- Bảo tồn di sản HỘI TRƯỜNG thích ngh
3.1.2. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động thu hút, quản lý dòng vốn FDI sạch
Theo đánh giá của tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển-UNCTAD thì từ năm 2004- 2008 , FDI là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu với sự gia tăng liên tục hàng năm. Nhưng do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dòng vốn này đã có sự suy giảm nghiêm trọng, điển hình năm 2008 giảm tới 16% so với năm 2007 là 2100 tỷ USD còn 1770 tỷ USD.Và đến năm 2009,khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn
suy thoái ,dòng vốn FDI cũng theo đó tụt dốc một cách đáng kể giảm 37% chỉ còn 1114 tỷ USD. Sự giảm sút này phản ánh tình trạng suy giảm tín dụng sẵn có, sự suy thoái sâu sắc ở các nước phát triển và một số nước đang phát triển cũng như tâm lý thoái lui của các nhà đầu tư, do tình hình kinh doanh xấu, mức độ rủi ro cao và thiếu vốn nên nhiều tập đoàn xuyên quốc gia quyết định phải điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh, điều chỉnh địa bàn và các định hướng ưu tiên, dẫn đến hiện tượng thu hẹp phạm vi và địa bàn đầu tư, đồng thời cắt giảm vốn nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Sau khi giảm mạnh trong năm 2009, FDI toàn cầu phục hồi tương đối khá trong năm 2010 như là một kết quả của việc sản lượng toàn cầu tăng, lợi nhuận của các công ty phục hồi, lãi suất thấp và lòng tin dần dần tăng lên. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng và sự phục hồi của dòng vốn FDI rất chậm chạp. Sự thiếu tin tưởng và cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu rõ ràng đã có ảnh hưởng xấu đến các dòng vốn FDIcủa các nước phát triển, do đó FDI toàn cầu năm 2010 lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể chỉ đạt 1122 tỷ USD với mức tăng 0.7% .Với sự vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng, theo dự báo của tổ chức UNCTAD thì tổng vốn FDI toàn cầu sẽ đạt tới con số 1200 -1300 tỷ USD vào năm 2011 và 1600-2000 tỷ USD vào năm 2012. Nhưng thực trạng hiện nay, cơ cấu mức tăng này lại đang có xu hướng đi ngược lại với các giai đoạn trước ,trong khi ở khu vực các nước đang phát triển tăng tới 9.7% thì ở khu vực các nước phát triển giảm 6.9% .Tại châu Âu, vốn FDI giảm 21,9% so với năm 2009; Nhật Bản cũng giảm tới 83,4% tổng nguồn FDI, xuống còn 2 tỷ USD thì ở các nước đang phát triển thuộc Mỹ Latin, Đông Nam Á và Đông Á, nguồn vốn đầu tư tăng mạnh. FDI vào Trung Quốc năm 2010 đã vượt 100 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử. FDI vào Hồng Kông đã tăng 29,2% lên mức 62,6 tỷ USD. Đây là năm đầu tiên mà nhóm các nước đang phát triển và nước chuyển tiếp đã thu hút được hơn 50%tổng vốn FDI của toàn thế giới ( Phân tích theo bảng số liệu của bảng 10 )
Biểu đồ 6: Biểu đồ mô tả tổng lượng vốn FDI toàn cầu giai đoạn 2004-2010
Nguồn:UNCTADstat
Lượng vốn FDI toàn cầu năm 2004-2010
0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm L ư ợ n g v ố n F D I to àn c ầu
Bảng 8: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu dòng vốn FDI tại các khu vực trên thế giới năm 2009-2010
FDI inflows and cross-border M&As, by region and major economy, 2009−2010 (Billions ofdollars)
FDI inflows Net cross-border M&Asb
Region / economy 2009 2010 Growth rate
2009 2010 Growth World 1 114.1 1 122.0 0.7 249.7 341.4 36.7 World 1 114.1 1 122.0 0.7 249.7 341.4 36.7 Developed economies 565.9 526.6 -6.9 203.5 252.1 23.9 Europe 378.4 295.4 -21.9 133.9 125.0 -6.6 European Union 361.9 289.8 -19.9 116.2 115.3 -0.8 Austria 7.1 12.6 78.8 1.8 4.9 174.2 Belgium 33.8 50.5 49.5 12.1 9.4 -22.3 Czech Republic 2.7 8.2 199.6 2.7 - 0.5 .. Denmark 7.8 6.3 -19.2 1.7 1.4 -12.6 Finland 2.6 2.6 3.1 0.5 0.3 -36.3 France 59.6 57.4 -3.7 0.7 4.3 500.3 Germany 35.6 34.4 -3.5 12.8 10.8 -15.2 Greece 3.4 2.1 -38.3 0.5 - 1.2 .. Ireland 25.0 8.4 -66.3 1.7 2.3 31.8 Italy 30.5 19.7 -35.5 1.1 7.7 590.2 Luxembourg 27.3 12.1 -55.7 0.4 2.1 368.9 Netherlands 26.9 - 24.7 .. 18.0 3.5 -80.8 Poland 11.4 10.4 -8.9 0.8 1.0 32.5 Portugal 2.9 3.4 17.8 0.5 2.2 338.1 Spain 15.0 15.7 4.3 32.2 8.5 -73.4 Sweden 10.9 12.1 11.6 1.1 0.8 -23.0 United Kingdom 45.7 46.2 1.2 25.2 56.3 123.5 United States 129.9 186.1 43.3 40.1 79.6 98.6 Japan 11.9 2.0 -83.4 - 5.8 7.1 .. Developing economies 478.3 524.8 9.7 39.1 85.1 117.6 Africa 58.6 50.1 -14.4 5.1 7.7 49.3 Egypt 6.7 6.8 1.7 1.0 0.2 -80.4 Nigeria 5.9 2.3 -60.4 - 0.2 0.4 .. South Africa 5.7 1.3 -77.9 4.2 3.9 -6.5 rate (%) rate (%)
Latin America and the Caribbean 116.6 141.1 21.1 - 4.4 32.0 .. Argentina 4.9 5.1 4.0 0.1 3.5 3001.5 Brazil 25.9 30.2 16.3 - 1.4 9.4 .. Chile 12.7 18.2 43.4 0.8 1.8 121.0 Colombia 7.2 8.7 20.8 - 1.6 0.6 .. Mexico 12.5 19.1 52.9 0.1 8.0 7616.1 Peru 4.8 6.9 44.7 0.0 0.7 1689.7
Asia and Oceania 303.2 333.6 10.0 38.3 45.3 18.4
West Asia 68.3 57.2 -16.2 3.5 4.8 34.5
Turkey 7.6 7.0 -8.0 2.8 2.1 -28.0
South, East and South-East Asia 233.0 274.6 17.8 34.7 31.5 -9.2
China 95.0 101.0 6.3 10.9 6.0 -44.6
Hong Kong, China 48.4 62.6 29.2 3.0 12.2 301.5
India 34.6 23.7 -31.5 6.0 5.2 -14.3
Indonesia 4.9 12.8 162.7 1.3 0.9 -33.1
Malaysia 1.4 7.0 409.7 0.4 3.7 939.0
Singapore 16.8 37.4 122.7 9.7 4.7 -51.1
Thailand 5.9 6.8 14.2 0.3 0.5 32.0
South-East Europe and the CIS 69.9 70.5 0.8 7.1 4.3 -39.8
Russian Federation 38.7 39.7 2.5 5.1 2.9 -43.6
Nguồn: Global and Regional FDI Trends Report in 2010 - UNCTAD
Đây quả thật là một điều đáng mừng cho các nước đang phát triển nhưng gắn chặt với nó là những lo ngại thường trực đối với các nước này . Bởi lẽ không lý nào khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như thế mà các nhà đầu tư nước ngoài lại chấp nhận đổ những khoản vốn lớn vào các nước đang phát triển- nơi mà nền kinh tế đang còn bấp bênh, môi trường đầu tư ít thuận lợi hơn so với các nước phát triển. Lý giải cho vấn đề này có thể là do ở các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, lao động rẻ ; nhưng thiết nghĩ nếu là do lý do này thì họ đã đầu tư vào các nước đang phát triển từ lâu chứ không phải để đến thời điểm bây giờ vì nguồn lực tự nhiên và lao động là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển từ nhiều thập kỷ nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng so với nhiều quốc gia khác có môi trường đầu tư tốt hơn các
nước đang phát triển nhiều nhưng không “hấp dẫn” bằng những nước này, đơn giản là vì tiêu chuẩn về môi trường của họ quá cao, chi phí cho hoạt động này lấy đi của chủ đầu tư quá nhiều vốn và phải chăng là hệ thống pháp luật các quốc gia này cũng khắt khe hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Trong một nền kinh tế mà các tiêu chuẩn môi trường thấp, các chi phí bỏ ra cho xử lý nước thải, chất thải ít thì chi phí sẽ được giảm đi rất nhiều, khiến cho các nước đang phát triển trở nên “cạnh tranh” hơn và với hệ thống pháp luật lỏng lẻo thì các quốc gia này cũng trở thành thiên đường cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác vô tư một lượng tài nguyên dồi dào mà không có kiểm soát để thu được lợi nhuận lớn. Chính việc chảy vào quá nhiều dòng vốn FDI đã làm cho môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển trở nên hỗn loạn: làm khủng hoảng nền kinh tế vĩ mô bởi hiện tượng đô la hóa khi có quá nhiều ngoại tệ được trao đổi như tiền bản địa trên thị trường hay việc đầu tư quá nhiều dòng vốn FDI vào bất động sản đã làm cho thị trường này có những đợt sốt bất thường không thể kiểm soát gây ra tình trạng đồng nội tệ mất giá ,...và vấn đề đau đầu nhất hiện nay chính là ô nhiễm môi trường quá trầm trọng bởi những quy định về môi trường tại các nước đang phát triển hết sức hời hợt, chưa có các chế tài xử phạt nghiêm minh những hành động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI. Vậy vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là cần phải đẩy mạnh quá trình thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển để nền kinh tế toàn cầu đạt được mức tăng trưởng cao nhưng đó bắt buộc phải là dòng vốn FDI sạch để đảm bảo sự phát triển bền vững.