1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx

52 447 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 541 KB

Nội dung

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ Trong hai thập niên qua (1986 - 2006), kể từ khi áp dụng những chính sách cải cách kinh tế toàn diện với nội dung cốt lõi là sự kết hợp của tự do hóa, ổn định hóa, thay đổi thế chế, cải cách cơ cấu và mở cửa ra nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng ghi nhận. I. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ 1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Năm 1986 đánh dấu quá trình đổi mới kinh tế, từ chỗ hầu như không có tăng trưởng trong giai đoạn 1976 – 1985, bước sang giai đoạn 1986 – 1990, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển, tuy tốc độ chưa cao. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng cao, trung bình hàng năm đạt 7%. Tính chung từ 1986 - 2005, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm là 6,98%, tăng gấp 3,6 lần so với đầu giai đoạn. Chỉ số xếp hạng GDP của Việt Nam cũng được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 124 thế giới năm 2002 đã tăng lên thứ 36 vào năm 2006. Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1998 - 2005 Năm 1999, do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4, 8%. Tăng trưởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2000, nền kinh tế đã có sự hồi phục nhanh chóng, tốc độ tăng 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % trưởng kinh tế đã đạt ở mức 6,8% và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo đạt 7,0% (năm 2002); 7,3% (năm 2003); 7,6% (năm 2004); 8,5% (năm 2005). So với các nước trong khu vực ASEAN, tăng trưởng GDP của Việt Nam vào loại cao nhất trong khu vực trong những năm gần đây, so với các nước Đông Á, tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, nên dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng thực lực nền kinh tế của ta còn yếu và hạn chế. 2. GDP bình quân đầu người Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo thu nhập bình quân đầu người cũng được cải thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm 1990 lên 483 USD năm 2003, đạt 545 USD năm 2004 và 640 USD năm 2005, tăng gấp 2,65 lần so với năm 1986. Tính bình quân trong giai đoạn 1986 – 2005, tốc độ GDP đầu người tăng trung bình là 5,28%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, còn chênh lệch khá lớn so các nước trong khu vực như Thái Lan (GDP đầu người của Thái Lan vào khoảng 2850 USD, gấp 4,5 lần Việt Nam); Malaysia (GDP vào khoảng 4970 USD, gấp 7,8 lần). Nếu tính theo sức mua tương đương PPP thì thu nhập bình quân tăng lên là 2.490USD, trong khi Trung Quốc là 4.990 USD, cao gấp 2 lần; Thái Lan là 7.450 USD, cao gấp 3lần; Hàn Quốc là 17.930 USD, gấp 7,2 lần và Nhật Bản là 28.620 USD, cao gấp 11,5 lần Việt Nam. Như vậy, kể cả Thái Lan là nước có cùng trình độ phát triển với Việt Nam vào thập kỷ 70 của thế kỷ XX thì chỉ sau 2 thập kỷ thu nhập bình quân đầu người của nước này đã cao gấp 2 lần Việt Nam. Bảng 1: So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/người của Việt Nam và một số nước Nước GDP bình quân đầu người (USD) Chênh lệch so với Việt Nam (lần) Theo tỷ giá thị trường Theo ngang giá sức mua Theo tỷ giá thị trường Theo ngang giá sức mua Việt Nam 480 2.490 1,0 1,0 Trung Quốc 1.100 4.990 2,3 2,0 Thái Lan 2.190 7.450 4,5 3,0 Malaysia 3.780 8.940 7,8 3,6 Hàn Quốc 12.020 17.930 25,0 7,2 Singapore 21.230 24.180 44,3 9,7 Nhật Bản 34.510 28.620 71,9 11,5 2 3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành 3.1. Cơ cấu ngành kinh tế nhìn ở phía tổng cung Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đạt được trong thời gian qua là kết quả của những thay đổi quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển đến nay, Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Biểu đồ 2: Cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam Tỷ trọng công nghiệp liên tục tăng, từ 22,67% (năm 1990) lên 41,04% (năm 2005); tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp giảm, từ 38,74% (năm 1990) xuống 20,89% (năm 2005); tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên cao trong giai đoạn 1993 –1995, từ 38,59% (năm 1990) lên 44,06% (năm 1995), nhưng sau đó lại giảm dần và chỉ chiếm 38,07% (năm 2005). Tốc độ tăng trưởng của các ngành cũng liên tục tăng trong các năm, tăng nhẹ trong ngành nông – lâm - thủy sản; tăng cao nhất trong ngành công nghiệp và xây dựng, luôn giữ tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế. Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 6,79 6,89 7,08 7,26 7,57 8,43 Nông – lâm – thủy sản 4,63 2,98 4,17 3,25 3,30 4,04 Công nghiệp – xây dựng 10,07 10,39 9,48 10,35 10,25 10,65 Dịch vụ 5,32 6,10 6,54 6,57 7,25 8,48 3 15 20 25 30 35 40 45 50 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % nong nghiep CN - XD Dich vu Nếu xét theo giá trị tăng thêm, tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp nước ta theo giá thực tế đã giảm từ 38% năm 1986 xuống còn khoảng 20% năm 2005. Tỷ lệ giá trị gia tăng khu vực công nghiệp đã tăng lên từ 28,8% năm 1986 lên trên 40% năm 2005. Giá trị gia tăng khu vực dịch vụ cũng tăng lên từ 33% năm 1986 lên 38,5% năm 2005. Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống tỷ lệ cơ cấu ngành của Malaysia các năm 1980 và của Thái Lan các năm 1970. Tuy nhiên, khi so sánh với một số nước ở Đông Á ta nhận thấy, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chưa thể đạt đến mức là một nước có nền kinh tế phát triển. Ví dụ như Nhật Bản tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, ngành dịch vụ chiếm tới 61%; Hàn Quốc tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 6% GDP, dịch vụ chiếm tới 51%. Ngành công nghiệp chế tác, một phân ngành quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế các nước Đông Á. Tỷ trọng của ngành này luôn chiếm đến 2/3 phần trăm trong tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ này vẫn còn thấp, chiếm chưa đến 50%. Bảng 3: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999 Đơn vi: % Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Trung Quốc 18 49 (CN chế tác chiếm 37%) 33 Hàn Quốc 6 43 (CN chế tác chiếm 26%) 51 Malaysia 12 48 (CN chế tác chiếm 34%) 40 Thái Lan 11 40 (CN chế tác chiếm 29%) 49 Việt Nam 25,5 34,5 (CN chế tác chiếm 17,7%) 40 Nhật Bản 2 37 (CN chế tác chiếm 24%) 61 Philipin 17 32 (CN chế tác chiếm 22%) 51 Nhìn chung về cơ cấu ngành, trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhưng bản thân quá trình tăng trưởng vẫn thể hiện chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, do chi phí trung gian (chi phí nguyên vật liệu tăng, chi phí quản lý, chi phí sản xuất) tăng với tốc độ cao cả ba khu vực. Cụ thể, trong nông nghiệp, tính chung trong thời kỳ 1991 - 2003, tăng trưởng giá trị sản xuất là 6,2%/năm, nhưng tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ đạt 4,1%, chỉ bằng 2/3 tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất. Trong khu vực công nghiệp - xây dựng tốc độ của giá trị tăng thêm liên tục thấp hơn giá trị sản xuất trong một thời gian khá dài, tính chung trong thời kỳ 1991 - 2003, khi tốc độ tăng của giá trị sản xuất lên đến 13,9%/năm, thì giá trị tăng thêm chỉ đạt 11,7%/năm. 4 Chất lượng tăng trưởng thấp còn thể hiện ngay trong cơ cấu của từng ngành. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp. Tỷ trọng chăn nuôi trong thời gian tới có nguy cơ giảm xuống do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm sẽ khiến cho đầu tư vào ngành chăn nuôi gia cầm bị hạn chế. Những cạnh tranh, tranh chấp đối với thủy sản Việt Nam trong gần đây, những đe dọa của thiên tai bất thường, những khó khăn về giới hạn năng lực sản xuất và diện tích canh tác đối với ngành thủy sản cũng khiến cho ngành này đang phải đứng trước nguy cơ tỷ trọng sẽ giảm trong thời gian tới. Ngành lâm nghiệp sử dụng nhiều đất nhất trong tất cả các ngành kinh tế nhưng chỉ đóng góp 1,2% vào GDP (số liệu năm 1999). Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong một số năm gần đây. Điểm yếu của khu vực dịch vụ nước ta chính là cơ cấu ngành dịch vụ và tỷ trọng các phân ngành còn có sự chênh lệch lớn. Các ngành dịch vụ cơ bản (khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc…) có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các phân ngành dịch vụ khác lại gần như không có sự tăng trưởng. Trong 10 năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản chỉ chiếm dao động khoảng 46%, phân ngành khách sạn, nhà hàng trong nhiều năm vẫn giữ ở mức 7,9%, trong khi đó phân ngành thương nghiệp và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, 40,1%. Ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động trực tiếp và không thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 9,2% năm 1995 và tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ đang trong giai đoạn hình thành nên năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học công nghệ mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2% GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ tăng lên 2,5%. 3.2. Cơ cấu kinh tế nhìn từ góc độ tổng cầu Nếu nhìn nhận từ phía tổng cầu, ta thấy, mức tăng trưởng cao mà nền kinh tế đạt được trong thời gian qua là do tỷ lệ tiêu dùng đã giảm, tiết kiệm nội địa tăng dẫn đến đầu tư trong nước tăng lên. Biểu đồ 3: Tên biẻu đồ 5 0 20 40 60 80 100 120 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 %GDP tieu dung tich luy TS trong nươc T iet kiem noi đia Xu hướng biến động của tiêu dùng, tiết kiệm và tích lũy tài sản trong nước của Việt Nam tuân theo quy luật phát triển chung của các nền kinh tế. Theo đó, tỷ lệ tiêu dùng trong GDP giảm dần và thường giảm nhanh trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tiết kiệm dành cho tích lũy đầu tư sẽ tăng lên. Tỷ lệ tiêu dùng của nước ta từ trên 98% năm 1986 giảm xuống còn 70,1% GDP vào năm 2005; tỷ lệ tiết kiệm nội địa đã tăng lên từ 1,17% (1986) lên 29,9% (2005); tỷ lệ đầu tư tích lũy tài sản trong GDP tăng từ 11,96% (1986) lên trên 38% (2005). Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam còn chậm, trung bình dịch chuyển là 1,5% hàng năm, trong khi của Thái Lan là 4,2%; Malaysia là 6,5%. Tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam vẫn còn cao, chiếm 70,1% (năm 2005), tương đương với tỷ lệ của Thái Lan năm 1987 so với Malaysia thì năm đạt tỷ lệ đó còn lùi lại khá xa. Một đặc trưng trong cơ cấu tổng cầu của Việt Nam đó là tỷ lệ nguồn vốn nước ngoài hay nguồn tiết kiệm nước ngoài - xác định bằng luồng tiền vào qua cân đối ngoại thương - chiếm một tỷ lệ cao, đặc biệt trong các năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Năm 1986, tỷ lệ vốn nước ngoài bằng 9,85% GDP và chiếm trên 84% tổng vốn đầu tư; năm 1988, tỷ lệ này là 11,06% GDP và chiếm 77% tổng vốn đầu tư, chủ yếu từ nguồn viện trợ, vay vốn từ nước ngoài; năm 2005 tỷ lệ tiết kiệm nước ngoài chỉ đạt tỷ lệ khoảng 8,72% GDP, chiếm xấp xỉ 23%. Thực chất, tổng vốn nước ngoài không ngừng tăng lên trong các năm, song nhờ kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng cao trong mấy năm gần đây đã giúp cho nội lực kinh tế của Việt Nam mạnh dần lên, tỷ lệ tiết kiệm trong nước vượt tổng số nguồn vốn nước ngoài. Điều này cho thấy, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam ngày càng được đảm bảo ổn định, bền vững hơn, ít chịu tác động từ các yếu tố bên động bên ngoài hơn. Trong cấu thành của cầu, mức đóng góp của xuất khẩu cho tốc độ tăng trưởng GDP đang ngày cao và càng gia tăng, trung bình là 19%/năm. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 26,503 tỷ USD, trở thành nước đứng thứ 50 trong danh sách 50 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá lớn nhất thế giới. Tuy tốc độ tăng của xuất khẩu có xu hướng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của nhập khẩu (năm 2005, tăng xuất khẩu là 22,4%, nhập khẩu là 15,7%), song kim ngạch nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn đang ở tình trạng thâm hụt. Cụ thể, năm 2004, trong khi xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 26,503 tỷ USD thì nhập khẩu cũng tăng lên tới 31,1%. Xu hướng này không hoàn toàn có ý nghĩa tiêu cực, đây cũng là xu thế tất yếu của các nước đang trong giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhập nhiều thiết bị, công nghệ máy móc nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho sản xuất trong nước. Song bên cạnh đó cơ cấu xuất nhập, khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại gây hạn chế khả năng đóng góp xuất, nhập khẩu vào tăng trưởng. 6 - Thứ nhất, mặc dù xuất khẩu đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi mới, nhưng cơ cấu xuất khẩu lại hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ thiên về xuất khẩu nông sản chưa chế biến (lúa gạo, cà phê, thủy sản,…) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô), những mặt hàng có hàm lượng công nghệ, chất lượng cao xuất khẩu còn ít. Tỷ trọng hàng hóa công nghệ cao xuất khẩu trên tổng giá trị chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 8,2%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, so với Malaixia là 67%; Trung Quốc 39%; Thái Lan 49%; Philippin; 33% và Inđônêxia 18% (năm 1999). - Thứ hai, nước ta hiện nay vẫn chưa xây dựng được mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Ngành sản xuất xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu để gia công như ngành da giày, may mặc,… - Thứ ba, tỷ trọng hàng nhập khẩu phục vụ cho tiêu dùng và nguyên, vật liệu trong cơ cấu hàng nhập khẩu tuy đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ còn khiêm tốn. Như vậy, tuy đã có những sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, nhưng nhìn một cách tổng thế, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn còn lạc hậu. Hiện tại cơ cấu kinh tế của Việt Nam giống như cơ cấu kinh tế của một số quốc gia ASEAN đầu thập kỷ 80 thế kỷ XX. 4. Lạm phát Lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều mật thiết với nhau. Một nền kinh tế tăng trưởng cao thông thường sẽ kéo theo lạm phát cũng tăng. Một nền kinh tế nếu lạm phát thấp, không có lạm phát hoặc thiểu phát (lạm phát âm) thì nền kinh tế đó cũng rất trì trệ và tăng trưởng thấp. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng nghĩa đất nước đó phải đối mặt với vấn đề lạm phát gia tăng, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua hầu hết các loại lạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986 - 1988 với tỷ lệ lạm phát trung bình năm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bình quân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 - 2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm phát trong năm 2000 (-0,6%). Tuy nhiên, trong hai năm 2004 - 2005 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao 7,79% (năm 2004) và 8,5% (năm 2005) thì lạm phát của Việt Nam cũng tăng lên ở mức 9,5% (năm 2004) và 8,4% (năm 2005), cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bảng 4: Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng GDP 5,8 4,8 6,8 6,8 7,0 7,3 7,6 8,5 Lạm phát 7,8 4,1 -1,7 0,8 1,5 3,0 9,5 8,4 7 Lạm phát thường được hiểu là sự gia tăng liên tục của mức giá chung theo thời gian hay là sự sụt giảm liên tục sức mua của đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Yếu tố gây ra lạm phát bao gồm cả yếu tố trong nước gây tăng giá hàng hóa và yếu tố tăng giá do bên ngoài tác động. Lạm phát của nước ta tăng cao trong 2 năm trở lại đây chủ yếu do giá cả hàng hóa trên thế giới tăng đột biến như giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu (phân bón, phôi thép, .), giá vàng. Trong khi nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nhập khẩu của nước ta (chiếm 68% năm 2004), do đó sự biến động giá cả các mặt hàng này trên thế giới đã tác động trực tiếp đến giá cả các mặt hàng này ở trong nước, gây tăng lạm phát. Các chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc điều tiết để ổn định và kiểm soát được lạm phát. Việc dùng chính sách bơm tiền để kích cầu nền kinh tế trong năm 2000, khi nền kinh tế đang giảm phát, lạm phát âm đã giúp tình trạng trì trệ được cải thiện, tỷ lệ lạm phát nhích lên gần 1% năm 2001 là một minh chứng cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phải phát huy và nâng cao hiệu quả của các chính sách vĩ mô, phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách tỷ giá nhằm điều tiết nền kinh tế ổn định, đảm bảo tăng trưởngchất lượng và bền vững. III. ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG THEO CHIỀU SÂU Hơn mười năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng bình quân hàng năm 7,5%. Từ một nước có nền công nghiệp kém phát triển, Việt Nam ngày nay từng bước xây dựng một nền công nghiệp theo hướng hiện đại. Tuy vậy, vấn đề nổi lên hiện nay đó là vấn đề chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của TFP còn thấp. Sự tăng trưởng đạt được chủ yếu do tăng vốn đầu tư và số lượng lao động chứ không phải là do nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, trình độ công nghệ và chất lượng lao động. Điều này đe doạ tính bền vững trong hiện thời và tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) và chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Hiện nay, ở nước ta, tăng trưởng kinh tế do yếu tố vốn và lao động còn chiếm chủ yếu, vai trò của TFP có tăng, nhưng còn rất thấp nếu so với ngay các nước đang phát triển ở châu Á. Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) Các yếu tố 1993 - 1997 1998 - 2002 2003 đến nay Vốn 69,3 57,5 52,7 Lao động 15,9 20 19,1 8 TFP 14,8 22,5 28,2 Tổng hợp nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004 và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Từ 1993 đến nay, đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng tăng còn dè dặt và chiếm tỷ trọng không lớn (14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần giai đoạn sau đó; đóng góp từ vốn có giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%). Các chỉ số này phản ánh tính chất của tăng trưởng nước ta còn nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu. Xu hướng phát triển chủ yếu dựa vào yếu tố vốn đầu tư, trong khi đó, vốn tự có thấp, chủ yếu phải đi vay từ nước ngoài, vay trong dân cư,… sẽ khiến cho tăng trưởng thiếu tính bền vững, ổn định, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, đặc biệt từ sự biến động của thị trường vốn. Yếu tố lao động được coi là nguồn lực nội sinh, hiện đang có lợi thế so sánh (như giá rẻ, dồi dào…) thì chỉ đóng vai trò thấp hơn nhiều so với yếu tố vốn trong tăng trưởng. Nguyên nhân của tình trạng này ở nước ta có thể được xem xét dựa trên các yếu tố cơ bản trong năng suất nhân tố tổng hợp đó là hiệu quả đầu tư, chất lượng lao động được thể hiện qua năng suất lao động và tiến bộ khoa học công nghệ. * Hiệu quả đầu tư: Lượng vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (bằng 38,7% GDP). Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3% (giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 – 2000) và 13% (2001 – 2005). Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng, 4,9 (năm 2003) và lên cao nhất vào năm 2005 (6,93). Đồ thị 4: Chỉ số ICOR các năm 1991 – 2005 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 Tổng hợp nguồn: Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê. Có thể nói trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhờ đổi mới cơ chế, nền kinh tế đã huy động được tài sản cố định và khai thác hiệu quả các công suất đã đầu tư trước đây, do vậy kết quả đầu tư tương đối có hiệu quả, hệ số ICOR thấp. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, cùng với chính sách kích cầu, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn tăng nhanh, hệ số ICOR đã tăng nhanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư kém hiệu quả, hệ số ICOR cao, đó là: - Thứ nhất, hệ số ICOR tăng một phần là vì nước ta đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đầu tư nhiều vào các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng, là những dự án đòi hỏi số vốn đầu tư cao nhưng lại chậm thu hồi vốn, nhất là các công trình lớn và nhiều năm nữa mới đi vào hoạt động. - Thứ hai, sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư, cụ thể chúng ta quá chú trọng vào những ngành công nghiệp được xếp vào nhóm có sức cạnh tranh thấp, thu hồi vốn chậm (mía, đường, sắt, thép, phân bón, giấy…); đầu tư vào các dự án cần nhiều vốn nhưng sử dụng ít lao động; đầu tư dàn trải. - Thứ ba, hiệu quả vốn đầu tư của khu vực Nhà nước còn rất thấp. Mặc dù vốn đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm hơn 56%, nhưng hiệu quả đầu tư ở khu vực này rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hệ số ICOR trong khu vực Nhà nước là 7,2 trong khi đó ở khu vực tư nhân là 3,8. - Thứ tư, công tác giám sát đầu tư còn hạn chế. Hầu hết các khâu từ quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu, thi công đến giám sát thi công đều chưa tốt dẫn đến không bảo đảm chất lượng công trình. Đồng thời, làm gia tăng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA. Vấn đề tham nhũng cũng là một trong những vấn đề gay gắt hiện nay làm giảm hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. 10 [...]... tích trên 41.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2005) III NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA Tăng trưởng về chất phải là quá trình tăng trưởng theo chiều sâu, đảm bảo nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của ngành, của doanh nghiệp nói riêng Tăng trưởng kinh tế đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởngchất lượng. .. Nam cũng ở vị trí khiêm tốn Nguyên do môi trường kinh doanh còn chưa thực sự bình đẳng, còn quá nhiều doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực; tính minh bạch, công khai của nền kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước còn thấp Chương 2: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG I ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 1 Tài nguyên đất Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456... phát -0,6% (2000) Sau đó lạm phát lại quay trở lại với sự gia tăng nhanh từ mức 0,8% (2001) Biểu 11: Một số chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam giai đoạn năm 2000 - 2004 Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng (%) Tăng trưởng CU 27,3 Tăng trưởng M1 27,3 Tăng trưởng M2 22,7 Độ mở kinh tế 104,9 Chỉ số GDP_def 3,76 Tăng trưởng GDP 7,23 Tỷ lệ lạm phát 4,33 Trong đó: CU là lượng tiền mặt trong lưu thông; M1 là cung tiền hẹp; M2 là tổng... của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động Các nhà kinh tế thế giới cũng cảnh báo rằng các nền kinh tếchất lượng nguồn nhân lực dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường... cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á với sự suy giảm của tổng cầu, năm 1999, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng với mức tăng trưởng M2 đạt 39,28%; tăng trưởng M1 đạt 34,61% và tăng trưởng CU đạt 54,08%… Năm 2000, NHNN tiếp tục tiến hành đẩy mạnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm kích cầu, thể hiện sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng của M2 đạt mức 56,25%, M1 đạt 44,62%, lượng gần như tiền (quasi-money:... đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng nhìn chung, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta vẫn còn kém Xếp hạng năng lực cạnh tranh của nước ta rất thấp và liên tục tụt bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF trong những năm gần đây Bảng 6: Xếp hạng năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004... ở góc độ khác, chi NSNN là một trong các yếu tố cấu thành của tổng cầu, việc tăng chi tiêu này trong một chừng mực nhất định sẽ có tác động nhanh, mạnh, mang tính chất dây chuyền đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, góp phần thúc đẩy sức cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế năm 2003 đạt 7,24% là do có sự đóng góp chủ yếu của ngành xây dựng và công... dân trong các làng nghề Do đó, nếu như chỉ vì mục tiêu và lợi ích kinh tế mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường thì cũng tăng trưởng đó là tăng trưởng không có chất lượng và không bền vững Từ hoạt động giao thông vận tải: Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành một nguồn... kinh tế vĩ mô, người dân yên tâm đầu tư tiết kiệm dài hạn vào thị trường tài chính và các nhà doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư cho các dự án, kể cả các dự án có thời gian thu hồi vốn dài Chính vì vậy, tỷ lệ tích luỹ (tiết kiệm nội địa) và đầu tư tăng mạnh, đẩy nhanh tốc độ tích luỹ các nguồn vốn, cả vật chất và con người, tạo tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao sự phồn thịnh bền vững về kinh. .. ổn định lâu dài Tuy nhiên, khi nghiên cứu rất khó lượng hóa để có thể đánh giá cụ thể, chi tiết thành quả trong nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước Tác động của thành quả này là tác động gián tiếp, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, ổn định, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Kết quả của công tác phòng chống tham nhũng, lãng . CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ Trong hai thập niên qua (1986. nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng cao nhưng bản thân quá trình tăng trưởng vẫn thể hiện chất lượng tăng trưởng còn thấp. Tốc độ tăng trưởng

Ngày đăng: 22/12/2013, 12:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/người của Việt Nam và một số nước - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 1 So sánh thu nhập quốc dân (GNI)/người của Việt Nam và một số nước (Trang 2)
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 2 Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2005 (Trang 3)
3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
3. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành (Trang 3)
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999 - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 3 Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999 (Trang 4)
Bảng 4: Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 4 Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 (Trang 7)
Bảng 5: Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 5 Tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP (%) (Trang 8)
Bảng 7: Xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam Năm - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 7 Xếp hạng các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam Năm (Trang 14)
bảo vệ môi trường. Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên nhiên - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
b ảo vệ môi trường. Quy mô phát triển dân số và mô hình tiêu dùng không hợp lý đã tạo ra những sức ép rất lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng và tài nguyên thiên nhiên (Trang 16)
Bảng 10: Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 10 Diễn biến diện tích rừng qua các thời kỳ (Trang 23)
Qua bảng xếp hạng Chỉ số nhận biết tham nhũng (Corruption Perception Index - -CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm, có thể nói, vị trí của Việt Nam theo bảng xếp hạng CPI là tương đối kém so với thế giới và - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
ua bảng xếp hạng Chỉ số nhận biết tham nhũng (Corruption Perception Index - -CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm, có thể nói, vị trí của Việt Nam theo bảng xếp hạng CPI là tương đối kém so với thế giới và (Trang 35)
Bảng 15: Chi NSNN cho y tế - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 15 Chi NSNN cho y tế (Trang 42)
Bảng 17: Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dụ cở Việt Nam và các nước Việt Nam MỹPhápNhật BảnQuốcHàn OCDE Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%)8,37,26,14,77,1 6,1 - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 17 Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dụ cở Việt Nam và các nước Việt Nam MỹPhápNhật BảnQuốcHàn OCDE Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%)8,37,26,14,77,1 6,1 (Trang 43)
Theo bảng phân loại công việc theo giới, nam giới chiếm số đông trong công việc giữ vị trí lãnh đạo, chuyên viên cao cấp, có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
heo bảng phân loại công việc theo giới, nam giới chiếm số đông trong công việc giữ vị trí lãnh đạo, chuyên viên cao cấp, có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao (Trang 48)
Bảng 19: Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm tính theo thu nhập bình quân 1 người tháng - Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx
Bảng 19 Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm tính theo thu nhập bình quân 1 người tháng (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w