Thu hút vốn theo đối tác

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc (Trang 43 - 47)

- Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thích ngh

2.1.2.Thu hút vốn theo đối tác

Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật FDI.

Biểu đồ 3: Top 20 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam từ 1990- 2010

Theo báo cáo năm 2010, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư tại Việt Nam. Lượng vốn FDI của các nước Châu Á chiếm phần lớn, top 5 nước đầu tư lớn nhất ở Việt Nam đều thuộc khu vực Châu Á là Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia( theo biểu đồ 3). Cụ thể, Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với trên 2.146 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,8 tỷ USD, chiếm 11,8% về vốn đăng kí. Hàn Quốc đứng thứ 2 với trên 2.650 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,1 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đăng kí. Tiếp theo là nhà đầu tư Singapore, Nhật Bản và Malaysia.

Kết quả trên cho thấy, các nhà đầu tư từ quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á vẫn chiếm đa số trong tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam. Phải chăng là do Việt Nam cũng thuộc Châu Á, các nước Châu Á sẽ có lợi thế hơn về khoảng cách địa lí và có nền văn hóa tương đồng nên dễ dàng xâm nhập, thích ứng với thị trường Việt Nam. Để thu hút được nhiều hơn vốn FDI vào Việt Nam từ các nước có tiềm năng kinh tế thuộc Châu Âu và Châu Mỹ, việc xây dựng và triển khai chiến lược thu hút vốn FDI ngày càng trở nên cần thiết và cần được phối hợp đồng thời với việc nhanh chóng đưa các bộ phận đại diện cơ quan xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm đi vào hoạt động.

2.1.3.Thu hút vốn theo ngành kinh tế

Đầu tư theo ngành kinh tế trong giai đoạn này cũng có nhiều động thái thay đổi về quy mô lẫn cơ cấu, thấy rõ nhất ở các ngành đứng đầu thu hút FDI. Cụ thể, trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự án và vốn cấp mới), trong đó ngành công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất với 764 dự án cấp mới và 35 tỷ USD (chiếm 49% tổng số dự án và 52,7% tổng số vốn cấp mới). Bước sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới

ngành dịch vụ năm 2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án cấp mới và vốn FDI), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự án với 3,0 tỷ USD (tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%). Còn trong năm 2010, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực thế mạnh và là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài luôn duy trì ở vị trí cao. Lĩnh vực này dẫn đầu về số lượt dự án đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn đầu tư trong năm 2010, có 385 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ USD và 199 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 1 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo số liệu tính đến 25/01/2011, cả nước có 12.283 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 194,38 tỷ USD đầu tư càng ngày càng rộng hơn theo phân ngành kinh tế. So với năm 2005, đầu tư vào 14 ngành, tính đến đầu 2011, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất, với 7.340 dự án, tổng vốn đăng ký 95,16 tỷ USD, chiếm 59,76% số dự án và 49% vốn đăng ký tại Việt Nam. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút ĐTNN với 351 dự án, tổng vốn đăng ký 48 tỷ USD, chiếm 2,86% số dự án và 24,7% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. Tiếp theo là các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa. Lĩnh vực nguốn vốn nước ngoài đổ vào khiêm tốn nhất là cấp nước và xử lý nước thải- chỉ có 23 dự án với tổng vốn đăng ký là 63,77 triệu USD, chiếm tỉ lệ rất nhỏ so về tổng dự án và tổng vốn đăng ký trên cả nước.

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành

(FDI được cấp phép phân theo thành phần KT thời kỳ 1988-đầu 2011, Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 25/1/2011)

TT Chuyên ngành Số DA Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 7.340 95.155.112,350 32.148.271,062 2 KD bất động sản 351 48.003.913,643 11.603.929,797 3 Xây dựng 684 11.596.058,814 3.708.096,180 4 Dv lưu trú và ăn uống 295 11.383.087,002 2.968.435,256 5 SX,ppđiện,khí,nước,đ.hòa 63 4.870.373,037 1.115.417,097 6 Thông tin và truyền thông 638 4.789.148,303 2.966.910,668 7 Nghệ thuật và giải trí 124 3.461.232,314 1.014.941,935 8 Vận tải kho bui 300 3.179.512,685 1.001.183,157 9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 481 3.094.340,071 1.510.549,045 10 Khai khoáng 68 2.939.845,083 2.347.143,692 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 475 1.609.025,842 821.348,129 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 73 1.321.475,673 1.171.710,673 13 Y tế và trợ giúp XH 74 987.926,437 232.639,016 14 HĐ chuyên môn, KHCN 958 716.745,730 344.782,752 15 Dịch vụ khác 105 645.737,056 148.728,042 16 Giáo dục và đào tạo 133 380.357,322 117.406,481 17 Hành chính và dv hỗ trợ 98 182.818,048 95.077,638 18 Cấp nước;xử lý chất thải 23 63.773,000 37.458,000

Tổng số 12.283 194.380.482,410 63.354.028,620

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

2.1.4.Thu hút vốn theo hình thức đầu tư..

Nguồn vốn được đầu tư theo 6 hình thức: 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác KD, công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT, BTO, công ty mẹ con. Về phía nước ngoài, hình thức 100% vốn nước ngoài với ưu điểm toàn quyền trong việc điều hành và quản lí doanh nghiệp của mình kết hợp với việc thành lập các doanh nghiệp hình thức 100% vốn nước ngoài ít bị hạn chế sau năm 1997 nên càng được ưa chuộng và số lượng doanh nghiệp hình thức này gia tăng nhanh, luôn

chiếm tỷ trọng chủ yếu. Theo số liệu từ 1988- đầu 2011, hình thức 100% vốn nước ngoài có 9.635 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 120,48 tỷ USD, chiếm 78,44% về số dự án và 61,98% tổng vốn đăng ký. Hình thức liên doanh có 2.220 dự án với tổng vốn đăng ký 60,35 tỷ USD, chiếm 18,07% về số dự án và 31,05% tổng vốn đăng ký. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 223 dự án với tổng vốn đăng ký 5,05 tỷ USD. Số còn lại với tỉ lệ khiêm tốn thuộc các hình thức khác như công ty cổ phần, BOT, BT, BTO, công ty mẹ con.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức

( Lũy kế các dự án có hiệu lực đến ngày 25/01/2011)

TT Hình thức đầu tư DASố Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 9.635 120.481.225,923 39.444.224,427 2 Liên doanh 2.220 60.353.971,787 16.945.288,907 3 Hợp đồng hợp tác KD 223 5.052.980,751 4.573.856,804 4 Công ty cổ phần 193 4.795.486,036 1.404.604,613 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 11 3.598.809,913 903.095,869 6 Công ty mẹ con 1 98.008,000 82.958,000 Tổng số 12.283 194.380.482,410 63.354.028,620

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc (Trang 43 - 47)