Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 33 - 35)

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.Chính sách tỷ giá

Từ năm 1992, tỷ giá của Việt Nam được điều hành theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, hình thành theo quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng bị nhà nước quản lý thay cho chế độ tỷ giá cố định trước đó. Đầu năm 1999, quản lý tỷ giá lại được cải cách thêm bước tiến nữa với việc công bố tỷ giá giao dịch bình quân ngày hôm trước làm căn cứ cho NHTM tự ấn định tỷ giá giao dịch cho mình. Tỷ giá chính thức cũng đã được nới lỏng dần dần từ mức 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD (tháng 2 năm 1998), 12.998 VND/USD vào tháng 8 năm 1998. Đến nay, tỷ giá VND so với USD luôn được giữ ổn định ở mức trên 15.000, dưới 16.000 VND/USD. Bên cạnh đó, tỷ lệ kết hối cũng liên tục được nới lỏng từ mức 80% nay chỉ còn 20%, cũng đang tạo động lực khuyến khích các dianh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Gần đây tuy tỷ giá có tăng lên vượt mức 16.000 VND/USD, nhưng theo NHNN đây là sự vận động bình thường của thị trường, chưa thể biến động cho nền kinh tế và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN trong những năm gần đây theo mục tiêu ổn định tỷ giá, có linh hoạt theo diễn biến thực tế. Cụ thể tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đôla Mỹ (VND/USD) năm 1998 tăng 9,6%, 1999: 1,1%, 2004: 3,4%, 2001: 3,8%, 2002: 2,1%, 2003: 2,2%, 2004: 0,40% và năm 2005 cũng chỉ ở mức 0,4%. Không chỉ tỷ giá VND/USD ổn định, mà tỷ giá giữa Đồng Việt Nam so với một số loại ngoại tệ chủ chốt khác, đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại, vay nợ và đầu tư lớn với Việt Nam cũng tương đối ổn định. Tỷ giá VND/USD ổn định tạo thuận lợi cho cả xuất khẩu và cả nhập khẩu, nhất là vay nợ nước ngoài của Việt Nam. Đồng thời, với chính sách điều hành tỷ giá biến động 2 chiều nên hầu như loại bỏ được yếu tố đầu cơ, lại càng làm cho thị trường ngoại tệ ổn định, cầu ngoại tệ tăng chậm. Có thể nói, cơ chế quản lý tỷ giá đã góp một phần quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua của Việt Nam.

Dự trữ ngoại tệ

Nhằm ổn định cán cân thanh toán quốc tế, trong những năm qua Việt Nam theo đuổi mục tiêu tăng cường củng cố dự trữ ngoại tệ đạt mức dự trữ an toàn. NHTW chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ động thái và trạng thái dự trữ ngoại hối quốc gia; thống nhất một đầu mối dự trữ ngoại hối tại NHTW và tại các NHTM.

Dự trữ ngoại hối quốc gia ngày càng ổn định, đủ khả năng điều tiết thị trường trong trường hợp tình hình thị trường có biến động lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ của ta đạt mức lớn nhất từ trước tới nay, đạt trên 14 tuần nhập khẩu. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2006, dự trữ ngoại tệ của NHNN đang ở khoảng tương đương với 9 tuần nhập khẩu hàng hóa của cả nước, tương đương khoảng 7 tỷ USD, đủ để chủ động bình ổn, điều tiết thị trường trong trường hợp có biến động giá do khan hiếm gây ra. Cán cân vãng lai đang thặng dư và thu hút vốn nước ngoài (FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, vay thương mại và kiều hối) tăng mạnh. Tuy nhiên con số này là rất nhỏ bé khi so sánh với các nước, ước chỉ bằng 1% lượng dự trữ của các quốc gia như Nhập Bản, Trung Quốc (từ 700 – 1.000 tỷ USD).

Tuy đạt được những bước tiến quan trọng trong tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, song về chính sách quản lý ngoại tệ vẫn còn nhiều điều cần xem xét. Hiện nay cách tính quỹ dự trữ ngoại hối chủ yếu được xác định theo tuần nhập khẩu. Theo cách tính này, nguồn ngoại hối dự trữ chỉ mới dừng lại ở việc sẵn sàng cung ứng ngoại tệ để cân bằng cán cân thương mại, trong khi đó cán cân vãng lai, cán cân vốn đang ngày càng tăng, tạo lên một áp lực lớn về ngoại hối do mất cân bằng trong thời gian gần đây. Do phải trả nợ nước ngoài, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI, nhu cầu chuyển vốn ra nước ngoài kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng tăng. Đây là những nhu cầu ngoại tệ hợp lý mà Chính phủ phải thỏa mãn. Việc bán ngoại tệ dự trữ của NHNN nhiều khi chưa kịp thời, nên có nhiều thời điểm, số dư tiền gửi ngoại tệ từ dự trữ của ngân sách Nhà nước gửi tại NHNN rất lớn. Số dư của hai quỹ (Quỹ Ngoại tệ tập trung và Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài) lên tới 1,5 tuần nhập khẩu, trong khi dự trữ ngoại hối

của nhà nước chỉ có số dư tương đương với 8 –9 tuần nhập khẩu. Điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 33 - 35)