng mực nào đó, sự hoạtđộng của dự án vẫn chịu ảnh hưởng luật pháp của nước có các bên tham gia đầu tư,luật quốc tế, luật khu vực Việc sửa đổi, điều chỉnh luật pháp của nước mình saocho càng gần với thông lệ quốc tế là điều mà các nước nên làm bởi sẽ tránh đượccác tranh chấp,xung đột không đáng có trong quá trình thực hiện, quản lý các dự áncó vốn đầu tư nước ngoài.

Sáu là, Các bên tham gia vào các dự án FDI thường có quốc tịch và sử dụng

ngôn ngữ khác nhau Điều này đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữnước sở tại trong các văn bản và trong quá trình hoạt động của dự án Bên cạnh đóquá trình thực hiện dự án FDI là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau, dođó để có sự hợp tác tốt đẹp cần phải có sự giao hòa văn hóa giữa các bên tronghoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2 Quan điểm về FDI sạch và sự phát triển bền vững của nền kinh tế đối với các nước đang phát triển

1.2.1 FDI sạch

1.2.1.1 Khái niệm FDI sạch

FDI sạch là nguồn vốn đầu tư đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

· Lợi ích kinh tế: Nguồn vốn đầu tư phải là đầu tư kinh doanh và không

nhằm mục đích trục lợi nào khác Một khi tiến hành thực hiện đầu tư thì phải đảmbảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư Đối với nước đầu tư khitiến hành đầu tư phải nhận được các lợi ích kinh tế như nguồn lao động và nguyênvật liệu rẻ hơn, tạo ra được lợi nhuận trong quá trình đầu tư Đối với nước tiếpnhận đầu tư phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững; cân bằng

Trang 19

cán cân thương mại, cơ cấu đầu tư phát triển toàn diện các ngành, phát triển sảnxuất theo hướng thân thiện môi trường, công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp –nông thôn bền vững, phát triển công nghiệp sạch.

· Lợi ích xã hội: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo đóng góp vào

quá trình thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đẩy nhanh các mục tiêu quốc gianhư: tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển nguồn nhân lực; giữ vững ổn địnhchính trị; đảm bảo quốc phòng an ninh; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm,tăng thu nhập; nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, trình độ nghềnghiệp, chăm sóc sức khỏe…Với mục đích tạo điều kiện cho con người sinh sốngbất kì nơi đâu trong quốc gia hay trên cả hành tinh đều được thỏa mãn các nhu cấusống, đều có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt, đều có trình độ học vấn cao, đềuđược hưởng những thành tựu về văn hóa và tinh thần, đều có đủ tài nguyên chomột cuộc sống sung túc

Môi trường:Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này phải giúp cải thiện

môi trường tự nhiên và có thể xuất hiện trong bất kì lĩnh vực công nghiệp nào và ởmọi giai đoạn cũng như trình độ công nghệ của chuỗi giá trị Dòng vốn này đượccác công ty nước ngoài đầu tư vào các dự án thân thiện môi trường cũng như thiếtlập một hình thức đầu tư sạch hơn, hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất Vấn đềbảo vệ môi trường, xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môitrường, phòng chống cháy nổ và chặt phá rừng; khai thác tài nguyên bừa bãi, đảmbảo sử dụng nguồn năng lượng một cách hợp lý là trách nhiệm của cả chủ đầu tưvà của nước nhận đầu tư Nâng cao tính tự giác của mỗi cá nhân đầu tư trong côngtác bảo vệ môi trường vì một xã hội phát triển bền vững Đây là vấn đề hết sứcquan trọng để cấu thành nên một FDI thân thiện với môi trường Đòi hỏi các dự ánFDI không chỉ có phương án đầu tư mà phải kèm theo phương án bảo vệ môitrường trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành kết quả đầu tư

Trang 20

1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI sạch

Thứ nhất là cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Chính sách đầutư nước ngoài là một bộ phần trong các chính sách phát triển kinh tế- xã hội để điềuchỉnh các hoạt động đầu tư quốc tế của một quốc gia trong một thời kì nhất địnhnhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội củaquốc gia đó Có thể thấy rằng trong mọi thời kì kinh tế chính sách khuyến khíchđầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề tiên quyết khi chủ đầu tư quyết định đầu tư,một chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủđầu tư tiến hành đầu tư trên địa bàn và ngược lại, một chính sách khuyến khích đầutư bất hợp lý sẽ tạo rào cản lớn, tạo môi trường đầu tư không thuận lợi đối với cácchủ đầu tư Ví dụ như: Đối với chính sách quản lý ngoại tệ, nếu một quốc gia quảnlý ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị trường dẫn tới sự thay đổi liên tục củatỷ giá hối đoái tùy theo nhu cầu thị trường, do đó các chủ đầu tư có tâm lý rụt rè, losợ trong hoạt động đầu tư trực tiếp tại quốc gia đó nhưng nếu quản lý trên nguyêntắc thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho chủ đầu tư nướcngoài Hay đối với chính sách thương mại, nếu như hạn ngạch xuất nhập khẩu thấpvà các rào cản thương mại khác sẽ gây khó khăn cho các dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài bởi vì hầu hết các dự án FDI khi đi vào hoạt dộng đều liên quan tớixuất nhập khẩu: xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản phẩm….sẽgây ra một tâm lý không tốt cho chủ đầu tư Ngoài ra, các chính sách thuế, chínhsách ưu đãi và các chính sách vĩ mô khác cũng tác động không nhỏ tới sự dichuyển vốn của FDI Do đó để thu hút được dòng vốn FDI trước hết chúng ta đòihỏi cần có cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích đầu tư để thu hút và giữchân nhà đầu tư , cần kết hợp hài hòa giữa các hoạt động quản lý nhằm tạo ra sựthống nhất trong việc đề ra và thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhưng chỉ với những chính sách như thế

Trang 21

thông thoáng bao nhiêu thì dòng vốn FDI sẽ chảy nhiều vào bấy nhiêu mà khôngcó kiểm soát và đồng hành với nó là những ảnh hưởng tiêu cực làm bất ổn tính bềnvững của nền kinh tế Do vậy ngoài những yếu tố trên thì đòi hỏi chính phủ cầnphải có các hoạch định chính sách đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế theohướng bền vững, đề cao chất lượng FDI và nhấn mạnh đến bảo vệ môi trường cũngnhư trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chứ không nên chỉ chú trọng tới sựtăng trưởng kinh tế cao của quốc gia mình mà đánh mất đi tính bền vững

Thứ hai là chính sách môi trường : Chính sách về môi trường hiện nay đang là

mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài bởilẽ trong những năm trở lại đây mặt trái của dòng vốn FDI ngày càng thể hiện rõ nét, nó đãgây ra khá nhiều hệ lụy tới môi trường kinh tế xã hội của con người như:ô nhiễmmôi trường nặng nề, kéo dài và không thể tính hết, gây ra tình trạng sử dụng lãngphí đất đai, thất thoát tài sản công và tài nguyên quốc gia, nhất là đất nông nghiệp,đất ven biển Vì vậy, nhiều quốc gia đã đưa ra các chính sách quá khắt khe về điềukiện môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhất là đối với các nước pháttriển đã gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, nhưng bên cạnh đó một số nước đangphát triển vì mục đích tăng trưởng kinh tế lại thu hút FDI một cách ồ ạt mà khôngquan tâm tới vấn đề môi trường cho nên đã có hiện tượng một số nước lớn có ý đồvà trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang nhữngnước này các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trường và phát thảinhiều khí các bon; nếu không cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, khó lường trước hậuquả tiêu cực xảy ra và gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đe dọa môi trườngsống của người dân địa phương và để lại những hệ quả xấu tới sự phát triển bềnvững của quốc gia Do đó để có những nguồn vốn FDI sạch vừa đẩy nhanh quátrình tăng trưởng kinh tế nhưng cũng vừa phải đảm bảo môi trường sinh thái trongsạch cần có các chính sách, quy định về chất lượng môi trường hợp lý trong các dự

Trang 22

án để sàng lọc được những dự án tốt nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của xãhội

Thứ ba là môi trường đầu tư: Một trong những mục đích của các nhà đầu

tư khi tiến hành đầu tư tại một nước nào đó là khai thác lợi thế so sánh môi trườngđầu tư của nước chủ nhà ở tất cả các mặt : Kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội Mộtmôi trường đầu tư thuận lợi sẽ đảm bảo được sự an toàn , khả năng sinh lời cao củalượng vốn mà chủ đầu tư đã bỏ ra cho nên sẽ thu hút được nhiều dự án đầu tư trựctiếp nước ngoài , lúc này nước chủ nhà có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được dòngvốn FDI sạch Do vậy mà để có được nguồn vốn FDI sạch đòi hỏi các nước tiếpnhận đầu tư phải có một môi trường đầu tư thông thoáng, mở cửa đồng thời cũngphải có hệ thống pháp luật chặt chẽ bằng cách ban hành chính sách xúc tiến đầu tư,biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực phí, cải cách thủ tục hànhchính để nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao các dịchvụ tiện ích xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài,các dịch vụ hậu đầu tư và quy định rõ ràng các tiêu chuẩn về môi trường, các chếtài xử lý các vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài, các chuẩn mựcpháp lý giải quyết xung đột quyền lợi giữa chủ và thợ, để dễ dàng trong việckiểm soát hoạt động đầu tư

Thứ tư là môi trường cạnh tranh trong nước và thế giới: Sức ép từ môi

trường cạnh tranh trong nước và trên thế giới đòi hỏi chủ đầu tư phải luôn cải biếncông nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầungày càng cao của con người, gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do đó tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận với những máy móc tiêntiến , hiện đại trên thế giới, mở rộng tầm nhìn cho người lao động để học hỏi , tìmhiểu về khoa học tiến bộ của nhân loại.Bên cạnh đó, hiện nay uy tín nhãn hiệuquyết định khá lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp luôn cạnh

Trang 23

tranh gay gắt để tạo một chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường Với mứcsống ngày càng cao, con người ngày càng quan tâm hơn tới môi trường sống, dovậy mà việc sử dụng các nhãn hiệu hàng hóa thân thiện môi trường đang là xuhướng tâm lý chung của người tiêu dùng Và đây cũng chính là một yếu tố cạnhtranh phổ biến của nhiều doanh nghiệp Chính vì vậy mà chủ đầu tư nước ngoài thìngày càng có trách nhiệm hơn với việc xử lý chất thải công nghiệp bởi lẽ nếu quátrình xử lý không đảm bảo gây hại tới môi trường sống xung quanh thì sản phẩmcủa họ sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay làm mất chỗ đứng của doanh nghiệp trên thịtrường Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định được một điều rằngsức ép cạnh tranh là một nhân tố không thể thiếu để thu hút được dòng vốn FDIsạch Do đó đối với nước tiếp nhận đầu tư cần phải tạo cho mình một môi trườngcạnh tranh công bằng, minh bạch, từ đó tạo một điểm đến đáng tin cậy cho nhà đầutư nước ngoài

Thứ năm là tâm lý của nhà đầu tư: Việc quyết định bỏ vốn đầu tư hay

không, đầu tư trong bao lâu , hình thức đầu tư như thế nào phụ thuộc rất lớn cáchnhìn nhận của chủ đầu tư đối môi trường của nước tiếp nhận đầu tư Nó gắn liềnvới trách nhiệm của chủ đầu đối với nước chủ nhà Nếu chủ đầu tư có tầm nhìnmang tính dài hạn thì chắc chắn tính trách nhiệm, tự giác trong việc thực thi đúngluật ,bảo vệ môi trường là rất cao Bởi lẽ khi doanh nghiệp hoạt động trong dài hạnthì sẽ phải chịu sự chi phối rất lớn của luật pháp tại nước chủ nhà, nếu thực thikhông đúng thì nước tiếp nhận đầu tư có quyền thu hồi giấy phép hoạt động , gâyra tổn thất lớn cho doanh nghiệp Ngược lại, đối với các chủ đầu tư có tầm nhìnmang tính ngắn hạn , do chỉ tồn tại ở nước tiếp nhận trong thời gian ngắn nên cácdoanh nghiệp này có thể có những chiêu lách luật mà chỉ đến khi doanh nghiệpkhấu hao hết và về nước thì cơ quan chức năng nước chủ nhà mới phát hiện được ,bỏ lại hậu quả nặng nề mà nước tiếp nhận đầu tư phải gánh chịu Hơn nữa với chủđầu tư có tầm nhìn dài hạn thì lượng vốn họ bỏ ra lớn hơn, lâu hơn vì vậy mà đóng

Trang 24

góp vào tăng trưởng kinh tế cho nước chủ nhà nhiều hơn Nhưng nói như vậykhông có nghĩa là tất cả các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn tốt hơn các nhà đầu tưcó tầm nhìn ngắn hạn Do đó để thu hút được dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho sựphát triển bền vững của quốc gia cần phải có cách đánh giá chính xác tâm lý củachủ đầu tư trong quá trình sàng lọc dòng vốn FDI bởi nó chi phối tới hành độngcủa họ trong quá trình thực hiện đầu tư tại nước chủ nhà

Thứ sáu là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước: Quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động thu hút FDI bởi quá trìnhđầu tư trực tiếp ra nước ngoài là quá trình luân chuyển vốn quốc tế, việc hội nhậpsẽ giúp cho quá trình này diễn ra nhanh hơn tạo điều kiện cho các nước tiếp nhậnvốn đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia Khi gia nhậpcác tổ chức trên thế giới, với những cam kết chung đòi hỏi phải mở cửa nền kinhtế, giảm bớt các rào cản đối với hoạt động động đầu tư nước ngoài Cho nên khôngthể tránh khỏi được tình trạng FDI chảy vào nhiều hơn, khó kiểm soát hơn gây ranhững ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Do đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sáchphải có những sáng kiến mới để vừa đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao vừa loạibỏ các tác nhân xấu gây hại tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quátrình sàng lọc FDI Chỉ tiêu thu hút dòng vốn FDI sạch là chỉ tiêu hàng đầu hiệnnay mà các nhà hoạch định chính sách đang hướng đến

1.2.2 Phát triển bền vững( Sustainable development)

1.2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Đây là khái niệm hoàn toàn mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinhnghiệm phát triển của các quốc gia trên hành tinh từ trước tới nay, phản ánh xu thếcủa thời đại và định hướng tương lai của loài người.

Năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đã công bố báo cáo:

Trang 25

như sau: “ Sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổnhại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Đây được coi

như là định nghĩa đầu tiên được dùng chính thức và hiện vẫn đang được sử dụngtrong các văn bản của chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)

Như vậy, có thể thấy : Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh,trong đó sự phát triển của cá nhân, cộng đồng này không làm thiệt hại đến lợi íchcủa cá nhân, cộng đồng khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạmđến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe dọa sự sốngcòn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh (các loàicộng sinh) Bởi sự sống của con người là dựa trên cơ sở duy trì được sản lượng,năng suất tự nhiên, khả năng phục hồi và sự đa dạng của sinh quyển.

Sau đây là một vài mô hình mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được thể hiện mối quanhệ biện chứng giữa phát triển và môi trường từ đó tiếp cận tới sự phát triểnbềnvững.

Hình 2: Mô hình của 2 nhà môi trường học Canada – Jacobs và Sadle

Kinh tế

MôitrườngXã hội

Trang 26

PTBV= XÃ HỘI ∩ KINH TẾ ∩ MÔI TRƯỜNG

Trang 27

Hình 3: Tiếp cận phát triển bền vững

- Tăng trưởng KINH TẾ - Hiệu quả - Ổn định

- Công bằng giữa các thế hệ -Đánh giá tác động môi trường - Mục tiêu trợ giúp việc làm - Tiền tệ hóa tác động môi trường

- Giảm đói nghèo

- Xây dựng thể chế XÃ MÔI -Đa dạng sinh học - Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thích nghi -Công bằng giữa các thế hệ - Bảo tồn TNTN -Sự tham gia của quần chúng - Ngăn chặn ô nhiễm

Từ hai mô hình trên chúng ta có thể thấy rằng phát triển bền vững là sự pháttriển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường Đối với cực môi trường thì đòi hỏi trong quá phát triển phải luôn giải đáp được bài toán do môi trường đặt ra; đối với cực kinh tế phải đảm bảo sự tăng trưởng , hiệu quả ,ổn định; đối với cực xã hội thì phải nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, xây dựng được một nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan với vănhóa nhân loại

1.2.2.2 Thế nào là một nền kinh tế phát triển bền vững

Một nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế phải đảm bảo được tính bền vững trên cả ba phương diện chính: kinh tế, xã hội, môi trường

Trang 28

Bền vững về kinh tế đòi hỏi nền kinh tế phải tăng trưởng GDP và GDP bình

quân đầu người cao; cơ cấu kinh tế phải hợp lý, đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổnđịnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chí phấn đấu cho tăng trưởng Phát triểnkinh tế là rất quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa tự nhân, các dân tộc cóchiến lược, sách lược và mục tiêu cụ thể khác nhau nhưng cái chung nhất có thểthống nhất được là xây dựng được một cuộc sống lành mạnh no đủ, có một nềngiáo dục tốt, có quyền sống tự do về chính trị ,được đảm bảo an toàn và không cóbạo lực, có đủ tài nguyên cho sự phát triển lâu dài

Bền vững về xã hội lý giải một điều rằng, liệu một xã hội có thể được coi là

phát triển bình thường , nếu dân số giảm sút? Nếu đảo chính, chiến tranh, khủngbố, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cướp đi mọi tính mạng và thành quả quả của laođộng? Để tránh được các tai biến xã hội nói trên, phát triển phải mang tính nhânvăn Quá trình đó bao gồm: mở rộng các cơ hội lựa chọn cho mọi người, nâng caonăng lực lựa chọn cho mọi người, mọi người cùng tham gia vào quá trình phát triểnvà mọi người cùng hưởng lợi từ quá trình phát triển này vì một mục đích chung làtiến bộ xã hội.

Bền vững về môi trường, đối với từng cá nhân cũng như cả loài người, môi

trường có 3 chức năng : là không gian sinh tồn của con người; là nơi cung cấp tàinguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt dông sản xuất của con người; là nơi chứađựng, xử lý, tái chế các phế thải của con người Vì thế, môi trường bền vững là môitrường luôn thay đổi nhưng đảm bảo thực hiện cả ba chức năng nói trên Xã hộiphát triển bền vững là xã hội mà con người có cuộc sống chất lượng cao trên nềntảng sinh thái bền vững.

Nói chung, so với phát triển kinh tế đơn thuần, phát triển bền vững là mộtbài toán hết sức phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể giải quyết một cách tốiưu được, bởi vì trong thực tế, người ta thường đứng trước một sự lựa chọn không

Trang 29

dễ dàng, hoặc cái này hoặc cái kia Song xuất phát từ một cái nhìn tổng thể, mộtchiến lược phát triển có tính toán đầy đủ tất cả các nhân tố, các khía cạnh, từ kinhtế đến phi kinh tế và một khả năng dự báo tương lai có tính hiện thực thì phát triểnbền vững vẫn được xem như là một phương pháp phát triển lành mạnh và có giá trịnhất dễ được xã hội thừa nhận.

1.2.2.3 Thước đo phát triển bền vững- GDP xanh

Để đánh giá kết quả của các hoạt động kinh tế - xã hội trong một thời giancác quốc gia thường sử dụng chỉ tiêu GDP Nhưng trong cách tính toán GDP ngườita chỉ mới quan tâm đến mặt kinh tế ,do đó chỉ có những biến động kinh tế mớiđược thể hiện rõ trong chỉ tiêu này còn các ảnh hưởng khác tới xã hội đã khôngđược đánh giá một cách chính xác trong chỉ tiêu GDP Nghĩa là nếu chỉ sử dụng chỉtiêu này thì chúng ta sẽ không đánh giá được hết sự biến động mọi mặt của xã hội.Do vậy mà để thấy được hết tất cả những biến động này thì hiện nay một số quốcgia đã sử dụng chỉ tiêu GDP xanh GDP xanh không chỉ phản ảnh sự phát triểnkinh tế mà còn phản ảnh sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó có bền vữnghay không Nói cách khác, GDP xanh phản ảnh chính xác hơn, đầy đủ hơn sự pháttriển của một quốc gia một cách toàn diện về cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môitrường.

Trang 30

Với chỉ tiêu GDP xanh chúng ta có thể đánh giá chi phí thiệt hại môi trườngvới tiêu thụ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến GDP thuần Nó phảnánh được thực chất sự phát triển kinh tế của một đất nước trên cả ba phương diện :kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2.3.Tác động của FDI sạch tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Đối với các quốc gia có cơ cấu kinh tế mất cân bằng , chỉ có một số khu vựctrung tâm mới phát triển, ngành sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn chiếm tỷ trọnglớn , nguồn vốn tích lũy trong nước thấp, trình độ lao động thấp kém như tại cácnước đang phát triển thì việc thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài làmột tác động mạnh thức tỉnh nền kinh tế quốc gia Nó bổ sung một nguồn vốn hếtsức quan trọng cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình tăng trưởng , tạo việc làm chonhiều lao động đang thất nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện hóa đất nước Nhưng việc dòng vốn FDI chảy vào một cách ồ ạt ,không có kiểm soát thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còngây ra thiệt hại lớn như: đầu tư không đồng bộ, chỉ tập trung ở một số khu vực đãlàm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các vùnglàm bất ổn nền kinh tế vĩ mô; hay việc xử lý chất thải không đúng quy định gây ônhiễm môi trường trầm trọng,….và rất nhiều hệ lụy khác xung quanh vấn đề này.Do đó, thu hút được dòng vốn FDI sạch thực sự là cần thiết đối với các nước đangphát triển Bởi lẽ bên cạnh bản chất chứa đựng những tác động tích cực mà dòngvốn FDI mang lại cho nền kinh tế như : bổ sung nguồn vốn trong nước, cải thiệncán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảochuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực vàtạo việc làm cho đa số người dân cũng như sự đổi mới trong tư duy khi tiếp cận vớidòng vốn này đã tạo cho các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại ,đội ngũ lao động làm việc với các công ty nước ngoài được tiếp xúc với công nghệ

Trang 31

tiến tiến đã tạo cho lớp trẻ một cách nhìn nhận đầy năng động về cơ chế thị trường,đưa các nhà đầu tư trong nước tiếp cận với thị trường thế giới, tạo sự liên kết vàsức lan tỏa giữa các ngành công nghiệp chính và các ngành phụ trợ, tăng tính cạnhtranh quốc tế đối với các doanh nghiệp trong nước tạo động lực cho các doanhnghiệp này phát triển ngang tầm thế giới hay tạo ra các khoản thu lớn từ thuế chongân sách chính phủ phục vụ các dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, bảo hiểm và ansinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí thì dòng vốn FDIsạch còn bổ sung, khắc phục được các tác động tiêu cực do dòng vốn FDI gây racho nền kinh tế Khi thu hút đúng dòng vốn FDI sạch thì những vấn đề như ônhiễm môi trường, bất ổn tình hình kinh tế do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp FDIsẽ không còn là nỗi lo đối với các nước đang phát triển nữa Bởi các doanh nghiệpđược xây dựng từ dòng vốn FDI sạch sẽ luôn đảm bảo được hệ thống xử lý chấtthải thỏa mãn yêu cầu các tiêu chuẩn môi trường sạch của nước tiếp nhận đầu tư,hoạt động kinh doanh công khai minh bạch và luôn tuân thủ đúng pháp luật ,những công nghệ chuyển giao cho nước chủ nhà thường là những công nghệ tiêntiến thân thiện môi trương,… Điều này sẽ giúp cho nước chủ nhà dễ dàng trongviệc kiểm soát được các hoạt động đầu tư nước ngoài không minh bạch, lợi dụnghình thức này để rửa tiền xuyên quốc gia gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trongnước, giảm các xung đột xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài và người dân cũng nhưsẽ hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng đang diễn ra khá phổbiến ở các nước đang phát triển…do vậy mà đảm bảo được tính ổn định về cả mặtkinh tế và xã hội Từ đó tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng bền vững, nâng caochất lượng sống của con người trong dài hạn Bởi các tác động thực sự tích cực đốivới nền kinh tế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều quốc gia nhất là các nước đangphát triển đã có những thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận nguồn vốnFDI Trong giai đoạn mới này sẽ không còn tình trạng thu hút FDI bằng mọi giákhi mà nguồn vốn đầu tư đang được đa dạng hóa và trong khi những đòi hỏi về

Trang 32

phát triển kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường đang được đặt ra khắt khehơn bao giờ hết thì nguồn vốn FDI sạch mới thực sự là mục tiêu hướng đến củanhiều quốc gia kể cả quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển.

1.2.4 FDI sạch- Thách thức lớn cho các nước đang phát triển

Mặc dù đầu tư nước ngoài đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốcgia nhất là đối với các nước đang phát triển , FDI giúp các nước này thoát khỏi tìnhtrạng nghèo đói , thất nghiệp gia tăng trong xã hội Nhưng bên cạnh những mặt tíchcực đó thì luồng vốn nước ngoài này đổ vào có thể xuất hiện các nguy cơ tiềm ẩnxấu đối với nền kinh tế các quốc gia này, chẳng hạn như nguy cơ thâm hụt thươngmại, và phải lệ thuộc phần lớn vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại Đốivới các nước chủ nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn vớicác ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ, các ngành côngnghiệp được bảo hộ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản.Đây là những ngành trọng điểm cho nên dễ tác động gây ra bất ổn kinh tế và chủyếu là ngành khai thác có tính chất hủy hoại môi trường cao Nguyên nhân của tìnhtrạng này là do một cơ cấu đầu tư không hợp lý :

Thứ nhất, các ngành khai thác tài nguyên là thì tương đối phát triển nhưng cơ sởvật chất còn quá yếu kém nên không có hệ thống chế biến thành sản phẩm mà chủyếu chỉ xuất khẩu sản phẩm thô với giá thấp, do đó ngành này không có sức lan tỏavà tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ khác phát triển gây mất cân bằng trong cơcấu nền kinh tế

Thứ hai, các ngành công nghiệp được bảo hộ thì sức cạnh tranh thấp bởi việc ápdụng khoa học công nghệ tiên tiến còn rất hạn chế cho nên sản phẩm làm ra khôngđáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng thấp, giá thành cao.

Thứ ba, Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp thường tạo ra

Trang 33

chất thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi chi phí xử lý chất thải côngnghiệp thì tương đối cao Kết quả là lợi nhuận thì nhà đầu tư nước ngoài hưởngtrong khi đó hậu quả thì nước nhận FDI gánh chịu

Thứ tư, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sẽ làm thổi phồng quả bóng bất động sản.Gây ảnh hưởng xấu không chỉ tới thị trường bất động sản mà còn tới nhiều thịtrường khác trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế vĩ mô biến động một cách bấtthường khó có thể kiểm soát Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã gópphần kích thích khuynh hướng tiêu dùng tăng nhanh và rủi ro làm kiệt quệ nguồnvốn đầu tư nước ngoài và nhanh chóng mở rộng quy mô nợ của quốc gia sở tại Thách thức chủ yếu đối với các nước đang phát triển là phải tìm được giải phápthúc đẩy FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầmcủa các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên nhữngxung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiênnhiên.

1.3.Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia:

Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với cácchính sách khuyến khích dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổnđịnh bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như :TrungQuốc, Đức, Ấn Độ….Sau đây nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu hệ thốngquản lý, chính sách thu hút dòng vốn FDI sạch của 2 quốc gia: Trung Quốc và ẤnĐộ ,là những nước nằm trong nhóm nước đang phát triển , có một số đặc điểmgiống với nền kinh tế Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệmtrong hoạt động quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI sạch vào ViệtNam.

Trang 34

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bướcnhảy vọt đầy ấn tượng vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thếgiới Có thể nói rằng, sự thành công của quốc gia này được hình thành trên cơ sởtác động của nhiều nhân tố và trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tốquan trọng không thể thiếu được Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoàiđược bổ sung, thay đổi kịp thời theo xu hướng của toàn cầu kết hợp với nền kinh tếtăng trưởng khá cao, Trung Quốc đã tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước

ngoài rót một lượng vốn lớn vào quốc gia này trong những năm trở lại đây FDI đổ

vào thị trường Trung Quốc, không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷUSD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006 Cuối năm 2008, do cuộc suy thoáikinh tế toàn cầu mà nguồn vốn FDI thu hút được của các nước trên thế giới đều cóxu hướng giảm mạnh nhưng lượng vốn này chảy vào Trung Quốc vẫn tăng tới23,6% lên mức 92,4 tỷ USD Với tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tếvà tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầutrong năm 2009 lại tiếp tục giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040 tỷUSD, trong đó Trung Quốc vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Mỹ với tổng lượng vốn FDIthu hút được là 90 tỷ USD (chỉ giảm 2.6%).Năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Trung Quốc đã tăng một cách chóng mặt lên mức cao kỷ lục, theo thông tinBộ Thương mại Trung Quốc công bố so với năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Trung Quốc năm 2010 tăng 17,4% lên 105,7 tỷ USD Từ những con số thốngkê đã cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang dần khẳng định vị trí của mình làmột điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài Nhưng cũng chínhlượng vốn đầu tư nước ngoài quá lớn đã gây ra những biến động không nhỏ tới nềnkinh tế xã hội Trung Quốc như: lạm phát tăng cao, gia tăng khoảng cách giàunghèo, sự phát triển bất cân bằng giữa các vùng và khu vực, ô nhiễm môi trườngtrầm trọng Trung Quốc đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề thu hútFDI sạch vì sự phát triển bền vững nền kinh tế Chính phủ nước này đã ban hành

Trang 35

các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành vàkhu vực trong nước như với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giaiđoạn, ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoàivà danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI , chính sách phát triểnvùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thànhlập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phốven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.Trọng điểm chiếnlược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây Ngoài ra , chính phủ đã đề rachính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Đồng thời tích cực hướng dẫnthương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp như: Banhành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây kêu gọi thươngnhân nước ngoài đầu tư”; Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tíndụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi củacác tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các côngtrình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm, các dự án thân thiện môitrường, ngành công nghiệp ít các bon ; Đối với những hạng mục trong danh mụckhuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền Tây TrungQuốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thìtiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo;Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông TrungQuốc tái đầu tư vào khu vực miền Tây và miền Trung; Cho phép các xí nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanhcác xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnhmiền tây và miền Trung; Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh vàkhu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấpnhà nước; Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông,năng lượng sạch, nguyên vật liệu, để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tình miền

Trang 36

tây và miền Trung Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và cácbiện pháp khác đối với các hạng mục trên Ngoài ra chính phủ Trung Quốc tăngcường ban hành nhiều chính sách ưu đãi về khoản tín dụng như: Xí nghiệp đầu tưnước ngoài tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn sẽ được vay vốn của các ngân hàngtại Trung Quốc với thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xínghiệp của Trung Quốc; Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thểdùng để thế chấp vay vốn; Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản củahọ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ởnước ngoài; Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn đượcxin phép phát hành cổ phiếu; Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng,Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thựchiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểmtrong các lĩnh vực công nghiệp sạch, giao thông mà chính phủ khuyến khích đầutư Bên cạnh hệ thống chính sách thông thoáng đó là một hệ thống pháp luật kháchặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tưnước ngoài đã phần nào giúp quốc gia này ngày càng chắt lọc được những nguồnvốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững Trong thời gian gần đây, dothấy được tác hại của các ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã hủy hoại đến môitrường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giámsát, kiểm soát các ngành luyện kim và cắt giảm xuất khẩu khoáng sản Ngoàinhững chính sách gắn chặt với nền kinh tế Trung Quốc trong quá trình thu hút FDIthì có thể nói rằng một nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽcủa quốc gia này đó là sự nhanh nhạy ứng phó với thời cuộc của các nhà lãnh đạoTrung Quốc, điển hình như cuộc đại suy thoái toàn cầu vừa qua đã làm cho nhiềuquốc gia điêu đứng do dòng vốn FDI giảm mạnh nhưng nước này đã mạnh dạn vớikế hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỉ USD gấp hơn hai lần EU, quyết định dùng 70%chương trình đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

Trang 37

và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động … đã biến Trung Quốc trở thànhcái máy hút FDI khổng lồ trên toàn thế giới trong giai đoạn thực sự khó khăn củanền kinh tế toàn cầu Hiện nay,Trung Quốc cũng chính là một trong những nướcđang phát triển đã sớm thấy được ảnh hưởng xấu của dòng vốn FDI tới môi trườngsống của dân cư và toàn xã hội Do đó để nhìn nhận đúng sự phát triển bền vữngcủa nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tiên phong trong việc tính toán chỉ sốGDP xanh để có thể đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hộicủa quốc gia và có những bước điều chỉnh phù hợp vào từng giai đoạn phát triển Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian qua

nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn

tuyên bố rằng "Tăng trưởng của Trung Quốc không ổn định, mất cân đối, thiếu

điều hối, và trên hết không bền vững" Điều này chứng tỏ chính phủ đã nhìn nhận

đúng bản chất của FDI và đang ngày càng quan tâm hơn về sự phát triển bền vữngchứ không chỉ quan tâm đến mỗi tăng trưởng kinh tế cao

Với Ấn Độ thì trước đây được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vàochính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây Điều này đã khiếnnhà đầu tư nước ngoài không tập trung vào Ấn Độ Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gianày đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năngthu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ văn phòng, dược phẩm …Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ Để tạolập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc,Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh củamình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để pháttriển kinh tế Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chínhngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình Bên cạnhđó, quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuậtlớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các

Trang 38

nước đầu tư vào Ấn Độ Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhântrong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn, bên cạnh đólà những chính sách ưu đãi thu hút đối với bộ phận Ấn kiều- là một trong nhữngnguồn chất xám mà trước đây đã bị mất ở Ấn Độ Chính nhờ chiến lược trên màtổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm Dòng vốn đầu tư trựctiếp từ nước ngoài (FDI) vào trong nước trong năm 2007-2008 đạt mức 24,57 tỉĐô-la Mỹ, tăng 56,50% so với con số 15,7 tỉ Đô-la Mỹ của năm 2006-2007 Trongthực tế, Ấn Độ đã tiếp nhận 3,93 tỉ Đô-la Mỹ từ FDI chỉ riêng tháng 6 năm 2008.Tám tháng đầu năm 2009 FDI đổ vào Ấn Độ đạt 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầunăm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, đạt mức kỉ lục trongcác thực thể kinh tế đang trỗi dậy Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa, cộng vớichính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hànhcuối năm 2009, nên các nhà đầu tư thế giới coi Ấn Độ là nơi đầu tư lý tưởng thờigian tới, từ đó nguồn vốn nước ngoài đổ vào Ấn Độ tăng lên rõ rệt.Với việc thu hútmột lượng lớn FDI như vậy, Ấn Độ đã phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ hoạtđộng đầu tư nước ngoài như: biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là ô nhiễmmôi trường Hiện nay, đây là một tác nhân lớn đe dọa tới sự phát triển bền vữngcủa quốc gia này Vậy ngoài những chính sách nhằm thu hút một lượng FDI lớnnhư ở trên, Ấn Độ đã có những biện pháp sàng lọc để có được những nguồn vốnFDI sạch như thế nào? Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hútphát triển các ngành năng lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon và đặcbiệt là quá trình sử dụng năng lượng gió hiện nay của Ấn Độ rất phát triển , là mộttrong năm thị trường năng lượng gió lớn nhất trên thế giới Bên cạnh đó, quốc gianày vẫn kiên quyết từ chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường mặc dùđó là khoản đầu tư rất lớn, ví dụ điển hình như : Dự án xây dựng một nhà máy théptại bang Orissa của công ty thép Posco Hàn Quốc trị giá 12 tỉ USD đã bị từ chối doba trong số bốn thành viên của một ủy ban chính phủ đã đề nghị không thông qua

Trang 39

dự án, sau khi nêu ra những sai sót nghiêm trọng liên quan như luật lệ về môitrường và điều khoản tái định cư cho người dân địa phương Điều này chứng tỏ ẤnĐộ đã rất khắt khe trong quá trình lựa chọn các dự án đầu tư nước ngoài vào quốcgia Ngoài ra, nước này còn ngưng cấp giấy phép hoạt động đối với các dự ánkhông đảm bảo tiêu chuẩn xử lý chất thải, tác động xấu tới môi trường sống củacon người mặc dù biết nó đang gây một sự lo ngại đối với hoạt động đầu tư nướcngoài Nhưng những nhà lãnh đạo quốc gia này đã phát biểu rằng: “ Họ khôngchống việc phát triển hoặc thực hiện các dự án lớn, nhưng phải bảo đảm các côngty phải tuân thủ đúng đắn các luật lệ về môi trường, điều mà trước tới nay họthường xem nhẹ” Ấn Độ đã sớm nhận ra được nhu cầu bức xúc phải cân bằng giữaphát triển kinh tế và môi trường Và sự lựa chọn giữa phát triển kinh tế hay môitrường, trong trường hợp này, phản ánh định hướng phát triển kinh tế của quốc giađông dân thứ hai trên thế giới và cũng là bài học cần nghiên cứu cho các nền kinhtế đang phát triển khác để xây dựng một nền kinh tế bền vững trong tương lai.

Trang 40

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Từ kinh nghiệm thu hút dòng vốn FDI sạch của các nước bạn, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:

Do địa hình lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khácnhau, có những đặc trưng và lợi thế riêng Vì vậy phải định hướng phát triển chotừng vùng , cùng với những biện pháp, chính sách nhằm phát huy thế mạnh củatừng địa bàn có nhiều lợi thế, phát huy vai trò các vùng động lực nhằm khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng cáckhu chế xuất , khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở tại tất cả các khu vựctrong cả nước để giảm bớt sự mất cân bằng trong cơ cấu vùng Bên cạnh đó nhànước phải có định hướng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hướng phát triểnbền vững, khuyến khích với các ưu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiệnmôi trường, như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, điện gió, xây dựng tòacao ốc xanh và tiết kiệm năng lượng, công nghiệp hiện đại, các dự án năng lượngtái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió ít gây ô nhiễm môitrường, dịch vụ có chất lượng cao, tạo ra phương thức sản xuất và kinh doanh mới ,bởi vì suất đầu tư vào những dự án này khá cao, giá thành vượt nhiều lần giáthương phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm các nước, cần phải có sự hỗ trợban đầu của nhà nước, có sự cạnh tranh công bằng thông qua đấu thầu minh bạchthì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lượng mới Khi hoạt động đầu tưbắt đầu có ý tưởng từ các ngành, địa phương thì phải lập phương án về mục tiêu,vốn đầu tư, phương thức đầu tư, các điều kiện bảo đảm đã và sẽ có về giao thông,viễn thông, năng lượng, cấp thoát nước, nhân lực tại chỗ và có thể đào tạo, các ưuđãi về thuế, tín dụng, tiền thuê đất, xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa; cáctổ chức dịch vụ tư vấn về pháp lý, lập dự án, xử lý quan hệ với cơ quan nhà nước,các địa chỉ cần liên hệ để có thêm thông tin về dự án Có như vậy mới tạo đượcniềm tin và thu hút được các chủ đầu tư bỏ một lượng vốn lớn cho các dự án Cầnđào tạo, thu hút đội ngũ lao động tay nghề cao, có trình độ chuyên môn, thông tạongoại ngữ đáp ứng yêu cầu do các nhà đầu tư nước ngoài đề ra Chính phủ phải

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Mô hình MacDougall-Kemp - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Hình 1 Mô hình MacDougall-Kemp (Trang 12)
Sau đây là một vài mô hình mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường từ đó tiếp cận tới sự phát triểnbềnvững  . - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
au đây là một vài mô hình mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa phát triển và môi trường từ đó tiếp cận tới sự phát triểnbềnvững (Trang 24)
Hình 3: Tiếp cận phát triểnbềnvững                                                                - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Hình 3 Tiếp cận phát triểnbềnvững (Trang 26)
2.1.Khái quát tình hình thu hút vốnFDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010 - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
2.1. Khái quát tình hình thu hút vốnFDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (Trang 41)
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Trang 46)
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức (Trang 47)
chiếm tỷ trọng chủ yếu. Theo số liệu từ 1988-đầu 2011, hình thức 100%vốn nước ngoài có 9.635 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120,48 tỷ USD, chiếm 78,44% về số  dự án và 61,98% tổng vốn đăng ký - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
chi ếm tỷ trọng chủ yếu. Theo số liệu từ 1988-đầu 2011, hình thức 100%vốn nước ngoài có 9.635 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120,48 tỷ USD, chiếm 78,44% về số dự án và 61,98% tổng vốn đăng ký (Trang 47)
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương (Trang 48)
2.2.Khái quát tình hình thu hút vốnFDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2006- - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
2.2. Khái quát tình hình thu hút vốnFDI sạch vào Việt Nam giai đoạn 2006- (Trang 49)
Bảng 4: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Lĩnh vực  - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 4 Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kỳ sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Lĩnh vực (Trang 57)
Bảng 5:Thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong báo cáo năm 2010 của WEF - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 5 Thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong báo cáo năm 2010 của WEF (Trang 67)
Bảng 6: Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 6 Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác (Trang 73)
Bảng 7: Cơ cấu và thu nhập lao độngcủa các doanh nghiệp FDI  trong BXH VNR500 - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 7 Cơ cấu và thu nhập lao độngcủa các doanh nghiệp FDI trong BXH VNR500 (Trang 78)
Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dòng vốnFDI  tại các khu vực trên thế giới năm 2009-2010 - Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc
Bảng 8 Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dòng vốnFDI tại các khu vực trên thế giới năm 2009-2010 (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w