1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận môn kỷ năng lãnh đạo

10 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Trong quá trình lãnh đạo điều hành đơn vị có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi người lãnh đạo phải đưa ra quyết định vừa đảm bảo việc thực hiện quy định của tổ chức, vừa thể hiện tính

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ _

LỚP BỒI DƯỠNG KỶ NĂNG LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG

Đề tài: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VIÊN CHỨC CỦA ĐƠN VỊ

NỢ NẦN DẪN ĐẾN PHÁT SINH ĐƠN

Học viên: Nguyễn Thị Thư Đơn vị công tác: Trung tâm Văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 /2018

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu hướng đến: 2

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 3

1 Tóm tắt tình huống: 3

2 Bình luận tình huống để rút ra những vấn đề cần giải quyết trong tình huống 4 2.1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống: 4

2.2 Phân tích tình huống: 4

2.3 Nguyên nhân: 4

2.3.1 Nguyên nhân khách quan: 4

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 5

2.4 Hậu quả: 5

2.5 Phương án giải quyết 5

2.5.1 Cơ sở pháp lý 5

2.5.2 Phương án 5

2.5.3 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: 7

KẾT LUẬN 8

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người là tài sản quan trọng nhất của tổ chức và thành công của tổ chức phụ thuộc vào tính hiệu quả của nguồn lực này cũng như cách thức quản lý con người Quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý nhân sự trong tổ chức, việc tác động vào đội ngũ nhân sự để học thực hiện mục tiêu của tổ chức

Theo George T Milkovich và John W Boudreau:"Quản trị nguồn nhân

lực là một loạt những quyết định tổng hợp hình thành nên mối quan hệ về việc

làm Chất lượng của những quyết định đó góp phần trực tiếp vào khả năng của

tổ chức và của các công nhân viên đạt được những mục tiêu của mình" (George

T Milkovich và John W Boudreau (2002), tr.9)

Việc phối hợp các chính sách và thực tiễn quản lý nguồn nhân lực cần được chú trọng để đạt hiệu quả cao nhất Các quyết định liên quan đến nhân sự phải mang tính chất tổng hợp, phải nhất quán với những quyết định khác về nhân sự, nhất quán trong tổ chức

Trong quá trình lãnh đạo điều hành đơn vị có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi người lãnh đạo phải đưa ra quyết định vừa đảm bảo việc thực hiện quy định của tổ chức, vừa thể hiện tính nhân đạo vốn là truyền thống của người Việt

Những quyết định này thường liên quan nhiều đến vấn đề tổ chức nhân

sự, vì vậy, tôi chọn đề tài “Xử lý tình huống viên chức trong đơn vị nợ nần dẫn đến phát sinh đơn” làm bài thu hoạch cuối khóa lớp bồi dưỡng kỷ năng

lãnh đạo cấp phòng

Trên cơ sở xác định nguyên nhân, phân tích tình huống, phương án giải quyết tình huống để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo quản

lý của bản thân

2 Mục tiêu hướng đến:

Bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra phương

án giải quyết tối ưu nhất, giúp bản thân có thể vận dụng xử lý tình huống xảy ra trong quá trình làm việc

2

Trang 4

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG

3 Tóm tắt tình huống:

Bà Nguyễn Thị A là chuyên viên Nghiên cứu Tổng hợp của Trung tâm Văn hóa

X Khoảng tháng 2 năm 2017, có thông tin bà A nợ tiền của một số người, đồng thời

bà A không chấp hành nghiêm về giờ giấc làm việc Đơn vị đã làm việc với bà A và yêu cầu viết bản tường trình Tuy nhiên, Bà A vẫn phủ nhận việc vay nợ, chỉ nhận lỗi

về giờ giấc và cam kết điều chỉnh lại bản thân

Đầu tháng 4 năm 2017, lãnh đạo đơn vị có làm việc với bà A để nghe tâm tư nguyện vọng và xác định lại việc nợ nần Bà A nhận là đang nợ tiền một số người do cùng em gái làm ăn nhưng thua lỗ, xin để tự khắc phục và hứa không để ảnh hưởng đến đơn vị Trong thời gian này, đơn vị điều chuyển bà A từ Trưởng phòng nghiệp vụ Văn hóa sang Phó phòng Hành chính phụ trách nghiên cứu tổng hợp

Chiều ngày 25/4/2017, một số người tìm bà A đòi nợ (chỉ ngồi bên ngoài, không vào trong khuôn viên của đơn vị) Đơn vị đã yêu cầu bà A làm tường trình, bà

A xác nhận việc nợ nần, báo cáo những trường hợp cho vay và số tiền đang nợ Do Bà

A trình bày việc nợ nần là do làm thêm phụ gia đình, số nợ không nhiều (khoảng 20 triệu), xin cho thời gian để thương lượng trả từ từ nên đơn vị chưa báo cáo lên cấp trên

mà chỉ đề nghị bà A nhanh chóng khắc phục không để ảnh hưởng đến đơn vị

Chiều ngày 17/8/2017, có 4 người phụ nữ đến đơn vị lớn tiếng đòi gặp Bà A để làm rõ việc không trả tiền mà còn cho em gái đánh, xô ngã Bà B ở ngoài đường (một trong 4 người phụ nữ) làm bà B bị trật tay Đơn vị đã mời 4 người trên vào làm việc, ghi nhận sự việc Lúc này bà A không có mặt tại đơn vị Sau đó, đơn vị mời bà Vi làm việc yêu cầu giải trình cụ thể việc xảy ra ngày 17/8/2017, thành thật báo cáo về số nợ

và tự đưa ra hướng khắc phục vể việc đã cam kết nhưng vẫn để chuyện cá nhân ảnh hương đến đơn vị Ngay sau sự việc, Ban giám đốc đã hội ý về hướng giải quyết đối với trường hợp bà A, báo cáo với lãnh đạo cấp trên Tuy nhiên, sau đó có đơn tố cáo của 4 người phụ nữ trên gửi đến các cơ quan chức năng của Quận tố cáo việc vay mượn của bà A Đơn vị tiến hành kiểm điểm, kỷ luật bà A

Trang 5

4 Bình luận tình huống để rút ra những vấn đề cần giải quyết trong tình huống 4.1 Xác định mục tiêu xử lý tình huống:

Việc xử lý kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị A phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm minh Đồng thời phải đảm bảo được thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức theo Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 quy định xử lý kỷ luật viên chức

Việc xem xét và áp dụng hình thức kỷ luật phải là một trong những hình thức

kỷ luật được quy định trong Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm

2010 của Quốc hội

Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo đúng quy trình, quy định, không thực hiện hời hợt Quyết định kỷ luật là cơ sở pháp lý cao nhất tránh nguyên nhân gây ra khiếu kiện

Trong quá trình xử lý kỷ luật phải xem xét quá trình công tác, sự đóng góp của

bà Nguyễn Thị A đối với đơn vị, thái độ thành khẩn hợp tác trong thời gian kiểm điểm, kỷ luật, tránh dư luận không tốt trong nội bộ

Mục đích xử lý kỷ luật bà A còn là để cán bộ, viên chức của đơn vị lấy làm gương, tự rèn luyện tu dưỡng lối sống, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật

4.2 Phân tích tình huống:

Xét quá trình công tác của bà A vốn là người có tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp yêu mến

Bản thân có nhiều cố gắng tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nhiều năm liền đạt Chiến sĩ thi đua và được đánh giá là một trong những cán bộ trẻ có nhiều triển vọng phát triển của đơn vị

4.3 Nguyên nhân:

4.3.1 Nguyên nhân khách quan:

Mức thu nhập của viên chức trong đơn vị thấp nên phần lớn viên chức phải làm thêm để đủ chi phí cho bản thân và hỗ trợ gia đình

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa đạt hiệu quả cao Việc quản lý, giám sát viên chức còn thiếu chặt chẽ dẫn đến việc viên chức vay mượn từ số nợ nhỏ phát sinh thành nợ lớn và dẫn đến đơn thư

4

Trang 6

4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bản thân bà A không ý thức được việc vay mượn nợ lãi suất cao là vi phạm Luật viên chức, làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị

Là viên chức nhưng Bà A có hành vi vay mượn nợ, có thái độ không tốt khi có phản ánh dẫn đến phát sinh đơn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của bà A và đơn

vị Khi đơn vị làm việc, bà A đã không thành khẩn trong việc khai nhận vay mượn nợ

và số tiền đang nợ

4.4 Hậu quả:

Việc nợ nần dẫn đến xô xát giữa em bà A và chủ nợ, phát sinh đơn thư ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của bà A, ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, làm ảnh hưởng đến hình ảnh viên chức nhà nước.Việc vay nợ dù là chuyện làm ăn cá nhân nhưng hậu quả dẫn đến là phải kỷ luật viên chức

4.5 Phương án giải quyết

4.5.1 Cơ sở pháp lý

Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội

Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 quy định xử lý kỷ luật viên chức

Quyết định số 02/QĐ-TTVH ngày 14/2/2017 của Trung tâm Văn hóa X ban hành kèm theo Quy định xử lý kỷ luật và trách nhiệm bồi thường của đơn vị

Kết luận của Thanh tra số 78/TTQ ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Thanh tra Quận X

4.5.2 Phương án

Bà A vi phạm Điều 16 của Luật viên chức tuy nhiên trong suốt thời gian 12 năm công tác bà A có nhiều đóng góp cho đơn vị, đặc biệt với vai trò Trưởng phòng nghiệp vụ Văn nghệ và Chủ tịch công đoàn Nguyên nhân dẫn đến nợ nần của bà A không phải do vay mượn tiêu xài cá nhân mà do phụ gia đình và cùng em gái buôn bán nhỏ nhưng thua lỗ

Do đó để giải quyết tình huống vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa hợp tình hợp lý có thể xây dựng các phương án thực hiện như sau :

Trang 7

4.5.2.1 Phương án 1:

Việc sai phạm của bà A bắt buộc phải xử lý kỷ luật theo quy định Căn cứ vào mức độ vi phạm, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, những đóng góp của bà A trong thời gian công tác tại đơn vị để đưa ra hình thức kỷ luật là “khiển trách”

Ưu điểm của phương án:

Xử lý đúng quy định, đảm bảo giữ nghiêm kỷ luật của tổ chức Đồng thời có sự xem xét cân nhắc hợp tình hợp lý trong xử lý cán bộ

Hạn chế của phương án:

Việc tiếp tục cho bà A tự khắc phục các khoản nợ là việc làm có tình, tuy nhiên tới thời điểm kỷ luật, bà A đã không còn khả năng khắc phục các khoản nợ vì số tiền lên đến gần 500 triệu đồng trong khi bà A chỉ có nguồn thu nhập duy nhất từ lương khoảng 4 triệu/tháng (mặc dù bà A cam đoan sẽ khắc phục được theo hướng thương lượng với chủ nợ để trả từ từ)

4.5.2.2 Phương án 2:

Việc sai phạm của bà Vi bắt buộc phải xử lý kỷ luật theo quy định Căn cứ vào mức độ vi phạm, nguyên nhân dẫn đến sai phạm, những đóng góp của bà A trong thời gian công tác tại đơn vị để đưa ra hình thức kỷ luật là “khiển trách” Đồng thời đơn vị, công đoàn hỗ trợ kinh phí để bà A khắc phục phần nào các khoản nợ do lo thuốc thang cho cha trong thời gian qua Đồng thời đơn vị vận động bà A xin tự thôi việc Tuy nhiên với tình cảm anh em trong đơn vị, để giúp bà A trong thời điểm khó khăn này, một viên chức đồng ý nhận bà A về làm việc với mức lương cao tại công ty của gia đình ở tỉnh

Ưu điểm của phương án:

Việc xử lý sai phạm của Bà A đúng quy định, có tình có lý Đảm bảo tính chặt chẽ không phát sinh việc đòi nợ ảnh hưởng đến đơn vị

Việc công đoàn hỗ trợ phần nào thể hiện trách nhiệm của tổ chức đối với cán bộ nhân viên trong đơn vị mình, động viên giúp bà A thấy được cái sai của mình

6

Trang 8

Hạn chế của phương án:

Phương án này đảm bảo tránh hậu quả về sau cho đơn vị, tuy nhiên đối với bà

A phải tự tìm cách giải quyết chuyện cá nhân cũng như công việc của mình

4.5.2.3 Lựa chọn phương án tối ưu

Qua nghiên cứu, xem xét ưu điểm và hạn chế của mỗi phương án thì phương án thứ 2 vừa đảm bảo đúng quy định, đảm bảo hướng giải quyết về lâu dài đồng thời có tình đối với một người từng công tác gắn bó và cống hiến nhiều năm trong đơn vị như

bà A

4.5.3 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án:

Để tình huống được giải quyết kịp thời, đơn vị lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án như sau:

Bước 1: Phối hợp các cơ quan chức năng của Quận, tổ chức kiểm điểm kỷ luật bà A

và giải quyết đơn xin tự thôi việc của bà A

Bước 2: Phối hợp Thanh tra quận 8 để có hướng giải quyết, trả lời đơn của những người đưa đơn tố cáo

Bước 3: Ban giám đốc đơn vị, Ban chấp hành công đoàn làm việc để có hướng hỗ trợ cho bà A

Căn cứ vào phương án giải quyết tình huống đã chọn để có hướng làm việc với bà A, giúp bà A có tâm lý ổn định, tránh rơi vào khủng hoảng

Trang 9

KẾT LUẬN

Xử lý tình huống liên quan đến nhân sự của tổ chức là một quá trình bao gồm nhiều nội dung liên quan đến kỷ năng phân tích, đánh giá, dự báo, vận dụng các quy định một cách nhuần nhuyễn, đảm bảo đi đến mục tiêu đã đề ra

Dĩ nhiên phải có phương pháp và có những bước đi thích hợp, vì một trong những yêu cầu đặt ra là ổn định hoạt động của đơn vị, không tạo tâm lý căng thẳng cho người bị xử lý, không tạo tâm lý hoang mang cho cán bộ viên chức trong đơn vị Từ việc xử lý tình huống cụ thể trên, chúng ta thấy người lãnh đạo khi xử lý tình huống phải kết hợp nhiều kỷ năng, từ việc thu thập thông tin, lắng nghe, đánh giá mức độ, suy xét nhiều mặt của vấn đề để định hướng đơn vị từ

đó đưa ra quyết định chính xác nhất Không chỉ đơn thuần áp dụng những quy định trên văn bản mà phải biết vận dụng những nguồn lực khác, sự hỗ trợ giúp sức từ những cá nhân trong một tập thể để tạo nên sức mạnh, giải quyết được những vấn đề khó khăn như tình huống vừa đưa ra Những kỷ năng này không phải ai cũng có mà đòi hỏi phải rèn luyện, bồi dưỡng, trãi nghiệm, vốn sống đúc kết trong quá trình công tác, lãnh đạo điều hành đơn vị

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đinh Thị Minh Tuyết, Phạm Đức Chính 2016: Kỷ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong đơn vị sự nghiệp - Nxb Lý luận chính trị.

2 Hòa Nhân 2016: Tứ thư lãnh đạo, Thuật dụng ngôn – Nxb Lao động.

3 Nguyễn Đình Hùng 2018 (tái bản): Nghệ thuật lãnh đạo và giải pháp tình huống quan trọng thường gặp dành cho giám đốc – Nxb Kinh tế TPHCM

4 George T Milkovich và John W Boudreau 2002): Quản trị nguồn nhân lực – NXB Lý luận chính trị

5 Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội

%C3%A2n_s%E1%BB%B1

7 http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/5020/0/5214/

Tiep_tuc_doi_moi_co_che_quan_ly_vien_chuc_trong_cac_don_vi_su_nghiep_c ong_lap

Ngày đăng: 31/08/2021, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w