1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật

15 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 185,51 KB

Nội dung

Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật. ..........................................................................................................................................................................................

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI

KHOA LUẬT

- -TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT KINH TẾ

Lớp Tín chỉ:

HỌC KỲ:… NĂM HỌC:……

TÊN CHỦ ĐỀ: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã TÊN ĐỀ TÀI: Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy định pháp

luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật

Họ và Tên sinh viên:

Ngày/tháng/năm sinh:

Lớp niên chế:

Tên giáo viên giảng dạy:

Trang 2

- -MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ 1

II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA HỢP TÁC XÃ 2

1 Xác lập tư cách thành viên hợp tác xã 2

1.1 Điều kiện chung cho các thành viên 2

1.2 Điều kiện với từng đối tượng cụ thể 4

1.2.1 Đối với cá nhân 4

1.2.2 Đối với hộ gia đình 5

1.2.3 Đối với thành viên là pháp nhân 5

2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp tác xã 5

2.1 Về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã cung ứng 6

2.2 Về vấn đề góp vốn 6

2.3 Về quản lý hợp tác xã 6

2.4 Về việc phân phối thu nhập 7

2.5 Về trách nhiệm tài sản 7

3 Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã 7

III THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN CỦA HỢP TÁC XÃ 10

1 Hiện trạng về thành viên và hoạt động của hợp tác xã 10

2 Những bất cập của quy chế thành viên hợp tác xã hiện hành 10

2.1 Về tỷ lệ tiền lương của hợp tác xã chi trả cho người lao động trong hợp tác xã 10

2.2 Về tỷ lệ góp vốn của các thành viên hợp tác xã 11

2.3 Về các quy định pháp lý dành cho thành viên hợp tác xã 11

C KẾT LUẬN 12

Trang 3

A MỞ ĐẦU Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế được Đảng và Nhà nước ta coi

trọng xây dựng và phát triển trong các ngành kinh tế Phong trào hợp tác xã phát triển đã có nhiều đóng góp cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước và cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước Hiện nay, khi nước ta phát triển nền kinh tế hàng hòa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì kinh tế hợp tác xã vẫn là một trong hai thành phần kinh tế quan trọng Do đó, phải đổi mới hoạt động của hợp tác xã đồng thời thực hiện một cách đồng bộ bằng các quy định trong Luật Hợp tác xã Trong đó, những quy định về chế độ pháp lý thành viên hợp tác xã là cơ

sở pháp lý quan trọng thể hiện sự đổi mới trong nguyên tắc quản lý và hoạt động của hợp tác xã, đồng thời xác định được vai trò làm chủ của thành viên trong hợp

tác xã Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Quy chế thành viên hợp tác xã theo quy

định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện pháp luật”.

B NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ

Trước hết, cần nắm rõ khái niệm của hợp tác xã, từ đó mới có được cái nhìn chính xác về thành viên của loại tổ chức này Theo định nghĩa được đưa ra tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 thì “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập

và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.” Qua định nghĩa này, thấy được một số đặc điểm nổi bật của hợp tác xã, đó là hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và các thành viên tham gia hợp tác xã

Trang 4

được bình đẳng đồng thời chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình

Là thành viên của một tổ chức kinh tế, thành viên hợp tác xã là những người, những tổ chức trực tiếp góp vốn, góp sức lao động vào hợp tác xã Hợp tác xã có tối thiểu 7 thành viên, thành viên đó có thể là cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân Nội dung cơ bản của quy chế thành viên hợp tác xã hiện nay được

ghi nhận trong Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP Quy

định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã, ngoài ra một số quy định khác còn

nằm ở các văn bản pháp luật khác có liên quan như Bộ luật dân sự 2015, … Để

tìm hiểu chi tiết về quy chế thành viên hợp tác xã, chúng ta tìm hiểu dựa trên 3 vấn đề chính sau: Xác lập tư cách thành viên hợp tác xã; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp tác xã; Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã

II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUY CHẾ THÀNH VIÊN

CỦA HỢP TÁC XÃ

1 Xác lập tư cách thành viên hợp tác xã

1.1 Điều kiện chung cho các thành viên

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế mang tính xã hội cao, hoạt động như một doanh nghiệp dựa trên các giá trị và nguyên tắc tương trợ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong việc giúp các hộ gia đình, cả thể, tiểu chủ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng khả năng cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường Nhà nước luôn luôn khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, (nhất là những người dân ở vùng nông thôn) tham gia thành lập, phát triển hợp tác xã để nâng cao thu nhập, ổn định đời sống xã hội Chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có thể được trở thành thành viên hợp tác xã… Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác

xã được quy định tại Điều 13 Luật hợp tác xã Phạm vi các đối tượng có thể

tham gia và trở thành thành viên của HTX là rất rộng: từ cá nhân là công dân

Trang 5

Việt Nam và người nước ngoài định cư tại Việt Nam cho đến hộ gia đình, pháp nhân đều có thể trở thành thành thành viên HTX Ngoài các điều kiện riêng đặc trưng cho từng đối tượng thì dù là cá nhân hay tổ chức đều phải đáp ứng các điều kiện chung quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 13 Luật HTX, đó là:

- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịCh vụ

của hợp tác xã; Các thành viên tham gia vào hợp tác xã nhằm hợp tác cùng nhau lao động, góp vốn, góp sức để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, cùng giúp đỡ nhau thoát khỏi cuộc sống khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, thu lại lợi nhuận Nhu cầu chung của các thành viên là nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ giống nhau phát sinh thường xuyên, ổn định

từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống của thành viên Với HTX việc làm thì nhu cầu đó là việc làm Các sản phẩm, dịch vụ đó là các sản phẩm, dịch vụ HTX cung ứng cho thành viên theo hợp đồng dịch vụ, thông qua các hoạt động được quy định cụ thể tại khoản 6, Điều 4 Luật HTX 2012

- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ hợp tác xã; Trước hết, dù

tham gia với bất kì động cơ, mục đích nào thì nhu cầu và nguyện vọng tham gia HTX của thành viên là tự nguyện, không bị ép buộc, chí phối bởi bất kì ai Họ thể hiện điều đó thông tua đơn xin gia nhập HTX với điều kiện phải tán thành điều lệ HTX

- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ HTX;

Thành viên HTX góp vốn theo thỏa thuận và không quá 20% vốn điều lệ của HTX Thời hạn, hình thức và mức vốn góp theo quy định của điều lệ nhưng thời hạn góp vốn không quá 06 tháng kể từ ngày HTX được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp Khi góp đủ vốn, các thành viên được cấp giấy chứng nhận góp vốn

- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã

Trang 6

1.2 Điều kiện với từng đối tượng cụ thể

1.2.1 Đối với cá nhân

Ngoài những điều kiện chung đối với mọi loại thành viên hợp tác xã như đã nêu phía trên, theo Khoản 1 Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012 thì cá nhân muốn trở

thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau: “là công dân Việt

Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên,

có năng lực hành vi dân sự đầy đủ” Như vậy, quy định này vẫn giữ giới hạn về

độ tuổi nhưng đã xoá bỏ giới hạn về quốc tịch đối với những người muốn gia nhập hợp tác xã Do đó, để trở thành thành viên hợp tác xã thì cá nhân là công dân Việt Nam cần có đủ các điều kiện về tuổi tác (từ 18 tuổi trở lên), phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Đối với cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì có quy định chi tiết hơn tại Điều 4 Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài của Nghị định 193/2013/NĐ-CP Việc mở rộng cơ bản đối tượng có thể trở thành thành viên của Hợp tác xã theo pháp luật hiện hành so với trước đây là hoàn toàn phù hợp nguyên tắc “kết nạp rộng rãi” của hợp tác xã, và phù hợp với thực tế xu hướng thị trường hàng hoá, lao động ngày càng đa dạng trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay ở nước ta

Còn 2 loại cá nhân cũng có thể là đối tượng trở thành thành viên hợp tác xã

đó là công chức và viên chức Tuy nhiên, 2 đối tượng này luôn bị hạn chế và chịu sự quản lý nghiêm ngặt bởi các quy định của pháp luật về việc hạn chế quyền kinh doanh và tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Quy định này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Hợp tác xã

2003, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, Luật cán

bộ, công chức 2008, Luật Viên chức 2010, … Theo như quy định tại các văn bản đó, thì công chức và viên chức vẫn có thể tham gia vào hợp tác xã với vai trò góp vốn, chứ không được tham gia vào các hoạt động quản lý, điều hành

Trang 7

1.2.2 Đối với hộ gia đình

Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự cũng là đối tượng có thể trở thành thành viên của hợp tác xã Theo các quy định tại Chương VI của Bộ luật dân sự 2015, mặc dù không đưa ra cụ thể khái niệm

về Hộ gia đình, tuy nhiên qua đó có thể thấy Hộ gia đình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự thì phải có một số đặc điểm đó là: có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để tham gia hoạt động kinh tế, có người đại diện hợp pháp được gọi là chủ hộ (có thể là cha, mẹ, hoặc thành viên khác trong gia đình) Nếu hộ gia đình đáp ứng đầy đủ các đặc điểm nêu trên và các điều kiện chung như đã nêu ở phần trên thì hoàn toàn có thể gia nhập hợp tác xã với tư cách thành viên

Theo quan điểm của em, việc pháp luật quy định Hộ gia đình có thể là thành viên của hợp tác xã đã ghi nhận vai trò của kinh tế hộ gia đình, cũng như hình thức sản xuất vừa và nhỏ phù hợp với hình thức sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp

và các ngành nghề thủ công ở nước ta

1.2.3 Đối với thành viên là pháp nhân

Pháp nhân là một tổ chức có đủ điều kiện được quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, được phép tham gia hợp tác xã khi đáp ứng thêm được các điều kiện được nêu tại Điều 3 Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với

pháp nhân Việt Nam của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP.

Như vậy, những pháp nhân Việt Nam đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên thì hoàn toàn có thể tham gia vào hợp tác xã với tư cách thành viên giống như các đối tượng khác Tuy nhiên, pháp nhân là các cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì không được sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã

Trang 8

2 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp tác xã

Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định lần lượt tại Điều

14 và Điều 15 của Luật Hợp tác xã 2012 Vì các quy định này còn xen lẫn áp dụng đối với hợp tác xã thành viên (Hợp tác xã là thành viên trong các liên hiệp hợp tác xã) nên để rõ ràng hơn thì có thể phân chia các quyền và nghĩa vụ đã được ghi nhận của thành viên hợp tác xã thành các nhóm như sau:

2.1 Về việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã cung ứng

Nhu cầu chung sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã là một trong các điều kiện cơ bản để trở thành thành viên của hợp tác xã, do đó vấn đề này cùng được quy định tại khoản 1 Điều 14 và khoản 1 Điều 15 để vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của thành viên tham gia hợp tác xã Khi đó, các thành viên hợp tác xã vừa có quyền sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã cung ứng theo hợp đồng dịch vụ, vừa có nghĩa vụ giữ vững những sự hỗ trợ giữa các thành viên

và đảm bảo cho hoạt động của hợp tác xã

2.2 Về vấn đề góp vốn

Thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ góp vốn và đúng thời hạn số vốn đã cam

kết góp, hạn góp vốn không quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp, khi góp đủ vốn thì được cấp giấy chứng nhận vốn góp Thành viên cũng có quyền được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã

2.3 Về quản lý hợp tác xã

Quyền tham gia quản lý của các thành viên hợp tác xã là bình đẳng Thành viên được tham dự (hoặc bầu đại biểu tham dự) đại hội thành viên hợp tác xã, ứng cử hoặc đề cử các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Việc thông qua các quyết định của hợp tác xã là dựa trên nguyên tắc đa số thành viên biểu quyết (tỷ lệ cụ thể theo quy định tại Điều 34 Luật Hợp tác xã và điều lệ

Trang 9

của hợp tác xã) Mỗi thành viên hợp tác xã hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên hợp tác xã hoặc đại biểu thành viên

Ngoài ra, thành viên hợp tác xã có quyền kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, ban giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình

về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật hợp tác xã và điều lệ

2.4 Về việc phân phối thu nhập

Thành viên hợp tác xã được phân phối thu nhập chủ yếu theo mức độ sản

phẩm, dịch vụ của thành viên hoặc công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm; phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ quy định)

Như vậy, để có quyền được phân phối thu nhập, các thành viên có nghĩa vụ phải đóng góp sức lao động của mình vào hoạt động chung của hợp tác xã nên vấn đề này vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các thành viên

2.5 Về trách nhiệm tài sản

Thành viên hợp tác xã có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa

vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, thành viên hợp tác xã còn được thông

tin về hoạt động của hợp tác xã, được đào tạo, bồi dưỡng, được hỗ trợ nâng cao trình độ chuyên môn, được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, … Đồng thời, thành viên hợp tác xã cũng phải tuân thủ chặt

chữ các quy định tại điều lệ, quy chế của hợp tác xã mà mình là thành viên.

Trang 10

3 Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã

Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã là việc chấm dứt mối quan hệ giữa một thành viên và hợp tác xã, đồng thời chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với

cả hai bên Tại khoản 1 Điều 16 Luật hợp tác xã 2012 có quy định 7 trường hợp làm chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thành viên là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất

tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này, nếu thành viên là cá nhân chết thì

người thừa kế nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và Điều lệ, tự nguyện tham gia hợp tác xã thì trở thành thành viên và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên; nếu không tham gia hợp tác xã thì đươc hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Nếu thành viên là cá nhân bị Toà án tuyên bố mất tích, việc trả lại vốn góp và quản lý taì sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật Vốn góp của thành viên là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì vốn góp được giải quyết theo quy định của pháp luật Nếu người thừa kế tự nguyện

để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã

Thứ hai, thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo

quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản Hộ gia

đình muốn tham gia vào hợp tác xã mà không có người đại diện hợp pháp thì đương nhiên sẽ không đủ điều kiện cơ bản để gia nhập hợp tác xã, điều này cũng phù hợp với quy định về hộ gia đình khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự của Bộ luật dân sự Còn đối với thành viên là pháp nhân mà bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì đương nhiên đối tượng là thành viên hợp tác

xã trước đó cũng không còn nữa, việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 21/08/2021, 23:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w