HIỆU LỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 35 - 40)

Hiệu lực quản lý của Nhà nước thể hiện trong cơ cấu, tổ chức động của bộ máy hành chính Nhà nước và năng lực, phẩm chất của cán bộ công chức trong bộ máy đó. Nhà nước có thể chế minh bạch, cụ thể, có tính thực thi cao, có con người trong bộ máy ít quan liêu, tham nhũng, đảm bảo các quyền của công dân thì tăng trưởng sẽ được duy trì ổn định lâu dài. Tuy nhiên, khi nghiên cứu rất khó lượng hóa để có thể đánh giá cụ thể, chi tiết thành quả trong nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Tác động của thành quả này là tác động gián tiếp, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, ổn định, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kết quả của công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được xuất phát chính từ các biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, cải cách hành chính nhà nước,.... Do vậy, trong nội dung chuyên đề, khi đề cập đến hiệu lực quản lý nhà nước sẽ hướng tập trung nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta trong giai đoạn vừa qua.

1. Chỉ số nhận biết tham nhũng CPI

Qua bảng xếp hạng Chỉ số nhận biết tham nhũng (Corruption Perception Index - CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố hàng năm, có thể nói, vị trí của Việt Nam theo bảng xếp hạng CPI là tương đối kém so với thế giới và khu vực. Năm 2005, với điểm số là 2,6 trong khi điểm trung bình của thế giới là 4,11, Việt Nam chỉ đứng thứ 107/159 trên thế giới và 16/24 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam trầm trọng hơn nhiều so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaixia,... thậm chí là cả Fiji, Lào, Ấn Độ và Xri Lanca, những quốc gia vốn được coi là “điểm nóng” của nạn tham nhũng.

Bảng 13: Điểm số CPI của Việt Nam qua các năm

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Điểm 2,79 2,5 2,6 2,5 2,6 2,4 2,4 2,6

Xếp hạng 43 74 75 76 75 85 100 102

Tổng số nước 52 85 99 90 91 102 133 146

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (www.transparency.org).

Bên cạnh đó, điều đáng buồn là khi tình trạng tham nhũng tại nhiều quốc gia trong khu vực được cải thiện, đáng chú ý là Hàn Quốc (tăng 0,5 điểm), Nhật Bản (tăng 0,4 điểm), Thái Lan (tăng 0,2 điểm), thì điểm số của Việt Nam lại không có biến chuyển tích cực và luôn ở mức thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả thế giới. Từ khi

xuất hiện trong bảng xếp hạng này (năm 1997), tính đến nay điểm số của Việt Nam luôn dao động trong khoảng từ 2,4 đến 2,7 (các quốc gia có điểm số dưới 3 được đánh giá là mức độ tham nhũng nghiêm trọng). Tuy căn cứ vào số điểm và thứ hạng trong bảng xếp hạng chưa thể phản ánh thực chất được mức độ tham nhũng của Việt Nam. Song điều này cho thấy những nỗ lực chống tham nhũng và tăng cường tính minh bạch của Việt Nam, mặc dù đã được đẩy mạnh và chú trọng trong những năm gần đây, vẫn chưa đủ mạnh và chưa mang lại những bước đột phá cần thiết.

2. Những nội dung xung quanh vấn đề tham nhũng tại Việt Nam

2.1. Thực trạng tham nhũng

Tệ nạn tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu được ngăn chặn mà tiếp tục phát triển rộng cả về quy mô và ngày càng nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức hết sức tinh vi, gây nhức nhối cho toàn xã hội, trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hàng loạt vụ tham nhũng lớn trong đầu tư, đất đai tiếp tục được phanh phui liên quan, dính líu đến nhiều cán bộ cấp cao cấp Bộ, Chính phủ (nổi cộm như vụ Quota xuất khẩu ở Bộ Thương mại, vụ tham nhũng tại PMU18 liên quan đến Bộ Giao Thông - Vận tải,…). Tình trạng tham nhũng không chỉ diễn ra ở một số nơi, một số đối tượng có quyền có chức mà đang xảy ra tràn lan, trên khắp mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Có những ý kiến phát biểu rằng (Bài “Tham nhũng và lỗi hệ thống”, đăng trên http://www.vietnamnet.vn, ngày 27/7/2006), nếu chiếu theo định nghĩa chung có tính quốc tế (Trong “Tools to support transparency in local governance” tổ chức Minh bạch thế giới (TI) đã nêu một định nghĩa của Klitgaard, MacLean, Abaroa và Parris "Tham nhũng có nghĩa là lạm dụng chức vụ cho lợi ích riêng. Chức vụ là một vị trí công tác dựa trên cơ sở niềm tin, mà từ đó một người được nhận một thẩm quyền hành động nhân danh một định chế nào đó. (sđd. tr.23)) mà xét, có lẽ gần hết hệ thống công chức Việt Nam đều mắc tội tham nhũng. Tính chính xác của câu nói này còn phải xem xét nhưng đó là một nhận xét đáng để suy nghĩ.

Mới đây, Ban Nội chính Trung ương Đảng đã phối hợp cùng tổ chức SIDA (Thụy Điển) tiến hành cuộc điều tra về tình hình tham nhũng ở Việt Nam tại 7 tỉnh thành trong cả nước. Căn cứ vào kết quả đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 đơn vị công quyền và dịch vụ công, lần đầu tiên trong lịch sử, một danh sách các cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam đã được công bố. Dẫn đầu là các cơ quan: Địa chính – nhà đất, hải quan, cơ quan tài chính và thuế, cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng. Tình trạng tham nhũng với những biểu hiện ngày càng trầm trọng đang ảnh hưởng xấu đến lòng tin của các nhà đầu tư cũng như sự tín nhiệm của người dân đối với Chính phủ.

2.2. Công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam

Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng, đã thể chế hóa bằng đạo luật. Luật Phòng và chống tham nhũng chính thức có hiệu lực vào, ngày 1/6/2006 vừa qua, với những nội dung đề cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội và cả xã hội. Mới đây, tại ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X và kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 khoá XI, Nội các Chính phủ vừa được bổ sung thêm một phó thủ tướng đặc trách chống tham nhũng, một cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng sắp ra đời. Những hành động quyết liệt của các lãnh đạo cấp cao nhất vừa qua đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, của Chính phủ trong việc chống tham nhũng. Trong chương trình nghị sự hàng tháng của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vấn đề chống tham nhũng lại được đề cập và xem xét, thảo luận một cách quyết liệt hơn.

Tuy nhiên, việc ra đời các đạo luật mới chỉ là điều kiện cần, các hành động của Đảng và Chính phủ mới mang tính chất hô hào, xem xét ở mặt bề nổi của quốc nạn tham nhũng. Để chống tham nhũng có hiệu quả và kết quả thực sự, phải tìm được căn nguyên của tình trạng tham nhũng để ngăn ngừa tận gốc, sửa sai những lỗi có tính hệ thống; cần thực thi một cách công minh các đạo luật và quan trọng là cần huy động lực lượng toàn xã hội vào đối phó với “giặc nội xâm” này.

b. Cải cách nền hành chính Nhà nước

Sau 5 năm (2001-2005) thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước, CCHC đã được triển khai toàn diện từ cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Có thể nói cải cách hành chính đã tiến được bước tiến dài trên con đường cải cách nền hành chính Nhà nước .

Trước hết, thủ tục hành chính trên hầu hết các lĩnh vực đều đã được rà soát, sửa

đổi, ban hành mới theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho người dân. Đặc biệt, thủ tục hành chính trên những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếp đến người dân và DN như đất đai, xây dựng, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư, đăng ký kinh doanh, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu... đã được rà soát nhiều lần, hướng tới thực hiện cơ chế “một cửa”. Kết quả rõ nhất của hoạt động này là đã công khai hoá, minh bạch hoá các quy định về thủ tục hành chính, giảm phiền hà, giảm đáng kể thời gian chờ đợi cho người dân và trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao. Điều này góp phần đổi mới cơ bản mối quan hệ giữa cơ quan hành chính và người dân theo hướng phục vụ, bước đầu tạo lập niềm tin của người dân và DN vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền.

Nhờ đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Theo đánh giá trong báo cáo “Doing Business in 2006” của WB (tháng 6/2005) về môi trường kinh doanh, Việt Nam được xếp thứ 3 trong 12 nước cải cách nhanh nhất trong năm 2005. Trong số việc đăng ký quyền sở hữu tài sản và giải quyết giấy phép tại Việt Nam được đánh giá là tương đối thuận lợi, xếp hạng 39/155 và 18/155. Việt Nam đứng thứ hạng 99/155 về mức độ dễ dàng trong hoạt động kinh doanh, cao hơn Philípin (113),

Indonexia (115). Các biện pháp nhằm bảo vệ đầu tư nước ngoài Việt Nam được đánh giá ngang bằng như Hồng Công, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Việt Nam đã áp dụng việc xác minh điện tử, cắt ngắn thời gian đăng ký kinh doanh được 1 tuần lễ; đã thông qua Luật về Phá sản; rút ngắn quá trình thực thi hợp đồng qua việc giới hạn thời lượng mà tòa án phân xử. Tuy nhiên, khả năng thành lập doanh nghiệp, thuê và sa thải công nhân, tiếp cận nguồn tín dụng, bảo vệ các nhà đầu tư, nộp thuế, hiệu lực thực thi hợp đồng và giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn rất khó khăn.

Thứ hai, về phân cấp quản lý. Phân cấp là một hoạt động trọng tâm của cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương trên khá nhiều lĩnh vực đã được thực hiện; các tỉnh, thành phố cũng thực hiện tiếp việc phân cấp cho cấp huyện, xã. Bước đầu phân biệt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Đồng thời cũng đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính gọn hơn, hoạt động hiệu quả hơn, chẳng hạn, trong thời gian qua, tổng số các Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ từ 48 đã rút xuống còn 39…

Thứ ba, cải cách hành chính công. Hoạt động cải cách tài chính công cũng đã có bước đổi mới quan trọng trong phân cấp ngân sách; quản lý và điều hành ngân sách; trong thực hiện Quy chế công khai tài chính. Đặc biệt, cơ chế tài chính cho các loại hình tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước đã bước đầu được đổi mới với những kết quả tích cực. Ví dụ như trong triển khai cơ chế khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính và cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

2.3. Những mặt còn tồn tại

Nhưng bên cạnh không ít thành tựu, CCHC vẫn đang là một cuộc cách mạng đầy gian nan. Cụ thể, tốc độ CCHC hiện còn chậm so với cải cách kinh tế, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại. So với tốc độ CCHC của các nền hành chính hiện đại, nền hành chính của nước ta còn tụt hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa.

Tính chất dân chủ của nền hành chính nước ta thông qua một loạt chủ trương, biện pháp đã bước đầu được khẳng định, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn là vấn nạn. Tính công khai, minh bạch của nền tài chính còn nhiều thách thức. Một bộ phận cán bộ, công chức suy giảm lý tưởng, lối sống, vi phạm đạo đức công vụ gây bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính của cán bộ, công chức còn thấp. Trình độ hiểu biết và kỹ năng của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiện đại…

Hệ thống giấy phép đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động doanh nghiệp của ta còn quá “phong phú”. Theo Ban nghiên cứu của Thủ tướng, hiện có tới 300 loại giấy phép và điều kiện kinh doanh, quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Trong số 300 giấy phép các loại, ngành văn hóa thông tin đứng đầu bảng với 41 giấy phép; ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn: 37 giấy; ngân hàng: 34 giấy; tài chính: 24 giấy; giao thông vận tải: 23 giấy; Bộ Công nghiệp: 5 giấy và Bộ Giáo dục Đào tạo chỉ 1 giấy phép. Đặc biệt, từ năm 2003 đến nay, số lượng giấy phép tăng nhanh với quy mô đáng kể. Bình quân, mỗi tuần có một giấy phép ra đời. Các loại giấy phép này tồn tại dưới các dạng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép, văn bản chấp thuận, thẻ, chưa kể đến hình thức dưới dạng điều kiện kinh doanh. Có thể nói, đây chính là một trong những điều bất cập lớn còn tồn tại, đang đi ngược lại tiến trình CCHC, , là kẽ hở cho những người có chức có quyền lợi dụng để tham nhũng, “hành” dân để họ được hưởng những quyền lợi đã được thừa nhận của mình, để được phép kinh doanh, đầu tư làm giàu cho đất nước.

2.4. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng tham nhũng

Bắt nguồn từ nhận xét trên đã đề cập “có lẽ gần hết hệ thống công chức Việt Nam đều mắc tội tham nhũng” để ta xem xét nguyên nhân tại sao ở Việt Nam tình trạng tham nhũng lại phổ biến, người mắc tội tham nhũng lại nhiều đến vậy?

Ở các nước, khi mức lương cơ bản của công chức nói chung đã đáp ứng đủ những nhu cầu bình thường thì tham nhũng chủ yếu là để nói về những quan chức muốn làm giàu bất chính. Còn ở Việt Nam, một khi đồng lương trên giấy tờ không đủ để chi trả những nhu cầu thiết yếu (ăn, ở, đi lại, học hành...) và nguồn thu nhập ngoài lương cao hơn nhiều lần so với cái gọi là lương thì cần phân biệt công chức tham nhũng thành hai loại.

- Loại thứ nhất là tham nhũng tệ hại cần lên án (làm không tốt, chỉ tìm cách bòn rút của công, gây khó dễ cho doanh nghiệp và người dân để họ phải cung phụng mình).

- Loại thứ hai là tham nhũng để tồn tại hoặc làm tốt nhưng cơ chế đãi ngộ bất hợp lý nên tìm cách chế biến để có thu nhập.

Cần phân biệt rõ 2 loại này để có biện pháp chống tham nhũng hiệu quả, nếu quy tất cả vào một cái rồi gọi là tham nhũng và thực hiện cùng các biện pháp phòng, chống tham nhũng thì vô hình trung sẽ phải chống gần như cả hệ thống công chức. Rõ ràng như vậy là không thực tế, không xác đáng, dẫn đến hậu quả hoặc làm quá cực đoan, mà không thu được kết quả hoặc công cuộc chống tham nhũng chì còn là hô hào, trên giấy tờ, trong các hội nghị.

Hiện nay có rất nhiều ý kiến đề xuất để công chức không còn buộc phải tham nhũng để tồn tại, như đề xuất giảm hơn nửa công chức, làm lành mạnh bộ máy, xã hội hoá các lĩnh vực mà Nhà nước không nhất thiết phải làm để có tiền trả lương cho những

người thực sự cần cho bộ máy hành chính (Ý kiến của TS Lê Kiên Thành phát biểu trên Vietnamnet), tuy nhiên vẫn còn nhiều điều nan giải trong mỗi đề xuất, như sẽ nảy sinh "tác dụng phụ" đó là tình trạng "người tài, người tốt ra đi, người tồi ở lại"…

Một phần của tài liệu Tài liệu Chương 1: CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XÉT TRÊN KHÍA CẠNH KINH TẾ pptx (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w