Những thành công về phát triển con người của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 40 - 44)

I. PHÚC LỢI XÃ HỘ

1.Những thành công về phát triển con người của Việt Nam

Theo Báo cáo phát triển con người toàn cầu do UNDP công bố, giá trị và thứ hạng HDI của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2003 như sau:

Bảng 14: Bảng giá trị HDI của Việt Nam và các chỉ số cấu thành (1999 – 2003)

HDI 0,682 0,686 0,688 0,691 0,704

- Chỉ số giáo dục 0,846 0,838 0,832 0,817 0,717

- Chỉ số tuổi thọ 0,71 0,72 0,726 0,733 0,758

- Chỉ số kinh tế 0,49 0,5 0,506 0,523 0,537

Giá trị HDI của Việt Nam liên tục được cải thiện qua các năm. Năm 1999, giá trị HDI đạt 0,682 xếp thứ 101/162 nước; năm 2000 đạt 0,686, tăng 0,004 điểm (tức 0,4%) so với năm 1999, xếp thứ 109/173 nước; năm 2000 tăng lên 0,688, xếp thứ 109/175 nước; năm 2002 là 0,691, tăng 0,3% so với năm 2001, xếp thứ 112/177 nước. Năm 2003, giá trị HDI đạt 0,704, tăng hơn so với năm 2002 là 1,3%, xếp thứ 108/177, đây cũng là tốc độ tăng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, trong 5 năm HDI của nước ta về giá trị đã tăng lên được 0,022 (tức 2,2%), bình quân mỗi năm tăng 0,0044 (tức 0,44%), trong đó chỉ số kinh tế tăng 0,047 điểm (tức 4,7%), chỉ số tuổi thọ tăng 4,8% và chỉ số giáo dục giảm 2,9%. Chỉ số HDI tăng lên là do chỉ số tuổi thọ và chỉ số tăng.

Về chỉ số kinh tế: Nhờ những nỗ lực trong công cuộc cải cách kinh tế mà giá trị GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương của Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm: Năm 1999 đạt 1.860 USD, tương ứng với chỉ số kinh tế là 0,49; năm 2000 tăng lên 1.996 USD, tương ứng với mức tăng chỉ số 0,01 (tức 1%) so với năm 1999; năm 2001 là 2.100 USD, chỉ số kinh tế đạt 0,51, tăng 1% so với năm 2000; năm 2002 đạt 2.300 USD và chỉ số kinh tế đạt 0,52, cũng tăng 1% so với năm 2001 và năm 2003 chỉ số kinh tế đạt 0,54, tăng 2% điểm so với năm 2002. Như vậy bình quân mỗi năm chỉ số kinh tế tăng 0,94%. Tuy chỉ số này thấp hơn nhiều so với chỉ số HDI, song về tốc độ tăng thì chỉ số này lại tăng nhanh hơn. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của chỉ số HDI là do có sự đóng góp rất lớn của chỉ số kinh tế.

Về chỉ số tuổi thọ: Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của Việt Nam tăng khá qua các năm: Năm 1999 đạt 67,4 tuổi, chỉ số tuổi thọ đạt 0,71; năm 2000 là 67,8 tuổi, chỉ số tuổi thọ đạt 0,72; năm 2001 đạt 68,6 chỉ số tuổi thọ đạt đạt 0,726; năm 2002 đạt 69 tuổi, chỉ số tuổi thọ đạt 0,733 và năm 2003 đạt 70,5, chỉ số tuổi thọ là 0,758, về đích trước 2 năm so với mục tiêu Đại hội IX đề ra cho năm 2005 và cao hơn mức trung bình của thế giới, của các nước đang phát triển và tương đương của các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Tuổi thọ bình quân tăng và hiện đạt ở mức khá cao là kết quả công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện.

Chi ngân sách cho y tế đã tăng đáng kể trong giai đoạn 1992 – 2002. Tỷ lệ chi NSNN cho y tế so với GDP đã tăng từ 1,07% lên 6,44% và tỷ lệ này so với tổng chi NSNN tăng từ 4,97% lên 6,44

Bảng 15: Chi NSNN cho y tế

Năm 1992 1995 2000 2001 2002

Tỷ lệ chi NSNN cho y tế so GDP (%) 1,07 1,39 1,48 1,75 1,61 Tỷ lệ chi cho y tế so tổng chi NSNN (%) 4,97 5,83 6,35 7,10 6,44

Nguồn: Bộ Tài chính..

Các chỉ số về tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đề giảm: Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi năm 2002 là 26/1000 đã giảm gần 10‰ so với năm 1999; tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm rõ rệt từ dưới 42‰ xuống còn 35‰ năm 2002; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi giảm được hơn 5% trong 4 năm. Tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.500 gam, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ xã có bác sĩ đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2005, thậm chí 2010 đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh phong… chính là bằng chứng chứng mình hiệu quả của tăng chi cho y tế.

Bảng 16: Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em

1999 2000 2001 2002

Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi (‰) 35 33 32 26 Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi <42 <42 <40 35 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi (%) 31,9 29 28 26 Tuổi thọ trung bình của người dân (năm) 67,8 68,2 68,6 69

Nguồn số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc.

Về chỉ số giáo dục

Chỉ số giáo dục của Việt Nam khá cao. Năm 2002 đạt 0,817, cao nhất trong 3 chỉ số cấu thành của HDI. Chỉ số giáo dục của Việt Nam cao hơn nhiều nước có chỉ số HDI đứng trên và cao hơn chỉ số giáo dục của những nước có chỉ số GDP bình quân cao hơn nước ta. Đạt được kết quả trên là do tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%, cao hơn nhiều nước; tỷ lệ đi học các cấp của Việt Nam đạt 64%, cao hơn mức trung bình 63% của các nước đang phát triển.

Chính phủ Việt Nam đã dành ưu tiên về chi tiêu cho ngành giáo dục trong cả chính sách và trên thực tế. Năm 1994 chi từ NSNN cho giáo dục trong GDP chiếm 3,5%, ổn định tỷ lệ này cho những năm 1998, 2000, năm 2002 thì tăng lên 4,2%, năm 2004 là 4,6% và năm 2005 là 5%. So với các ngành khác, giáo dục đã được ưu tiên, theo đó chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu công chiếm tỷ lệ khá cao 14%, 17,4%,15,1% và 16,9% cho các năm tương ứng 1994,1998, 2000 và năm 2002; năm 2004 là 18,6% và năm 2005 là 18% và sẽ được tăng lên 20% vào năm 2008. So với các nước trong khu vực về tỷ trọng trong chi tiêu công, Việt Nam đã vượt qua những nước như Inđônêxia, Ấn độ. Tuy nhiên xét về tỷ trọng trong GDP, chi tiêu công của Việt nam thấp hơn của Thái Lan

và Malaixia. Với mục tiêu tiếp tục tăng chi tiêu cho giáo dục đến trước năm 2010 sẽ tạo điều kiện tiếp tục tăng cường chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, qua đó đóng góp vào việc cải thiện các mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, đầu tư của xã hội (phần đóng góp của phụ huynh học sinh và từ các nguồn khác) cũng tăng lên đáng kể. Tính chung chi tiêu cho giáo dục từ NSNN và đầu tư của xã hội so với GDP, thì tỷ lệ này của Việt Nam là rất lớn, còn cao hơn so với các nước phát triển cao như Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Trong chi tiêu trên, người dân các nước phát triển cao chi trả 20%, còn ở Việt Nam dân chi trả tới 40%.

Bảng 17: Số liệu so sánh chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam và các nước Việt Nam Mỹ Pháp NhậtBản QuốcHàn OCDE Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%) 8,3 7,2 6,1 4,7 7,1 6,1

Từ ngân sách 5 5,3 5,7 3,5 4,2 4,9

Từ dân và các nguồn khác 3,3 1,9 0,4 1,2 2,9 1,2

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục (%)

Từ ngân sách 60 74 93 74 59 80

Từ dân và các nguồn khác 40 26 7 26 41 20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu Việt Nam là cho năm 2005 do Vũ Quang Việt - chuyên viên thống kê cao cấp của Liên hợp quốc tính. Số liệu các nước khác là cho năm 2002 từ OECD, Education at a Glance 2005.

Chính nhờ tăng đầu tư cho giáo dục, thực trạng giáo dục Việt Nam cả về số lượng và chất lượng đã được cải thiện đáng kể.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đến trường của Việt Nam khá cao. Số liệu năm 1994,1998 và năm 2003 như sau: Tiểu học là 91,4%; 88,2% và 97,5%; Trung học cơ sở là 41,9%; 57,6% và 80,6%; còn bậc phổ thông trung học là 12,7%; 25,7% và 36,6% ((Theo báo cáo đánh giá chi tiêu công của Việt năm 2004).Như vậy, tỷ lệ học sinh theo học ở các cấp trong gần chục năm qua đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt tỷ lệ học sinh theo học ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng mạnh, tương ứng gần 40% và 25%.

Tỷ lệ hoàn thành các bậc học cũng tăng dần qua các năm. Năm 1994 bậc tiểu học là 57,38% thì đến năm 2002 tỷ lệ này là 80,51%. Đối với bậc trung học cơ sở tỷ lệ tương ứng cho thời gian như trên là 59,12% và 73,44%. Bậc trung học học phổ thông đã tăng lên trong giai đoạn 1994 - 2000 từ 82,95% lên 86,01% tuy nhiên lại giảm vào năm 2002, chỉ đạt 79,65%. Trước kia, năm 1994 tỷ lệ học sinh hoàn thành các cấp học chỉ đạt cao khi họ đã được học các cấp học cao, còn đối với các cấp học tiểu học hay trung học cơ sở chỉ đạt có hơn 50% thì nay, ở tất cả các cấp học, tỷ lệ này đền lớn hơn 70%. Điều này cho thấy phần nào trình độ dân trí được nâng cao hơn.

Theo WB, từ năm 1990 đến năm 2003tỷ lệ bỏ học giảm từ 12% xuống còn 3%, tỷ lệ lưu ban giảm từ 9% xuống còn dưới 5%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các trường tiểu học

miền núi là khá cao, đặc biệt là tại Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Ở cấp trung học cơ sở, tỷ lệ bỏ học cao nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long (11%) và Đông Nam Bộ (9%). Rõ ràng để đạt được những bước tiến xa hơn, việc chú ý đầu tư vào những vùng khó khăn, miền núi, vùng nghèo như Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 40 - 44)