FDI sạch Thách thức lớn cho các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc (Trang 31 - 39)

- Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thích ngh

1.2.4. FDI sạch Thách thức lớn cho các nước đang phát triển

Mặc dù đầu tư nước ngoài đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốc gia nhất là đối với các nước đang phát triển , FDI giúp các nước này thoát khỏi tình trạng nghèo đói , thất nghiệp gia tăng trong xã hội. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó thì luồng vốn nước ngoài này đổ vào có thể xuất hiện các nguy cơ tiềm ẩn xấu đối với nền kinh tế các quốc gia này, chẳng hạn như nguy cơ thâm hụt thương mại, và phải lệ thuộc phần lớn vào FDI để bổ sung cho thâm hụt thương mại. Đối với các nước chủ nhà có nền kinh tế còn kém phát triển, FDI thông thường gắn với các ngành khai thác tài nguyên, nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ, các ngành công nghiệp được bảo hộ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm và lĩnh vực bất động sản. Đây là những ngành trọng điểm cho nên dễ tác động gây ra bất ổn kinh tế và chủ yếu là ngành khai thác có tính chất hủy hoại môi trường cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do một cơ cấu đầu tư không hợp lý :

Thứ nhất, các ngành khai thác tài nguyên là thì tương đối phát triển nhưng cơ sở vật chất còn quá yếu kém nên không có hệ thống chế biến thành sản phẩm mà chủ yếu chỉ xuất khẩu sản phẩm thô với giá thấp, do đó ngành này không có sức lan tỏa và tạo điều kiện cho các ngành phụ trợ khác phát triển gây mất cân bằng trong cơ cấu nền kinh tế

Thứ hai, các ngành công nghiệp được bảo hộ thì sức cạnh tranh thấp bởi việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn rất hạn chế cho nên sản phẩm làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường, chất lượng thấp, giá thành cao.

Thứ ba, Hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp thường tạo ra lượng rác thải rất lớn, chủ đầu tư lại không có trách nhiệm trong quá trình xử lý

chất thải đã gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi chi phí xử lý chất thải công nghiệp thì tương đối cao . Kết quả là lợi nhuận thì nhà đầu tư nước ngoài hưởng trong khi đó hậu quả thì nước nhận FDI gánh chịu.

Thứ tư, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sẽ làm thổi phồng quả bóng bất động sản. Gây ảnh hưởng xấu không chỉ tới thị trường bất động sản mà còn tới nhiều thị trường khác trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế vĩ mô biến động một cách bất thường khó có thể kiểm soát. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần kích thích khuynh hướng tiêu dùng tăng nhanh và rủi ro làm kiệt quệ nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nhanh chóng mở rộng quy mô nợ của quốc gia sở tại. Thách thức chủ yếu đối với các nước đang phát triển là phải tìm được giải pháp thúc đẩy FDI mà đảm bảo được phát triển bền vững, không lặp lại những sai lầm của các quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững, đã gây nên những xung đột lớn, phải trả giá về môi trường sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

1.3.Kinh nghiệm về thu hút FDI sạch của một số quốc gia trên thế giới

1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia:

Hiện nay trên thế giới đã có khá nhiều quốc gia bước đầu thành công với các chính sách khuyến khích dòng vốn FDI sạch đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của quốc gia, điển hình như :Trung Quốc, Đức, Ấn Độ….Sau đây nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu vào nghiên cứu hệ thống quản lý, chính sách thu hút dòng vốn FDI sạch của 2 quốc gia: Trung Quốc và Ấn Độ ,là những nước nằm trong nhóm nước đang phát triển , có một số đặc điểm giống với nền kinh tế Việt Nam để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong hoạt động quản lý, xây dựng các chính sách khuyến khích FDI sạch vào Việt Nam.

Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt đầy ấn tượng vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Có thể nói rằng, sự thành công của quốc gia này được hình thành trên cơ sở tác động của nhiều nhân tố và trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được bổ sung, thay đổi kịp thời theo xu hướng của toàn cầu kết hợp với nền kinh tế tăng trưởng khá cao, Trung Quốc đã tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài rót một lượng vốn lớn vào quốc gia này trong những năm trở lại đây. FDI đổ vào thị trường Trung Quốc, không kể FDI rót vào lĩnh vực tài chính, đạt 74,8 tỷ USD năm 2007, tăng 13,6% so với năm 2006. Cuối năm 2008, do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu mà nguồn vốn FDI thu hút được của các nước trên thế giới đều có xu hướng giảm mạnh nhưng lượng vốn này chảy vào Trung Quốc vẫn tăng tới 23,6% lên mức 92,4 tỷ USD. Với tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu trong năm 2009 lại tiếp tục giảm 38,7% so với năm 2008, xuống còn 1.040 tỷ USD, trong đó Trung Quốc vẫn giữ ở vị trí thứ hai sau Mỹ với tổng lượng vốn FDI thu hút được là 90 tỷ USD (chỉ giảm 2.6%).Năm 2010, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng một cách chóng mặt lên mức cao kỷ lục, theo thông tin Bộ Thương mại Trung Quốc công bố so với năm 2009, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2010 tăng 17,4% lên 105,7 tỷ USD. Từ những con số thống kê đã cho chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang dần khẳng định vị trí của mình là một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng cũng chính lượng vốn đầu tư nước ngoài quá lớn đã gây ra những biến động không nhỏ tới nền kinh tế xã hội Trung Quốc như: lạm phát tăng cao, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, sự phát triển bất cân bằng giữa các vùng và khu vực, ô nhiễm môi trường trầm trọng...Trung Quốc đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề thu hút FDI sạch vì sự phát triển bền vững nền kinh tế. Chính phủ nước này đã ban hành

các chính sách cơ bản để hoàn thiện cơ cấu sản xuất ngang bằng giữa các ngành và khu vực trong nước như với chính sách phát triển ngành sản xuất thì trong từng giai đoạn, ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI , chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.Trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Ngoài ra , chính phủ đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp như: Ban hành “dạnh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và Miền tây kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư”; Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khỏan vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm, các dự án thân thiện môi trường, ngành công nghiệp ít các bon ; Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền Tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo; Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền Tây và miền Trung; Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền tây và miền Trung; Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền tây và miền trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước; Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng sạch, nguyên vật liệu, để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tình miền

tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên. Ngoài ra chính phủ Trung Quốc tăng cường ban hành nhiều chính sách ưu đãi về khoản tín dụng như: Xí nghiệp đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn sẽ được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc với thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc;. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn; Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài; Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu; Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực công nghiệp sạch, giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư. Bên cạnh hệ thống chính sách thông thoáng đó là một hệ thống pháp luật khá chặt chẽ về các tiêu chuẩn môi trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài đã phần nào giúp quốc gia này ngày càng chắt lọc được những nguồn vốn FDI sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Trong thời gian gần đây, do thấy được tác hại của các ngành khai thác mỏ bất hợp pháp đã hủy hoại đến môi trường nghiêm trọng, quốc gia này đã đưa ra các chính sách nhằm tăng cường giám sát, kiểm soát các ngành luyện kim và cắt giảm xuất khẩu khoáng sản. Ngoài những chính sách gắn chặt với nền kinh tế Trung Quốc trong quá trình thu hút FDI thì có thể nói rằng một nhân tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia này đó là sự nhanh nhạy ứng phó với thời cuộc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, điển hình như cuộc đại suy thoái toàn cầu vừa qua đã làm cho nhiều quốc gia điêu đứng do dòng vốn FDI giảm mạnh nhưng nước này đã mạnh dạn với kế hoạch chấn hưng kinh tế 486 tỉ USD gấp hơn hai lần EU, quyết định dùng 70% chương trình đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động … đã biến Trung Quốc trở thành cái máy hút FDI khổng lồ trên toàn thế giới trong giai đoạn thực sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay,Trung Quốc cũng chính là một trong những nước đang phát triển đã sớm thấy được ảnh hưởng xấu của dòng vốn FDI tới môi trường sống của dân cư và toàn xã hội. Do đó để nhìn nhận đúng sự phát triển bền vững của nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc đã tiên phong trong việc tính toán chỉ số GDP xanh để có thể đánh giá đúng thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và có những bước điều chỉnh phù hợp vào từng giai đoạn phát triển . Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố rằng "Tăng trưởng của Trung Quốc không ổn định, mất cân đối, thiếu điều hối, và trên hết không bền vững". Điều này chứng tỏ chính phủ đã nhìn nhận đúng bản chất của FDI và đang ngày càng quan tâm hơn về sự phát triển bền vững chứ không chỉ quan tâm đến mỗi tăng trưởng kinh tế cao

Với Ấn Độ thì trước đây được coi là nước thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền để dập mẫu những hàng hoá phương tây. Điều này đã khiến nhà đầu tư nước ngoài không tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, ngày nay, Quốc gia này đã thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển ở những ngành có khả năng thu hút FDI như: phần mềm, sản xuất ô tô, dịch vụ văn phòng, dược phẩm … Chính vì vậy mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ấn Độ. Để tạo lập sự khác biệt trong lợi thế cạnh tranh với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ đã không chọn lao động giản đơn hay tài nguyên làm lợi thế so sánh của mình mà sử dụng tri thức là chất “xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào ngành công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính ngân hàng, phần mềm, dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn của mình. Bên cạnh đó, quốc gia này còn tập trung vào việc đào tạo một lực lượng lao động kỹ thuật lớn với tay nghề cao đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ cũng như ngoại ngữ của các

nước đầu tư vào Ấn Độ . Hàng năm, nước này tạo ra khoảng hơn 3 triệu cử nhân trong đó cử nhân về kỹ thuật, y học và kinh doanh chiếm tỷ lệ rất lớn, bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi thu hút đối với bộ phận Ấn kiều- là một trong những nguồn chất xám mà trước đây đã bị mất ở Ấn Độ. Chính nhờ chiến lược trên mà tổng số vốn FDI vào Ấn Độ liên tục tăng lên trong các năm. Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào trong nước trong năm 2007-2008 đạt mức 24,57 tỉ Đô-la Mỹ, tăng 56,50% so với con số 15,7 tỉ Đô-la Mỹ của năm 2006-2007. Trong thực tế, Ấn Độ đã tiếp nhận 3,93 tỉ Đô-la Mỹ từ FDI chỉ riêng tháng 6 năm 2008. Tám tháng đầu năm 2009 FDI đổ vào Ấn Độ đạt 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầu năm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, đạt mức kỉ lục trong các thực thể kinh tế đang trỗi dậy. Triển vọng phát triển kinh tế sáng sủa, cộng với chính sách nới lỏng cho các nhà đầu tư nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hành cuối năm 2009, nên các nhà đầu tư thế giới coi Ấn Độ là nơi đầu tư lý tưởng thời gian tới, từ đó nguồn vốn nước ngoài đổ vào Ấn Độ tăng lên rõ rệt.Với việc thu hút một lượng lớn FDI như vậy, Ấn Độ đã phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài như: biến động kinh tế, chính trị và đặc biệt là ô nhiễm môi trường . Hiện nay, đây là một tác nhân lớn đe dọa tới sự phát triển bền vững của quốc gia này. Vậy ngoài những chính sách nhằm thu hút một lượng FDI lớn như ở trên, Ấn Độ đã có những biện pháp sàng lọc để có được những nguồn vốn FDI sạch như thế nào? Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút phát triển các ngành năng lượng sạch, ngành công nghiệp xanh, ít cacbon và đặc biệt là quá trình sử dụng năng lượng gió hiện nay của Ấn Độ rất phát triển , là một trong năm thị trường năng lượng gió lớn nhất trên thế giới . Bên cạnh đó, quốc gia này vẫn kiên quyết từ chối đối với những dự án FDI gây hại tới môi trường mặc dù

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút FDI sạch cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam .doc (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w