1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty tnhh phát triển thương mại chuyên nghiệp (p d t) vào thị trường mỹ

89 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

TRẦN THỊ BÍCH HẠNHĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP P.D.T VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.. TRẦN THỊ BÍCH HẠNHĐỀ XUẤT G

Trang 1

TRẦN THỊ BÍCH HẠNH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP (P.D.T)

VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - 2021

Trang 2

TRẦN THỊ BÍCH HẠNH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP (P.D.T)

VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế Hướng đào tạo : hướng ứng dụng

Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TỪ VĂN BÌNH

TP Hồ Chí Minh - 2021

Trang 3

Các số liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn tham khảo Kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực

TP.Hồ Chi Minh, ngày tháng năm 2021

Học viên thực hiện

Trần Thị Bích Hạnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MUC SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3.Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu……… ……… 2

5.Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu……….………3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1.Khái quát chung về xuất khẩu…… ……… 4

1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu……… 4

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu…… 4

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu…… 10

1.2 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ…… ……….……11

1.2.1.Tổng quan chung…….……… 11

Trang 5

1.3.1.Các nghiên cứu nước ngoài……… 15

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước………… 16

Tóm tắt chương 1 ………19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP (P.D.T) VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 20

2.1.Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa

Kỳ……… ……… 20

2.1.1.Về kim ngạch và tốc độ xuất khẩu sản phâm gỗ 20

2.1.2 Về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu gỗ & sản phẩm gỗ 20

2.1.3 Về thị trường xuất nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam………21

2.1.4 Chính sách quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu gỗ…… 23

2.1.5.Một số lưu ý xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ……… …24

2.2.Tổng quan về Công ty 27

2.2.1.Quá trình hình thành và phát triển 27

2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ 29

2.2.3.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 30

2.2.4.Lĩnh vực hoạt động 32

2.2.5.Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty 2018-2020 33

2.2.6 Định hướng phát triển công ty đến năm 2025 35

2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2018 – 2020 36

Trang 6

thị trường Mỹ theo mặt hàng 37

2.3.3 Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ theo hình thức sản xuất 40

2.3.4 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2018 – 2020 42

2.4 Phân tích môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp ……….44

2.4.1.Nhân tố bên ngoài công ty 44

2.4.2.Nhân tố bên trong công ty 44

2.4.3.Phân tích những rào cản ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty vào thị trường Mỹ 51

2.4.4.Xây dựng các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty P.D.T……… ……….57

2.4.5 Lựa chọn chiến lược tối ưu……… ……….60

Tóm tắt chương 2 62

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP (P.D.T) VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 63

3.1.Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty vào thị trường Mỹ 63

3.2 Giải pháp để thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty vào thị trường Mỹ……….64

3.2.1.Giải pháp để thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và hình thức kinh doanh tại thị trường Mỹ….……… 64

3.2.2.Giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67

Trang 7

nghiệp … …… ……….69 Tóm tắt chương 3 71 KẾT LUẬN CHUNG 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

Trang 8

P.D.T CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP G&SPG Gỗ và sản phẩm gỗ

CPBH Chi phí bán hàng

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EVFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu RCEP Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực KNXK Kim ngạch xuất khẩu

SWOT: Strength,

Weaknesses, Opportunities,

Threats Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Trang 9

Bảng 2.2.Tình hình và kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2020………34 Bảng 2.3.Phân tích chung về tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ giai đoạn 2018 – 2020 37 Bảng 2.4.Phân tích tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ theo mặt hàng 38 Bảng 2.5.Phân tích tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất của công ty vào thị trường Mỹ theo hình thức sản xuất 41 Bảng 2.6.Mức độ quan trọng của các cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty P.D.T trong những năm tới 53 Bảng 2.7.Mức độ quan trọng của các điểm mạnh và điểm yếu đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty P.D.T trong những năm tới 55 Bảng 2.8 Ma trận SWOT của Công ty P.D.T……… 58 Bảng 2.9.Mức độ quan trọng của các giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm

đồ gỗ nội thất của công ty P.D.T vào thị trường Mỹ 2021-2025 61

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty P.D.T ……….30

Trang 10

gỗ nội thất của Công ty TNHH phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T) vào thị trường Mỹ từ năm 2018 đến 2020 Trên cơ sở đó đề tài tập trung phân tích môi trường bên trong, bên ngoài công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và xác định cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty Từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT để hình thành những chiến lược cần thực hiện cho Công ty đến năm 2025, nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty trong những năm tới

Trang 11

furniture products of Professional Development Trade Company Limited (P.D.T) to the

US market from 2018 to 2020 The first was an analysis of the company’s inside and outside environment in order to find out its strength (S) and weaknesses (W) and to indentify opportunnties ( O) and threats (T) affecting its business operations The primary and secondary data together with the analytical method of SWOT were used to form strategic group SO, SI, WO, and WT Some strategies toward 2025 were formulated for Company to reach the aims of expansion the export of wooden furniture products of the Company in the next year

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những giải pháp để hạn chế nhập siêu của Việt Nam đó là đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam được bền vững thì cần phải dựa vào lợi thế của quốc gia cũng như phải thực hiện đồng thời các biện pháp chủ động để tăng trưởng, để duy trì thị trường và để thích nghi các biện pháp phòng

vệ thương mại của nước nhập khẩu Trong thời gian qua một trong những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh đó là sản phẩm gỗ chế biến

Là một trong những ngành đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho đất nước, tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách vững mạnh Trong đó, thị trường

Mỹ là thị trường chủ lực, chiếm tỉ trọng 55,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ

và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay Ngoài ra, Mỹ là một thị trường đặc thù đông dân, nhu cầu cao đối với những dòng sản phẩm nội thất tối giản, hiện đại nhưng lại có những yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu đầu vào, chất lượng thành phẩm từ gỗ Mặc dù, Nhà nước ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác, sản xuất, chế biến gỗ và thành phẩm, nhưng các doanh nghiệp vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức

từ các đối thủ cạnh tranh đã đứng vững trong thị trường toàn cầu cho đến nhu cầu của thị trường nước ngoài

Đối với Công ty TNHH phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T), với định hướng phát triển trong lĩnh vực đồ gỗ và Mỹ là thị trường chính và mục tiêu, Công ty không tránh khỏi những thách thức trên đây Để phát triển và đứng vững trong lĩnh vực này, Công ty luôn không ngừng cập nhật các xu hướng đồ gỗ được ưa chuộng tại thị trường Mỹ, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tại Công ty tác giả nhận thấy Công ty luôn cố gắng duy trì

và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất vào thị trường Mỹ nhưng do một số tồn tại như: sản phẩm chưa đa dạng, hoạt động quảng bá thương hiệu chưa được chú trọng

và phát triển, cũng như khâu tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng còn nhiều bất cập,…

đã hạn chế không nhỏ tiềm lực phát triển của Công ty Xuất phát từ những lý do trên,

Trang 13

nhằm giúp Công ty phát huy hết tiềm năng và thế mạnh mà Công ty đang có,để nâng cao khả năng tham nhập thị trường Mỹ, tác giả thực hiện đề tài: “Đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T) vào thị trường Mỹ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty P.D.T vào thị trường Mỹ

Thứ hai, Xác định các trở ngại ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của Công ty sang thị trường Mỹ, từ đó xác định được những cơ hội và thách thức; điểm mạnh và điểm yếu của Công ty vào thị trường Mỹ

Thứ ba, dựa trên nghiên cứu đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty vào thị trường Mỹ

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T)

4 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: thực trạng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T)

Thị trường nghiên cứu: Thị trường Hoa Kỳ

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: được sử dụng để tổng hợp các cơ sở

lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ, từ đó rút ra mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận án

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong việc khảo sát, phỏng vấn để lấy ý kiến của các chuyên gia trong ngành về mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận án; thảo luận với các chuyên gia về kết quả nghiên cứu để thu thập thêm ý kiến làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phát đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ

Trang 14

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá sự biến động và thay đổi của các biến số nghiên cứu theo thời gian như giá trị sản xuất, kim ngạch xuất nhập khẩu… và theo không gian như thị phần xuất khẩu vào thị trường

Mỹ

Ngoài ra, kỹ thuật phân tích SWOT cũng được sử dụng để các chuyên gia lựa chọn các phương án đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty vào thị trường Mỹ một cách tối ưu nhất

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu sẽ được xác định mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả xuất khẩu của công ty sang Mỹ Từ đó đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty sang Mỹ trong những năm tới

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát chung về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu

và ngày càng phát triển Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hóa giữa các nước nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về xuất khẩu như sau:

- Theo quan niệm truyền thống, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa được xuất khẩu

ở quốc gia này sang quốc gia khác Như vậy, đối tượng của xuất khẩu là hàng hóa và ranh giới xác định là biên giới lãnh thổ quốc gia

- Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, “Xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật: (Điều 28, mục 1, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005)

- Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đối tượng xuất khẩu bên cạnh hàng hóa còn là dịch vụ (dịch vụ khoa học, công nghệ, Franchising,…)

Vì vậy, xuất khẩu được hiểu một cách đầy đủ là việc đưa hàng hóa, hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ quốc gia, hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ của quốc gia đó được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

1.1.2.1 Căn cứ vào tính chất xuất khẩu

Dựa vào tính chất xuất khẩu thì xuất khẩu chia thành 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp

 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó nhà xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng xuất khẩu và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thông qua tổ chức của mình

Trang 16

Ưu điểm:

- Nhà xuất khẩu có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm bắt được phản ứng của thị trường, cập nhật được những nhu cầu mới và xu hướng mới để có những điều chỉnh kịp thời thỏa mãn nhu cầu thị trường

- Do bên xuất khẩu trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu nên nhà xuất khẩu sẽ giảm được các chi phí trung gian, đồng thời thu được lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh cao hơn

- Hình thức này còn cho phép nhà xuất khẩu chủ động và linh hoạt trong hoạt động xuất khẩu của mình để đáp ứng yêu cầu của đối tác

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có một số nhược điểm:

- Vì phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đàm phán ký kết hợp đồng nên sẽ tốn kém thêm nhiều chi phí và thời gian để thực hiện trong giai đoạn đầu

- Rủi ro trong kinh doanh lớn nếu không nắm đủ thông tin và khối lượng hàng hóa khi tham gia giao dịch

- Đòi hỏi trình độ kỹ thuật nghiệp vụ phải cao: giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới đảm bảo kinh doanh xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả

Vì vậy hình thức này thường được áp dụng: đối với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống đã từng có mặt trên thị trường thế giới

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu thông qua các cá nhân hoặc tổ chức trung gian Các trung gian này có thể là đại lý, công ty quản lý xuất khẩu và công ty kinh doanh xuất khẩu có vai trò trợ giúp việc ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Trang 17

Ưu điểm:

- Bên trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật

và tập quán buôn bán của địa phương, họ có thể giảm bớt rủi ro và đẩy mạnh buôn bán cho người ủy thác

- Giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, giảm các chi phí trong quá trình giao dịch

- Đối với người nhận ủy thác thì không cần bỏ vốn kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm cho nhân viên, đồng thời cũng thu được một khoản tiền từ phí ủy thác Bên cạnh đó là những nhược điểm:

- Người ủy thác bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian và phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian, đặc biệt là không kiểm soát được người trung gian và có thể bị bên nhận đại lý chiếm dụng vốn

- Người ủy thác sẽ mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường, dẫn đến không nhận biết kịp thời nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài cũng như tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm vì thế sẽ rất khó khăn trong việc cải thiện sản phẩm hay đề ra kế hoạch sản xuất

- Xuất khẩu gián tiếp là hình thức “mua đứt, bán đoạn”, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm

Vì vậy, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

Căn cứ vào mức độ tham gia của doanh nghiệp

Dựa vào mức độ tham gia của doanh nghiệp thì xuất khẩu được chia thành 2 loại: xuất khẩu tự doanh và xuất khẩu gia công

Trang 18

 Xuất khẩu tự doanh

Xuất khẩu tự doanh là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu tự sản xuất hàng hóa, hoặc cung ứng dịch vụ xuất khẩu và tổ chức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

đó cho khách hàng

Hình thức này có một số ưu điểm:

- Doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng, dịch vụ xuất khẩu

- Doanh nghiệp tự mình sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ xuất khẩu nên

sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng

- Doanh nghiệp giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ trung gian, vì thế lợi nhuận

và hiệu quả kinh doanh gia tăng

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức xuất khẩu này:

- Doanh nghiệp phải ứng trước chi phí cao cho việc tiếp thị và tìm kiếm khách hàng, tổ chức thu gom, chế biến nguồn hàng xuất khẩu, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính mạnh, công nghệ và nguồn nhân lực và có trình độ cao

- Doanh nghiệp phải khép kín các công đoạn của quá trình kinh doanh xuất khẩu,

vì thế phải chịu nhiều rủi ro nhất định trong quá trình xuất khẩu

Do đó, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu đã có chỗ đứng trên thị trường; có đủ tiềm lực về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp

 Xuất khẩu gia công

Xuất khẩu gia công (hay gia công xuất khẩu) là một hình thức xuất khẩu, trong đó doanh nghiệp không trực tiếp ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa, mà thực hiện việc gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công cho bên đặt gia công là nhà nhập khẩu để hưởng thù lao

Trang 19

Ưu điểm của hình thức này:

- Doanh nghiệp có điều kiện tích lũy kinh nghiệm tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu; cho phép tận dụng công suất của máy móc thiết bị cũng như nguồn lực lao động

dư thừa và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

- Giảm thiểu rủi ro kinh doanh, vì đầu vào, đầu ra của quá trình kinh doanh đều

do phía đối tác đặt gia công nước ngoài đảm nhận

Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm:

- Hiệu quả xuất khẩu thấp, ngoại tệ thu được chủ yếu là thù lao gia công và phụ thuộc dường như hoàn toàn vào đối tác nước ngoài

Bởi vậy, hình thức xuất khẩu này thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ có vốn đầu tư hạn chế; trình độ tổ chức quản lý và nghiệp vụ xuất khẩu còn hạn chế, hoặc chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới

1.1.2.2 Căn cứ vào địa điểm xuất khẩu

Dựa vào địa điểm mà doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thì xuất khẩu bao gồm hai hình thức chính là xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu mậu biên

 Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu trong đó, thay vì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được dịch chuyển ra nước ngoài, thì được chuyển giao ngay tại trong nước mà các doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động, được di chuyển vào các khu chế xuất hoặc doanh nghiệp bán các sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước Hình thức này có các ưu điểm:

- Thủ tục bán hàng nhanh chóng, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, quản lý được rủi ro, tốc độ quay vòng sản phẩm nhanh hơn, do đó tăng kim ngạch xuất khẩu

- Giảm rủi ro và chi phí trong kinh doanh xuất khẩu như chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm hàng hóa,

Trang 20

Bên cạnh là những nhược điểm:

- Doanh nghiệp bán hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn

- Khó khăn trong công tác đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa cung ứng dịch vụ cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định

- Khó có thể mở rộng quy mô sản xuất một cách nhanh chóng

Vì vậy hình thức này thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mới, chưa có nhiều kinh nghiệm về thị trường

 Xuất khẩu mậu biên

Xuất khẩu mậu biên là hình thức xuất khẩu tự doanh đặc biệt, doanh nghiệp tự tổ chức đưa hàng hóa của mình đến các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia, Lào để xuất khẩu Hình thức này không nhất thiết phải thanh toán bằng ngoại tệ mạnh mà thanh toán hoặc bằng hàng hóa hoặc bằng nội tệ của các nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Ưu điểm của hình thức này: Mở rộng khả năng thâm nhập hàng hóa vào các nước làng giềng, tăng doanh thu bán hàng

Bên cạnh là nhược điểm: Rủi ro trong kinh doanh cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa ra biên giới Trung Quốc vì tính tự phát của hình thức xuất khẩu này cao

Vì vậy hình thức này thường được áp dụng: đối với mọi doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nằm gần biên giới quốc gia

Như vậy, ngoài các cách phân loại hình thức chủ yếu trên, thì căn cứ vào phương thức thanh toán: xuất khẩu còn được chia làm xuất khẩu tiền tệ và mua bán đối lưu; hoặc căn cứ vào tính chất pháp lý, xuất khẩu được chia làm xuất khẩu theo nghị định thư hoặc xuất khẩu theo hợp đồng,…

Trang 21

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

1.1.3.1 Đối với nền kinh tế

Xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia thể hiện trên các phương diện:

- Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu Thật vậy, nhập khẩu của một quốc gia thường dựa vào ba nguồn tiền chủ yếu: viện trợ nước ngoài, đi vay và xuất khẩu Trong đó xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân Có thể nói, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là điều kiện để nhập khẩu, tăng nhập khẩu là để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng

- Thứ hai, xuất khẩu kích thích sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước Thật vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu có tác động thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, kích thích các ngành sản xuất khác phát triển Kết quả là làm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia

- Thứ ba, xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, đồng thời là công cụ quan trọng để các nhà nước sử dụng để điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường thông qua đó có tác dụng ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Vì thế, xuất khẩu góp phần quan trọng ổn định nền kinh tế, ổn định sản xuất và cải thiện đời sống người dân

- Thứ tư, xuất khẩu tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước Trong thực tế không có một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập, phát triển có hiệu quả mà không phát sinh quan hệ nào đối với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực

Trang 22

kinh tế Thông qua xuất khẩu hàng hóa, một quốc gia có thể tạo dựng nhiều mối quan

hệ hợp tác với nước ngoài, giúp nâng cao vị thế quốc gia mình trên thương trường và chính trường thế giới Đồng thời tăng cường sự hợp tác quốc tế để quốc gia tiếp cận với những thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh

mẽ trên thế giới

1.1.3.2 Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô kinh doanh từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định

Thứ hai, xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ lớn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ và trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay

Thứ ba, xuất khẩu thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, tái cấu trúc mô hình hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh

Thứ tư, xuất khẩu cũng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động

1.1.3.3 Đối với người tiêu dùng

Một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu những hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Vì vậy, người dân sẽ có cơ hội sử dụng hàng hóa ngày càng đa dạng

Mặt khác, khi xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ thu gom tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, vì vậy người tiêu dùng sẽ phải mua sản phẩm với giá cao hơn

1.2 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ:

1.2.1.Tổng quan chung về Hoa Kỳ:

Hoa Kỳ là một nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang, nằm gần hoàn toàn trong Tây Bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và thủ đô

Trang 23

Washington, D.C., nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc, và Mêxico ở phía nam Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribe và Thái Bình Dương Với diện tích 9,833,520 km2 và hơn 300 triệu dân với cơ cấu dân số đa dạng, nhiều chủng tộc và nhóm chủng tộc (76.3% là người da trắng ,13.4% là người Mỹ gốc Phi, 1.3% người thổ dân, 5.9% người Châu Á, 0.2% người Hawaiian and và các đảo khác ở Thái Bình Dương, 2.9% các chủng tộc khác ), trong đó số người theo đạo tin lành chiếm khoảng 75% dân số và phần còn lại là các tôn giáo như Do Thái, Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, …

Theo số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ năm 2020 cho biết GDP đạt 20,9 nghìn

tỷ USD giảm 3.5% so với năm 2019 (21,4 nghìn tỷ USD) nguyên nhân giảm là phong tỏa do ảnh hưởng của dịch bệnh covid -19 và sự thay đổi về chính sách kinh tế của Hoa Kỳ, chiếm khoảng 23,04% tổng GDP toàn thế giới, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 57 589 USD

1.2.2 Đặc điểm thương mại của Hoa Kỳ:

1.2.2.1 Tập quán, văn hóa kinh doanh:

Đối với doanh nhân Mỹ, luôn coi trọng đúng giờ Do đó,sự trễ hẹn và cẩu thả được xem là biểu hiện thiếu tôn trọng và sẽ làm cho đối tác không hài lòng Bên cạnh đó, những cử chỉ thường gặp là những cái bắt tay chặt và giao tiếp tự tin bằng mắt Quà tặng tại Mỹ không được khuyến khích vì Họ coi nó là một hành vi hối lộ và làm ăn gian dối, không đúng đắn thậm chí nếu bị phát hiện thì các bên liên quan sẽ phải đối diện với luật pháp Mỹ, đôi khi còn phải ra tòa

Phong cách chung của các doanh nhân người Mỹ là ít chú trọng đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề và muốn có kết quả nhanh

Trang 24

Bên cạnh đó, họ cũng thích nói thẳng, rõ ràng và dễ hiểu, không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi hoặc ví von Ngoài ra, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười

to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng, họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên và không có thói quen bất lịch sự như chen hàng, xô đẩy người khác Doanh nhân Mỹ nổi tiếng với tinh thần trách nhiệm với công việc Đối với người Mỹ, công việc là quan trọng nhất và được đặt lên trên tất cả các yếu tố khác trong cuộc sống

1.2.2.2 Chính sách về giá:

Tại thị trường Mỹ ,yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng sản phẩm Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết Hàng hóa bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho sự tín nhiệm đối với người bán hàng Vì vậy, các nhà kinh doanh tại thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt Người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng lại mau chán, vì thế nhà sản xuất phải sáng tạo và thay đổi nhanh đối với sản phẩm của mình

1.2.2.3 Hệ thống phân phối và kênh bán hàng:

Hoa Kỳ là quê hương và là nơi có thị trường thương mại điện tử tinh vi nhất thế giới Theo số liệu thống kê năm 2020, khách hàng Mỹ đã tiêu 517,36 tỷ USD cho việc mua sắm online với tổng giá trị hàng hóa được bán trực tuyến đạt khoảng 3.63 nghìn tỷ USD Giá trị mua hàng trực tuyến tăng khoảng 15% mỗi năm Hiện tại ở Hoa Kỳ, rất nhiều cửa hàng, chuỗi bán lẻ truyền thống đã đóng cửa do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Chợ bán lẻ trực tuyến chiếm 14.3% tổng lượng bán

lẻ và liên tục tăng trưởng trong các năm gần đây

Các số liệu trên cho thấy thương mại điện tử cung cấp một tiềm năng tuyệt vời cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam để tăng doanh thu thông qua xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ qua con đường này khi mà xu hướng mua sắm online ngày càng phổ biến hơn do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19

Trang 25

1.2.2.4 Phương thức thanh toán:

Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu sử dụng thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card) và PayPal để thanh toán trực tuyến Tuy nhiên, American Express, Discover Card và các loại thẻ thanh toán địa phương cũng rất phổ biến (thẻ thanh toán địa phương là các thẻ tín dụng do các công ty, nhà bán lẻ phát hành, như thẻ tín dụng của Amazon, Costco, HEB, macy…) Các doanh nghiệp cần cố gắng cung cấp phạm vi thanh toán tùy chọn rộng nhất có thể

1.2.2.5 Các quy định về thuế của Hoa Kỳ:

Hệ thống thuế của Mỹ rất phức tạp Mặc dù Hoa Kỳ không có thuế giá trị gia tăng (VAT), nhưng hàng hóa sẽ chịu thuế bán hàng (sales tax) Sales tax ở mỗi bang

là khác nhau, người mua hàng sẽ phải trả thuế này theo mức thuế của tiểu bang mà hàng hóa được yêu cầu gửi đến nếu doanh nghiệp có sự hiện diện vật lý (văn phòng, kho bãi) tại tiểu bang của người mua hàng

Vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam có ý định mở hiện diện thương mại tại Hoa

Kỳ sẽ cần các chuyên gia pháp lý và kế toán để giúp doanh nghiệp hiểu về các khoản thuế phải nộp, tránh nợ thuế Nếu không nộp hoặc nộp thuế thiếu thì doanh nghiệp có thể bị phạt cao hơn số tiền thuế thực tế còn nợ Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ thì chỉ cần quan tâm mức thuế quan tại cửa khẩu

Ngoài ra, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác vào Hoa Kỳ, có thể gây đe dọa tới nền sản xuất trong nước Các Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ cấp; Luật thương mại về các hành động

tự vệ, … cũng ra đời

Trang 26

1.3 Các nghiên cứu liên quan đến kết quả xuất khẩu gỗ:

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài:

Thứ nhất, các nghiên cứu định lượng về các yếu tố tác động lên xuất khẩu đồ gỗ, H.Cohen (2003) đã lượng hóa và kiểm định bằng mô hình định lượng để chứng minh

sự tác động của yếu tố hàng rào thương mại đến ngành sản xuất và thương mại xuất khẩu ngành gỗ xẻ của Canada Tương tự, A.Turner (2008), Katz (2006, 2008) bằng

mô hình nghiên cứu định lượng đã kết luận các hàng rào thương mại có tác động nhất địnhđến xuất xuất khẩu các sản phẩm gỗ từ New Zeland đến Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản L.Sun & cộng sự (2010) cũng đã lượng hóa mức độ tác động của yếu tố thuế quan và phi thuế quan lên thương mại các sản phẩm lâm sản của Canada Kết quả cho thấy mặc dù các hàng rào phi thuế quan ít phổ biến hơn nhưng có mức tác động tương

tự hoặc lớn hơn hàng rào thuế quan đến thương mại đồ gỗ Maplesden và Horgan (2016) một lần nửa chứng minh hàng rào thương mại có tác động to lớn đến thương mại sản phẩm lâm sản của New New Zeland bằng nghiên cứu định lượng Bằng một cách tiếp cận khác, dựa trên khảo sát các doanh nghiệp, L.Eastin & cộng sự (2004)

đã sử dụng 8 phương pháp định lượng bằng thống kê và kiểm định thống kê để đưa

ra những đánh giá và kết luận các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, kênh phân phối rút ngắn, sự đa dạng sản phẩm, đại diện chi nhánh tại Nhật Bản và mối quan hệ mật thiết với khách hàng Nhật Bản là những yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của xuất khẩu đồ gỗ của khu vực Pacific Northwest vào Nhật Bản Samsinar và Azizi

Hj (2008) thông qua mô hình hồi quy đã chứng minh được hoạt động quảng cáo (marketing) có mối quan hệ chặt chẽ đến xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Malaysia Thứ hai, các nghiên cứu định tính kết hợp định lượng về xuất khẩu đồ gỗ, Domson (2002) dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT và phân tích định lượng đã nhận ra khả năng tiếp cận khách hàng, hiểu biết quy định ở nước nhập khẩu, yêu cầu khắc khe từ những nhà nhập khẩu là những yếu tố cản trở xuất khẩu của gỗ của Gana và thị trường

Mỹ Cũng dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT và kết hợp với mô hình dự báo, Scudder (2012) đã cho thấy khối lượng gỗ khai thác tiềm năng, khả năng sản xuất tiềm năng

Trang 27

của các nhà máy ở Montana, khả năng phân phối và nhu cầu của các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ có sự ảnh hưởng mật thiết đến xuất khẩu đồ gỗ của Montana vào thị trường Trung Quốc Ở góc độ nghiên cứu cầu nhập khẩu, Bvàara và Vlosky (2012)

đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu đồ gỗ của nước Mỹ để từ đó đánh giá triển vọng cho các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này Với mô hình định lượng bằng phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã chỉ ra chất lượng sản phẩm, mối quan hệ khách hàng lâu dài, thời gian giao hàng, giá cả và sự danh tiếng của nhà xuất khẩu là các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn các nhà cung ứng nước ngoài Nghiên cứu này cũng khám phá ra chứng nhận chất lượng sản xuất (FSC, SFI, ISO 14000) không quan trọng trong việc chọn lựa đối tác cung ứng của các công ty nhập khẩu đồ gỗ Mỹ

Thứ ba, các nghiên cứu định tính về xuất khẩu đồ gỗ, Harun & cộng sự (2014) dựa trên những phân tính định tính và thống kê mô tả đã chỉ ra những chính sách phát triển ngành chế biến gỗ của chính phủ, hoạt động nghiên cứu R&D và sự mở của thị trường là những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng và kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Malaysia Mukolaivna (2015) cũng dựa trên những đánh giá và phân tích định tính đã đưa ra những kết luận về mức ảnh hưởng của an toàn sinh thái đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Dung (2014) bằng phương pháp nghiên cứu định tính với những thống kê mô tả đã chỉ ra rằng để phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản nói chung và đồ gỗ nói riêng, Việt Nam cần tập trung vào chiến lược trồng rừng để cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ, hỗ trợ nhà nước về chính sách phát triển ngành chế biến lâm sản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và vận hành hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất

Nghiên cứu của Vũ Thu Hương & cộng sự (2014) cũng bằng những phân tích định tính, tác giả đã chỉ ra rằng sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, sự tiếp cận với những thị trường có quy mô lớn, sự phụ thuộc

Trang 28

nguồn nguyên liệu… sẽ là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian tới Cũng với cách tiếp cận nghiên cứu định tính, Trần Văn Hùng (2015) cho rằng các yếu tố về nguồn lao động trong nước, đầu

tư nước ngoài vào ngành chế biến gỗ, sự phát triển của ngành lâm nghiệp là những yếu tố tác động thuận lợi đế phát triển sản xuất và xuất khẩu gỗ Trong khi đó, các yếu tố nguồn nguyên liệu nhập khẩu, năng lực kỹ thuật công nghệ thấp của doanh nghiệp chế biến gỗ, sự cạnh tranh của các đối thủ là các yếu tố thách thức đến hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ

Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc & cộng sự (2015) về xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam 2012-2014 mặc dù chưa có những chứng minh bằng mô hình định lượng nhưng

đã đưa ra những bàn luận sâu sắc về sự tác động của ngành dăm gỗ lên ngành đồ gỗ Lập luận cho rằng sự phát triển của ngành dăm gỗ sẽ là nguyên nhân làm thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu gỗ cho sản xuất các sản phẩm gỗ và cũng có ý kiến trái chiều lập luận này Tuy nhiên đây là một ý kiến nghiên cứu đáng tham khảo để bổ sung vào

mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ

Theo Hồ Xuân Hướng và Nguyễn Thị Kim Anh (2015) khi nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định đã chỉ

ra 5 yếu tố tác động rõ nét đến kết quả xuất khẩu là: (1) đặc điểm về năng lực của công ty, (2) chính sách kinh tế vĩ mô trong nước, (3) chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh, (4) chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp, (5) đặc điểm thị trường trong và ngoài nước

Dựa trên các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về xuất khẩu đồ gỗ, Có 6 yếu

tố tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của một quốc gia được xác định là:

(1) Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu: theo nghiên cứu L.Eastin

& cộng sự (2004), Hồ Xuân Hướng và Nguyễn Thị Kim Anh (2015); Trần Văn Hùng (2015) bao gồm các yếu tố về quy mô, kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, các định hướng và kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp Các

Trang 29

nghiên cứu trên đã chứng minh các yếu tố này có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp

(2) Hàng rào thương mại : thể hiện mức thuế nhập khẩu hoặc các hàng rào phi thuế quan của các quốc gia nhập khẩu, Yếu tố này cũng được bổ sung vào mô hình hấp dẫn thương mại truyền thống Rõ ràng các quốc gia khi gia tăng thuế nhập khẩu sẽ làm giá cả của hàng hóa nhập khẩu cao hơn, làm giảm cạnh tranh của hàng nhập khẩu,

từ đó giảm lượng xuất khẩu ở các nước xuất khẩu Điều này cho thấy biến số này có tác động ngược chiều với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, kết quả này cũng được thể hiện trong nhiều nghiên cứu về xuất khẩu đồ gỗ (H.Cohen, 2003; A.Turner, 2008; Katz,

2008, Priyono; 2009; Maplesden và Horgan, 2016), A.Turner (2008), Katz (2006, 2008))

(3) Chiến lược marketing xuất khẩu: theo nghiên cứu Domson (2002); Harun & cộng sự (2014); Hồ Xuân Hướng và Nguyễn Thị Kim Anh (2015); là những biện pháp mà doanh nghiệp tiến hành nhằm đạt được mục tiêu trong thị trường xuất khẩu như các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối và quảng cáo

(4) Đặc điểm thị trường: theo nghiên cứu của Zou và Stan (1998), Katsikeas và cộng

sự (2000), Sousa và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2016) cho thấy đặc điểm của thị trường là yếu tố có tác động trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm đặc điểm thị trường trong và ngoài nước chủ yếu liên quan là yếu tố chính trị

và thể chế, yêu cầu thị trường, sự cạnh tranh, sự tương đồng về văn hóa và rào cản thị trường

(5) Các chương trình hỗ trợ, điều hành của chính phủ: theo nghiên cứu Harun & cộng sự (2014); Hồ Xuân Hướng và Nguyễn Thị Kim Anh (2015); Harun & cộng sự 2014; Vũ Thị Minh Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Dung, 2014) được thể hiện thông qua các chính sách của chính phủ cho phát triển ngành hàng như các gói cho vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ đầu vào nguyên liệu, hỗ trợ thủ tục hành chính, hỗ trợ xúc tiến thương mại

Trang 30

(6) Yếu tố về nguồn nguyên liệu: theo nghiên cứu Vũ Thị Minh Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Dung (2014); Vũ Thu Hương & cộng sự (2014); Trần Văn Hùng (2015); nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra có đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung chính của chương này tổng kết các lý thuyết về khái niệm xuất khẩu, vai trò xuất khẩu như thế nào để thấy được tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế của một quốc gia và với quy mô doanh nghiệp Từ đó, đi sâu tìm hiểu các hình thức xuất khẩu chủ yếu và rút ra ưu nhược điểm của từng hình thức đó Đồng thời nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung đã được đề cập trong nghiên cứu trước đó để làm cơ sở để phân tích trong các chương sau của đề tài, cụ thể là chương 2 “Phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty phát triển thương mại chuyên nghiệp (P.D.T) vào thị trường Mỹ”

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN

NGHIỆP (P.D.T) VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ: 2.1.1 Kim ngạch và tốc độ xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ :

Theo nguồn của Tổng cục Hải quan, Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm

2020 đạt 9,535 tỷ USD tăng 22,5% so với năm 2019; chiếm 77,22% so với tỷ trọng 73,67% của năm 2019 và năm 2019 đạt 7,783 tỷ USD tăng 23,5% so với năm 2018; chiếm 73,67% so với tỷ trọng 70,75% của năm 2018 Năm 2020 đứng thứ 6 về KNXK hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam Có thể khẳng định đây là năm kỳ tích của hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm (covid-19), hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ,

Mỹ áp thuế suất cao cho sản phẩm gỗ của Trung Quốc Ngoài ra là những bất ổn về chính trị tại Trung Đô Tuy nhiên chúng ta cần thấy rõ cơ hội dịch chuyển nhiều lĩnh vực sản xuất và đầu tư của Hoa Kỳ sang Việt Nam

Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chủ lực đóng góp vào kỳ tích xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2020 của Việt Nam: mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nền của đại dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt tới 7,166 tỷ USD, tăng tới 34,37% so với năm 2019 – mức tăng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam; chiếm tới 57,92% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành

2.1.2 Cơ cấu hàng xuất –nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ :

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thuộc hai nhóm chính theo Danh mục HS đó là: nhóm thứ nhất là gỗ nguyên liệu thuộc chương 44 gồm gỗ nhiên liệu, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ, gỗ dán và tấm ván gỗ, các loại ván; nhóm thứ hai là đồ nội ngoại thất bằng gỗ thuộc chương 94 gồm gỗ và các sản phẩm gỗ, dăm

gỗ, đồ gỗ nội thất Trong đó mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao năm 2020 gồm: ván

Trang 32

dăm, viên nén, ván bóc, ván dăm, ván sợi, gỗ dán, ghế ngồi và đồ gỗ Trong số các sản phẩm này, các mặt hàng ván bóc / lạng, ghế ngồi và đồ gỗ nội thất ghi nhận có giá trị xuất khẩu tăng cao năm 2020 với mức tăng lần lượt là 28%; 27% và 18% Giá trị KNXK của Việt Nam đối với mặt hàng gỗ năm 2020 như sau:

Trang 33

Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam 2018-2020

ĐVT giá trị: 1000 USD

Stt Thị trường Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

So sánh (%) năm

2019 với

2018

So sánh (%) năm

2020 với

2019

Chiếm % tổng kim ngach xuất khẩu năm 2019

Chiếm % tổng kim ngach xuất khẩu năm 2020

( Nguồn: Tổng cục hải quan, 2021)

Theo Tổng cục Hải quan, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam đạt 7,166 tỷ USD, tăng 34,37% so với năm 2019; chiếm tới 57,92% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam Bỏ xa thị phần lớn thứ hai là Nhật Bản chiếm 10,46% Bên cạnh đó, năm 2020 KNXK gỗ tăng nhẹ tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 3,18% và 3,24% so với năm 2019

Trang 34

Trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Anh và Pháp lần lượt là 26,46% và 18,62%

so với 2019

Nguyên nhân là sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng tại thị trường Hoa Kỳ là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, dẫn đến việc các doanh nghiệp Mỹ dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam nhằm bù đắp một phần thiếu hụt nguồn cung từ thị thường Trung Quốc và dịch COVID-19 làm ngành gỗ tăng trưởng, nhất là các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm Bởi dịch khiến người dân Mỹ ở trong nhà nhiều hơn, và họ có nhu cầu sửa sang nhà cửa, mua sắm đồ đạc mới thay thế với thói quen tiêu dùng đồng bộ

và giảm tại các thị trường khác là do sản phẩm gỗ chưa đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng và tiêu chuẩn chất lượng tại các nước này

2.1.4 Chính sách quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu gỗ: Nhằm giảm thiểu tác động thiệt hại trước những rủi ro thương mại của ngành

gỗ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP (30/10/2020) quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.Nội dung của Nghị định là chính sách quản lý chặt chẽ sản phẩm gỗ khi nhập và xuất khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại Nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam lấy nhãn mác Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khi nước này áp dụng thuế suất cao đối với một số nước

Theo Nghị định, gỗ xuất khẩu phải đảm bảo hợp pháp, được làm thủ tục xuất - nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan

Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES (áp dụng cho gỗ tự nhiên như gỗ lim,

gỗ xưa và gỗ trắc, do bộ lâm nghiệp cấp) hoặc bảng kê gỗ do doanh nghiệp tự kê khai theo quy định và theo đạo luật Lacey Đặc điểm chung của các giấy phép này là đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của sản phẩm lâm sản, tất

cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm, một cách minh bạch, rõ ràng để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu

Trang 35

 Luật LACEY (có hiệu lực từ ngày 1/4/2010) cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ Luật này quy định, các nhà nhập khẩu phải khai báo tên khoa học của các loại gỗ cấu thành trong sản phẩm, tên quốc gia nơi gỗ được khai thác, số lượng, giá trị và phải chịu trách nhiệm với các hành động vi phạm luật Luật LACEY dựa trên bằng chứng hơn là tài liệu, nên nếu sản phẩm nhập khẩu có bằng chứng bất hợp pháp, bằng chứng này sẽ gạt bỏ tất cả các tài liệu chứng minh ngược lại Luật phạt rất nặng những vi phạm buôn bán gỗ bất hợp pháp Nếu buôn bán gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp sẽ bị phạt 500 ngàn USD đối với DN, 200 ngàn USD đối với cá nhân, hình phạt cao nhất

là bỏ tù; đối với việc khai báo nhập khẩu sai nguồn gốc gỗ, DN bị phạt 10 ngàn USD,

có thể bị giam đến 5 năm và trong tất cả các trường hợp hàng hóa sẽ bị tịch thu 2.1.5 Một số lưu ý xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ:

Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 31 tỷ USD đồ gỗ, nhưng Việt Nam chỉ chiếm 1,3% thị phần Để đẩy mạnh việc xuất khẩu đồ gỗ vào nước này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý đến các điểm quan trọng sau:

Thứ nhất, sau khi Việt Nam ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ thì tất cả các mặt hàng xuất khẩu gỗ đều được hưởng ưu đãi thuế suất là 0 - 3% Các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường nhập khẩu gỗ với giá trị hợp đồng lớn dẫn đến nhiều doanh nghiệp Việt nam không thể thực hiện được vì đa số doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 93% các doanh nghiệp chế biến gỗ với vốn điều lệ dưới 50 tỷ đồng

Thứ hai, Mỹ là một hợp chủng quốc, đa văn hóa, đa sắc tộc Do đó, thị hiếu tiêu dung của người Mỹ thay đổi nhanh và mua theo sở thích, sản phẩm đồ gỗ được Mỹ xem như có mối quan hệ mật thiết với thời trang Vì vậy, khâu thiết kế sản phẩm luôn được doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm, vì thế để thu hút thị hiếu người tiêu dùng tại

Mỹ thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính tiện lợi của sản phẩm gỗ

Thứ ba, Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ là thích xài hàng đồ gỗ giả cổ theo kiểu Châu Âu trong khi doanh nghiệp Việt Nam thế mạnh là sản xuất đồ gỗ giả cổ

Trang 36

theo kiểu Châu Á Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đa số là sản xuất theo kiểu thủ công mang đậm nét truyền thống Do đó khi xuất khẩu vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam phải am hiểu thị hiếu tiêu dùng của nước này để đáp ứng kịp thời

Thứ tư, muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ đừng quá tham mà chỉ cần chọn một doanh nghiệp hoặc một nhánh của một tập đoàn phân phối lớn để ký hợp đồng

Thứ năm, người Mỹ “sính” dùng hàng ngoại, nhưng họ lại muốn dùng sản phẩm

sử dụng nguyên liệu nội địa

Thứ sáu, khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ đòi hỏi sản phẩm gỗ phải kết hợp đa dạng hóa nguyên liệu sản xuất để cho ra nhiều dòng sản phẩm, đồng thời cần tăng hàng chất lượng cao (hi-end) với giá trị lớn vì người Mỹ coi hàng công nghệ như thời trang

để thể hiện đẳng cấp Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam ngoài sản xuất đồ gỗ thuần thì phải sản xuất nhiều sản phẩm mới với nhiều mẩu mã, chất lượng, công dụng , khác nhau

Thứ bảy, thói quen giao dịch của người Mỹ là giao dịch trực tiếp Vì vậy khi kinh doanh với doanh nghiệp Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam phải nâng cao trình độ nguồn lao động cũng như khả năng ngoại ngữ, khả năng ngoại thương và khả năng quản trị tốt

Thứ tám là cần nâng cao vai trò của Hiệp hội, bởi vì hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, duy trì các mối quan hệ làm ăn, tham dự hội chợ, đầu mối tiếp nhận thông tin

Ngoài ra, muốn thâm nhập được vào thị trường Mỹ, sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo nhiều qui định khác nghiêm ngặt về giấy phép Đây là vấn

đề khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ

Trang 37

Một số cơ quan cấp liên bang Hoa Kỳ thực hiện quản lý đối với các quy định liên quan tới đồ gỗ :

Cơ quan hải quan và biên phòng

(CBP)

Nước xuất xứ đối với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu

Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) Formadehyde trong gỗ

ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) Nhãn hang

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) Các tuyên bố sản phẩm hữu cơ

Để vượt qua được những quy định này ngành gỗ xuất khẩu của chúng ta phải trải qua cuộc cách mạng lâu dài cả trong khâu thu mua nguyên liệu, chế biến cũng như phân phối Điều đó làm gia tăng khả năng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ theo hướng dần thích ứng với những thị trường khó tính, chất lượng cao Các quy định, cuối cùng cũng để bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng cuối cùng, người công nhân tham gia các công đoạn chế tạo sản phẩm từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thiện sản phẩm Các chứng chỉ rừng đảm bảo gỗ được lấy từ các nguồn hợp pháp, hạn chế việc phá rừng trái phép Các quy định về sản xuất, phân phối trong nước cũng ngày càng được hoàn thiện, gần hơn đến các tiêu chuẩn của Mỹ

và Châu Âu

Trang 38

2.2 Tổng quan về Công ty

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP Công ty TNHH Phát Triển Thương Mại Chuyên Nghiệp được thành lập vào năm

2003 bởi ông Phan Đình Thư

Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI CHUYÊN NGHIỆP

Tên giao dịch quốc tế: P.D.T – Professional Developing Trader Co., LTD

Trụ sở chính: 14/10 Ngô Tất Tố, phường 19, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Đại diện pháp luật: Phan Đình Thư

Loại hình công ty: Trách nhiệm hữu hạn

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Được thành lập vào năm 2003, Công ty P.D.T bắt đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nội thất từ các loại gỗ khác nhau: gỗ sồi,

gỗ cao su, gỗ thông,… với Mỹ là thị trường chính và mục tiêu Sau một thời gian phát triển trong lĩnh vực này, Công ty đã phát triển đội ngũ kiểm định chất lượng (Quality Control) và bắt đầu cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng cho các công ty nước ngoài có nguồn cung ứng các sản phẩm gỗ nội thất bởi các nhà máy ở Việt Nam Bên cạnh đó, Công ty cũng xây dựng nhà máy sản xuất với diện tích gần 10000 m2 và một nhà xưởng chuyên biệt làm mẫu với diện tích 1500 m2, với lực lượng nhân công

Trang 39

khoảng 150 người Chức năng ban đầu của công ty là sản xuất và xuất khẩu mặt hàng

gỗ nội thất

Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu, Công ty nhận thấy nhu cầu của doanh nghiệp nước ngoài về tìm kiếm nhà máy hoặc nguồn cung ứng các mặt hàng công nghiệp tại Việt Nam, vì thế đầu năm 2014, công ty đã phát triển thêm dịch vụ sourcing và kiểm định chất lượng, nghĩa là công ty sẽ chịu trách nhiệm thay mặt đối tác nước ngoài tìm nguồn cung ứng cho nhu cầu khách hàng; hoặc giám sát chất lượng sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm tại các nhà máy ở Việt Nam

Tuy nhiên, qua một quá trình hoạt động, công ty nhìn thấy được điểm thiếu sót trong cơ cấu tổ chức của công ty Vì công ty chủ yếu tìm kiếm khách hàng từ những khách hàng đã và đang hợp tác dẫn đến công ty chưa thực sự chủ động nắm bắt cơ hội để phát triển tối đa tiềm năng của công ty Do đó, năm 2016, Công ty đã thành lập phòng thương mại - dịch vụ nhằm chú trọng trong việc tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng Ngoài ra, Công ty bắt đầu phát triển kinh doanh tại thị trường trong nước đầy tìm năng và bắt đầu từ việc phát triển các mặt hàng mà công ty am hiểu đó là trở thành đại lí độc quyền của các sản phẩm nguyên vật liệu hỗ trợ trong việc sản xuất: giấy nhám (Thái Lan), chất bảo quản đồ gỗ (Hà Lan), gỗ tròn, gỗ xẻ xấy (Chile, New Zealand)

Với phương châm “Uy tín, Sáng tạo, Công bằng, Đạo đức, Tuân thủ”, công ty luôn

cố gắng không ngững trong việc tìm kiếm khách hàng mới, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng hiện tại bằng việc luôn cố gắng mang đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tạo sự hài lòng nơi khách hàng, phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực gỗ nội thất ở Việt Nam

Trang 40

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ :

 Chức năng :

Với gần 20 năm phát triển, Công ty là một trong những công ty uy tín chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng và kinh doanh xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất và nguyên vật liệu ngành gỗ tại Việt Nam Do đó, chức năng chính của Công ty như sau:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất và nguyên vật liệu ngành gỗ: thực hiện sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ nội thất theo yêu cầu của khách hàng quốc tế và nhập khẩu các nguyên vật liệu ngành gỗ hỗ trợ trong việc sản xuất và chế biến gỗ: giấy nhám, chất bảo quản đồ gỗ nhằm phục vụ sản xuất tại Công ty và kinh doanh trong nước

- Kinh doanh thông qua dịch vụ kiểm định chất lượng: Giúp khách hàng kiểm định chất lượng sản phẩm xuyên suốt trong quá trình sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và EU

 Nhiệm vụ

Với các chức năng trên thì công ty có các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Để nâng cao dịch vụ kiểm định chất lượng tốt thì công ty phải tập trung vào việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có kiến thức, am hiểu trong khâu kiểm định chất lượng Đồng thời, công ty cần đề ra quy trình kiểm định cùng với các tiêu chí, yêu cầu để giúp việc đánh giá, kiểm định trở nên dễ dàng và hiệu quả

- Để đẩy mạnh xuất nhập khẩu thì công ty phải đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường thật kĩ, đồng thời tìm kiếm khách hàng có nhu cầu về các sản phẩm gỗ nội thất cũng như giấy nhám, chất bảo quản đồ gỗ, từ đó lập ra phương án kinh doanh cụ thể, phù hợp từ khâu thu mua, sản xuất và xuất khẩu cho các đối tác của Công ty

Ngày đăng: 27/08/2021, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w