1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống

18 134 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 71,12 KB

Nội dung

(Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống (Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống (Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống (Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống (Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống (Bài thảo luận Kinh tế thương mại) Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với các phương thức mua bán truyền thống

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT



BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: KINH TẾ THƯƠNG MẠI 1

ĐỀ TÀI: 1 Phân tích ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so

với các phương thức mua bán truyền thống

2 Phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn khi phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Lớp học phần: 2064TECO2011

Nhóm thực hiện: 2

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

A – LỜI MỞ ĐẦU 1

B – NỘI DUNG 2

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1 Thương mại điện tử……….2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Quá trình phát triển của thương mại điện tử 2

1.3 Đặc điểm 3

1.4 Các hình thức thương mại điện tử 4

2 Phương thức mua bán truyền thống……… 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Đặc điểm 6

PHẦN 2 LIÊN HỆ VIỆT NAM 6

1.Ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với phương thức mua bán truyền thống ở Việt Nam………6

2 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam……… 8

Thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam 8

2.1 Những điểm thuận lợi phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam: .9 2.2 Những khó khăn trong phát triển thương mại điện tử Việt Nam 10

3 So sánh với sự phát triển thương mại điện tử với các nước trên thế giới……… 11

4 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế thương mại ở Việt Nam…… 12

4.1 Đối với cơ quan nhà nước 12

4.2 Đối với doanh nghiệp 13

C – KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

A – LỜI MỞ ĐẦU

Thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo

ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề “số hoá” cho các hoạt động kinh tế - xã hội của thế kỉ 21, một trong những ứng dụng được kì vọng mang lại lợi ích kinh tế là “ Thương mại điện tử” Tuy mới chỉ hình thành ở cuối thế kỉ XX và phát triển mạnh

mẽ trong những năm qua, nhưng nó đã thâm nhập sâu vào hầu như tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động của con người và hơn nữa đây không phải hiện tượng kinh tế nhất thời, mà là xu thế hiện nay

Thương mại điện tử đang đặt ra một cơ hội bình đẳng cho tất cả các nước phát triển Ứng dụng thương mại điện tử tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch, cho phép các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trên toàn thế giới mà không cần xây dựng hệ thống kênh phân phối truyền thống ở nước ngoài Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển thương mại điện tử Thị trường thương mại điện

tử Việt Nam tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu 2,7 tỷ đô la trong năm 2019 Tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng Internet chiếm hơn 60% dân số và đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet Đặc biệt, giới trẻ Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh và đam mê tìm hiểu những công nghệ mới Ưu điểm này không phải một quốc gia đang phát triển nào cũng có được Thêm vào đó, sự quan tâm đầu tư của nhà nước và chính phủ cho lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng được thúc đẩy

do quan điểm đây là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Với đà phát triển kỹ thuật, khoa học công nghệ ngày càng ở tốc độ nhanh, rất nhiều tổ chức, cá nhân đã học tập và sử dụng nguồn lực này như một công cụ hữu hiệu để phục vụ mục đích càng ngày càng cao của cuộc sống Có nhiều ứng dụng Internet đã được sử dụng để thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các đối tượng khách hàng cũng như hỗ trợ việc tiện lợi trong chính những tổ chức kinh doanh Điều này đi đôi với sự phát triển các website thương mại, trao đổi mua bán các sản phẩm và dịch vụ online Kinh doanh qua internet hiện nay đang là 1 hướng phát triển tích cực theo xu thế chung của thế giới Nó đóng vai trò quan trọng việc phân phối hàng hoá, dịch vụ, quản lý và chuyên môn hoá công việc Trong các sản phẩm được thương mại hoá trên các phương tiện điện tử hiện nay, không sản phẩm nào có được ưu thế dễ dàng tiếp cận như những sản phẩm nội dung số bởi những

ưu điểm về sự tiện lợi trong cùng hệ thống mạng cũng như phân phối nội dung

Trang 4

việc phát triển hình thức thương mại điện tử Với các tiềm năng trên nhóm chúng

em tìm hiểu và phân tích về ưu điểm, nhược điểm của thương mại điện tử so với mua bán truyền thống và những điểm thuận lợi và khó khăn khi phát triển thương mại điện tử Việt Nam

B – NỘI DUNG

PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Thương mại điện tử

1.1 Khái niệm

Thương mại điện tử là phương thức mua bán hiện đại, các hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá được thực hiện chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông số (điện thoại, telex, fax, truyền hình, internet) Ví dụ như là mua hàng online qua các áp điện tử như shopee, lazada, tiki,…

1.2 Quá trình phát triển của thương mại điện tử

Quá trình phát triển của thương mại điện tử Thương mại điện tử phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu:

 Giai đoạn 1: thương mại thông tin (i-commerce)

Giai đoạn này đã có sự xuất hiện của website Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản than doanh nghiệp đã được đưa lên web Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room,… Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều giữa người bán và người mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế Trong giai đoạn này người tiêu dung có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, tuy nhiên thì thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống

 Giai đoạn 2: thương mại giao dịch (t-commerce)

Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán trực tuyến Trong giai đoạn này nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm

số hóa Trong giai đoạn này các doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia

Trang 5

sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như các ứng dụng các phầm mềm và tiến hành kí kết các hợp đồng điện tử

 Giai đoạn 3: thương mại công tác (c-business)

Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử hiện nay Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hợp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

1.3 Đặc điểm

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT Thương mại điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, tuy nhiên sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyển dụng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch

vụ thanh toán cho thương mại điện tử, cũng như đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng

Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng Trong

hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet, mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ quốc gia nào Ví dụ như trước kia muốn mua một quyển sách thì bạn đọc phải ra tận của hàng để tham khảo, chọn mua một cuốn sách mà mình mong muốn Sau khi đã chọn được cuốn sách cần mua thì người đọc phải ra quầy thu ngân để thanh toán mua cuốn sách đó Nhưng giờ đây với sự ra đời của thương mại điện tử thì chỉ cần có một chiếc mày tính và mạng internet, thông qua vài thao tác kích chuột, người đọc không cần biết mặt của

Trang 6

người bán hàng thì họ vẫn có thể mua một cuốn sách mình mong muốn trên các website mua bán trực tuyến

Phạm vi hoạt động: trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phi biên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn

có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội

Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu

ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện

tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử

Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh quá trình giao dịch

Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng Còn trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng Để làm được điều này các bên phải truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet….để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng

Ví dụ giờ đây các doanh nghiệp thương mại muốn tìm kiếm các đối tác trên khắp toàn cầu thì chỉ cần vào các trang tìm kiếm như google, yahoo hay vào các cổng thương mại điện tử như trong nước là ecvn(vietnam12h.com) hay của hàn quốc là ec21(vietnam12h.com)

1.4 Các hình thức thương mại điện tử.

Trang 7

a) Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng là bộ phận bán lẻ của thương mại điện tử trên internet Đó là khi doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng, người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng Ngày nay, có vô số cửa hàng và trung tâm ảo trên internet bán tất cả các loại hàng tiêu dùng ví dụ mô B2C chủ yếu là mô hình bán lẻ qua mạng như Amazon, qua đó doanh nghiệp thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch

vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng

b) Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đề cập đến việc trao đổi điện tử các sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin giữa các doanh nghiệp Đây

là mô hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau Ví

dụ các hệ thống ứng dụng Thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các sàn giao dịch thương mại điện tử … qua đó các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiến bạn hàng, đặt hàng, kí kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này

c) Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)

Đây là một mô hình thương mại điện tử trong đó người tiêu dùng trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin với nhau trực tuyến Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua một bên thứ ba cung cấp một nền tảng trực tuyến mà các giao dịch được thực hiện.Ebay.com là một ví dụ thành công nhấ trên thế giới cho

mô hình này

d) Doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G)

Trong mô hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hoá, lựa chọn nhà cung cấp trên website Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ,…

Trang 8

Ngoài ra còn có G2C, G2B, B2E, C2B Việc lựa chọn các hình thức cụ thể của phương thức thương mại điện tử tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của công nghệ và hạ tầng viễn thông, thói quen của chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng cũng như các chính sách của nhà nước

2 Phương thức mua bán truyền thống

2.1 Khái niệm

Là cách bán hàng mà người bán và người mua mặt đối mặt tiếp xúc với nhau để trao đổi thông tin về sản phẩm Mua bán truyền thống mang tính phổ biến gắn với lịch sử lâu đời của thương mại

2.2 Đặc điểm

Yếu tố con người và văn hoá mang tính nổi trội, rất được coi trọng

Người bán và người mua phải tiếp xúc trực tiếp tại một địa điểm nhất định

để thực hiện các giao dịch thương mại và thanh toán

Các quan hệ trao đổi diễn ra tại các loại hình thương mại như: chợ, cửa hàng, cửa hiệu, sàn giao dịch… và có thể có hoặc không có thoả thuận theo hợp đồng

Thoả thuận mua bán và thanh toán tiền – hàng nhằm đạt mục tiêu

Các yếu tố công nghệ kinh doanh, thiết bị kĩ thuật mang tính hỗ trợ không phải là đặc điểm nổi bật trong phương thức mua bán truyền thống Tuy nhiên, ngày nay những phương tiện tiên tiến cũng được các chủ thể kinh doanh thương mại đưa vào phương thức mua bán truyền thống nhằm khai thác tính ưu việt của nó, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh

PHẦN 2 LIÊN HỆ VIỆT NAM

1.Ưu điểm và hạn chế của thương mại điện tử so với phương thức mua bán truyền thống ở Việt Nam

động marketing, tìm kiếm nhà

Các chi phí marketing, tiếp cận khách hàng, trao đổi với nhà

Trang 9

cung cấp, khách hàng đều được giao dịch qua mạng và có thể mở rộng trên phạm vi toàn cầu

cung cấp…chỉ có thể diễn ra trong phạm vi hẹp

dễ dàng truy cập Phạm vi cạnh tranh lớn, tương đối cao

Giới hạn trong một khu vực cụ thể

Mức độ cạnh tranh tương đối thấp

Xử lý giao

dịch

Tự động

Có thể xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc

Thủ công

Xử lý 1 lần/ 1 đơn hàng

Thời gian,

địa điểm

Bất kì thời gian và địa điểm nào đều có thể giao dịch được

Giao dịch nhanh

Bị giới hạn bởi thời gian hoạt động của cửa hàng

Giao dịch chậm do phải di chuyển đến trực tiếp cửa hàng

nhiều chương trình khuyến mãi

Giá cả khó nắm bắt biến động theo thị trường

Dịch vụ

khách hàng

Các thông tin sản phẩm như khuyến mãi, thay đổi giá cả, sản phẩm mới được cập nhật nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua website

Tốn thời gian và chi phí thông tin đến khách hàng

Còn bị hạn chế bởi nhiều yếu

tố như: ý tưởng, dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị

Nâng cao mức sống và tăng phúc lợi xã hội Giúp những người ở vùng xa xôi hẻo lánh có thể tiếp cận nhiều sản phẩm chỉ cần thông qua internet

Tính bảo

mật

Nhiều trường hợp bị rò rỉ thông tin khách hàng

Tính bảo mật cao

Tương tác

khách hàng

Ít tương tác do gián tiếp qua màn hình

Tương tác trực tiếp

Sự tin tưởng Chưa có nhiều sự tin tưởng khi

không được trực tiếp cảm nhận

Cao hơn do trực tiếp lựa chọn

Trang 10

sản phẩm Người tiêu dùng cần phải đối mặt với các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng do không được trực tiếp trải nghiệm trước khi mua hàng

2 Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Với số người sử dụng điện thoại và internet cũng như các mạng xã hội tăng, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam vốn đầy tiềm năng lại càng thêm sôi động Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2019, mức tăng trưởng của thương mại điện tử ở Việt Nam trong 4 năm qua thực sự rất nổi bật Đây chính là mảnh đất tiềm năng cho các doanh nghiệp muốn khai thác thị trường này, cụ thể:

Về tốc độ tăng trưởng: Song song với sự phát triển vững chắc của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%, năm 2018 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử Dựa trên thông tin khảo sát, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt trên 30%

Về quy mô: Năm 2018, thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng trên 30% Tuy chỉ có xuất phát điểm là xấp xỉ 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT năm 2018 đã lên tới khoảng 7,8 tỷ USD Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy

mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, theo mục tiêu này, quy mô thương mại điện tử bán lẻ (B2C) sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 30%, đạt gần 8 tỷ USD Khảo sát mới trên thị trường mua bán trực tuyến cho thấy, số người mua sắm chủ yếu ở lĩnh vực

Ngày đăng: 21/08/2021, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w