1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2010

4 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 135 KB

Nội dung

việc đánh giá chính xác năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ mở cửa là điều cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong gai đoạn 2008-2010” làm chuyên đề báo cáo

Đánh giá năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam từng bước thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Thực hiện các cam kết quốc tế Việt Nam đã mở cửa dịch vụ ngân hàng, giúp cho hệ thống ngân hàng cạnh tranh bình đẳng trên toàn diện quốc tế theo khuôn khổ pháp lí phù hợp và thống nhất. Từ đó, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt Nam được học tập và cùng phát triển với sự tiến bộ của các nước khác trên trường quốc tế. Hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, đầy thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi Chính phủ Việt Nam thực hiện tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Vấn đề nâng cao sức mạnh cho hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng trong xu thế hội nhập quốc tế đang là vấn đề được những nhà quản trị ngân hàng, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách của Việt Nam quan tâm một cách cấp thiết. Năng lực cạnh tranh của NHTM được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực công nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Hiện nay, các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến việc đầu tư và đổi mới công nghệ nhằm tăng chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc đánh giá chính xác năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ mở cửa là điều cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong gai đoạn 2008-2010” làm chuyên đề báo cáo. 2. Mục tiêu nghiên cứu GVHD: Đoàn Thị CẩmVân SVTH: Lê Thị Kim Cương 1 Đánh giá năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 2.1 Mục tiêu tổng quát - Thực hiện đề tài “ Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong gai đoạn 2008-2010” nhằm nhận xét về việc đổi mới và đầu tư công nghệ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong những năm 2008 đến 2010. Từ việc đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại, ta đưa ra những đề xuất cải thiện năng lực công nghệ cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh về công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 dựa vào số lượng máy ATM, phần mềm ứng dụng và tiện ích dịch vụ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. - Trình bày một số đề xuất nhằm cải thiện năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại nội địa trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập từ sách, báo chí, internet, tạp chí - Phương pháp phân tích số liệu dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được từ sách, báo chí, internet, tạp chí . 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thực hiện đề tài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2010. PHẦN NỘI DUNG GVHD: Đoàn Thị CẩmVân SVTH: Lê Thị Kim Cương 2 Đánh giá năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 Chương 1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2010 1.1 Thực trạng năng lực công nghệ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 1.1.1 Số lượng máy ATM của hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến 2010 Hiện nay, các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, nhưng vẫn còn nhiều bất cập: Quy mô vốn của NHTM nhỏ; chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. Để tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, cơ quan trong việc trả lương qua tài khoản (theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 10 ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM lớn nhất trên toàn quốc từ năm 2008 đến 2010. Nhìn chung qua các năm, số lượng máy ATM của các ngân hàng thương mại Việt Nam tăng điều, năm 2008 chỉ có tổng số máy ATM là 3.924. đến 2009 số lượng máy ATM tăng 90,9% tức 7.526 máy, và năm 2010 tăng 10.564 máy ATM. Bảng 1: Danh sách 10 ngân hàng thương mại về số lượng máy ATM STT Tên ngân hàng Số lượng máy ATM GVHD: Đoàn Thị CẩmVân SVTH: Lê Thị Kim Cương 3 Đánh giá năng lực công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2010 2008 2009 2010 1 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 890 1.483 2.723 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 682 881 1.081 3 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 621 1.702 2.012 4 Ngân hàng Công thương Việt Nam 492 1.042 1.317 5 Ngân hàng TMCP Đông Á 595 765 936 6 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 178 611 879 7 Ngân hàng TMCP Techcombank 156 489 822 8 Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh 118 146 173 9 Ngân hàng TMCP Á Châu 102 237 371 10 Ngân hàng TMCP Quân đội 90 170 250 Tổng 3.924 7.526 10.564 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của NHTM) Vào năm 2008 số lượng máy ATM người tiêu dùng sử dụng còn khá ít với việc gửi tiền và rút tiền qua máy tự động vì thế các ngân hàng chưa tập trung vào vấn đề đầu tư công nghệ này. Số lượng máy được thống kê vào năm 2008 là 3.924 máy, đứng đầu là các ngân hàng như ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với 890 máy chiếm thị phần 22,68% trong 10 ngân hàng đứng đầu về số lượng máy ATM, tiếp đến là ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với 682 máy, và cuối cùng là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 621 máy. Đến năm 2009 các ngân hàng thực thi theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đẩy mạnh lắp đặt các hệ thống máy ATM nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương cho công nhân viên qua tài khoản ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được công nghệ tiên tiến và mang lại sự thuận tiện, độ tin cậy và an toàn cho người dân. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đứng đầu với số lượng máy 1.702 chiếm 22,61% và tiếp theo là ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 1.483 máy tăng 66,63% so với năm 2008. Đứng thứ 3 là ngân hàng Công thương Việt Nam với 1.042 máy, tăng một cách vượt bậc gần 112% so với năm 2008 và chiếm thị phần13,8% trong 10 ngân GVHD: Đoàn Thị CẩmVân SVTH: Lê Thị Kim Cương 4 . tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến 2010. PHẦN NỘI DUNG GVHD: Đoàn Thị CẩmVân SVTH: Lê Thị Kim Cương 2 Đánh giá năng lực công

Ngày đăng: 22/12/2013, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w