1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng Tiếng Việt thực hành (Chương trình đại học) - ĐH Phạm Văn Đồng

50 41 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 446,05 KB

Nội dung

Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc đại học, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh. Bài giảng được chia thành 4 chương, đi từ việc cung cấp những kiến thức lý thuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan về chúng, cụ thể như sau: Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản; Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn; Rèn luyện kỹ năng viết câu trong văn bản; Rèn luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

( BẬC ĐẠI HỌC)

Người biên soạn: PHẠM THỊ QUYÊN

Q UẢNG NGÃI, tháng 6, năm 2021

Trang 2

1

Bài giảng Tiếng Việt thực hành dành cho sinh viên bậc đại học, chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh

Bài giảng được chia thành 4 chương, đi từ việc cung cấp những kiến thức lý thuyết về các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ và rèn luyện những kĩ năng liên quan về chúng, cụ thể như sau:

- Chương 1: Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản

- Chương 2: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn

- Chương 3: Rèn luyện kỹ năng viết câu trong văn bản

- Chương 4: Rèn luyện kỹ năng dùng từ trong văn bản

Đây là học phần thiên về thực hành Cho nên, trong quá trình học tập, sinh viên cần kết hợp với tài liệu tham khảo có liên quan, đặc biệt là các giáo trình về rèn luyện ngôn ngữ

Trang 3

1.1.1.1 Khái niệm giao tiếp

- Khi có ít nhất hai người gặp nhau và bày tỏ với nhau một điều gì đấy như niềm vui, nỗi buồn, mong muốn hay nhận xét nào đó về sự vật xung quanh thì giữa họ đã diễn ra một hoạt động giao tiếp

- Con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện: ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, hình vẽ, tiếng còi…Tuy nhiên, giao tiếp bằng những phương tiện trên rất hạn chế

về nội dung Phổ biến, thuận tiện và hiệu quả hơn cả vẫn là giao tiếp bằng ngôn ngữ Như vậy: Giao tiếp là hành vi ngôn ngữ nhằm đạt đến một mục đích nào đó như: trao đổi những cảm xúc, ý nghĩ, truyền đạt thông tin giữa con người trong cộng đồng

xã hội

- Căn cứ vào phượng tiện sử dụng trong quá trình giao tiếp mà có hai cách hiểu

về khái niệm này

+ Theo nghĩa rộng: Giao tiếp là sự trao đổi giữa người này với người khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác về một điều nào đấy, nhằm để hiểu biết lẫn nhau Theo cách hiểu này, con người dùng rất nhiều phương tiện khác nhau để giao tiếp

+ Theo nghĩa hẹp: Giao tiếp là sự trao đổi giữa người này với người khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác về một điều nào đấy bằng phương tiện ngôn ngữ Theo cách hiểu này, Ăngghen cho rằng: “Loài người phát triển đến một mức

độ nào đấy cần phải nói với nhau một cái gì đấy” thì “cái cần phải nói ra với nhau” làm thành ngôn ngữ, còn sự “cần phải nói ra với nhau” làm thành chức năng giao tiếp của nó

1.1.1.2 Các nhân tố của hoạt động giao tiếp

a Nhân vật giao tiếp

- Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp Trong cuộc giao tiếp, các nhân vật luân phiên đảm nhận các vai giao tiếp khác nhau: người nói (người viết), người nghe (người đọc)

Trang 4

3

- Những đặc điểm về lứa tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, tâm lí của những người tham gia giao tiếp cũng góp phần tạo nên vẻ riêng của phong cách chức năng ngôn ngữ

- Mặt khác, có những cuộc giao tiếp trong đó vai nghe có thể vắng mặt hay có mặt, có thể là một người hay nhiều người, có thể đảm nhiệm cả vai nói hay chỉ đơn thuần ngồi nghe…

- Vai và quan hệ vai giữa những người tham gia giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất, có tác dụng đến việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ trong giao tiếp

b Hoàn cảnh giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp là những yếu tố ngoài ngôn ngữ có ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ

- Như vậy: nơi chốn, thời gian và những đặc điểm của chúng chính là hoàn cảnh giao tiếp Có hoàn cảnh giao tiếp rộng và có hoàn cảnh giao tiếp hẹp

+ Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm hoàn cảnh địa lí, xã hội, lịch sử, kinh tế chung của cả dân tộc

+ Hoàn cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn cụ thể, thời gian cụ thể trực tiếp, trong đó cuộc giao tiếp đang xảy ra

- Khi giao tiếp, cần xác định hoàn cảnh giao tiếp mang tính chính thức xã hội hay không mang tính chính thức xã hội, mang tính chất trang nghiêm thì đòi hỏi phải

có sự chuẩn bị, gọt giũa lời nói; mang tính chất thân mật thì không phải chuẩn bị trước, được tự do, thoải mái

c Nội dung giao tiếp

Nội dung giao tiếp tức là hiện thực được nói tới, bao gồm những sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, những tâm trạng, tình cảm…được đưa vào nội dung lời nói Tùy theo hiện thực được nói tới, các vai giao tiếp lựa chọn cách thức giao tiếp cho phù hợp

d Mục đích giao tiếp

- Giao tiếp mang bản chất hành động nên giao tiếp bao giờ cũng hướng tới mục đích cụ thể như làm quen, bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, thông báo một tin tức, đưa ra một nhu cầu đòi hỏi người nghe thực hiện….Trong một cuộc giao tiếp có thể có nhiều

Trang 5

4

mục đích được đặt ra, có thể có mục đích chính và mục đích phụ

- Tuy nhiên, ta cần hiểu mục đích ở đây là mục đích thực tiễn, mục đích cuối cùng Đó chính là “mục đích tác động làm cho người nhận phải có những biến đổi nhất định trong trạng thái tâm lí, trong tình cảm… và có hành động tương ứng với hành động mà người phát yêu cầu.”

e Phương tiện, cách thức giao tiếp

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng bậc nhất để giao tiếp Ngoài ngôn ngữ ra, con người còn có thể giao tiếp với nhau bằng các phương tiện phi ngôn ngữ Tuy nhiên, các phương tiện này có khả năng biểu đạt hạn chế một số nội dung trong phạm

1.2.2 Nh ững yêu cầu chung của một văn bản

1.2.2.1 Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết

a Mạch lạc

Mạch lạc trong văn bản được thể hiện ở sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán

về chủ đề và sự chặt chẽ về lôgic

- Đề tài: là mảng hiện thực được tác giả nhận thức và thể hiện trong văn bản

Đề tài của văn bản rất phong phú Nó có thể là một sự vật, một hiện tượng, một cuộc đời, một quan niệm nhân sinh, …

Ví dụ: Đề tài về tình bạn, tình yêu, quê hương, …

- Chủ đề: là quan điểm, thái độ hoặc điều mà tác giả muốn dẫn dắt người đọc

đi đến thông qua đề tài của văn bản

- Lôgic: là những quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách quan Trong văn bản, lôgic bao gồm lôgic khách quan và lôgic trình bày

b Liên kết

Liên kết là sự thể hiện vật chất của mạch lạc, là cách thức tổ chức các phương

Trang 6

5

tiện ngôn ngữ trong một văn bản

Văn bản muốn có sự mạch lạc phải dựa vào những yếu tố hình thức mang tính vật chất Đó chính là các phương tiện ngôn ngữ (từ, cụm từ, câu) Các phương tiện này được tổ chức theo các cách thức nhất định để thể hiện nội dung Cách thức tổ chức ấy tạo thành phép liên kết

Ví dụ:

Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay (…) Ở Việt Nam, văn học dân gian có vị trí và vai trò rất quan trọng Trong hàng nghìn năm Bắc thuộc và ở các thời kỳ dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, văn học dân gian đã đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân

(Tổng quan nền Văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử)

Các câu trên tạo thành một văn bản nhỏ Trong văn bản có sử dụng phép lặp,

cụ thể lặp từ “văn học dân gian”

1.2.2.2 Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất

- Hoạt động giao tiếp của con người có nhiều mục đích khác nhau: trao đổi thông tin; bộc lộ tư tưởng, tình cảm; giải trí hoặc thỏa mãn những cảm xúc thẩm mĩ,

1.2.2.3 Văn bản phải có kết cấu rõ ràng

- Kết cấu là cách thức tổ chức các yếu tố nội dung theo một kiểu mô hình nhất định Kết cấu không phải chỉ là sự sắp xếp vị trí các yếu tố nội dung mà cơ bản còn

là việc tổ chức nghĩa của văn bản

- Về cơ bản, văn bản chỉ cần có hai phần: phần mở đầu và phần phát triển Tuy

Trang 7

6

nhiên, trên thực tế kết cấu văn bản thường có ba phần

+ Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu đề tài, xác lập mối quan hệ giữa tác giả

và đối tượng giao tiếp

+ Phần triển khai là phần chính của văn bản Nó có nhiệm vụ khai thác chi tiết,

cụ thể và đầy đủ những nội dung đã nêu khái quát ở phần mở đầu

+ Phần kết thúc làm nhiệm vụ đặt dấu chấm cuối cùng cho nội dung văn bản, thông báo về sự hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn bản

1.2.2.4 Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là một kiểu hình thức tương đối ổn định của một loại văn bản, được sử dụng theo thói quen lựa chọn các cách thức và

phương tiện diễn đạt thích hợp với từng tình huống của hoạt động giao tiếp

Ví dụ: (1) Sông Đà dài 910 km từ Vân Nam vào nước ta theo hướng Tây Bắc,

Đông Nam gần như song song với sông Hồng Đoạn chảy ở địa phận nước ta dài trên 500 km Qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lung sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và qua những hẻm núi hùng

vĩ Đến Hòa Bình gặp núi Ba Vì lên phía Bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà (2) Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông, tỉnh Vân Nam lấy tên là Li Tiên đi qua một vùng núi ác rồi đến gần nửa đường thì nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà là 500 cây số lượn rồng rắn Và tính toàn thân sông Đà thì chiều dài 888 nghìn thướt

So sánh và đối chiếu sự giống và khác nhau ở hai đoạn văn về nội dung và ngôn ngữ

Nội dung: giống nhau, phản ánh cùng một hiện thực

Khác: (1), từ ngữ chính xác, khoa học, ngắn gọn và trung hòa về sắc thái biểu cảm, khách quan, có sử dụng thuật ngữ khoa học (cao nguyên đá vôi, song song, Tây Bắc- Đông Nam…)

(2), từ ngữ biểu cảm, sông Đà được nhân hóa, dùng nhiều biện pháp tu từ, câu văn dài và uyển chuyển hơn

- Phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khác nhau thể hiện ở các mặt: cách

Trang 8

Luận điểm có thể hiểu là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của văn bản được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hoặc câu phủ định, được diễn đạt sáng

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu

Chú ng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn

(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Có thể thấy luận điểm nằm ở đầu đoạn nhằm khẳng định tội ác về kinh tế của thực dân Pháp đối với nhân dân ta Bốn luận cứ phía dưới nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm trên

1.2.2 M ột số cách lập luận thường gặp

1.2.2.1 Diễn dịch

Diễn dịch là phương thức lập luận xuất phát từ chân lý chung, các phổ niệm, các lẽ phải thông thường đã được thực tế kiểm nghiệm, … mà suy ra các chân lý,

Trang 9

8

các biểu hiện cụ thể

Ví dụ:

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng

Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc

lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ

Những đứa con từ khi sinh ra đến trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi

và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau… Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hằng ngày

và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” Ngoài ra những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là

người mẹ Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu

trong gia đình

(Trần Thanh Thảo)

1.2.3 M ột số cách nêu lập luận phổ biến

1.2.3.1 Nêu những dẫn chứng thực tế, có tính chất “người thật việc thật” Chứng minh luận điểm bằng những dẫn chứng lấy ra từ vốn sống thực tế hay hiểu biết của bản thân

Trang 10

9

Ví dụ:

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỷ XX Những người cai trị thuộc tộc Mãn Châu triều đại nhà Thanh (1644-1912) không chấp nhận tục này vì nó quá lạc hậu nhưng mà không mấy thành công trong việc ngăn chặn nó Trong những năm cuối thế kỷ XIX, những học giả cải cách và các nhà truyền giáo Tây phương bắt đầu lên tiếng phản đối tập tục gây đau đớn thể xác này Tuy nhiên, phải đợi đến những năm 1920 thì mới bắt đầu có sự thay đổi về nhận thức của dân chúng khi một số trí thức tân tiến tách tục này ra khỏi giá trị thẩm mĩ và đạo đức (Theo internet)

1.2.3.2 Sử dụng số liệu thống kê

Số liệu thống kê là loại luận cứ hết sức thuyết phục, đặc biệt trong các văn bản khoa học, báo chí, hành chính, … Khi đưa ra các con số cần nêu rõ xuất xứ của chúng

Ví dụ:

Covid- 19, bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 Đến nay, nhiều quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu đã ghi nhận các trường hợp mắc

Cập nhật lúc 6h00 ngày 17-02-2021:

Thế giới: 109.996.642 người mắc; 2.427.528 người tử vong

Việt Nam: 2.311 người mắc; 1.574 ca khỏi bệnh; 35 ca tử vong

(Theo Internet)

1.2.3.3 Trích dẫn các luận điểm, ý kiến đáng tin cậy của các tác giả khác Trích dẫn là phương pháp rất thông dụng, thường gặp trong các văn bản thuộc thể loại nghị luận, khoa học, …

Trang 11

1.3 Xây d ựng đề cương văn bản

1.3.1 Yêu c ầu cơ bản của đề cương

Lập đề cương cho văn bản là một bước quan trọng và bắt buộc trước khi viết văn bản

- Mục đích:

+ Đề cương sẽ phát thảo cho người viết một cái nhìn bao quát

+ Quá trình lập đề cương sẽ giúp cho người viết tìm được đầy đủ ý chính, ý phụ, có điều kiện lựa chọn, cân nhắc và sắp xếp chúng theo một trình tự lôgic nhất định cả về nội dung lẫn hình thức, nhằm đảm bảo tính liên kết cho văn bản sau này

- Yêu cầu:

+ Đề cương phải thể hiện sự triển khai nội dung của văn bản, thiết lập các nhân tố giao tiếp của văn bản

+ Thể hiện được đề tài và chủ đề của văn bản

+ Phù hợp với từng phong cách chức năng và thể loại của văn bản

+ Các bộ phận nội dung của đề cương phải được xác lập, lựa chọn, sắp xếp chặt chẽ, hợp lý tạo thành một hệ thống có quan hệ hợp lí

+ Đề cương phải trình bày sáng sủa, mạch lạc, dùng các số thứ tự, các kiểu kí hiệu văn tự khác để ghi các đề mục, để tách biệt các bậc ý lớn nhỏ

+ Đề cương cần ngắn gọn, cô đọng, tránh dùng những câu dài, từ cảm thán, không dùng những từ ngữ biểu thị tình thái không chắc chắn

1.3.2 Các d ạng đề cương

1.3.2.1 Đề cương sơ lược

Trang 12

11

Đề cương này chỉ nêu lên nội dung cơ bản của các phần, các chương, các mục thông qua tên gọi của chúng

Ví dụ: Thuyết minh về con trâu Việt Nam

1 Đặt vấn đề: Giới thiệu về con trâu Việt Nam

2 Triển khai vấn đề

2.1 Nguồn gốc của con trâu

2.2 Đặc điểm của con trâu

2.3 Lợi ích của con trâu

2.4 Tương lai của con trâu

3 Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nhận về con trâu ở làng quê Việt Nam

1.3.2.2 Đề cương chi tiết

Đề cương này không chỉ bao gồm những ý lớn, những luận điểm cơ bản, mà còn có các ý nhỏ, các luận cứ, các dẫn chứng cụ thể Đề cương chi tiết thể hiện khá đầy đủ nội dung của văn bản

Ví dụ: Thuyết minh về con trâu Việt Nam

1 Đặt vấn đề

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay Chính

vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên

2 Triển khai vấn đề

2.1 Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam thuộc loại trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2.2 Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, đuôi dài, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm, …

- Khả năng sinh sản kém, thông thường là 2 lứa/3 năm, mỗi lứa chỉ một con 2.3 Lợi ích của trâu

- Trong đời sống vật chất thường ngày

+ Cung cấp sức kéo dùng trong việc cày ruộng, kéo xe

Trang 13

12

+ Cung cấp thịt dùng trong ẩm thực

+ Da và sừng được dùng trong thủ công mỹ nghệ

- Trong đời sống tinh thần

+ Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

+ Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của nhiều người: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

+ Trâu hiện diện trong các lễ hội của người Việt như: hội chọi trâu (Đồ Sơn- Hải Phòng), là biểu tượng của SeaGames 22 được tổ chức ở Việt Nam, …

2.4 Tương lai của con trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kĩ thuật hiện đại

- Xây dựng và quy hoạch các khu đô thị, …

3 Kết luận

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu suy nghĩ và tình cảm của bản thân

1.4 Bài tập thực hành

Bài tập 1

Lớp anh (chị) có một số bạn hiền lành, nhút nhát Khi bị kẻ khác bắt nạt, các

bạn đó nhẫn nhục, chịu đựng, lấy câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành” làm

phương châm xử thế Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ trên như thế nào cho đúng?

Giả sử có một đề cương được lập dưới đây cho nội dung này Anh (chị) có đồng ý với đề cương này không? Vì sao? Nếu được lập đề cương khác, anh (chị) sẽ lập như thế nào cho nội dung mình định trình bày?

Trang 14

- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống, nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn

để tạo tạo ra mối quan hệ nhân ái, tốt lành

(2) Bàn luận, mở rộng vấn đề

- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm ứng xử đúng đắn của cha ông ta Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất

- Tuy nhiên, câu tục ngữ chỉ nêu một cách chung chung

Có một bạn dự định sẽ chọn những ý dưới đây cho phần thân bài Anh (chị) có tán thành không? Vì sao?

Các ý cho phần thân bài:

Trang 15

14

- Giải thích khái niệm tài và đức

- Mối quan hệ giữa tài và đức

- Vì sao có tài mà không có đức là người vô dụng?

- Vì sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

- Rút ra bài học cho bản thân

Trang 16

2.1.2 Yêu c ầu chung của đoạn văn trong văn bản

2.1.2.1 Đoạn văn phải có sự thống nhất nội tại chặt chẽ

- Đoạn văn có sự thống nhất nội tại chặt chẽ là đoạn văn chỉ thảo luận, bàn bạc xoay quanh một chủ đề và ý hạn định đã được nêu ở câu chủ đề

Ví dụ:

“Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời

Lý đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”

(Sông Đà- Nguyễn Tuân)

Đoạn văn này có sự thống nhất nội tại vì trong suốt quá trình triển khai đoạn văn, tác giả chỉ tập trung nói về vẻ thơ mộng, yên bình của sông Đà ở quãng trung

Đó là việc sử dụng các từ ngữ có chức năng nối kết, chuyển đoạn để cụ thể hóa,

Trang 17

(2) Ngoài đình trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ

(Tắt đèn- Ngô Tất Tố)

Hai đoạn văn trên có mối quan hệ mật thiết với nhau Chúng được chia tách theo những sự việc trái ngược nhau Đoạn văn (1) tả cảnh thiếu vắng trong nhà chị Dậu, đoạn văn (2) tả cảnh ồn ào ngoài đình

2.1.2.3 Đoạn văn phải phù hợp với phong cách chung của văn bản

Mỗi phong cách có sự lựa chọn khác nhau về phương diện ngôn ngữ, về cách

tổ chức các phương tiện ngôn ngữ thành văn bản Nếu không đảm bảo được yêu cầu này, đoạn văn sẽ mất đi tính thống nhất chặt chẽ về nội dung, hình thức với cấu trúc chung của toàn văn bản

2.2 Các thao tác vi ết đoạn văn

2.2.1 L ập kế hoạch viết đoạn văn

- Xác định chủ đề của đoạn văn

- Tìm ý cho đoạn văn

- Xác định kiểu kết cấu của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng –phân - hợp

Trang 18

17

- Viết các câu triển khai: tập trung làm rõ chủ đề, đảm bảo tính mạch lạc và liên kết cho đoạn văn

2.2.3 Ki ểm tra đoạn văn

- Kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp Nếu có, cần chỉnh sửa lại cho đúng

- Kiểm tra lại tính mạch lạc và liên kết của văn bản

2.3 Ch ữa các loại lỗi về đoạn văn

2.3.1 Ch ữa lỗi về nội dung

2.3.1.1 Lạc ý

- Đây là một lỗi thường gặp trong quá trình viết đoạn văn Cụ thể, đoạn văn có câu chủ đề nêu lên một ý nào đó nhưng các câu triển khai hoàn toàn không phục vụ cho việc làm sáng tỏ câu chủ đề

Ví dụ:

Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc

Đoạn văn này có câu chủ đề định hướng nội dung triển khai là những bài ca

dao về tình yêu nam nữ, nhưng các câu triển khai không tập trung làm rõ chủ đề này

mà nói đến những loại tình cảm khác khiến đoạn văn bị lạc đề

- Khi đoạn văn bị lạc ý, có thể chữa theo hai cách sau:

+ Viết lại câu chủ đề

+ Viết lại các câu khác sao cho phù hợp với câu chủ đề

Trang 19

18

cũng phải ngưng đọng trước vẻ đẹp của nó

Đoạn văn có câu đề nêu lên hai nội dung: danh lam thắng cảnh và món ăn

ngon của Quảng Bình Nhưng khi triển khai, đoạn văn này chỉ mới đề cập đến nội

dung những danh lam thắng cảnh còn nội dung những món ăn ngon chưa nói đến

- Để chữa lỗi này, cần viết thêm một số câu làm sáng tỏ chủ đề hoặc viết lại câu chủ đề

2.3.1.3 Loãng ý

- Đây là lỗi thường gặp trong những đoạn văn có chứa quá nhiều câu mở rộng

Sự lấn át về mặt số lượng của những loại câu này sẽ làm cho nội dung đoạn văn bị dàn trải, phân tán gây loãng ý

Đoạn văn này mắc lỗi đã triển khai quá rộng ý phụ, do đó làm loãng ý chung của cả đoạn văn

- Để chữa lỗi này, cần lược bỏ những câu mà ý nghĩa quá xa nhau; viết thêm một số câu để tập trung nghĩa

2.3.1.4 Lặp ý

- Đây là trường hợp một đoạn văn có chứa nhiều câu trùng ý nhau, câu sau lặp lại nội dung đã có ở câu trước Các câu lặp lại nhau càng nhiều thì nội dung của đoạn văn càng nghèo nàn Nếu lặp lại tất cả thì đoạn văn hầu như không có ý, nội dung đoạn văn không phát triển được

Ví dụ:

Mọi vật trong bài thơ “Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến đều buồn “Mùa

Trang 20

19

thu câu cá ” là một bài thơ buồn Cảnh vật đều phảng phất nỗi buồn man mác Nỗi buồn như thấm vào cả mọi vật Cảnh vật nào dường như cũng chứa một nỗi buồn riêng

Đoạn văn trên bị lặp khá nhiều ý như: mọi vật ngưng đọng - nỗi buồn ngưng đọng, lặp lại nhiều lần từ “nỗi buồn”, cô quạnh – cô đơn … Nội dung đoạn văn không phát triển mà trở nên lẩn quẩn

- Để chữa lỗi này, cần loại bỏ những câu lặp ý, những từ lặp lại không cần thiết

2.3.1.5 Mâu thuẫn ý

- Đây là lỗi sử dụng những câu có chứa đựng những ý trái ngược nhau, không

ăn khớp nhau, phủ nhận lẫn nhau trong một đoạn văn

Ví dụ:

Trong rừng có những con chim lạ Lông và cánh của chúng trắng muốt Chúng chuyền từ cành nọ sang cây kia khó mà có thể bẫy chúng được Vào mùa rét chúng di chuyển đến những nơi có nắng, còn vào mùa hè chúng lại từ đâu bay về rất nhiều, ở bất kỳ chỗ nào cũng có thể thấy chúng Nhiều người đã đặt bẫy bắt được không biết bao nhiêu mà kể

Đoạn văn trên chứa nhiều ý mâu thuẫn nhau như: chim lạ nhưng ở bất kỳ chỗ

nào cũng có thể thấy chúng, khó mà bẫy được chúng- bẫy bắt được không biết bao nhiêu mà kể

- Để chữa lỗi này, cần đảm bảo xây dựng các câu chứa các ý cùng theo một chủ hướng, tôn trọng hiện thực khách quan, trình bày đối tượng theo đúng những quy luật của tư duy

Trang 21

20

đứa con Bà cái Tí lại chết vì một bữa no Hơn thế lại có cả đám cưới nhưng cưới

để chạy đói

Đoạn văn trên triển khai gián đoạn, không có sự liền mạch về ý

- Để chữa lỗi này, cần phải xác định đúng mối quan hệ giữa các câu Từ đó, viết thêm hay viết lại các câu để tạo nên chuỗi liền mạch

2.3.2 Ch ữa lỗi về hình thức

2.3.2.1 Tách đoạn không phù hợp

- Việc tách đoạn không phù hợp thể hiện ở chỗ:

+ Có đoạn dung lượng quá lớn, chứa nhiều nội dung; có đoạn lại chưa đầy đủ

ý được tách riêng ra không nhằm mục đích tu từ

+ Cơ sở phân đoạn không phù hợp hoặc thiếu nhất quán

- Để chữa lỗi này, cần xác định cơ sở phân đoạn, xem xét mối quan hệ giữa việc tách đoạn này với tách đoạn khác trong văn bản để tách thành từng đoạn sao cho hợp lý

2.3.2.2 Dùng các phương tiện liên kết không phù hợp

Lỗi sử dụng các phương tiện liên kết thể hiện cụ thể ở một số điểm sau:

- Dùng không chính xác các phương tiện liên kết câu

- Dùng thiếu các phương tiện liên kết câu khiến nội dung trở nên mơ hồ

Ví dụ:

Năm mười chín, chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết Chị làm quần quật suốt ngày phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con Có những ngày ngắn ngủi, con bệnh lui đi, chồng chị yêu thương chị như một người phát cuồng

Trong đoạn văn trên, giữa câu thứ nhất và câu thứ hai đã dùng thiếu phương tiện liên kết nên nội dung giữa hai câu này mâu thuẫn

- Để chữa lỗi này, cần thêm phương tiện liên kết phù hợp, sử dụng đúng các phương tiện liên kết

2.4 Bài t ập thực hành

Bài tập 1

Xây dựng một đoạn văn ngắn với chủ đề “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với đời

Trang 22

21

sống” Sau đó, cho biết phương pháp lập luận của đoạn văn

Bài tập 2

Phát hiện lỗi và chữa lỗi cho các đoạn văn sau:

a Cư dân Văn Lang rất ưa ca hát và nhảy múa Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắt Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng, …

b Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng Bốn bề không còn một tiếng động Lá cờ nhỏ trên đỉnh buồm bay phần phật trước gió Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm Tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân nga muôn lời tâm sự

c Bên cạnh con cò, con trâu được nói nhiều hơn cả trong ca dao, dân ca Việt Nam Con trâu không mấy lúc thảnh thơi, cho nên khi nghĩ về cuộc đời nhọc nhằn của mình, người nông dân thường nghĩ đến con trâu Con cò tuy có vất vả, tuy có lúc phải lặn lội bờ sông nhưng còn có lúc được bay lên mây xanh Con cò, con vạc, con nông là những con vật rất gần gũi với người dân lao động Chúng mang đức tính cần cù, chịu khó của người nông dân chân lấm tay bùn

d Lịch sử dân tộc ta ghi biết bao trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói, muôn đời không quên Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh Lê Lợi phá tan quân Nguyên Ải Chi Lăng mãi mãi

là nơi mồ chôn quân xâm lược Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Minh giành nền độc lập cho Tổ quốc Cửa Bạch Đằng lập chiến công lẫy lừng non sông Những tên tuổi đó sẽ còn mãi cùng non sông đất nước

Trang 23

22

Chương 3 RÈN LUY ỆN KỸ NĂNG VIẾT CÂU TRONG VĂN BẢN 3.1 Nh ững yêu cầu chung về câu trong văn bản

3.1.1 Khái ni ệm về câu

Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng thông báo, có cấu trúc nhất định phù hợp với quy tắc của một thứ tiếng Khi viết, cuối câu có dấu kết thúc câu; khi nói câu có ngữ điệu

3.1.2 Nh ững yêu câu chung về câu trong văn bản

3.1.2.1 Câu phải đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt

- Khi viết câu, chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo những quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt Viết câu đúng giúp người đọc hiểu một cách nhanh chóng, chính xác những điều chúng ta cần bộc lộ

Ví dụ:

(1) Ngọn gió đông

(2) Ngọn gió đông năm ấy

(3) Bộ phim Ngọn gió đông năm ấy

Những ví dụ trên đều chưa thành câu Nhưng những ví dụ dưới đây được xem

là câu do viết đúng theo quy tắc tạo câu của tiếng Việt

Ví dụ:

(4) Ngọn gió đông năm ấy là một bộ phim hay

(5) Bộ phim Ngọn gió đông năm ấy rất hay

Các câu này đều có đủ hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ Điều này đúng với quy tắc viết câu đơn của tiếng Việt

- Trong tiếng Việt, trật tự từ và quan hệ từ giữ một vai trò hết sức quan trọng Trật tự từ thay đổi, sự thêm bớt quan hệ từ thông thường kéo theo sự thay đổi về nghĩa của câu

Trang 24

23

Nói cho tôi biết về cô ấy

3.1.2.2 Câu phải đúng về nội dung ý nghĩa

a Câu phải có thông tin

Câu phải có thông tin nghĩa là câu phải có nội dung, tức là khi đọc, khi nghe, mọi người có thể hiểu được một điều gì đấy Những câu không có thông tin là câu

vô bổ

Ví dụ:

Con vịt đi bằng hai chân

b Câu phải phản ánh đúng hiện thực khách quan

Điều này đòi hỏi câu viết ra phải phản ánh đúng quy luật tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng Những câu phản ánh không đúng các quy luật này là câu sai

Ví dụ:

Mặt trời xuất hiện vào ban đêm, còn mặt trăng thường mọc vào sáng sớm

Câu này là câu phản ánh sai hiện thực khách quan

c Câu phải nhất quán trong việc trình bày

Các ý trong câu phải có sự thống nhất, nghĩa là các ý này không được mâu thuẫn nhau, phủ định lẫn nhau

Ví dụ:

Những tư tưởng xanh lục không màu đang nằm ngủ yên giận dữ

Câu trên chứa các ý mâu thuẫn nhau nên nó là câu sai

3.1.2.3 Câu phải được đánh dấu câu thích hợp

- Dấu câu khi viết cũng có chức năng như ngữ điệu khi nói là biểu hiện các loại câu khác nhau và các quan hệ khác nhau trong câu

- Các dấu câu khác nhau về mục đích và mức độ thông dụng

- Chữ viết tiếng Việt hiện nay có 10 dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ba chấm, dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép

3.1.2.4 Câu phải liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản

- Văn bản là một thể thống nhất nên câu trong văn bản không thể rời rạc, cô

Trang 25

24

độc mà luôn luôn cần có sự liên kết với nhau Nếu từng câu đều đúng về cấu tạo ngữ pháp, ý nghĩa nhưng không có sự liên kết với nhau thì câu và văn bản đều không đúng

- Sự liên kết của các câu trong văn bản thể hiện ở hai phương diện:

+ Liên kết nội dung tạo nên tính mạch lạc cho văn bản

+ Liên kết hình thức thể hiện tính mạch lạc của văn bản bằng những phương tiện ngôn ngữ cụ thể

3.2 M ột số thao tác rèn luyện về câu

Ví dụ: Bạn Hoa, con cô Lan đọc sách văn học Nga hằng ngày

- Thêm các từ ngữ làm thành phần trạng ngữ, đề ngữ cho câu

Ví dụ: Tôi đi học Hôm nay, tôi đi học

Lúa đã trổ bông Cánh đồng này, lúa đã trổ bông

3.2.1.2 Rút gọn câu

Đây là thao tác làm cho câu ngắn lại, lược bỏ các thành phần phụ của từ hoặc câu, chỉ còn giữ lại thành tố chính Sau khi rút gọn, câu ngắn hơn, đúng ngữ pháp nhưng nội dung kém cụ thể

Ví dụ: Hàng thông thổi rì rào trong đêm vắng Hàng thông thổi

3.2.2 Tách và ghép câu

3.2.2.1 Tách câu

Là thao tác làm cho các bộ phận trong câu trở thành các câu riêng biệt

Ví dụ: Miền Bắc có hoa đào, còn miền Nam có hoa mai

Ngày đăng: 19/08/2021, 17:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w