Nợ của Chính phủ

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 28 - 30)

III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

c. Nợ của Chính phủ

Cuối năm 2003, tổng nghĩa vụ phải trả nợ của Chính phủ (kể cả ODA cho vay lại) chiếm 33% GDP. Dư nợ Chính phủ tính đến 31/12/2004 bằng 34,7% GDP, trong đó dư nợ nước ngoài là 31,5% GDP; năm 2005 ở mức 35,1% so GDP, dư nợ nước ngoài ở mức 30,9% GDP. Các con số về bội chi và dư nợ ở khu vực công ( gồm cả nợ nước ngoài và nợ trong nước) ở nước ta thấp nhiều so với giới hạn nợ theo tiêu chuẩn khu vực đồng Euro (bội chi không quá 3%; dư nợ công không quá 60%). Quan điểm điều hành tài khóa nước ta theo hướng thận trọng, đã và đang có tác dụng cụ thể bảo đảm được sự an toàn của khu vực tài chính nhà nước. Do đó, có thể đánh giá NSNN đang được xem là bền vững, trong giới hạn an toàn.

Về cân đối Ngân sách, thực hiện chính sách cân đối Ngân sách tích cực, có dự trữ, giữ bội chi ở mức hợp lý. Tỷ lệ bội chi NSNN tính theo thông lệ quốc tế hàng năm dưới 3% so GDP, thâm hụt Ngân sách ở mức ổn định dưới 5%GDP như mục tiêu đề ra. Nguồn tài trợ thâm hụt Ngân sách được tăng cường theo hướng dựa vào nguồn trong nước. Vốn tài trợ nước ngoài chủ yếu là vốn ODA từ các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài (chiếm khoảng 27% GDP vào năm 2003). Cân đối Ngân sách đã có những tiến bộ quan trọng, thu từ thuế và phí không những đáp ứng đủ chi thường xuyên mà ngày càng dành nhiều hơn cho đầu tư phát triển và trả nợ (năm 1991 là 2,3 % so GDP đến năm 2003 là 6,6%).

Biểu đồ 6: Bội chi NSNN 1994 - 2004

-1 .4 0% -0 .5 0% -0 .2 0% -1 .7 0% -0 .1 0% -1 .6 0% -2 .8 0% -3 .4 0% -1 .9 0% -2% -1 .6 0% -4.00% -3.50% -3.00% -2.50% -2.00% -1.50% -1.00% -0.50% 0.00% 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Tuy nhiên, khi tính đến các khoản mục hiện chưa được thể hiện trong cân đối ngân sách như nợ từ khu vực DNNN; trái phiếu chính phủ phát hành để cấp vốn cho một số dự án cơ sở hạ tầng, công tái giáo dục, kiên cố hóa trường học; tái cấp vốn cho các NHTM quốc doanh… thì tỷ lệ nợ công sẽ tăng thêm khoảng 3% nữa. Mặc dù chưa dẫn đến tình trạng báo động, song cũng cần quan tâm đến những tác động cũng như đánh giá rủi ro của các hạng mục chi này.

- Tái cấp vốn cho các NHTM quốc doanh: Tính đến cuối năm 2003, gần 70% khoản nợ khó đòi trong tổng số 23 ngàn tỷ đồng tiền nợ khó đòi xác định cuối năm 2000 đã được xử lý thông qua các kế hoạch tái cơ cấu. Số tiền này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là dưới hình thức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 20 năm, lãi suất mệnh giá 3,3%. Đây chính là các khoản nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ.

- Nợ từ khu vực DNNN, Tính đến cuối năm 2000, tổng dư nợ của khu vực DNNN là 190 ngàn tỷ đồng, tương đương 38% GDP, trong đó, nợ ngân hàng là 165 ngàn tỷ đồng, tương đương 33% GDP. Nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế (IMF) là 57 ngàn tỷ đồng, tính theo chuẩn Việt Nam là 21 ngàn tỷ đồng. Đứng đằng sau và chịu trách nhiệm về các khoản nợ này lại chính là Chính phủ, là NSNN phải giải quyết. Có thể nói nợ và nợ xấu của khu vực DNNN là mối đe dọa tới sự bền vững của ngân sách quốc gia.

- Các khoản cho vay lại thông qua Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT). Quỹ này được huy động từ các nguồn ODA, vay trong nước từ các quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH), tiết kiệm bưu điện, phát hành trái phiếu chính phủ… Thực chất các khoản vay được huy động trong nước cho Quỹ HTPT là một khoản nợ dự phòng lớn của Chính phủ phải trả trong tương lai. Trong năm 2004, ước tính dư nợ của Quỹ HTPT tương ứng là 12% GDP, trong đó khoảng 9% huy động từ nguồn trong nước. Tuy nhiên, khoảng 80% khoản vay huy động trong nước cho các quỹ này lại dùng để cho DNNN vay. Điều này cho thấy, việc quản lý số lượng, chất lượng huy động và cho vay từ Quỹ HTPT cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đe dọa sự bền vững NSNN.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w